lạm phát của việt nam giai đoạn 2010 2020 trình bày số liệu về diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn 2010 2020

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
lạm phát của việt nam giai đoạn 2010 2020 trình bày số liệu về diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn 2010 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm sức mua của tiền tệ, làm tăng chi phí sản xuất, gây bất ổn kinh tế xã hội.Cùng với đó, Việt Nam là một nước đang phát tr

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên đề số: 3

Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020:

(Trình bày số liệu về diễn biến lạm phát của Việt Nam giaiđoạn 2010–2020, vẽ đồ thị, phân tích nguyên nhân gây ra lạm

phát, nhận xét, đánh giá, kiến nghị).

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Công ĐứcLớp Kinh tế Vĩ Mô: Nhóm : 28

Danh sách sinh viên thực hiện:

1.Nguyễn Quỳnh Như MSSV:B22H0115 2.Huỳnh Trần Thảo Tiên MSSV:722H0262 3.Đỗ Thị Thảo Hiền MSSV:722H0011 4.Lê Hoàng Nhung MSSV:722H0264 5:Nguyễn Bích Nhật MSSV:722H0270 6: Nguyễn Ngọc Phương Ngân MSSV:B22H0107 TPHCM, THÁNG 12, NĂM 2023

1

Trang 2

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA TAÌ CHÍNH-NGÂN HÀNG

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023

Tên bài thuyết trình: Vấn đề lạm phát của Việt Nam năm 2010-2020 (Trình bày số

liệu về diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010–2020, vẽ đồ thị, phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát, nhận xét, đánh giá, kiến nghị).

Nhóm thực hiện: Nhóm 28 Ca: 3 Thứ: 4.

Đánh giá: T

chấmGhi chú

1 Hình thức trình bày:- Nội dung thuyết trình- Thiết kế slides

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình- Tương tác với lớp

2,01,01,01,02 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi- Tinh thần nhóm

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…

Trang 3

Giảng viên chấm điểm

Trang 4

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023

Tên bài tiểu luận :Vấn đề lạm phát của Việt Nam năm 2010-2020 (Trình bày số

liệu về diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010–2020, vẽ đồ thị, phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát, nhận xét, đánh giá, kiến nghị).

Trang 5

Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…

Giảng viên chấm điểm

Trang 6

Mục Lục

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1

1:Khái niệm và ý nghĩa 1

1.1:Khái niệm 1

1.2: Ý nghĩa 2

2: Một số quan điểm về lạm phát 2

2.1:Quan điểm của K.Marx: 2

2.2: Quan điểm của V.L.Lenine: 3

4.1: Phân loại theo mức độ 6

4.2:Phân loại theo tính chất 6

5: Các phương pháp đo lường lạm phát 7

5.1:Tính theo chỉ số giảm phát GDP 7

5.2:Tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI 7

5.3:Tính theo chỉ số nhà sản xuất PPI 8

Trang 7

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 19

1: Về điều hành chính sách tiền tệ 19

2: Về ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 29

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, Lạm phát đang là một hiện tượng kinh tế đáng chú ý được biểu hiện bằng sự gia tăng liên tục và khá nhanh chóng của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định Lạm phát gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm sức mua của tiền tệ, làm tăng chi phí sản xuất, gây bất ổn kinh tế xã hội.

Cùng với đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, lạm phát là một vấn đề kinh tế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và doanh nghiệp Việc kiểm soát lạm phát ở mức ổn định là một trong nhữ ng mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô

Đến với chương 3, ta sẽ tìm hiểu rõ thêm vấn đề và tập trung phân tích chuyên sâu về lạmphát tại Việt Nam, các yếu tố tác động đến lạm phát, cũng như tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nghiên cứu cho thấy các biến có tác động làm tăng chỉ số lạm phát rõ nét bao gồm: tác động của cung tiền M2, lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ giá và chỉ số lạm phát kỳ trước Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngưỡng lạm phát tối ưu của Việt Nam nghiên cứu đã đưa ra các hàm ý chính sách, theo đó chính phủ muốnduy trì tăng trưởng cao buộc phải nới lỏng chính sách tài khóa hay tiền tệ, nhưng khi nới lỏng chính sách lại tạo cú hích cho lạm phát tăng trở lại.

Có một điều cần lưu ý ở đây là, Chính phủ muốn duy trì tăng trưởng cao buộc phải nới lỏng chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ, nhưng khi nới lỏng các chính sách này sẽ tạo cú hích làm cho lạm phát tăng trở lại Vì vậy, các mục tiêu đôi khi là ngược chiều, đốinghịch nhau Suy cho cùng, lạm phát phải được kiềm chế dưới thì mới đạt được tốc độ tăng trưởng mong muốn, cũng như ổn định được kinh tế vĩ mô.

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

1:Khái niệm và ý nghĩa.1.1:Khái niệm.

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (inflation) là sự tăng mức giá chung một cách liêntục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nàođó.

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịchvụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một

đơn vị tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiềntệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa còn lại thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.

Có thể hiểu đơn giản: Trong một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây Theo đó, lạm phát là một loại hình thức phản ánh sự suy giảm về sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.

1.2: Ý nghĩa.

1

Trang 11

Trong kinh tế học, lạm phát đề cập đến sự gia tăng lũy tiến chung của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Khi mức giá chung tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn; do đó, lạm phát tương ứng với việc giảm sức mua của đồng tiền.

2: Một số quan điểm về lạm phát 2.1:Quan điểm của K.Marx:

“Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết.”

Có thể hiểu lạm phát phát sinh khi trên thị trường, lượng tiền giấy dư thừa so với lượng hàng hóa hiện có.

Để duy trì việc điều tiết lưu thông tiền tệ một cách hiệu quả, điều bắt buộc là lượng tiền thực tế trong lưu thông phải phản ánh chính xác lượng tiền cần thiết trong lưu thông Điều này được thể hiện bằng công thức:

Kc = H/V Trong đó:

Kc: khối lượng tiền cần thiếtH: tổng giá trị hàng hóaV: vòng quay của tiền

2.2: Quan điểm của V.L.Lenine: “Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong lưu

2.3: Chủ nghĩa tiền tệ.

Họ tin rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát hay giảm phát là tốcđộ cung tiền tăng lên hoặc co lại Họ coi chính sách tài khóa, hoặc chi tiêu chínhphủ và thuế, là không có hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát Theo nhà kinh tếtheo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman,"Lạm phát là luôn luôn có và ởkhắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ."

2

Trang 12

Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa tiền tệ sẽ chấp nhận điều này bằng cáchlàm một ngoại lệ cho các trường hợp rất ngắn hạn Lý thuyết này bắt đầuvới phương trình trao đổi:

MV=PQ Ở đây:

M là số lượng tiền danh nghĩa.

V là vòng quay tiền tệ trong các tiêu dùng cuối cùng;P là mức giá chung;

Q là một chỉ số của giá trị thực tế của các tiêu dùng cuối cùng;

2.4: Kinh tế học Keynes : cho rằng những thay đổi trong cung tiền không trựctiếp ảnh hưởng đến giá cả, và rằng lạm phát có thể nhìn thấy là kết quả của các áp lựctrong nền kinh tế tự thể hiện mình trong giá.

3

Trang 25

tăng, vì thế doanh nghiệp này sẽ chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng để bù đắp chi phí tổn thất dẫn tới mức giá chung sẽ tăng.

Chính sách tiền tệ tài khóa: Khi chính phủ mua trái phiếu hoặc in tiền quá nhiều sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông cao hơn mức tiêu dùng, điều này sẽ làm cho đồng nội tệ bị mất giá và đẩy giá thành các hàng hóa dịch vụ tăng cao gây sức ép đến cho người tiêu dùng khi họ phải bỏ số tiền cao hơn để mua sản phẩm dịch vụ trong khi lượng cung hàng hóa không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ Ngoài ra, khi chính phủ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất cho vay sẽ khiến người dân có xu hướng quan tâm nhiều hơn để đến việc đi vay và đầu tư Do đó, lượng tiền trong lưu thông và mức tiêu dùng cũng tăng lên.

3: Ảnh hưởng của lạm phát

Lãi suất: Trong thời kỳ lạm phát, các ngân hàng sẽ tăng mức lãi suất danh nghĩa

lên khuyến khích người dân gửi tiền, khi mức lãi suất huy động tăng lên thì lãi suất cho vay cũng theo đó tăng theo Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc vay các khoản tín dụng của ngân hàng để duy trì hoạt động, trả các khoản bồi thường hợp đồng đã ký trước đó Do đó, một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận đóng cửa hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động của mình Đồng thời lãi suất tăng cũng làm cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp giảm xuống, các hoạt động tuyển dụng lao động cũng giảm dần, từ đó khiến cho nền kinh tế xuất hiện tình trạng suy thoái.

Thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng cao, tiền lương danh nghĩa nhận được

không thay đổi thì sẽ làm cho tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống, điều này làm giảm năng suất của người lao động và ảnh hưởng đến lượng cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường, gây thiếu hụt hàng hóa và đẩy giá hàng hóa lên cao Người dân vừa phải đối mặt với nguồn thu nhập bị cắt giảm, vừa không thể mua được hàng hóa dịch vụ mà mình mong muốn càng khiến cho cuộc sống của họ khó khăn hơn.

16

Trang 26

Thất nghiệp: Thực trạng kinh tế gặp khó khăn do lạm phát sẽ khiến cho nhiều

doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất của mình, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải cắt giảm một phần lớn nhân công trong chuỗi sản xuất cung ứng Song phần lớn các lao động gặp phải tình trạng thất nghiệp kéo theo mức sống củahọ giảm xuống đáng kể.

Phân phối hàng hóa: Khi lạm phát tăng cao, những người có tiền sẽ có có xu

hướng tích trữ hàng hóa, vơ vét tài sản để giảm tổn thất của giá trị đồng tiền hao mòn theo thời gian làm số lượng hàng hóa bị thiếu hụt nghiêm trọng, giá cả hàng hóa tăng cao Hệ quả làm mất cân xứng trong quan hệ cung-cầu hàng hóa trên thị trường và gây ra sự bất bình đẳng cho những người có thu nhập thấp hơn khi họ không thể tiếp cận được với những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của họ

Nợ quốc gia: Lạm phát khiến cho người dân phải trả nhiều thuế hơn trong khi thu

nhập danh nghĩa không đổi mà thu nhập thực tế của họ không tăng Chính phủ sẽ được lợi từ thuế này, tuy nhiên điều này cũng sẽ làm gia tăng nợ quốc gia khi đồngtiền trong nước mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài trên các khoản nợ.

Cán cân thương mại: Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn các nước khác sẽ

làm cho tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, đồng thời giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn so với giá hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là đối với những nguyên vật liệu đầu vào nếu giá quá cao sẽ khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng cung ứng hàng hóa và tăng giá thành sản phẩm lên cao để bồi đắp chi phí tổn thất.

Phân bổ sai nguồn lực: Sự biến động bất thường của lạm phát trong dài hạn sẽ

khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin chính xác về mức giá tương đối để đưa ra lựa chọn về loại hàng hóa sẽ đưa vào sản xuất Bêncạnh đó, họ sẽ có tâm lý ngần ngại trong việc đầu tư các loại sản phẩm mang tính chất dài hạn gây ra sự phân bố nguồn lực không hiệu quả, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

17

Trang 27

-Kênh thứ nhất: Lãi suất, là một công cụ truyền thống, có tính chất cổ điển trongthực hiện kiềm chế lạm phát Lãi suất và lạm phát luôn tồn tại, có mối quan hệ mật thiếtvới nhau

-Khi lãi suất ngân hàng giảm, kéo theo lãi suất của các khoản vay cũng giảm theo.Điều này sẽ kích thích nhu cầu vay tiền của người dân, dẫn tới việc lưu thông tiền tệ vànhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên Cung tiền với giá trị tiền quốc gia trở nên mất giá, dẫntới tình trạng lạm phát tăng lên.

-Do đó, để hạn chế lạm phát tăng, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất nhằm giảmcung tiền của người dân, doanh nghiệp Các công ty lúc này sẽ hạn chế vay ngân hàng,bên cạnh đó vận động người dân gửi tiết kiệm Điều này giúp cho lượng tiền lưu thônggiảm, giá trị tiền được nâng lên, lạm phát được ngăn chặn

18

Trang 28

Ngược lại, khi tình trạng lạm phát giảm đến mức báo động, lúc này Nhà nước cầnthực hiện các chính sách về tiền tệ để mở rộng và phát triển nền kinh tế Nhà nước sẽgiảm lãi suất ngân hàng để các doanh nghiệp có thể vay vốn đầu tư, phát triển doanhnghiệp

- Kênh thứ 2: Thông qua Thị trường mở, Dựa vào cơ chế của nghiệp vụ thị trườngmở NHTW sẽ biết được nó làm thay đổi lượng cung tiền trong thị trường như thế nào Nótác động đến tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lượngcung tiền để tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát.

-Ngân hàng muốn tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách tăng cung tiền Họ sẽ bơm tiềncho các ngân hàng thương mại thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu mà ngân hàngnắm giữ Lãi suất giảm dẫn đến hoạt động kinh tế trở nên năng động hơn Nhưng hệ lụylà tỷ lệ lạm phát tăng.

-Ngược lại ngân hàng trung ương muốn giảm áp lực lạm phát bằng cách thu hútlượng tiền, tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt Họ sẽ bán các trái phiếu cổ phiếu đang nắm giữ chongân hàng trung gian để thu lại tiền mặt Từ đó, tỷ lệ lạm phát giảm Hiểu được nghiệp vụthị trường mở là gì bạn sẽ thấy được tác động mạnh mẽ của nó đến sự tăng giảm tỷ lệ lạmphát.

- Kênh thứ 3, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ quantrọng để điều chỉnh lạm phát Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung tiền sẽ giảm đi.Cùng với đó, lãi suất tăng lên khiến cho tổng cầu giảm Kết quả là giảm lạm phát Nhànước thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng quánóng, khiến lạm phát tăng cao Do đó, Nhà nước cần thắt chặt nguồn cung tiền tệ để ổnđịnh tỷ lệ lạm phát.

-Ngược lại, tỷ lệ dự trữ giảm khiến cung tiền tăng, lãi suất cho vay giảm Lúc này,người dân có xu hướng vay vốn nhiều hơn Kết quả là lạm phát tăng.

19

Trang 29

2: Về ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá

Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô, trong nền kinh tế mở, chính sách về tỷ giá có tácđộng tới lạm phát:

-Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua xuất khẩu ròng, đó là khi đồng nội tệ giảmgiá so với đồng tiền nước ngoài, xuất khẩu ròng tăng lên, cán cân thương mại có thể đượccải thiện Do xuất khẩu ròng là một thành phần của tổng cầu AD, nên khi xuất khẩu ròngtăng, đường AD dịch chuyển lên trên (trong mô hình AD-AS), tác động làm lạm phát giatăng.

- Do đó, giảm tổng cầu trên thị trường có thể kiềm chế lạm phát

-Khi lạm phát cao đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, có tác động làm gia tăng tỷgiá Khi lạm phát giảm đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, có tác động làm hạ thấp tỷ giá.Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ thấp giá thì có lợi cho xuất khẩu, có tác động làm gia tănglạm phát Khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá thì có lợi cho nhập khẩu, có tác động làmgiảm lạm phát Do đó, tỷ giá có biến động cùng chiều với lạm phát.

Triển khai các quyết định:

Đầu tiên, theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế và tình hình lạm phát trên toàn thế giới: xem tác động đến Việt Nam như thế nào, từ đó có biện pháp ứng phó phù hợp, luôn giữ cho cung-cầu trong nước ở mức cân đối.

Thứ hai, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng: kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để nền kinh tế vĩ mô được ổn định.

Các bộ, các ngành và địa phương cần chủ động trong việc tính toán :các phương án giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, chẳng hạn như giáo dục, khám chữa bệnh, điện đường, trường trạm… để có thể điều chỉnh kịp thời và phù hợp với quy định của Nhà nước và bối cảnh thực tế.

20

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan