MỤC LỤC
Họ tin rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát hay giảm phát là tốc độ cung tiền tăng lên hoặc co lại. Họ coi chính sách tài khóa, hoặc chi tiêu chính phủ và thuế, là không có hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát Theo nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman,"Lạm phát là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ.". Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa tiền tệ sẽ chấp nhận điều này bằng cách làm một ngoại lệ cho các trường hợp rất ngắn hạn.
Q là một chỉ số của giá trị thực tế của các tiêu dùng cuối cùng;. Chính sách tiền tệ tài khóa: Khi chính phủ mua trái phiếu hoặc in tiền quá nhiều sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông cao hơn mức tiêu dùng, điều này sẽ làm cho đồng nội tệ bị mất giá và đẩy giá thành các hàng hóa dịch vụ tăng cao gây sức ép đến cho người tiêu dùng khi họ phải bỏ số tiền cao hơn để mua sản phẩm dịch vụ trong khi lượng cung hàng hóa không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ. Ngoài ra, khi chính phủ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất cho vay sẽ khiến người dân có xu hướng quan tâm nhiều hơn để đến việc đi vay và đầu tư.
Thất nghiệp: Thực trạng kinh tế gặp khó khăn do lạm phát sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất của mình, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải cắt giảm một phần lớn nhân công trong chuỗi sản xuất cung ứng. Song phần lớn các lao động gặp phải tình trạng thất nghiệp kéo theo mức sống của họ giảm xuống đáng kể. Phân phối hàng hóa: Khi lạm phát tăng cao, những người có tiền sẽ có có xu hướng tích trữ hàng hóa, vơ vét tài sản để giảm tổn thất của giá trị đồng tiền hao mòn theo thời gian làm số lượng hàng hóa bị thiếu hụt nghiêm trọng, giá cả hàng hóa tăng cao.
Hệ quả làm mất cân xứng trong quan hệ cung-cầu hàng hóa trên thị trường và gây ra sự bất bình đẳng cho những người có thu nhập thấp hơn khi họ không thể tiếp cận được với những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của họ. Nợ quốc gia: Lạm phát khiến cho người dân phải trả nhiều thuế hơn trong khi thu nhập danh nghĩa không đổi mà thu nhập thực tế của họ không tăng. Chính phủ sẽ được lợi từ thuế này, tuy nhiên điều này cũng sẽ làm gia tăng nợ quốc gia khi đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài trên các khoản nợ.
Cán cân thương mại: Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn các nước khác sẽ làm cho tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, đồng thời giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn so với giá hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là đối với những nguyên vật liệu đầu vào nếu giá quá cao sẽ khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng cung ứng hàng hóa và tăng giá thành sản phẩm lên cao để bồi đắp chi phí tổn thất. Phân bổ sai nguồn lực: Sự biến động bất thường của lạm phát trong dài hạn sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin chính xác về mức giá tương đối để đưa ra lựa chọn về loại hàng hóa sẽ đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, họ sẽ có tâm lý ngần ngại trong việc đầu tư các loại sản phẩm mang tính chất dài hạn gây ra sự phân bố nguồn lực không hiệu quả, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Ngược lại, khi tình trạng lạm phát giảm đến mức báo động, lúc này Nhà nước cần thực hiện các chính sách về tiền tệ để mở rộng và phát triển nền kinh tế. Nhà nước sẽ giảm lãi suất ngân hàng để các doanh nghiệp có thể vay vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp. - Kênh thứ 2: Thông qua Thị trường mở, Dựa vào cơ chế của nghiệp vụ thị trường mở NHTW sẽ biết được nó làm thay đổi lượng cung tiền trong thị trường như thế nào.
Ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lượng cung tiền để tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát. Họ sẽ bơm tiền cho các ngân hàng thương mại thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu mà ngân hàng nắm giữ. -Ngược lại ngân hàng trung ương muốn giảm áp lực lạm phát bằng cách thu hút lượng tiền, tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt.
Họ sẽ bán các trái phiếu cổ phiếu đang nắm giữ cho ngân hàng trung gian để thu lại tiền mặt. Hiểu được nghiệp vụ thị trường mở là gì bạn sẽ thấy được tác động mạnh mẽ của nó đến sự tăng giảm tỷ lệ lạm phát. - Kênh thứ 3, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng để điều chỉnh lạm phát.
Nhà nước thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng, khiến lạm phát tăng cao. Do đó, Nhà nước cần thắt chặt nguồn cung tiền tệ để ổn định tỷ lệ lạm phát. -Ngược lại, tỷ lệ dự trữ giảm khiến cung tiền tăng, lãi suất cho vay giảm.
Cỏc cơ quan quản lý giỏ cú trỏch nhiệm tổ chức: theo dừi biến động cung-cầu, giỏ cả các hàng hoá trên thị trường để điều chỉnh và tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất kinh doanh, bình ổn giá thị trường cũng như luôn có nguồn hàng dự trữ đầy đủ. Nên đa dạng hoá nguồn cung nguyên vật liệu, để không xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt với những mặt hàng như xăng dầu, giá than hay điện. Các quy định không hợp lý cần được gỡ bỏ dần dần :nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả cho nền kinh tế.
Cuối cùng, các công cụ, biện pháp điều tiết giá, kiểm soát thị trường phải được sử dụng linh hoạt :để thị trường không diễn tiến theo chiều hướng xấu. Cả cơ quan quản lý và các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như người tiêu dùng cần phối hợp chặt chẽ để giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành đúng luật về giá và có biện pháp xử phạt đích đáng. Tóm lại, nền kinh tế thị trường nào cũng sẽ phát sinh ra lạm phát.
Lạm phát tăng cao gây ra suy thoái kinh tế, người dân trở nên nghèo đói khốn khổ. Nhưng lạm phát không thực sự là xấu hoàn toàn, nếu có biện pháp kiểm soát tốt thì lạm phát sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.