Tài sản là vấn đề trung tâm, là giá trị cốt lõi của mọi quan hệ xãhội, luôn là lợi ích mà các chủ thể hướng tới khi tham gia các giao dịch dân sự.do đó tài sản là một trong những phạm tr
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ HỌC PHẦN I
Đề tài:
Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015 về tài sản
Hà Nội, tháng 7 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
1 Lý luận về tài sản 2
2 Chế độ pháp lý của tài sản 3
3 Đánh giá quy định của BLDS 2015 về tài sản 3
4 Kiến nghị cho các quy định của BLDS 2015 về tài sản 4
KẾT LUẬN 4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 3MỞ ĐẦU
Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản Tài sản là vấn đề trung tâm, là giá trị cốt lõi của mọi quan hệ xã hội, luôn là lợi ích mà các chủ thể hướng tới khi tham gia các giao dịch dân sự
do đó tài sản là một trong những phạm trù, là khái niệm gốc của Luật Dân sự Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng Việc nghiên cứu, xây dựng khái niệm và phân loại tài sản có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc định hướng xây dựng các chế định khác của ngành Luật Dân sự Nhận thức được tầm quan trọng của các quy định trong BLDS
2015 về tài sản nên em chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 về tài sản” làm tiểu luận kết thúc học phần
Do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về đề tài Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ
bộ môn!
Trang 4NỘI DUNG
1 Lý luận về tài sản
Khái niệm tài sản được hình thành trong xã hội, xuất hiện cùng lúc khi loài người bắt đầu có ý thức tư hữu đối với các loại tài nguyên thiên nhiên Trong thế giới hiện đại, tài sản trở thành công cụ của đời sống xã hội Khái niệm tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự chiếm hữu của một chủ thể Phạm vi của khái niệm tài sản luôn được mở rộng, không có giới hạn là luôn được bồi đắp thêm bằng những giá trị mới mà con người khám phá
và nhận thức ra
Theo Điều 105 BLHS 2015:
1.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và
động sản có thể là tài sản hiện và tài sản hình thành trong tương lai.
Vậy, theo đó tài sản tồn tại ở các dạng: vật chất mà con người có thể nhìn thấy, kiểm soát, chi phối và khai thác công dụng của nó để đáp ứng nhu cầu của
Trang 5bản thân Tiền là một loại tài sản đặc biệt, có chắc năng trao đổi ngang giá với những loại tài sản khác Giá trị của tiền được thể hiện ở mệnh giá của chính đồng tiền đó, bên cạnh chức năng trao đổi, tiền còn có chắc năng dự trữ và thanh toán trên thị trường Bên cạnh đó, tài sản còn là giấy tờ có giá hay có thể nói là chứng chỉ hoặc bút toàn mà trong đó xác định quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác Cuối cùng tài sản
là quyền tài sản, được hiểu là quyền có thể trị giá được thành tiền cà chuyển giao được trong giao dịch dân sự
2 Chế độ pháp lý của tài sản
Chế độ pháp lý của tài sản là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và
sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình lưu thông tài sản để xác định phạm vi được phép lưu thông của tài sản Mỗi loại tài sản lại có tính chất, công dụng, ảnh hưởng khác nhau nên chế độ pháp lý của mỗi loại cũng có sự khác nhau Nhưng đều bao gồm có: Tự do lưu thông là các tài sản không có quy định nào cụ thể của pháp luật xác định về việc cấm lưu thông dân sự hoặc về trình tự, thủ tục lưu
Trang 6thông tuy nhiên nhiều tài sản tự do lưu thông phải thực hiện đầy đủ các chính sách thuế của nhà nước, lệ phí chuyên dịch và các nghĩa vụ khác theo quy định; Hạn chế lưu thông là những tài sản khi lưu thông cần điều kiện về chủ thể, hình thức, thủ tục, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ thể, phải được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cuối cùng là Cấm lưu thông đối với những tài sản có ý nghĩa lớn với nền kinh tế - xã hội hoặc đối với an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia (Vũ khí quốc phòng, chiết xuất thuốc phiện,…)
3 Đánh giá quy định của BLDS 2015 về tài sản
Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản theo một quy phạm định nghĩa, tuy nhiên quy định này vẫn chỉ được xây dựng theo hướng liệt kê mà chưa đưa
ra được nội dung khái quát bản chất của tài sản là gì, chưa dẫn đến hậu quả pháp lý
Trên cơ sở kế thừa quy định của BLDS 2005 và pháp luật liên quan, Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số quy định quan trọng về tài sản:
Trang 7Thứ nhất, Bộ luật đã quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai (Khoản 2 Điều 105) Quy định về tài sản hình thành trong tương lại của BLDS 2015 đảm bảo bao quát hơn về các loại tài sản, khắc phục hạn chế trước đây của BLDS 2005 là chỉ mới đề cập đến tài sản trong tương lai tại mục “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”
Thứ hai, Điều 115 đã ghi nhận quyền sử dụng đất là một quyền tài sản Căn cứ vào quy định của BLDS 2015, Luật đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản thì quyền sử dụng đất là tài sản theo chế độ pháp lý về bất động sản Mặt khác, cùng với việc Bộ luật bổ sung quyền bề mặt thì trong quan hệ với đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tổ chức, cá nhân sử dụng đất được xác định như là chủ thể có quyền bề mặt theo mục đích, thời hạn và hạn điền được quy định trong Luật đất đai (Điều 115, các điều từ Điều 267 đến Điều 273)
Điều 164 BLDS dựa theo hệ thống pháp luật Châu Âu quy định quyền sở hữu tài sản gồm các quyền: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt
Trang 8Tuy nhiên, không như trong các bộ luật dân sự khác trong hệ thống, nội dung các quyền của quyền sở hữu được quy định tách biệt, nội dung ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt lại có sự trùng lặp với nhau…
4 Kiến nghị cho các quy định của BLDS 2015 về tài sản
Thứ nhất, việc xây dựng khái niệm tài sản bằng phương pháp liệt kê không chỉ được phạm vi dứt khoát của tài sản, dẫn đến tranh xãi trong việc xác định một số đối tượng có phải là tài sản hay không hoặc không thể xác định đối tượng thuộc nhóm tài sản nào mặc dù tính chất tài sản của nó rõ ràng Vì vậy, không nên xây dựng khái niệm tài sản bằng phương pháp liệt kê Thay vào đó bằng cách khái quát những đặc điểm cần có của tài sản
Thứ hai, cần có sự đánh giá trong việc có nên thừa nhận tài sản ảo là tài sản hay không Đồng thời xây dựng quy chế pháp lý điều chỉnh phù hợp đối với nhóm đối tượng này, nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển thị trường tài sản ảo lành mạnh an toàn
Trang 9KẾT LUẬN
Qua các phân tích có thể thấy tầm quan trọng của tài sản nói chung cũng như các loại tài sản khác nói riêng trong đời sống thực tiễn và trong các quy định của pháp luật Vấn đề làm rõ quy định của pháp luật về tài sản về lý luận và thực tiễn có vai trò mấu chốt đặc biệt quan trọng Bởi vậy, việc xây dựng pháp luật phải càng ngày càng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, giúp người dân tiếp cận pháp luật về tài sản một cách gần gũi hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp tài sản Là cơ sở giúp Việt Nam vững bước trong quá trình hội nhập và phát triển trong mọi lĩnh vực
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Bộ Luật Dân sụ năm 2015
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân
3 Phạm Văn Tuyết; Lê Kim Giang; Vũ Thị Hồng Yến; Hoàng Thị Loan, Hướng dẫn môn học Luật Dân sự Tập 1
4 Bộ Tư Pháp (2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ Luật Dân Sự năm
2015, NXB Lao Động (tr.77,78)
5
https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tim-hieu-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-(blds)-2015-ve-tai-san.htm
6
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-khai-niem-tai-san-va-tang-cho-tai-san-theo-phap-luat-viet-nam-79692.htm
7 http://hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?
language=&CatPK=4&NewsPK=300