1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Họ và tên sinh viên: ĐÀO QUANG HUY Mã sinh viên: 11201767

Lớp học phần: Kinh tế nông thôn(222)_04 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hà Hưng

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, nhất là trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn Ngành nông nghiệp đã duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực Về cơ bản, các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có sự phát triển đáng kể, sản xuất ngày càng đa dạng cả về cơ cấu sản phẩm và loại hình tổ chức Hệ thống sản xuất quy mô vừa và lớn đã và đang hình thành, điển hình là trong chăn nuôi, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm Nhìn lại năm 2022, toàn ngành nông nghiệp đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật Đó là giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36% (nông nghiệp tăng 2,88%; thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng 6,13%); tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 73% Năm 2022 cũng là năm nhiều lĩnh vực của ngành Nông nghiệp đạt những kết quả ấn tượng, trong đó, có những ngành hàng đạt con số kỷ lục lần đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu

Nông nghiệp nông thôn Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước, nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn rất mật thiết với nhau Phát triển nông nghiệp không chỉ giải quyết bài toán lương thực, thực phẩm mà còn gắn với thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay cũng đang gặp những khó khăn và thách thức nhất định Do đó, việc đánh giá thực trạng và tìm ra những khó khăn đối với sự phát triển ngành nông nghiệp nước ta là thật sự cần thiết Chính bởi vậy

mà em lựa chọn đề tài “Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát

triển nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm làm rõ hơn về

tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, đồng thời đề xuất những giải pháp để nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển hơn trong thời gian tới

Trang 3

I PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1 Khái quát về nông nghiệp và nông thôn

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu sản xuất, cũng như là nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và là đầu vào cho một số sản phẩm công nghiệp Nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản Tuy nhiên, đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp lại chịu nhiều sự chi phối từ tự nhiên, chẳng hạn như các quy luật sinh học, thiên tai,… và là ngành sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm để xã hội tồn tại và phát triển

Nông thôn có thể được hiểu là khu vực sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư có ngành nghề sản xuất chủ yếu là ngành nông nghiệp Phần lãnh thổ này không nằm trong nội thành, nội thị khu vực các phường, xã, thị trấn Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu và là đặc trưng của kinh tế nông thôn, và nông dân chính là những người lao động cư trú ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn gắn bó với nhau mật thiết và ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

2 Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam Trong mức tăng chung 8,02% của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm

Năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,85 triệu tấn, tăng gần 1,1 triệu tấn so với năm 2020, năng suất lúa đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha so với năng suất lúa năm 2020 Diện tích gieo trồng lúa năm 2021 tiếp tục xu hướng giảm, đạt 7,24 triệu ha, giảm 40 nghìn ha so với năm 2020 Diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn

Trang 4

Bảng 1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả nước từ 2010 - 2022

Năm Diện tích lúa

Từ bảng 1.1 có thể thấy, diện tích và sản lượng lúa bình quân các năm có xu hướng giảm dần theo thời gian, tuy nhiên năng suất có xu hướng tăng lên Điều này có thể lý giải bổ ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn Về một số loại cây hàng năm khác, năm 2022 sản lượng ngô đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm trước; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3% so với năm 2021; lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8% so với năm 2021; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9% so với năm 2021; rau các loại đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2021

Về diện tích và sản lượng các cây lâu năm, năm 2022, diện tích trồng cây lâu năm hiện có ước đạt 3.712,1 nghìn ha, tăng 0,8% so với năm 2021, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4%; nhóm cây ăn quả đạt 1.212,8 nghìn ha, tăng 3,5% So với năm 2021, năm 2022, sản lượng một số cây lâu năm như sau: cao su đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1% Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả năm 2022 so với năm 2021 như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713

Trang 5

nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt 1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt 753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt 1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xoài đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%

Bảng 1.2 Diện tích các cây lâu năm từ năm 2010 – 2022

Từ bảng 1.2 và các số liệu cho thấy, diện tích trồng các cây lâu năm trong giai đoạn 2010-2022 có xu hướng tăng lên, nhất là cây ăn quả, trong khi các cây công nghiệp lâu năm có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ Sản lượng một số cây ăn quả cũng có xu hướng tăng so với năm 2021 Có thể thấy rằng, ngành trồng trọt đang chuyển dịch theo hướng trồng nhiều hơn các cây ăn quả, tạo ra hiệu quả kinh tế cao và có thể xuất khẩu Đối với ngành chăn nuôi, trong những năm vừa qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối năm 2022 tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,1%; tổng số trâu giảm 2%; tổng số gia cầm tăng 4,8% Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán,… Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát

Trang 6

sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc

Bảng 1.3 Số lượng một số loại gia cầm giai đoạn 2010 – 2021

Năm Số lượng trâu

Từ bảng 1.3 có thể nhận thấy, sản lượng đàn trâu trong giai đoạn 2010-2021 có xu hướng giảm, từ 2,9 triệu con năm 2010 xuống 2,2 triệu con năm 2021 Điều này có thể lý giải được do ở khu vực nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề có thu nhập khá đã thu hút lao động tham gia, khiến số người chăn nuôi trâu giảm, bên cạnh đó đồng cỏ chăn nuôi ngày càng thu hẹp làm số lượng đàn trâu giảm Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt, nhiều đợt rét hay mưa bão lũ lớn xảy ra, khiến trâu chết rét, chết do thiên tai rất nhiều, và giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng khiến việc tái đàn đã khó nay càng khó hơn bởi giá nguyên liệu nhập khẩu cho thức ăn chăn nuôi tăng cao Đối với đàn lợn, xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2018 và từ 2020 đến nay, duy chỉ có năm 2019 là đột ngột giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến cho đàn lợn chết rất nhiều, giảm mạnh về mặt quy mô Số lượng đàn bò, đàn gia cầm có xu hướng tăng theo thời gian trong giai đoạn 2010-2021

Nông nghiệp Việt Nam cũng đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cũng như cán cân thương mại của Việt Nam Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của toàn khu vực nông, lâm, thủy sản nói chung đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế Nhiều mặt hàng trong tổng số 36 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim

Trang 7

ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là những mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản,…

Bảng 1.4 Trị giá xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2010 – 2021

Đối với mặt hàng nông sản, trị giá xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng theo thời gian Năm 2010, trị giá xuất khẩu nông sản là 10,6 tỷ USD thì năm 2021 ước đạt 18,1 tỷ USD (bảng 1.4) Có thể thấy, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tiếp tục có vị thế cao trên thị trường thế giới, góp phần làm tăng trị giá xuất khẩu nông sản Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ ba thế giới, hồ tiêu đứng đầu thế giới,…

Về vấn đề lao động và việc làm, khu vực nông thôn cũng đóng góp một lượng lớn nguồn nhân lực cho cả nước Dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 0,97% so với năm 2021, trong đó, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1% Có thể thấy, đa số dân cư Việt Nam hiện đang sinh sống ở khu vực nông thôn

Bảng 1.5 Lao động từ 15 tuổi trở lên trong khu vực nông thôn Việt Nam giai

Trang 8

Từ bảng 1.5 ta thấy, lực lượng lao động trong khu vực nông thôn (từ 15 tuổi trở lên), vẫn chiểm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021, tuy nhiên con số này đang có xu hướng giảm dần, từ 71,7% năm 2010 giảm xuống 63,3% năm 2021 Một trong những lý do dẫn đến sự thay đổi này chính là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương, trong đó có cả đô thị hóa nông thôn, đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị và làm giảm dân số ở khu vực nông thôn

Bảng 1.6 Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và cơ cấu trong tổng lao động của toàn nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2021

Từ bảng 1.6, ta thấy số lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần theo thời gian, từ 23,89 triệu người năm 2010 xuống 14,26 triệu người năm 2021 Cơ cấu trong tổng số lao động của toàn nền kinh tế cũng giảm dần, tỷ trọng từ 48,6% năm 2010 xuống còn 29,06% năm 2021.Tính đến cuối năm 2022, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 2,5% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 6,1% Điều này thể hiện xu thế chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, ngay cả tại khu vực nông thôn, mặc dù số lao động đang sinh sống trong khu vực nông thôn vẫn chiếm số lượng và tỷ lệ lớn theo bảng 1.5 Cơ cấu lao động nông thôn cũng cho thấy, thực tế khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để sử dụng người lao động có kỹ năng nghề cao, và “ly nông bất ly hương” là chiến lược nhiều năm qua đã được vận dụng, thể hiện sự hợp lý, trở thành xu hướng chung của nông thôn Việt Nam, đó là chuyển dịch ngành nghề để người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tăng thu nhập và năng suất lao động

Trang 9

Bảng 1.7 Năng suất lao động xã hội bình quân cả nước và khu vực nông, lâm

Bảng 1.7 cho biết, năng suất lao động xã hội bình quân của một người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ mốc 22,2 triệu đồng/người năm 2011 tăng lên đến 52,7 triệu đồng/người năm 2020 Có thể thấy, trong những năm qua, năng suất lao động của người lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của người lao động trong khu vực nông thôn cũng ngày càng tăng (theo bảng 1.8)

Bảng 1.8 Thu nhập bình quân đầu người của người lao động khu vực thành thị và nông thôn theo giá hiện hành từ 2010 đến 2021

Thu nhập bình quân đầu người của người lao động ở nông thôn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 có xu hướng tăng lên theo thời gian, từ 1,07 triệu đồng năm 2010 lên mức 3,48 triệu đồng vào năm 2021 Điều này cho thấy, mức sống của người lao động của khu vực nông thôn trong những năm trở lại đây có xu hướng tăng lên, nhiều hộ dân đã thoát nghèo Kết quả, giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 giảm xuống còn 2,75% năm 2020, trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm Đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,23%

Trang 10

Gắn với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn là phong trào xây dựng nông thôn mới Thời điểm phát động vào năm 2011, khi bắt đầu Chương trình xây dựng Nông thôn mới, bức tranh nông thôn Việt Nam còn nhiều gam màu “ảm đạm”, xuất phát điểm của các xã thấp, bình quân cả nước chỉ đạt xấp xỉ 04 tiêu chí/xã; đến năm 2022, tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 73,06% và 255 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đạt 78% Gắn với việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bộ mặt nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng đã được cải thiện rõ nét, nhiều làng, xóm đã có hạ tầng cơ sở được cải thiện, thậm chí internet cũng đã được đưa về đến nhiều vùng nông thôn trên cả nước Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với tình hình mới đã được nhiều vùng nông thôn thực hiện

II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

1 Những kết quả và thành tựu đã đạt được

Thứ nhất, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong những năm gần đây đã có bước tiến bộ rõ nét Ngành nông nghiệp phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng

miền, sản xuất hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phát triển nhanh, công nghệ cao được quan tâm áp dụng để giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng Các số liệu đã phân tích ở trên, từ diện tích và sản lượng cây trồng và vật nuôi, cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp cũng đã được thể hiện

Thứ hai, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước Sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam

trong những năm qua, liên tục tăng lên, trong giai đoạn 2009-2019, sản lượng lúa của nước ta tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,4 triệu tấn; bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này Bài toán an ninh lương thực của Việt Nam vẫn được đảm bảo, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 và tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong các năm 2020 đến 2022 Về cơ bản, số hộ gia đình thiếu ăn, thiếu mặc ở các vùng nông thôn, miền núi ở Việt Nam đã giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, chỉ còn ở mức 2,23% năm 2021

Thứ ba, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế Nông nghiệp Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đóng

Ngày đăng: 06/04/2024, 21:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w