1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thực Hành Đề Tài Phân Tích, Đánh Giá Về Một Dây Chuyền Sản Xuất Trong Thực Tế..pdf

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

SINH VIÊN NHÓM 1 THỰC HIỆN : Phạm Hà Nhi – 3179 Phạm Cao Như Thuỷ - 1425

Trang 2

MỤC LỤC

A Lời mở đầu 1

I Cơ sở lý luận 2

1 Tổ chức sản xuất 2

1.1 Nội dung của quá trình sản xuất 2

1.2 Nội dung của tổ chức sản xuất 3

a Khái niệm 3

b Những yêu cầu của tổ chức sản xuất 3

c Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất 3

d Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng 4

2 Phương pháp sản xuất dây chuyền 5

2.5 Điều kiện tổ chức sản và quản lý dây chuyền xuất dây chuyền 8

a Điều kiện tổ chức dây chuyền 8

b Quản lý dây chuyền 9

c Các vấn đề về quản lý và giám sát dây chuyền sản xuất 9

2.6 Phạm vi ứng dụng 10

II Giới thiệu về công ty 11

Trang 3

1.1.1 Đối tượng chính của Acecook: 16

1.1.2 Phân bố địa lý của khách hàng: 16

1.1.3 Nhóm dân số chiếm đa số trong khách hàng của Acecook: 16

1.1.4 Hành vi tiêu dùng: 17

2 Dây chuyền sản xuất công ty Acecook 20

2.1 Tìm hiểu về nguyên vật liệu 20

2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất công ty Acecook 21

IV Đưa ra nhận xét và đánh giá một số đề xuất và biện pháp cải thiện 23

1 Nhận xét đánh giá 23

2 Một số biện pháp đề xuất cải thiện 24

2.1 Cải thiện dây chuyền sản xuất 25

2.2 Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng và cải tiến độ tối ưu hóa dây chuyền sản xuất 26

Trang 4

V Tài liệu tham khảo 26 B Kết luận 27

Trang 5

1 A Lời mở đầu.

Nền kinh tế thị trường ngày nay cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những thách thức lớn tác động trực tiếp đến các công ty Mặt khác, chúng ta có thể tận dụng công nghệ, đẩy nhanh tốc độ sản xuất để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội, buộc các công ty phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Vì vậy công ty muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Điều đó cũng có nghĩa là công ty phải có những phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp nhất để phát triển.

Việc áp dụng phương pháp tổ chức dây chuyền yêu cầu xây dựng tại nơi làm việc một dây chuyền sản xuất tốt nhất với quy trình, phương thức, chất lượng sản phẩm và máy móc hiện đại nhất Từ đó hỗ trợ hoạt động sản xuất tự động hóa được cải tiến và phát triển cho đến khi hoàn toàn tự động Tuy nhiên, việc thiết lập một dây chuyền sản xuất đúng cách là cần thiết và quan trọng Bởi không đáp ứng được các yêu cầu quy trình sản xuất và năng suất Chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo và chi phí sản xuất sẽ tăng cao hơn Do đó, việc phân tích các yếu tố bao gồm: Bước công việc, nơi làm việc, quy trình công nghệ, và vận dụng các tiêu chí để đánh giá dây chuyền sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp sản xuất.

Trong bài tiểu luận, nhóm chúng em lựa chọn đề tài tiếp cận dây chuyền sản xuất công nghệ của công ty Acecook, dựa vào đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền tiến hành phân tích các yếu tố bao gồm: Bước công việc, nơi làm việc, quy trình công nghệ, và vận dụng các tiêu chí để đánh giá dây chuyền sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp sản xuất đó Tìm hiểu và phân tích một dây chuyền sản xuất trong thực tế để tìm cách thức hoạt động của nó đồng thời đánh giá một số tiêu chí cơ bản để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sản xuất dây chuyền

Trang 6

2 I Cơ sở lý luận.

1 Tổ chức sản xuất

1.1 Nội dung của quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất là toàn bộ hoạt động có ích của con người nhắm biến đổi các yếu tố “dẫn vào” Chính là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ.

Bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình công nghệ - đó chính là quá trình mà con người sử dụng đến công nghệ hoặc điều khiến các máy móc thiết bị tác động đến đối tượng chế biến làm cho chúng thay đổi về một mặt nào đó(như hình dạng, kích thước, tính chất vật lý….).

Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau Ví dụ như quá trình công nghệ để sản xuất ra mội chiếc xe máy bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ (giai đoạn làm khung xe máy, làm lốp….) có thể được thực hiện bởi một hoặc nhiều công ty.

Mỗi giai đoạn công nghệ có thể bao gồm nhiều công việc khác nhau Bước công việc là đơn vị căn bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên cùng một đối tượng chế biến nhất định Ví dụ như để sản xuất ra một chai nước người ta có thể chia ra các bước công việc: làm sạch, làm đầy, dán nhãn, đóng nắp.

Nơi làm việc là đơn vị cơ sở khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân hay một nhóm công nhân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoàn thành một bước công việc trong việc chế tạo sản phẩm Ví dụ như một dây chuyền sản xuất nước đóng chai có các nơi làm việc tương ứng với các bước công việc vừa nêu ở trên là: Máy làm sạch, máy làm đầy, máy dán nhãn, máy đóng nắp Đối tượng chế biến hay nguyên vật liệu “đầu vào”.

Khi xét bước công việc, ta phải căn cứ vào ba yếu tố: Nơi làm việc, công nhân, đối tượng lao động, chỉ cần một trong ba yếu tố này thay đổi thì bước công việc sẽ thay đổi.

Trang 7

3 1.2 Nội dung của tổ chức sản xuất a Khái niệm.

Cơ cấu sản xuất là sự phối hợp chặt chẽ các sức lao động và tư liệu sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.

Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” Kết quả của quá trình này hình thành nơi làm việc, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp

b Những yêu cầu của tổ chức sản xuất.

Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức sản xuất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp:

-Tìm hiểu kết quả của hoạt động sản xuất.

-Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ -An toàn cho người lao động.

-Phù hợp với khối lượng sản phẩm, sản xuất.

-Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

-Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến c Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất.

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Trang 8

4 d Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng.

Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, công nghệ) Vì vậy giữa nguyên, nhiên vật liệu và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trình liên tục tác động và đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Chủng loại nguyên nhiên vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lương nguyên, nhiên vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, Ngược lại, tổ chức sản xuất ở trình độ cao hay thấp, thủ công, cơ khí hóa, tự động đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu thay đổi theo những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp Vì vậy để có một phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của nguyên, nhiên vật liệu.

Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc.

Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hợp lý Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên vật liệu mới Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết và xác định cho mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc, với nguyên, nhiên vật liệu nào là thích hợp Tổ chức sản xuất trong một doanh nghiệp nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng hợp lý công suất máy móc thiết bị và sức lao động nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nếu có được công nghệ mới, thiết bị máy móc hiện đại thì sẽ được nâng cao trình độ sản xuất, năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành hạ đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và xã hội Ngoài ra nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy cùng nhau phát triển Vì vậy để có phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới và

Trang 9

thiết bị, máy móc mới Chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại nhất định quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp càng sau đòi hỏi hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp càng chặt chẽ Hợp tác hóa quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

2 Phương pháp sản xuất dây chuyền 2.1 Khái niệm.

Sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức và quản lý quá trình sản xuất mà trong đó công việc được chia thành nhiều bước nhỏ và được thực hiện theo một trình tự hợp lý Cụ thể, khi áp dụng phương thức sản xuất theo dây chuyền, các nguyên vật liệu dùng để tạo ra sản phẩm sẽ được di chuyển và lắp ráp từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối theo một trình tự xác định để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Sản xuất theo dây chuyền là hình thức sản xuất tự động một phần, ở mỗi giai đoạn có thể có sự can thiệp của con người Tại mỗi công đoạn lắp ráp, các công nhân/máy móc sẽ được phân công để thực hiện một nhiệm vụ nhất định Sau đó, sản phẩm sẽ được di chuyển đến các công đoạn tiếp theo bằng băng chuyền, băng tải hoặc bởi các công nhân hay xe nâng Các bước này sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

2.2 Đặc điểm.

Tính liên tục: Đây là đặc điểm nổi bật nhất của hình thức sản xuất này Quy trình sản xuất dây chuyền được thiết kế để hoạt động một cách liên tục, từ khi nguyên liệu được đưa vào đến khi sản phẩm hoàn thành Điều này giúp tăng hiệu suất và giảm thời gian chờ đợi giữa các giai đoạn sản xuất.

Tính tuần tự: Các đối tượng được sản xuất theo một trình tự nhất định trên dây chuyền Trong một thời điểm cụ thể, các đối tượng sản xuất được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác theo từng sản phẩm hoặc từng chồng, từng nhóm một bằng phương tiện đặc biệt (băng chuyền, băng lăn, máng trượt, tay máy, cần trục).

Trang 10

Tính đồng nhất: Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền có tính đồng nhất cao Quy trình sản xuất được chuẩn hóa và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng cũng như sự nhất quán của sản phẩm.

Tính chuyên môn hóa: Quy trình sản xuất được phân đoạn thành các phần nhỏ cho từng trạm làm việc khác nhau trên mỗi dây chuyền Mỗi trạm chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ cụ thể, tạo ra sự chuyên môn hóa và tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện công việc.

2.3 Ưu điểm và hạn chế a Ưu điểm.

Sản xuất hàng loạt: Sản xuất dây chuyền có khả năng xử lý số lượng lớn sản phẩm trong một thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn, do đó sẽ phù hợp với mô hình sản xuất hàng loạt.

Tiết kiệm chi phí: Phương pháp sản xuất này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu phần nào số lượng nhân công trên mỗi dây chuyền sản xuất, đồng thời tối ưu hóa thời gian chờ giữa các công đoạn, từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí nhân công hơn.

Kiểm soát chất lượng: Trên dây chuyền, quy trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng được tích hợp Điều này giúp phát hiện sớm các lỗi hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đúng yêu cầu.

b Hạn chế.

Hạn chế năng lực sản xuất: Việc dây chuyền sản xuất chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất hoặc các sản phẩm tương tự sẽ giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí triển khai, thiết lập ban đầu cao: Triển khai hệ thống dây chuyền sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư vào các thiết bị, máy móc, công cụ, chi phí đào

Trang 15

Acecook Việt Nam là một doanh nghiệp trẻ tuổi, được thành lập vào ngày 15/12/1993 và bắt đầu hoạt động chính thức từ năm 1995 Sau nhiều năm phát triển, Acecook Việt Nam đã xây dựng được tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, đặc biệt là với các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên rất phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam Với sự nỗ lực không ngừng, Acecook đã trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 700 đại lý trên toàn quốc và chiếm 60% thị phần trong nước với nhiều loại sản phẩm đa dạng.

- 15/12/1993: thành lập công ty Liên doanh Vifon Acecook - 07/07/1995: bán hàng sản phẩm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh - 1999: Lần đầu tiên đạt danh hiệu HVNCLC

- 2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo, đây là bước đột phá của công ty ở lĩnh vực mì ăn liền

- 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, Thành viên chính thức của Hiệp hội Mal thế giới.

- 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á - 2015: Công ty Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới

Trang 16

12 2 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1 Tầm nhìn

“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”

Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.

2.2.Sứ mệnh

“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE - AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”

Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng.

Năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và đạt được các chứng chỉ về quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS).

2.3 Slogan

Với slogan “ COOK HAPPINESS” Acecook mong muốn :

Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều này được thể hiện cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:

Happy Customers :

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN