Thực trạng hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020

Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Ngoài ra, các lĩnh vực. như kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ hay sản xuất phân phối điện cũng khá nổi bật trong các ngành nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng vốn đăng ký là 214,6 tỷ USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký. Đáng chú ý, đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bất động sản với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như:. CapitaLand, Sunwal Group, Mapletree, Kusto Home… Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 6,5% tổng số vốn đăng ký. Nhìn chung, các ngành công nghệ chế biến, kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện, dịch vụ lưu trú ăn uống… là những ngành thu hút vốn đầu tư FDI vào nhiều nhất. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành sản xuất thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài trong những ngành này còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân - một trong số đó là các địa phương chưa có nhiều chính sách khuyến khích, ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lĩnh vực này có giá trị gia tăng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giúp hiện đại hóa ngành này. Nhìn chung, lượng vốn FDI vào ngành này mới chỉ chiếm rất ít so với tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Trong đó thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại Việt Nam nhất với tổng vốn đầu tư chiếm từ 17 - 19% tổng số vốn FDI. Đứng thứ hai là Nhật Bản với vốn đầu tư luôn dao động trong khoảng 14 - 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Ngoài 2 nước có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn kể trên thì trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều các khoản đầu tư FDI từ các nước và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,…. Đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ một số nước “láng giềng” tại khu vực châu Á. Một số lý do có thể lý giải cho thực trạng này như: i) Việt Nam có vị trí địa lý gần các nước này và thuận lợi giao thương (gần Trung Quốc và dễ dàng kết nối với các nền kinh tế khác trên thế giới); ii) các nhà đầu tư từ các nước “láng giềng” này quen thuộc hơn về môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam; iii) Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập, đặc biệt đã ký kết và thực thi nhiều FTA với các đối tác khu vực châu Á (một số đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia cùng lúc có nhiều FTA với Việt Nam). Chinh trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030; Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới; Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế số và chính phủ số chưa được thể hiện trong từng bản quy hoạch là nhược điểm lớn do một số ngành, địa phương không đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu; vẩn tiếp tục diễn ra kiến nghị xây dựng cảng hàng không, cảng biển tại một số tỉnh trong khi các địa phương láng giềng đã có sẵn; tiếp tục phát triển điện than trong khi phải nhập khẩu hàng chục triệu tấn than, đầu tư vào năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng; đã có công suất khoảng 100 triệu tấn xi măng nhưng vẫn muốn tăng thêm; sản xuất sắt thép chất lượng thấp đang dư thừa vẩn muốn cấp phép dự án quy mô hàng chục triệu tấn….

Hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Nhược điểm lớn nhất về đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Mỹ và EU chưa đạt 10% trong 234 tỷ USD vốn FDI thực hiện. Định hướng FDI mới không những hướng về công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu & phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao, mà còn nâng cấp hạ tầng kỹ thuật - xã hội để Việt Nam, nhất là Hà Nội và TPHCM là địa điểm đặt đại bản doanh của một số tập đoàn trong 500 TNCs đứng đầu thế giới EVFTA và EVIPA đã tạo ra tiền đề để gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU, trong đó xuất khẩu của EU vào Việt Nam hàng hóa tiêu dùng, máy móc, thiết bị công nghệ cao dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao; tạo điều kiện để nhà đầu tư EU triển khai nhiều dự án FDI theo định hướng mới tại Việt Nam nhằm tận dụng ưu đãi từ hai hiệp định này trong điều kiện Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Việt Nam và Mỹ vừa ký niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Mỹ tăng lên nhanh chóng, Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác song phương phù hợp với bối cảnh thế giới và lợi ích của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Apple đang chuẩn bị thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Xu hướng chuyển dịch một số nhà máy FDI từ Trung Quốc về nước, hoặc sang nước thứ ba đang diễn ra; Việt Nam cần tận dụng cơ hội mới để đón nhận các doanh nghiệp EU và Mỹ. Làm gì để khắc phục nhược điểm đó là vấn đề cần được các bộ, ngành và địa phương quan tâm khắc phục trong thời gian sắp đến. Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, nước ta cần quan tâm đến 4 đòi hỏi của các nhà đầu tư EU và Mỹ: 1) Công khai, minh bạch, ốn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; 2) Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; 3) Bảo đảm quyền sơ hữu trí tuệ, bản quyền, thương quyền, sáng chế, phát minh, chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả; 4) Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định, nghiêm cấm công chức nhà nước vói vĩnh, sách nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP

Thứ bảy, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư.