1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG TỚI NGÀNH XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung tới ngành xuất khẩu Việt Nam và đề xuất một số giải pháp
Tác giả Cao Mạnh Quý, Phạm Ngọc Ngân Giang, Lê Khánh Hoà, Nguyễn Quang Quyết, Nguyễn Trần Anh Dũng
Người hướng dẫn TS. Vũ Thành Toàn
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 515,74 KB

Nội dung

Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất về xuất khẩu và nhập khẩu đối với Việt Nam trong những năm gần đây, do đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các tác động từ đó đã đặt ra nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BỘ MÔN THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ .o0o

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG TỚI NGÀNH XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ ĐỀ

XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1 5

KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI 5

1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại 5

1.2 Các biện pháp chiến tranh thương mại 5

1.2.1 Hàng rào thuế quan 5

1.2.2 Chống bán phá giá và trợ cấp 6

1.2.3 Hạn chế đầu tư quốc tế 6

1.2.4 Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu 6

1.2.5 Biện pháp kiểm soát công nghệ 7

1.2.6 Biện pháp bán phá giá đồng nội tệ 8

Chương 2 9

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 9

2.1 Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 9

2.1.1 Nguyên nhân chính trị 9

2.2 Diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 10

2.2.1 Phương thức Mỹ áp dụng 11

2.2.2 Phương thức Trung Quốc áp dụng 12

2.3 Dự đoán diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 14

Chương 3 16

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG TỚI XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 16

3.1 Tác động đến nền kinh tế thế giới và các nước 16

3.1.1 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu thế giới 16

3.1.2 Tác động đến thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu 17

3.2 Tác động đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam 17

3.2.1 Tác động tích cực 17

3.2.2 Tác động tiêu cực 20

3.3 Dự báo tác động cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 22

3.4 Đề xuất giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam 23

3.4.1 Về phía Nhà nước 24

3.4.2 Về phía doanh nghiệp 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

Cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tác động không chỉ đối với Mỹ

và Trung Quốc, mà còn lan rộng tới nhiều quốc gia khác trên toàn cầu, đặc biệt là Việt Nam Việt Nam, một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, đang đối diện với những thách thức

và cơ hội đặc biệt từ cuộc đối đầu này Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất về xuất khẩu và nhập khẩu đối với Việt Nam trong những năm gần đây, do đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các tác động từ đó đã đặt ra nhiều thách thức lớn đối với an ninh kinh tế quốc gia Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ tiến hành thực hiện nghiên cứu bốn khía cạnh chính: tổng quan và định nghĩa các khái niệm cơ bản về chiến tranh thương mại, diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng của nó đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam, và từ đó đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam để thích ứng với bối cảnh cuộc chiến này

Bằng cách làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản và phân tích sâu rộng về diễn biến thực

tế của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chúng em hy vọng rằng tiểu luận này sẽ cung cấp một góc nhìn tổng quan về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà cuộc chiến tranh thương mại này đã và đang gây ra đối với nền kinh tế của Việt Nam Chúng em tin rằng việc hiểu

rõ và nhận thức sâu sắc về những vấn đề này sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định chiến lược và chính sách phù hợp trong bối cảnh biến động của thị trường toàn cầu ngày nay

Trang 5

Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại là một khái niệm chỉ một loạt các biện pháp thương mại mà một hoặc nhiều quốc gia áp đặt lên nhau để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích kinh tế của mình, thường bằng cách áp đặt thuế, hạn chế nhập khẩu, hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại khác nhau Mục tiêu chính của chiến tranh thương mại có thể là bảo vệ ngành công nghiệp nội địa, giảm thâm hụt thương mại, tạo ra cơ hội lao động, hay thậm chí là để thúc đẩy việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế

Chiến tranh thương mại không phải là một hiện tượng mới mẻ, nhưng trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các cuộc đối đầu thương mại trở nên phổ biến và lan rộng hơn Các quốc gia thường sử dụng chiến tranh thương mại như một phương tiện để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của mình trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ và biến động thị trường toàn cầu Sự phát triển của công nghệ và các mối quan hệ kinh tế toàn cầu đã làm cho các cuộc đối đầu thương mại trở nên phức tạp và đa dạng hơn, với nhiều biện pháp và chiến lược khác nhau được sử dụng bởi các quốc gia

1.2 Các biện pháp chiến tranh thương mại

Trong cuộc đối đầu thương mại giữa các quốc gia, các biện pháp chiến tranh thương mại được sử dụng để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia Dưới đây là những biện pháp quan trọng được sử dụng trong cuộc đối đầu thương mại, bao gồm áp đặt thuế quan, chống bán phá giá và trợ cập, hạn chế đầu tư, hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu, hạn chế công nghệ và chống phá giá đồng nội tệ

1.2.1 Hàng rào thuế quan

Thuế quan là một loại phí mà một quốc gia áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác Mục đích chính của thuế quan là bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích kinh tế của quốc gia

đó bằng cách làm tăng giá trị của hàng hóa nhập khẩu và tạo ra sự cạnh tranh không công bằng đối với hàng hóa nội địa Sự áp dụng hàng rào thuế quan có thể hạn chế sức mua của người tiêu dùng và khiến các quốc gia khác đáp trả bằng các biện pháp thuế quan tương tự,

Trang 6

làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của quốc gia đó Đồng thời, việc thiết lập nhiều hàng rào thuế quan còn có thể làm giảm hiệu quả của kinh tế thị trường tự do, làm cản trở quá trình tối ưu hóa nguồn lực kinh tế toàn cầu và gây trở ngại cho sự phát triển của toàn cầu hóa

1.2.2 Chống bán phá giá và trợ cấp

Chống bán phá giá và trợ cấp là các biện pháp thương mại mà một quốc gia áp đặt để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của hàng hóa được bán ra với giá thấp hơn so với giá của hàng hóa nội địa Chống bán phá giá liên quan đến việc ngăn chặn việc bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thành, trong khi trợ cấp là việc ngăn chặn việc sử dụng tài chính hoặc các nguồn lực khác từ chính phủ để hỗ trợ giá thành của hàng hóa xuất khẩu Việc thiết lập các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp đối với hàng nhập khẩu có thể bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh Tuy nhiên, các biện pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế và gây ra lo ngại về việc sử dụng ngân sách nhà nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế thị trường tự do

1.2.3 Hạn chế đầu tư quốc tế

Hạn chế đầu tư là việc áp đặt các quy định hoặc hạn chế đối với việc đầu tư từ quốc gia ngoại quốc vào các ngành nhạy cảm hoặc chiến lược của quốc gia đó Mục tiêu của việc hạn chế đầu tư là ngăn chặn sự lan truyền của công nghệ và thông tin mà quốc gia xem là đe dọa cho an ninh quốc gia Việc áp dụng những hạn chế này đối với một quốc gia thường có thể gây ra tác động đa chiều Mặt tích cực, chúng giúp bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh quốc tế và giảm thiểu nguy cơ bất ổn tài chính do dòng vốn đột ngột chảy ra ngoài Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, khiến cho nước ngoài có thể cân nhắc lại việc đầu tư vào quốc gia đó Bên cạnh đó, các hạn chế cũng có thể làm giảm sự đa dạng hóa và cơ hội tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới từ bên ngoài, qua đó ảnh hưởng đến đổi mới và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trường toàn cầu

1.2.4 Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu

Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu là các biện pháp mà một quốc gia áp đặt để hạn chế lưu lượng hoặc giá trị của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi quốc gia đó

Trang 7

Mục đích của việc hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu có thể bao gồm bảo vệ hoặc thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa, giảm thâm hụt thương mại, hoặc tạo ra cơ hội việc làm cho công dân nội địa Biện pháp hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu có thể đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng với quốc gia bị áp dụng, từ việc tăng chi phí nhập khẩu và giảm sự đa dạng của sản phẩm dành cho người tiêu dùng, cho đến việc tăng cường sự độc lập về kinh tế của quốc gia và duy trì số lượng việc làm trong nước Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp này cũng có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế và đối tác thương mại, chẳng hạn như chiến tranh thương mại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế.

Trong tổng thể, các biện pháp này có thể được sử dụng như một phần của chiến lược thương mại để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia, nhưng cũng có thể tạo ra những tác động phụ không mong muốn và gây ra căng thẳng trong quan hệ quốc tế

1.2.5 Biện pháp kiểm soát công nghệ

Biện pháp kiểm soát công nghệ là các biện pháp mà một quốc gia thực hiện để kiểm soát hoặc hạn chế việc chuyển giao, truy cập hoặc sử dụng các công nghệ từ quốc gia khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, và các công nghệ quân sự Mục tiêu của các biện pháp này thường là bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo

vệ an ninh quốc gia, và giữ lại ưu thế công nghệ cho chính quốc gia thực hiện biện pháp Việc kiểm soát công nghệ có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt khả năng phát triển công nghệ của đối thủ, giữ cho quốc gia thực hiện biện pháp giữ lại ưu thế trong các lĩnh vực quan trọng, đồng thời giúp bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách ngăn chặn sự sử dụng các công nghệ tiên tiến bởi các đối thủ có thể đe dọa tới sự an toàn của quốc gia Việc kiểm soát công nghệ có thể tạo ra một vị thế quyền lực và ảnh hưởng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược

Biện pháp kiểm soát công nghệ mà Mỹ áp đặt tới Trung Quốc là chính sách cấm xuất khẩu các công nghệ nhất định từ Mỹ tới các công ty Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo Cụ thể, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận đối với các công

ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE, ngăn chặn việc các công ty này tiếp tục sử dụng công nghệ Mỹ hoặc có quan hệ kinh doanh với các công ty Mỹ Điều này đã gây ra căng thẳng và xung đột thương mại lớn giữa hai quốc gia Washington thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G, và nhiều nước như Australia và New Zealand đã hưởng ứng

Trang 8

1.2.6 Biện pháp bán phá giá đồng nội tệ

Biện pháp làm trượt tỷ giá, hay còn gọi là "đồng tiền mạnh vàng (Currency manipulation)", là một chiến lược thương mại mà một quốc gia can thiệp vào thị trường hối đoái để làm giảm giá trị của đồng tiền của họ so với đồng tiền của các quốc gia khác, thường

là đồng tiền của quốc gia đối thủ, nhằm tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu Trung Quốc đã được cáo buộc thường xuyên áp dụng chiến lược làm trượt tỷ giá trong quá khứ để tăng cường cạnh tranh xuất khẩu và giảm áp lực nhập khẩu từ Mỹ Việc làm trượt tỷ giá giúp làm giảm giá trị của đồng nhân dân tệ Trung Quốc so với đồng đô la Mỹ, làm cho hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế Giảm giá trị của đồng nhân dân tệ có thể làm cho hàng hóa từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc, dẫn đến giảm lượng xuất khẩu của Mỹ và có thể gây mất việc làm trong các ngành công nghiệp xuất khẩu Không chỉ vậy, các biện pháp làm trượt tỷ giá có thể gây ra sự không chắc chắn và lo ngại trong thị trường tài chính và kinh doanh quốc tế, làm giảm sự ổn định

và tin cậy trong các quan hệ thương mại toàn cầu

Biện pháp làm trượt tỷ giá từ Trung Quốc tới Mỹ có thể bao gồm việc can thiệp vào thị trường hối đoái thông qua mua bán đồng nhân dân tệ để làm giảm giá trị của nó so với đồng đô la Mỹ, hoặc thông qua các biện pháp chính sách tài khóa để duy trì mức đồng nhân dân tệ thấp Điều này có thể gây ra các cuộc tranh cãi và đàm phán thương mại giữa hai quốc gia, cũng như có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả từ Mỹ như việc áp đặt thuế quan hoặc phạt đối với hàng hóa Trung Quốc

Trong tổng thể, các biện pháp này có thể được sử dụng như một phần của chiến lược thương mại để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia, nhưng cũng có thể tạo ra những tác động phụ không mong muốn và gây ra căng thẳng trong quan hệ quốc tế

Trang 9

Chương 2

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

2.1 Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khởi đầu vào ngày vào ngày 22-3-2018 khi Tống thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho

là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Đến ngày

06-07-2018, chính quyền Mỹ chính thức tuyên bố áp đặt mức thuế 25% cho hàng loạt các mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc với trị giá lên tới 34 tỷ USD Lĩnh vực áp dụng mức thuế này chủ yếu là công nghệ cao, công nghệ thông tin, máy móc và thiết bị điện tử Ngay lập tức, phía Trung Quốc đã có những hành động đáp trả Đó là tăng mức thuế tương ứng 34 tỷ USD với chủ yếu là những mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ Mỹ Từ thời điểm đó, hai quốc gia đã không ngừng thực hiện những biện pháp trừng phạt về thuế quan, mỗi bên đáp trả lại động thái của nhau trong lĩnh vực thương mại Những căng thẳng này xuất phát chủ yếu từ hai nguyên nhân: chính trị và kinh tế

2.1.1 Nguyên nhân chính trị

Ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận định Trung Quốc là mối đe dọa chính trị của nước Mỹ trong tương lai Do đó, ông đã thể hiện những động thái cứng rắn, quyết liệt với Trung Quốc để đảm bảo đúng chính sách ưu tiên nước “Mỹ lên trên hết”, tập trung tối đa vào lợi ích của đất nước và người dân Mỹ Đặc biệt với Trung Quốc, một đất nước đang nổi lên mạnh mẽ về lĩnh vực công nghệ cao và thiết bị điện tử với sự xâm lấn của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như ZTE và Huawei là mối đe dọa cho ngành công nghiệp trong nước của Mỹ Để đảm bảo an ninh quốc gia, quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền lợi của các công ty Mỹ, chính quyền Donald Trump đã công khai chỉ trích, gây sức ép trong vấn đề Đài Loan, Hồng Kông; không tham gia, thậm chí lên án và luôn có phương án ngăn chặn hay đối họng với các chiến lược của Trung Quốc

Ngoài ra, trước tình trạng các chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc từ trước đến giờ không còn mang lại hiệu quả, Mỹ đang dần thay đổi lập trường chính sách đối ngoại cứng rắn hơn Hơn nữa, Mỹ cũng e ngại nhất định trước nguy cơ sức mạnh của mình

Trang 10

đang có sự suy giảm, trong khi đó, Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đang bộc lộ những tham vọng vượt Mỹ để thống lĩnh bàn cờ chính trị thế giới

2.1.2 Nguyên nhân kinh tế

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Cán cân thương mại Mỹ thâm hụt với Trung Quốc liên tục tăng từ khoảng 100 tỷ USD khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001) đến khoảng 318 tỷ USD vào năm 2013 và đỉnh điểm là gần 420 tỷ USD vào năm 2018 Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, khi không thể cạnh tranh với nguồn hàng nhập khẩu dồi dào lại giá rẻ Áp lực chi phí lớn, thu nhập của công nhân viên giảm, dẫn đến nhiều công ty phá sản, người lao động mất việc làm Hàng hoá vì thế lại càng được sản xuất ra ít hơn, và hậu quả lại tiếp tục dẫn đến thâm hụt thương mại Vòng tròn nguyên nhân - hệ quả của thâm hụt thương mại này diễn ra trong nhiều năm dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ quốc gia và sự bất bình của công chúng ở Mỹ,

thúc đẩy chính quyền Mỳ khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Hình 2.1 Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ 2013 đến 2023

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Statista, 2023

Trang 11

2.2 Diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã liên tục đe dọa và áp dụng các biện pháp đối đầu thương mại nhắm vào Trung Quốc Mặc dù đã có đàm phán, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận lâu dài, dẫn tới hàng loạt vòng thuế quan trả đũa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

2.2.1 Phương thức Mỹ áp dụng

Trong bối cảnh tranh chấp thương mại gia tăng, Mỹ đã tiến hành một loạt động thái mạnh mẽ nhằm kiềm chế các hoạt động thương mại với Trung Quốc, với cáo buộc nước này

vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ một cách có hệ thống Vào ngày 23 tháng 3 năm 2018,

Mỹ thông báo về việc áp đặt thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 50 tỷ USD, dựa trên Điều 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 Cùng thời gian này, Mỹ cũng hạn chế khả năng đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Mỹ

Một số biện pháp thương mại cụ thể được công bố bao gồm việc áp đặt thuế 25% cho ngành thép và 10% cho ngành nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc Ngày 5 tháng 4, Tổng thống Trump đã đề xuất khả năng tăng thêm mức thuế nhập khẩu lên 100 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc Trung Quốc đã phản hồi bằng cách đưa vụ việc lên WTO, cáo buộc Mỹ thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại Đến ngày 20 tháng 5, có vẻ như hai bên đã đạt được một thỏa thuận tạm thời nhằm hoãn áp đặt các biện pháp thuế quan khi Trung Quốc đề xuất tăng cường mua hàng hóa từ Mỹ Tuy nhiên, chỉ 9 ngày sau, Tổng thống Trump đã quay lưng lại với thỏa thuận đó, quay trở lại kế hoạch áp thuế mà đã thông báo trước đó Và cuối cùng, vào ngày 6 tháng 7, Mỹ chính thức áp đặt thuế 25% cho 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tổng giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao

Hai nước đã liên tục có những đòn đáp trả lẫn nhau trong suốt gần 2 tháng tiếp theo Mặc cho những cuộc đàm phán diễn ra, Tổng thống Trump khiến tình hình thêm căng thẳng với thông báo về ý định áp đặt thêm thuế 10% đối với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2019

Bên cạnh việc áp dụng thuế nhập khẩu như một biện pháp chính, Mỹ cũng sử dụng các biện pháp phi thương mại để tăng áp lực đối với Trung Quốc Một trong số đó là thông qua CFIUS, Mỹ đã ngăn chặn các công ty Trung Quốc trong việc mua lại công ty Mỹ, đặc

Trang 12

biệt là trong ngành công nghiệp quan trọng như hàng không vũ trụ và ô tô Theo kế hoạch, doanh nghiệp nào có ít nhất 25% cổ phần do đối tác Trung Quốc nắm giữ sẽ không được phép thực hiện việc mua bán hoặc M&A với các công ty Mỹ hoạt động trong các lĩnh vực chủ chốt như ngành công nghiệp hàng không, robotics và sản xuất xe hơi Động thái này chủ yếu nhắm đến việc hạn chế ảnh hưởng của kế hoạch công nghiệp quốc gia "Made in China 2025" của Bắc Kinh, một sáng kiến nhằm thúc đẩy quốc gia này lên dẫn đầu trong những ngành công nghiệp hàng đầu của thế giới trong tương lai Đồng thời, Mỹ đang tăng cường kiểm soát các biện pháp xuất khẩu để cản trở việc chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc Các quan chức Mỹ đang trong quá trình xây dựng các quy định mới về việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, trong nỗ lực kiềm chế sự lưu chuyển của nó đến Trung Quốc

2.2.2 Phương thức Trung Quốc áp dụng

Trung Quốc đã thể hiện một thái độ kiên quyết và không nhượng bộ khi họ cũng áp đặt những biện pháp thương mại tương tự mà Mỹ đã thực hiện, cho thấy rằng Trung Quốc sẵn sàng đương đầu và bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong cuộc chiến thương mại Hành động này cũng thể hiện thái độ cương quyết, không nhượng bộ dưới sức ép từ bên ngoài của chính phủ Trung Quốc

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2018, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã chính thức tuyên

bố áp đặt mức thuế mới 25% lên 128 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ Mục tiêu của gói thuế này

rõ ràng nhắm vào những ngành quan trọng như nông sản: thịt lợn, trái cây và các sản phẩm khác, với tổng giá trị ước tính lên tới 3 tỷ USD Tiếp đó, để đáp lại động thái mà Tổng thống

Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận đình chỉ chiến tranh thương mại, Trung Quốc không hề tỏ ra yếu thế khi họ đã áp đặt thuế suất 25% lên 659 mặt hàng nhập khẩu

Mỹ, có tổng giá trị tương đương với khoản thuế 50 tỷ đô la mà Mỹ đã áp dụng trước đó Đồng thời, họ tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa hai quốc gia đều không còn hiệu lực Trong một động thái tiếp theo, sau khi Mỹ áp thuế đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, phía Trung Quốc đã quyết định đáp trả bằng cách áp thuế 25% lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, với ưu tiên là các sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp, đạt tổng giá trị 34 tỷ đô la Mỹ

Cả hai quốc gia đã thực hiện một loạt các biện pháp trả đũa liên tục, khiến cho căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế trở nên trầm trọng hơn, và do đó, tạo ra tác động

Trang 13

tiêu cực đến các ngành công nghiệp, cũng như thị trường toàn cầu Các bước đi này không những phản ánh nỗ lực bảo vệ lợi ích quốc gia mà còn cho thấy sự phức tạp và tính chất không lường trước được của chiến tranh thương mại hiện đại Hai nước đã tiến hành một loạt các biện pháp và đòn đáp trả liên tiếp, làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ thương mại quốc tế, tác động tiêu cực tới các ngành công nghiệp và thị trường toàn cầu

Trong vụ việc leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, không chỉ những biện pháp thuộc lĩnh vực thương mại được sử dụng như việc áp đặt thuế quan Hai quốc gia này còn triển khai các biện pháp phi thương mại nhằm gia tăng áp lực lên đối phương Dưới đây là một số ví dụ:

Một là, chính sách về tỷ giá tiền tệ: Chính phủ Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc cố tình

làm giảm giá tiền tệ của mình, đồng Nhân dân tệ (NDT), để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Trung Quốc, mặt khác, đã phản bác lại những cáo buộc này, khẳng định rằng giá trị của NDT được thị trường quyết định

Hai là, sử dụng trái phiếu kho bạc Mỹ: Với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung

Quốc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ Trong tình hình xung đột, Trung Quốc

có thể lựa chọn bán ra hoặc giảm việc mua mới trái phiếu, một động thái có thể gây biến động trên thị trường tài chính và làm tăng lãi suất dài hạn ở Mỹ, qua đó, gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ

Ba là, hành động thông qua các tổ chức quốc tế: Trung Quốc đã chọn cách đưa vấn

đề lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi kiện Mỹ về việc áp thuế cao đối với thép

và nhôm và tuyên bố rằng các biện pháp này của Mỹ là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, vi phạm các quy định của WTO Thêm vào đó, khi Mỹ triển khai một đợt thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc tiếp tục đệ đơn kiện tại tổ chức này

Bốn là, các thủ tục hành chính: Các quy trình cấp phép ở Trung Quốc đã trở nên cực

kỳ phức tạp và kéo dài, tiềm ẩn khả năng làm trì hoãn hoặc ngăn chặn việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Mỹ

Năm là, quy định phân biệt đối xử: Các công ty Mỹ có thể phải đối mặt với cuộc kiểm

tra chặt chẽ hơn từ các cơ quan của Chính phủ Trung Quốc, từ điều tra chống tham nhũng

Trang 14

tới kiểm tra thuế và an toàn lao động, có thể dẫn tới việc hạn chế hoặc đóng cửa hoạt động kinh doanh

Sáu là, làm chậm thủ tục hải quan: Có khả năng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sẽ phải

chịu những sự cố chậm trễ không cần thiết tại cửa khẩu, qua đó gây tổn thất cho các nhà nhập khẩu và phân phối

Bảy là, tác động thông qua truyền thông: Truyền thông Trung Quốc có khả năng tiếp

tục kích động các chiến dịch tẩy chay sản phẩm Mỹ Điều này có thể bao gồm sự sụt giảm doanh số của các sản phẩm nổi tiếng như iPhone của Apple hay các cửa hàng như Starbucks, McDonald's

Tám là, hạn chế du lịch: Chính phủ Trung Quốc cũng có thể sử dụng quyền lực của

mình để hạn chế số lượng du khách Trung Quốc đến Mỹ, ảnh hưởng tới một nguồn doanh thu đáng kể cho ngành du lịch Mỹ

2.3 Dự đoán diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Mặc dù mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có phần cải thiện, nhờ việc áp dụng lại chính sách miễn trừ thuế quan từ 12 tháng 10 năm 2021 cho tới hết ngày 31 tháng 12 năm

2022, tình hình chính trị và kinh tế quốc tế vẫn luôn đặt dưới ảnh hưởng của mối quan hệ này Sự chú ý quốc tế vẫn đang dõi theo từng bước đi của cả hai quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh các chiến dịch tranh cử cho vị trí Tổng thống Mỹ đang diễn ra

Năm 2024 dự kiến tiếp tục là năm nhiều sóng gió đối với quan hệ Mỹ - Trung và không nên đặt kỳ vọng quá cao Với sự biến động của bối cảnh chính trị quốc tế và những diễn biến hiện tại, có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc tăng cường các mức độ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thứ nhất, liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ Nếu cựu Tổng thống Donald

Trump tái đắc cử và cuối cùng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, có khả năng cao chính sách đối ngoại và thương mại của ông sẽ tiếp tục theo chủ nghĩa bảo hộ khi mà tổng thống Donal Trump đã bày tỏ ý định trước các cố vấn của ông về áp mức thuế

cố định 60% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá lại các thỏa thuận thương mại hiện tại và có thể tái khởi động các chính sách thương mại

Ngày đăng: 19/03/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w