1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận nhóm thực trạng thu hút vốn đầu tư fdi vào việt nam giai đoạn 2010 2020

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chính sách này cho phép chính quyền cấp tỉnh phát triển theo một cách sáng tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn và các nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc nhiều nhân tố khi đầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÀI THẢO LUẬN NHÓMHọc phần: Kinh tế đầu tưGiảng viên: Trần Đăng NinhThành viên:

Phan Thị Thu HàVũ Thu HàTạ Thiên HảiĐàm Thị HằngNguyễn Thị HạnhBùi Thị HiềnTrần Thị HoàiTrần Việt Hoàn

Hà Nội, ngày 10/07/2022

Trang 2

Mục lục

I MỞ ĐẦU 3

1 Sự cần thiết 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu tiểu luận 6

II CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1 Một số khái niệm 7

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 7

1.2 Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1.3 Phân loại FDI 9

1.4 Tác động của FDI đến nước chủ và nước nhận đầu tư 11

2 Sự cần thiết của vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI 13

4 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI của các nước tại Châu Á 14

III THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 17

1 Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 171.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020171.1.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI về lĩnh vực đầu tư 19

2010-1.1.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI về đối tác đầu tư 19

1.1.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI theo địa phương 19

1.2 Xu hướng FDI hiện nay tại Việt Nam và Thế giới 19

1.2.1 FDI tại Việt Nam 19

Trang 3

1.2.2 Xu Hướng FDI thế giới 21

2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 24

2.1 Đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng nền kinh tế VN từ giai đoạn 2010-2020 và đến nay 24

2.2 Những hạn chế trong thu hút vốn FDI và nguyên nhân 32

2.2.1 Hạn chế 32

2.2.3 Nguyên nhân 33I MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang có vai vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại nhiều lợi thế quan trọng trong đó có có thể dẫn đến chuyển giao công nghệ, bí quyết, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thúc đẩy cạnh tranh Tại Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và mở rộng quyền tựchủ cho chính quyền cấp tỉnh trong quản lý đầu tư nước ngoài như cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất, cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu và tuyển dụng lao động Chính sách này cho phép chính quyền cấp tỉnh phát triển theo một cách sáng tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn và các nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc nhiều nhân tố khi đầu tư vào Việt Nam như lựa chọn địa điểm phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư

Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào, khuyến khích mãnh liệt Trên thế giới thực chất diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản

Trang 4

xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia Ngoài những lợi íchtrực tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan toả sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu các công nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ, phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ Tuy nhiên hoạt động thu hút và sửdụng vốn FDI còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực đến nền kinh tế như: Vấn đề chuyển giá gây thiệt hại cho nền kinh tế, khả năng chuyển giao công nghệ hạn chế và nguycơ trở thành bãi thải công nghệ, khả năng tạo việc làm chưa ổn định, làm tăng các vấn đề xã hội mới như phân hóa xã hội giàu nghèo, nạn “chảy máu chất xám” trong nội bộ nền kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề hiệu quả giải ngân vốn đầu tư

2 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa có cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách thu hút vốn FDI đối với Việt Nam, đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa thu hút vốn FDI

Đề tài phân tích thực trạng FDI, các kết quả, hiệu quả đạt được đồng thời nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp nhằm tang cường khả năng thu hút vốn FDI cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phét triển của nền kinh tế

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần thúc đẩy chuyển dịch, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhiều mô hình tăng trưởng vượt bật, nâng caokhả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy kinh tếphát triển Nhiều sản phẩm, dịch vụ, được cạnh tranh đưa ra thị trường, thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân số trẻ của nước ta Hiện nay, việc làm trực tiếp trong khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330 nghìn người vào năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu người năm 2017, đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 5 – 6 triệu lao động

Trang 5

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhiều hàng hóa may mặc tại Việt Nam được du nhập sang các nước trên thị trường thế giới đến những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đống thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến những văn hóa của nước ta, thu hút nền kinh tế du lịch Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập liên kết với những xí nghiệp trongnước tạo ra mạng lưới sản xuất toàn cầu giúp tham gia trong quá trình phân công lao động khu vực Đầu tư nước ngoài cũng tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trên thị trường thế giới, khằng định được vị trí của hành hóa nước ta trên thị trường Nhờ có định hướng này, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, góp phần cân bằng cán cân thương mại, giảm áp lực tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Dưới góc độ của quốc gia hay một địa phương tiếp nhận vốn, FDI có mục tiêu và tác động đa chiều Ngoài tác động phục vụ cho sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước, qua các hoạt động FDI còn tạo cơ hội tiếp nhận kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, năng lực quản lí, điều hành, giúp các chủ thể trong nước và nền kinh tế nói chung đẩy nhanhquá trình phát triển những ngành nghề có kỹ thuật, công nghệ mới, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tang trưởng nhanh FDI còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, góp phần vào việc lanh mạnh hóa các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Ngay từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề thu hút vốn FDI đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chú ý và đã chó nhiều biện pháp tích cực, đổi mới liên tục nhằm thu hút ngành càng nhiều và ngày càng có chất lượng ngồn vốn quan trọng này Việt Nam là đất nước có vị trí địa – chính trị vô cùng quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới Là cầu nối giữa Trung quốc và khu vực Đông Nam Á cũngnhư là quốc gia trấn giữ tuyến hàng hải chiến lược giữa vịnh Thái Lan và biển Đông, Việt Nam trấn giữ lợi ích kinh tế - thương mại rất quan trọng của khu vực vàthế giới Với nhiều lợi thế, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, đầu tư FDI lại càng có vai trò quan trọng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các biện pháp chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) về các phương diện: hình thức đầu tư, số lượng, quy

Trang 6

mô, cơ cấu, thực trạng, tác động của FDI đến tang trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Khảo sát các hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng tácđộng của các biện pháp Ngoài ra, nghiên cứu khảo sát hoạt động của các cơ quản quản lý nhà nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng Phương pháp hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữ hoạt độngvà phát triển của hệ thống, tức là xem xét mối quan hệ giữa các trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của nó Phương pháp này cần giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, nhằm tìm ra cơ chế tương ứng để xây dựng nên bức tranh thống nhất của khách thể Trong tiểu luận đã sử dụng các thông tin được thống kê qua các thời kì, giai đoạn từ năm 2010-2020, nhằm thấy được sự vận động của các yếu tố tác động đến việc thu hút và hiệu quả của dòng vốn FDI vào Việt Nam.Phương pháp so sánh đối chiếu, trong tiểu luận so sánh số liệu các năm với nhau, so sánh số liệu cùng kì để đưa ra kết luận, ngoài ra còn đối chiếu với hoạt động thu hút đầu tư của các quốc gia để đưa ra được giải pháp tốt nhất cho Việt Nam trong thời gian tới.

- Phương pháp thu thập số liệu: Tài liệu, số liệu được sử dụng trong bài viết này chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử chính thức của các bộ, ngành liên quan- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu trong bài báo

5 Kết cấu tiểu luậnMục lụcMở đầu

Trang 7

Phần 1: Cơ sở lý luận

Phần 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020Phần 3: Giải pháp

Kết LuậnTài liệu tham khảo

1 Một số khái niệm

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều khái niệm về FDI như sau: - Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):

FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước

chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp - Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó

Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác - Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005):

FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt

động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có liên quan

Trang 8

=>Tóm lại: Đầu tư nước ngoài (FDI) có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư

nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểmthực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư

1.1 Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoàiĐặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân

2 Nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp vào việc quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng vốn với mức độ tham gia tỷ lệ với mức độ góp vốn

3 Mục tiêu của chủ đầu tư là mục tiêu dài hạn với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợinhuận

4 Quy định góp vốn tối thiểu Tỷ lệ góp vốn của các Chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này

5 FDI thường đi kèm chuyển giao công nghệ

6 Việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn=> Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước tiếp nhận

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoàiVới các nước đi đầu tư:

- Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

- Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra - Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ

Trang 9

- Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới

Với các nước nhận đầu tư ( Các nước sở tại):

- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội - Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư

- FDI làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trogn nước, tạo khả năng khai thác tiềm năng của đất nước

- Không đẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần,không chịu những ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn riêng:

- Với các nước đi đầu tư thi nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầutư đễ bị mất vốn Còn đối với các nước sở tại thì nếu không quy hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả thì dễ dẫn đến tình trạng tài chuyên bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.

1.2 Phân loại FDI• Theo phương thức thực hiện

1 Đầu tư mới (greenfield investment): là việc một công ti đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha.

2 Mua lại (acquisitions): là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ti đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh Ví dụ khi hãng Home Deport ,thâm nhập vào thị trường Mexico, mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến trúc, Home Mart Nhà sản xuất

Trang 10

máy tính cá nhân Lenovo của Trung Quốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phưong thức mua lại đầy tham vọng Năm 2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng hai phần ba doanh thu của hãng năm 2005 Cuộc mua bán này đã mang đến cho Lenovo những tài sản phưong thức giá trị, như là thương hiệu và mạng lưới phân phối Việc mua lại đã giúp Lenovo nhanh chóng mở rộng việc vươn tới các thị trường và trở thành công ti toàn cầu.

3 Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ti sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ti mới và lớn hơn Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ti có cùng quy mô bởi vì họ có khảnăng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối Một ví dụ gần đây là về việc sáp nhập giữa Lucent Technologies của Hoa Kỳ vớiAlcatel của Pháp Sự sáp nhập này đã tạo ra công ti chuyên về kinh doanh các thiết bị viễn thông toàn cầu lớn nhất thế giới (Alcatel - Lucent) Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lại ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí bằng cách loại bỏ những hoạt động thừa, các chủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức do những khác biệt về văn hóa, chính sách cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các quốc gia Đổ thành công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, lập kế hoạch và những cam kết trước chắc chắn.• Theo tỷ lệ sở hữu vốn

1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận hay phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.=> Tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư

2 Liên doanh (tỉ lệ góp vốn theo thỏa thuận và > 30% vốn pháp định): là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanhkí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành

Trang 11

lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại

3 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

1.3 Tác động của FDI đến nước chủ và nước nhận đầu tưTác động tích cực của FDI đến nước chủ đầu tư

1 Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn2 Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa lợi nhuận

Chuyển giá là hành vi nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một bộ phận các công ty có mối liên kết với nhau; nhằm mục đích cuối cùng đó là tối thiểu hóa số thuế phải nộp.

Hình thức:

Thông qua việc mua, bán nguyên vật liệu, thành phẩm: Các công ty sẽ tìm/ xây dựng 1 công ty thứ 3 để làm trung gian thực hiện việc mua/bán => nâng giá NVL => giảm số thuế phải nộp, thậm chí chuyển lãi thành lỗ

Nâng cao chi phí quản lý và hành chính:Thuê người quản lý với mức lương rất cao Trả phí quản lý cho công ty mẹ Doanh nghiệp phải đưa nhân viên qua nước ngoài để đào tạo, học tập với chi phí cao

3 Khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ và các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định và những lợi thế khác

4 Tranh thủ ưu đãi từ nước nhận đầu tư

5 Bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín chính trị

6 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm7 Đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh8 Tiếp tục vòng đời của các công nghệ cũ hơn ở nước tiếp nhận đầu tư

Trang 12

Tác động tiêu cực của FDI đến nước chủ đầu tư1 Gây nên khó khăn trong việc quản lý vốn và công nghệ

2 Tạo ra thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế: Nguồn vốn trong nước chảy ra ngoài => thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

3 Mất việc làm và lao động trong nước: Do doanh nghiệp thuê chủ yếu nhân công của nước nhận đầu tư => dư thừa lao động ở nước chủ đầu tư

4 Nguy cơ bắt chước và ăn cắp công nghệ: Nước nhận đầu tư sao chép công nghệTác động tích cực của FDI đến nước nhận đầu tư

1 Đầu tư nước ngoài thường hiệu quả hơn do trình độ quản lí của các nước đi đầutư thường cao hơn so với nước nhận đầu tư

2 Đem lại nguồn thu cho ngân sách địa phương

3 Giải quyết tình hình việc làm ở nước nhận đầu tư/ những địa phương nơi có dự án FDI, thúc đẩy tang trưởng kinh tế

4 Học hỏi công nghệ mới, cách thức quản lí, tiêu chuẩn sản phẩm mới => Tiếp cận vào chuỗi cung ứng toàn cầu

5 Thúc đẩy cải cách cơ chế chính sách ở nước nhận đầu tưTác động tiêu cực của FDI đến nước nhận đầu tư1 Gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên2 Chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm3 Phụ thuộc kinh tế vào nước chủ đầu tư

4 Các DN trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với các DN FDI5 Các DN FDI trốn thuế thông qua chuyển giá

6 Sự cần thiết của vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

-Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá.

Trang 13

Đối với các nước nghèo, vốn đuợc xem là yếu tố cơ bản,là điều kiện khởi đầu quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế Thế nhưng, đã là nước nghèo thì khả năng tích luỹ vốn hay huy động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rấtkhó khăn, thị trường vốn trong nước lại chưa phát triển Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất nhiều khó khăn: mưc sống thấp, khẳ năng tích luỹ thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mởrộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới…

Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm đến với các nguồn đầu tư quốc tế Nhưng trong số các nguồn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có được một số vốn ưu đãi nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xã hội, thậm chí cả về quân sự Còn vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe mà lại phải chịu lãi xuất cao Nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá của các nước đang phát triển là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra,do đó truớc khi đầu tư thì họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án Hay nói cách khác,các nhà đầu tư chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ítvà khả năng thu lợi cao Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp so với các loại vôn vay khác.

-Thứ hai, Một đặc điểm tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển là sự lạc hậu và thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật Thông qua các dự ánđầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghê tiên tiến, góp phấn cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

-Thứ 3,các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng Thông qua việc thực hiện các dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể làm đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợpvới nền sản xuất hiện đại; hình thành một lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề; tăng nguồn thu cho ngân sách…

Trang 14

-Thứ 4, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế…Hình thành được các khu chế xuất, khu công nghiêp chủ lực; tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá.

Với Việt Nam nói riêng vốn FDI:Là nguồn bổ sung vốn quan trọng,

Bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Hàng năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu khoảng hàng chục tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Đóng góp cho ngân sách nhà nước (hàng năm khu vực kinh tế này đã nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ USD).

Hình thành được các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương7 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI

1 Điều kiện tự nhiên

Đối với các doanh nghiệp ( DN ) FDI, những quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân số đông, đương nhiên là lợi thế hơn những quốc gia không có điều kiện thuận lợi đó.2 Môi trường chính trị

Với các DN FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị.

Ổn định chính trị có hai vế: ổn định chính quyền và ổn định chính sách Đối với các DN FDI, điều đáng quan tâm nhất là sự ổn định về chính sách Trong nhiều trường hợp dù chính quyền đã thay đổi nhưng chính phủ mới vẫn cam kết tiếp tục theo đuổi các chính sách kế hoạch xã hội và đặc biệt là những chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ tiềnnhiệm Còn nếu như chính quyền ổn định không có xáo trộn nhưng chính sách lại hay thay đổi thì đó vẫn là một môi trường bất ổn định và có nhiều rủi ro.

3 Môi trường kinh tế

Trong môi trường kinh tế của một quốc gia, những yếu tố có thể tác động tới hoạt động đầu tư của các DN FDI gồm hệ thống kinh tế, mức độ phát triển kinh tế và sự ổn định kinh tế của nước đó.

Xu thế chung chuyển dần theo hướng kinh tế thị trường trên thế giới tạo ra nhiều cơ hội mới cho các DN kinh doanh quốc tế Ở những nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát

Trang 15

điểm của nền kinh tế thường rất thấp, mọi thứ đều thiếu nên tiềm năng phát triển cao và cơ hội kinh doanh rất nhiều Tuy nhiên, cơ hội nhiều luôn đi đôi với chi phí và rủi ro cao Chi phí cao do cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ ở những quốc gia này còn chưa phát triển.

4 Môi trường pháp lý

Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật, các quy định, thủ tục pháp lý và cách phán xử khác nhau Do đó, hoạt động ở bất kỳ quốc gia nào, DN cũng cần tìm hiểu thật kỹ pháp luật, đặc biệt là những điểm khác biệt so với luật pháp nước mình và luật của những quốcgia khác mà DN đã từng hoạt động trước đó để tránh những hiểu lầm có thể dẫn đến những tổn thất không đáng có.

Điều quan trọng là đối với các quốc gia thu hút vốn đầu tư, tạo một môi trường pháp lý thông thoáng cho DN hoạt động và yên tâm đầu tư.

5 Môi trường văn hóa

Văn hóa có thể góp phần nâng cao hay hạn chế sức cạnh tranh của DN Hệ thống giá trị, chuẩn mực của một nền văn hóa có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Nhìn vào đặc điểm của một nền văn hóa có thể dự đoán quốc gia nào sẽ sản sinh ra nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất Khi mọi điều kiện như nhau, đặc điểm văn hóa còn là một tiêu chí giúp DN lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất.

8 Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI của các nước tại Châu Á

- Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư: Môi trường pháp lý có vai tròquan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất.

- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư ở các nước này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư - Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Thái Lan thực hiện tốt công tác quy

hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung

Trang 16

hạn Trung Quốc cũng công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoàivào các ngành được khuyến khích phát triển.

- Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Hàn Quốc chú trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc.Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

- Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mụcđích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, nhiều nước châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này.- Cắt giảm thuế: Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích đầu tư - Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính: Hàn quốc cho phép nhà

đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối Trung Quốc mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia).

- Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việcthu hút FDI Sigapo lại tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư và ổn định cuộc sống tại nước này.

Trang 17

- Xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư Các nước ChâuÁ như Thái Lan , Trung Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.Trung Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp Tuy nhiên, pháttriển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.

- Coi trọng đầu tư cho giáo dục: Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗilớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau Mỹ Đặc biệt, Ấn Độ còn được coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chính sách thu hút nhân tài: Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước, Singapo, quốc gia có dân số ít ỏi còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám.

Trang 18

III.THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDIVÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-20201 Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn

1.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020Sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chính thức mởcửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 34 năm Tuy nhiên, bước ngoặt củathu hút FDI của Việt Nam phải tính kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) năm 2007, bởi từ sau thời điểm này dòng vốn FDI vào Việt Nam tăngrất nhanh và mạnh, biến Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút FDI lớnnhất trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Đặc biệt năm 2020, Việt Nam đã nằmtrong nhóm 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, đứng vị trí thứ 19,tăng 5 bậc so với năm 2019 (UNCTAD, 2021).

Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, môi trường chính trị ổnđịnh, môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chiphí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nướcngoài Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xuhướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thươngmại tự do (FTA) song phương và đa phương.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăngnhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014 Từ sau năm 2015tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổngvốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số nàytăng lên 38,95 tỷ USD.

Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởngnghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉđạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 (Hình 1).

Trang 19

Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, mà vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơntrong giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tưđăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.

Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sảnxuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào ViệtNam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thựchiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019 (Bảng 1).

Trang 20

1.1.1.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI về lĩnh vực đầu tư

Trong giai đoạn 2010 - 2020 vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào19/21 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là lĩnh vực thuhút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăngký cấp mới và tăng thêm luôn dao động trong khoảng 13 - 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệphần trăm cao trong tổng số vốn đầu tư đăng ký (40 - 70%) Ngoài ra, các lĩnh vực

Trang 21

như kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ hay sản xuất phân phối điện cũngkhá nổi bật trong các ngành nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hútđược nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng vốnđăng ký là 214,6 tỷ USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký Số dự án đầu tư củalĩnh vực này cao nhất với 14.463 dự án, ứng 46,7% tổng số dự án Lĩnh vực bấtđộng sản đứng thứ 2 với tổng số vốn đăng ký là 58,4 tỷ USD (chiếm 16% tổng sốvốn đăng ký) Đáng chú ý, đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các hoạt độngkinh doanh bất động sản với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như:CapitaLand, Sunwal Group, Mapletree, Kusto Home… Bên cạnh đó, lĩnh vực sảnxuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm6,5% tổng số vốn đăng ký.

Năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sựquan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với 800 dự án cấp mới, 680 dự án điềuchỉnh vốn đầu tư và 1268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn là 13,601 tỷUSD, chiếm 47,67% tổng vốn đầu tư Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốtvà hơi nước đứng thứ 2 đạt 5,1426 tỷ USD chiếm 18,03% tổng vốn đầu tư Hoạtđộng kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 4,18495 tỷ USD chiếm 14,67% tổngvốn đầu tư Nhìn chung, các ngành công nghệ chế biến, kinh doanh bất động sản,sản xuất và phân phối điện, dịch vụ lưu trú ăn uống… là những ngành thu hút vốnđầu tư FDI vào nhiều nhất.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành sản xuất thế mạnh của ViệtNam Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài trong những ngành này còn rất hạn chế donhiều nguyên nhân - một trong số đó là các địa phương chưa có nhiều chính sáchkhuyến khích, ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lĩnh vực nàycó giá trị gia tăng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh Trong nhữngnăm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao tronglĩnh vực nông nghiệp nhằm giúp hiện đại hóa ngành này Nhìn chung, lượng vốnFDI vào ngành này mới chỉ chiếm rất ít so với tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

1.1.2.1 Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI về đối tác đầu tư

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020 Việt Nam đã thu hútđược tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ USD với tổng số 33.148 dự án từ các quốcgia và vùng lãnh thổ Có 10 quốc gia cam kết với số vốn trên 10 tỷ USD Trongđó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 69,3 tỷ USD và 9.149 dự án đầu tư(chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Nhật Bản đứng thứ hai với 60,1 tỷ USD và 4.674

Trang 22

dự án đầu tư (chiếm gần 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore vàĐài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7% (Hình 2).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Namngày càng tăng lên, tính đến cuối năm 2020 thì con số này lên tới 139 quốc gia vàvùng lãnh thổ Trong đó thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại ViệtNam nhất với tổng vốn đầu tư chiếm từ 17 - 19% tổng số vốn FDI Đứng thứ hai làNhật Bản với vốn đầu tư luôn dao động trong khoảng 14 - 17% tổng vốn FDI vàoViệt Nam Ngoài 2 nước có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn kể trên thì tronggiai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều các khoản đầu tư FDItừ các nước và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, ĐàiLoan, Hồng Kông,…

Đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ một số nước “láng giềng” tại khu vựcchâu Á Một số lý do có thể lý giải cho thực trạng này như: i) Việt Nam có vị tríđịa lý gần các nước này và thuận lợi giao thương (gần Trung Quốc và dễ dàng kếtnối với các nền kinh tế khác trên thế giới); ii) các nhà đầu tư từ các nước “lánggiềng” này quen thuộc hơn về môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam; iii)Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập, đặc biệt đã ký kết và thực thi nhiều FTAvới các đối tác khu vực châu Á (một số đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc,Singapore, Malaysia cùng lúc có nhiều FTA với Việt Nam) Dưới đây là hình ảnhcho thấy 5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2020.

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN