Tại Newzealand, 69% trữ lượng thủysản được khai thác bền vững, trong khi tại Úc, trữ lượng thủy sản khai thác quá mức chỉchiếm 12%.Một vài đặc điểm của ngành thủy hải sản tại Việt Nam hi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN KINH TẾ
-BÀI TẬP LỚN MÔN: NHẬP MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG
CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC HIỆU QUẢ
NGUỒN TÀI NGUYÊN TÁI TẠO
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trương Đức Toàn
Danh sách nhóm: Trịnh Minh Nhật ©
Trần Đức Mạnh Nguyễn Thị Thanh Yến
Lê Hoàng Phước Quỳnh
Nguyễn Phương Giang
Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Nguyễn Bảo Thư
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LĨNH VỰC THỦY HẢI SẢN 3
1 Ngành thủy hải sản trên thế giới 3
2 Thực trạng ngành thủy hải sản tại Việt Nam 4
3 Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác 6
II CÁC CÔNG CỤ TRONG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN 8
1 Hiện trạng về quản lý khai thác 8
2 Các công cụ khai thác quản lý 9
3 Các chiến lược quản lý khai thác 10
III ÁP DỤNG “CÔNG CỤ KINH TẾ” TRONG QUẢN LÝ – KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN 11
1.Khái niệm công cụ kinh tế 11
2 Các cách thiết kế công cụ kinh tế 11
3 Thuế và công cụ kinh tế khác 12
4 Áp dụng công cụ kinh tế ( khai thác thuế và hạn ngạch) để khai thác hiệu quả tài nguyên 13
a Áp dụng hạn ngạch: 13
b.Thuế khai thác thủy hải sản 13
c Chính sách tín dụng 15
d Chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư (theo Quyết định số 47/QĐTTg và Nghị định 17/2018/NĐ-CP) 15
IV PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG – HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ VÀO QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN 16
Về những kết quả thực tế đạt được của nước ta đạt được giai đoạn 2026-2020 17
1.Những thành tự đạt được từ việc ban hành, áp dụng các chính sách 18
2 Tồn tại, hạn chế 19
3.Nguyên nhân tồn tại 21
V KẾT LUẬN 21
Giải pháp phát triển khai thác biển bền vững 21
Định hướng phát triển 22
1 Về mặt kinh tế 22
2 Về mặt bảo vệ nguồn tài nguyên thủy hải hải sản 23
Bảng phân công công việc các thành viên: 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 3I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LĨNH VỰC THỦY HẢI SẢN
1 Ngành thủy hải sản trên thế giới
Trên thế giới, ngành thủy hải sản đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm cho dân số toàn cầu Dân số thế giới được dự đoán tăng từ mức hiện tại là 6,8 tỷ người lên đến 9 tỷ người năm 2050 (UN-DESA 2009) Năm 2011, sản lượng khai thác toàn cầu đạt 90,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 78,9 triệu tân, tăng 1,9% và khai thác nội đồng đạt 11,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2010 Cùng với việc tăng dân số, nhu cầu về nguồn thực phẩm an toàn, nhiều dinh dưỡng cũng ngày càng tăng Nguồn lợi này không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn mà còn giúp giảm
áp lực cho ngành chế biến thực phẩm từ động vật đất liền
Tuy nhiên, ngành thủy hải sản cũng đối mặt với nhiều thách thức như quá trình quá khai thác, biến đổi khí hậu, và ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức, suy kiệt nguồn lợi, Các nỗ lực để quản lý nguồn lợi và bảo vệ môi trường đang trở thành xu hướng quan trọng để đảm bảo sự bền vững cho ngành này
Trang 42 Thực trạng ngành thủy hải sản tại Việt Nam
Ngành thủy hải sản Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế đất nước với quy mô ngày càng mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo ragiá trị sản xuất lớn, có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD Giai đoạn2010-2020, cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên24,4% Sản lượng thủy sản tăng từ 5,1 triệu tấn lên 8,3 triệu tấn Sản phẩm thủy sản đượcxuất khẩu tới 158 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5,0 tỷ USDlên 8,5 tỷ USD, tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kimngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp Cơ cấu ngành thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo
h ớng tăng tỷ trọng nuôi trồng, sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.ƣ
Sự hiện diện của tàu cá và người dân trên các vùng biển, đảo góp phần quan trọng tronggiữ vững chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc Ngành thủy hải sản tạo việc làm chokhoảng 800 nghìn lao động trực tiếp trên biển, hàng triệu lao động dịch vụ, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thứcliên kết, hợp tác trong sản xuất, đời sống người dân và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần thủysản có những chuyển biến tích cực Với những nỗ lực vượt bậc của ngành, Việt Nam đãtrở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủđạo trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồngtham gia sản xuất thủy sản ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong xóa đóigiảm nghèo, an ninh dinh dưỡng và phát triển kinh tế Năm 2020, tốc độ tăng giá trị sảnxuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,14% so với năm 2019, tổng sản lượng đạt 8,3triệu tấn, tăng 2%, trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,2%,nuôi trồng đạt 4,5 triệu tấn, tăng 2,7% Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản ước tính đạt 8,5
tỷ USD
Tuy nhiên trong những năm trở lại đây tình trạng khai thác thủy hải sản bất hợp pháp vàkhai thác quá mức đã dẫn tới những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinhthái động vật hủy hải sản nước ta Hầu hết trữ lượng của các loài thủy sản hàng đầu,chiếm khoảng 30% tổng sản lượng khai thác thế giới đều đã được khai thác triệt để nênkhông thể khai thác thêm, trong khi một số loài khác vẫn ở trong tình trạng bị khai thácquá mức
Khai thác bất hợp pháp và các hoạt động liên quan là những thách thức mà các nước đangphải đối mặt trong việc đảm bảo phát triển nghề cá bền vững và tăng cường hệ sinh tháilành mạnh Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ mối quan ngại về quy mô và hệ quả củađánh cá bất hợp pháp Ở các nước đang phát triển, do khả năng về kỹ thuật còn hạn chếnên đang phải hứng chịu hậu quả về khai thác bất hợp pháp đã làm lu mờ những nỗ lựccủa họ trong quản lý nghề cá, dẫn đến hệ quả tiêu cực trong việc thúc đấy an ninh lươngthực, xóa đói giảm nghèo và sinh kế bên vững
Trang 5Hiện nay, một số nước đã triển khai các hoạt động quản lý khai thác hiệu quả, đạt đượcnhững tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ khai thác quá mức và phục hồi nguồn lợi thủysản và hệ sinh thái biển Tại Mỹ, 67% trữ lượng thủy sản hiện tại đã được khai thác bềnvững, trong khi chỉ có 17% bị khai thác quá mức Tại Newzealand, 69% trữ lượng thủysản được khai thác bền vững, trong khi tại Úc, trữ lượng thủy sản khai thác quá mức chỉchiếm 12%.
Một vài đặc điểm của ngành thủy hải sản tại Việt Nam hiện nay:
Thế mạnh của ngành thủy hải sản Việt Nam
Tài nguyên thủy sản dồi dào Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, vùng đặc quyềnkinh tế rộng 1 triệu km2, với nhiều hệ sinh thái thủy sản phong phú
Lực lượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm Ngành thủy hải sản Việt Nam có lựclượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm, với hơn 4 triệu lao động trực tiếp
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôitrồng thủy sản lớn, với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng lớn
Ở Việt Nam, ngành thủy hải sản được chia thành hai mảng chính là khai thác thủy sản vànuôi trồng thủy sản
Khai thác thủy sản: Năm 2022, sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam đạt 3,84 triệutấn, trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 3,73 triệu tấn và sản lượng khai thác nội địa đạt
110 nghìn tấn Các loài thủy sản khai thác chủ yếu là cá, tôm, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, Nuôi trồng thủy sản: Năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 4,56triệu tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng biển đạt 2,61 triệu tấn và sản lượng nuôi trồngnội địa đạt 1,95 triệu tấn Các loài thủy sản nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá tra, cá basa, cángừ, cá hồi,
Xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam
Xuất khẩu thủy hải sản là một trong những thế mạnh của ngành thủy hải sản Việt Nam.Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đạt 11 tỷ USD, tăng 4,5% sovới năm 2021 Các thị trường xuất khẩu thủy hải sản chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ,Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trang 6=> Tiềm năng phát triển của ngành thủy hải sản Việt Nam: Ngành thủy hải sản Việt Nam
có tiềm năng phát triển lớn trong thời gian tới, với các yếu tố thuận lợi như:
Tài nguyên thủy sản dồi dào
Lực lượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn
3 Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác
Trữ lượng trung bình các nhóm nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu gồm cá, tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc ở biển Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ước tính khoảng 4,36 triệu tấn, dao động trong khoảng 4,1-4,6 triệu tấn
Trong đó, nhóm cá nổi nhỏ là 2.650 ngàn tấn, dao động trong khoảng 2.222-3.077 ngàn tấn; nhóm hải sản tầng đáy là 683 ngàn tấn, dao động trong khoảng 528-834 ngàn tấn và nhóm cá nổi lớn là 1.031 ngàn tấn Trong đó, trữ lượng ở vùng khơi là 3,084 triệu tấn tấn, chiếm 68,6% tổng trữ lượng trong toàn vùng biển Trong giai đoạn 2016-2020, tổng trữ lượng nguồn lợi các nhóm cá, giáp xác và động vật chân đầu là 3,95 triệu tấn, bao gồm cá nổi nhỏ khoảng 2,45 triệu tấn (chiếm 62,1%), cá đáy khoảng 408 ngàn tấn (chiếm 10,3%),động vật chân đầu khoảng 88 ngàn tấn (chiếm 2,2%), giáp xác (gồm tôm và cua ghẹ) khoảng 58 ngàn tấn (chiếm 1,5%), cá nổi lớn khoảng 940 ngàn tấn (chiếm 23,8%) và khoảng 2,7 ngàn tấn nhóm ốc, nhuyễn thể (chiếm 0,1%)
Xét theo phân vùng quản lý khai thác tại Nghị Định 26/2019/NĐ-CP, trữ lượng ở vùng biển nước ta tập trung chính ở vùng biển khơi đạt khoảng 2,813 triệu tấn, chiếm 71,22%
Trang 7tổng trữ lượng trong toàn vùng biển Nhóm cá nổi nhỏ có trữ lượng lớn nhất với 1,513 triệu tấn, tiếp đó là nguồn lợi cá nổi lơn 940 nghìn tấn, cá đáy 2,65 nghìn tấn, động vật chân đầu 59 nghìn tấn và khoảng 1,7 nghìn tấn ở các nhòm nguồn lợi khác Vùng lộng có diện tích nhỏ, chuyển tiếp giữa vùng bờ và vùng khơi vì vậy trữ lượng nguồn lợi toàn vùng chỉ đạt 729 nghìn tấn, gồm: 599 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 93 nghìn tấn cá đáy, 37 nghìn tấn giáp xác, 20 nghìn tấn động vật chân đầu và khoảng 670 tấn ở các nhóm nguồn lợi khác Vùng bờ có tổng trữ lượng ước tính khoảng 407 nghìn tấn, trong đó cá nổi 28 338 nghìn tấn, 49 nghìn tấn cá đáy, 20,8 nghìn tấn giáp xác, 10 nghìn tấn động vật chân đầu và
360 tấn thuộc nhóm nguồn lợi khác
Xét theo vùng biển, trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ đạt 627 nghìn tấn, 864 nghìn tấn ở Trung Bộ, 940 nghìn tấn ở giữa biển Đông, 985 nghìn tấn ở Đông Nam Bộ, và
532 nghìn tấn ở Tây Nam Bộ Ở từng vùng biển, trữ lượng nguồn lợi được ước tính chi tiết riêng cho từng nhóm đối tượng (cá nổi nhỏ, cá đáy, động vật chân đầu, giáp xác, cá nổi lớn và nhóm khác) và ở từng phân vùng biển (bờ, lộng, khơi)
Điều tra nguồn lợi thuỷ sản ở biển Việt Nam được quan tâm đặc biệt trong giai đoạn 2011-2020 Kết quả và thông tin đánh giá tổng thể trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản đ ợc cập ƣnhật cả về tổng trữ lượng, thành phần, cấu trúc nguồn lợi và phân bố không gian Đây được xác định là nguồn dữ liệu quan trọng, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản nói riêng và quản lý nghề cá biển nước ta giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Trang 8Trữ lượng trung bình (nghìn tấn) các nhóm nguồn lợi chính giai đoạn 2016-2020(nguồn:
tổng cục thống kê)
II CÁC CÔNG CỤ TRONG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN
1 Hiện trạng về quản lý khai thác
Trong chiến lược phát triển tổng thể ngành thủy sản Việt Nam, nghề khai thác và nuôitrồng thủy sản hướng đến xuất khẩu Thời gian qua, ngành thủy sản đã tích cực đẩy mạnhcác tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuấtnguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Đầu tư pháttriển thủy sản tương đối toàn diện, giá trị sản lượng tăng liên tục trong 26 năm qua Sốliệu cho thấy sản lượng thủy sản nước tôi tăng hơn 6 lần trong giai đoạn 1995 - 2020, từ1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhưngsản lượng thủy sản cả nước vẫn tăng gần 4% so với năm 2020, đạt 8,73 triệu tấn Xét về
cơ cấu, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 44,5% và sản lượng nuôi trồng chiếm 55,5%tổng sản lượng thủy sản
Trang 9Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định về nghề cá như: hỗ trợ tín dụng đóng tàu đánh bắt xa
bờ, hỗ trợ chi phí nhiên liệu, hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ lập kế hoạch giảm tổn thất sau thuhoạch, khắc phục rủi ro, thiên tai, hỗ trợ trang thiết bị thông tin, giám sát hoạt động tàu
cá trên biển, và tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng Xây dựng đội tàu đánh bắt xa
bờ và đặt nền móng cho sự gia tăng nhanh chóng sản lượng
Đặc biệt, nhà nước luôn tập trung kinh phí đầu tư công cho việc hiện đại hóa và phát triểnđồng bộ cơ sở hạ tầng như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, âu thuyền, trungtâm, dịch vụ hậu cần nghề cá… Ngoài ra, chính sách còn nhằm khuyến khích tiếp thu vàứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình khai thác khoáng sản Nhànước cũng đào tạo lao động có trình độ cao, chất lượng cao ở các trình độ cao đẳng, trungcấp kỹ thuật, cao đẳng nghề để phục vụ phát triển thủy sản
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năngphát triển nuôi trồng thủy sản Bờ biển dài hơn 3.260 km, với 112 cửa sông, lạch, có tiềmnăng nuôi trồng thủy sản nước lợ phong phú Ngoài ra, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằmrải rác ven biển, là khu vực có thể nuôi trồng thủy sản quanh năm Vùng biển có hơn3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư sinh sống như Vân Đồn, Cát Bà,Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quốc có nhiều vịnh, vũng, khe nứt, dòng hải lưu Đây là ngưtrường thuận lợi cho nghề cá, đồng thời là nơi có điều kiện tự nhiên đặc thù để phát triểnnuôi trồng hải sản và xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá Ngoài điều kiện tự nhiên là đạidương, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt của 2.860 con sông lớn nhỏ vàhàng triệu ha đất ngập nước, ao đầm, trũng và rừng ngập mặn, đặc biệt là sông Hồng vàsông Cửu Long trên lưu vực
Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản pháttriển đã tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Trong giai đoạn 1997
- 2020, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 11 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là10%, từ 758 triệu USD năm 1997 lên 8,5 tỷ USD năm 2020 Năm 2021, mặc dù chịu ảnhhưởng của làn sóng Covid-19, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt tổng trị giáhơn 8,88 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam luôn nằmtrong top 3 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và NaUy
Đến hết năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 150 thị trường trên thế giới.Trong đó, 6 thị trường lớn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, HànQuốc và ASEAN chiếm gần 80% giá trị xuất khẩu và nhu cầu đối với từng mặt hàng ởmỗi thị trường gần như khác nhau
Trang 102 Các công cụ khai thác quản lý
Trong quản lý và khai thác nguồn tài nguyên thuỷ sản, có nhiều công cụ và phươngpháp được sử dụng để đảm bảo bền vững và hiệu quả Dưới đây là các công cụ vàphương pháp nhằm khai thác quản lý nguồn hải sản:
Hệ thống quản lý nguồn lợi: Hệ thống này giúp quản lý nguồn lợi thuỷ sản
bằng cách theo dõi, đánh giá và định hình sự sử dụng tài nguyên
Quy định và luật pháp: Các quy định và luật pháp về nguồn lợi thuỷ sản
giúp đảm bảo việc khai thác được thực hiện một cách bền vững và tuân thủcác nguyên tắc quốc tế
Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin, như hệ thống GPS, hệ thống
radar và cảm biến, giúp theo dõi và đánh giá nguồn lợi thuỷ sản một cáchchính xác
Công cụ đánh giá dự trữ: Các mô hình toán học và phân tích thống kê
giúp ước lượng dự trữ, đánh giá tình trạng nguồn lợi và dự báo sự biến độngcủa nguồn lợi
Công cụ kỹ thuật: Bao gồm các mạng lưới lưới đánh cá, thiết bị khai thác
như tàu cá, và các thiết bị đánh bắt thuỷ sản khác, đảm bảo việc khai thácdiễn ra một cách hiệu quả và ít gây hại đến môi trường
Các chương trình giám sát và theo dõi ( MCS): Các chương trình này
giúp quan sát, giám sát và đánh giá tình trạng và xu hướng của nguồn lợithuỷ sản
Hợp tác và cộng đồng: Việc hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức và cộng
đồng ngư dân cũng là một công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu quản lýbền vững
Quản lý đánh bắt cho các cộng đồng nghề cá ở địa phương sinh sống dọc đường bờ biển các tỉnh: Nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi trong việc duy
trì sinh kế và bền vững môi trường
Công cụ tài chính và kinh tế: Để hỗ trợ các chính sách và biện pháp quản
lý, việc sử dụng các công cụ tài chính như thuế, phí, hỗ trợ tài chính cũngđược áp dụng
3 Các chiến lược quản lý khai thác
Mặc dù có sự khác nhau về mặt quản lý, nguồn lợi hải sản, các điều kiện kinh tế xã hội,nhưng các nước trong khu vực đều phải đối mặt với những vấn đề bức xúc như nhautrong quá trình phát triển nghề cá của mình Để phát triển bền vững và quản lý tốt , các
Trang 11nước trong khu vực đã để ra các biện pháp quản lý và đã rất thành công trong quản lýnghề cá ven bờ Các biện pháp quản lý khai thác chủ yếu là:
- Ban hành luật nghề cá: Đây là cơ sở pháp lý để có quản lý nghề cá hữu hiệu.Nhật Bản đưa ra luật nghề cá Meifi vào năm 1901 và sửa lại anwm 1910 và năm
1949, Luật nghề cá hiện từ năm 1949, đã cụ thể hóa bộ luật Meifi, đến nay NhậtBản có 19 Luật liên quan đén nghề cá Trung Quốc ban hành Luật nghề cá năm
1986 Thái Lan 1947 và bổ sung năm 1953 Philipin 1975
- Chương trình cấp giấy phép đánh cá: Để bảo vệ nguồn lợi cá biển và đạt được
sự cân bằng tối ưu giữa năng lực khai thác và nguồn lợi, các nước đã ban hành cácqui định về hạn mức tổng công xuất máy tàu cho phép hoạt động ở mỗi vùng biển.Cấm ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại, qui định mùa cấm, vùng cấm, kíchthước cá cho phép đánh bắt, kích thước mắt lưới và giới hạn tỉ lệ cá tạp, bảo vệmôi trường Qui định vùng cấm hoàn toàn sự hoạt động cuả nghề lưới kéo
- Phân chia ngư trường: Hầu hết các nước Đông Nam Á và Đông Á đã thực hiệnphân chia ngư trường theo tuyến Mỗi vùng sẽ quy định cỡ tàu và nghề được phéphoạt động Quy định vùng biển cấm nghề lưới kéo hoạt động (thường là các vùngbiển ven bờ)
- Quản lí nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng: Thấy rõ tầm quan trọng và sự phứctạp của quản lý nghề cá ven bờ, nếu chỉ dựa vào số cán bộ ít ỏi của các cơ quanquản lý nghề cá cấp tỉnh sẽ không thể quản lý, bảo vệ nguồn lợi ven bờ và duy trìđược sự phát triển bền vững của ngành khai thác cá biển
- An ninh sinh học, các biện pháp thú y, quản lý chất thải và theo dõi môi trường: Để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của các mầm
bệnh, chất độc hại hoặc các yếu tố gây hại khác trong môi trường
III ÁP DỤNG “CÔNG CỤ KINH TẾ” TRONG QUẢN LÝ – KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN
1.Khái niệm công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là chúng tạo ra sự thay đổi hoặc ảnh hưởng đến hành vi thông qua tác động của chúng đến các tín hiệu thị trường Công cụ kinh tế là một phương tiện để xem xét "chi phí bên ngoài", tức là chi phí cho công chúng phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi hoặc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ khác nhau, để truyền tải các tín hiệu thị trường chính xác hơn Những "chi phí bên ngoài" đó có thể bao gồm sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động xã hội
Trang 122 Các cách thiết kế công cụ kinh tế.
- Tăng giá hàng hóa và dịch vụ gây tổn hại đến sức khỏe và môi trường, cũng như tăng lợinhuận tài chính trong trường hợp các phương pháp tiếp cận bền vững hơn thúc đẩy các
mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường hơn
- Giảm chi phí tuân thủ bằng cách cung cấp sự linh hoạt cho người gây ô nhiễm hoặc người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để lựa chọn các biện pháp hiệu quả nhất về chi phí
và môi trường Khuyến khích đầu tư vào đổi mới và cải tiến công nghệ môi trường để tạo
ra lợi ích cả về môi trường và tài chính
- Phân bổ quyền tài sản và trách nhiệm của các công ty, nhóm hoặc cá nhân theo cách thức để họ có cả động lực và sức mạnh để hành động theo cách có trách nhiệm hơn với môi trường Tăng thu nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường và sức khỏe thông qua chính sách thuế
- Các công cụ kinh tế trái ngược với các phương pháp tiếp cận chính sách "chỉ huy và kiểm soát" nhằm xác định các mục tiêu giảm ô nhiễm và xác định các công nghệ kiểm soát được phép thông qua luật hoặc quy định Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách chỉ huy
và kiểm soát và các công cụ kinh tế thường hoạt động song song với nhau Chính phủ có thể đặt ra các giới hạn về mức độ ô nhiễm cho phép đối với một khu vực hoặc một quốc gia để đáp ứng một mục tiêu nhất định về sức khỏe hoặc môi trường Sau đó, các phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường như giấy phép có thể giao dịch được có thể được
sử dụng để phân bổ lượng phát thải cho phép một cách hiệu quả Giảm thuế hoặc các khuyến khích tài chính khác có thể được cung cấp cho các nhóm, cá nhân hoặc ngành đầu
tư vào công nghệ sạch hơn
VÍ DỤ:
Khí thải xe cộ ở Ấn Độ: Một nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô ở Ấn Độ đã phát triển các lựa chọn chính sách để giảm lượng khí thải xe cộ Một trong những giải pháp được xem xét là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với môi trường để khuyến khích sản xuất các phương tiện sạch hơn Mức thuế đánh vào sẽ khác nhau tùy theo mức độ phát thải ô nhiễm do các phương tiện được sản xuất Do đó, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ thu hồi từ các nhà sản xuất xe chi phí mà sản phẩm của họ phải chịu đối với sức khỏe và môi trường Công cụ kinh tế này đã được bổ sung bởi các quy định yêu cầu các phương tiện hiện có phải trải qua các chương trình kiểm tra và bảo dưỡng để giảm lượng khí thải
3 Thuế và công cụ kinh tế khác
- Một số công cụ kinh tế, đặc biệt là thuế quan, cũng như phí ô nhiễm và phí giảm thiểu, cũng có mục đích nâng cao doanh thu, có thể được hoàn trả cho doanh thu tài khóa quốc gia, do nhà cung cấp dịch vụ giữ lại hoặc được dành cho các mục đích cụ thể như chi tiêu cho môi trường Một biểu thuế hoặc phí được thiết kế tốt có thể phục vụ đồng thời các mục đích khuyến khích tài chính và kinh tế; tuy nhiên, những động cơ này có thể mâu
Trang 13thuẫn với nhau, ví dụ: khi phí ô nhiễm loại bỏ ô nhiễm thành công và do đó phá hủy cơ sởdoanh thu của nó
- thuế hay còn gọi là công cụ kinh tế (thuế sử dụng đất, thuế khai thác khoáng sản, thuế khai thác tài nguyên nước) thuế hay còn gọi là công cụ kinh tế (thuế sử dụng đất, thuế khai thác khoáng sản, thuế khai thác tài nguyên nước)
4 Áp dụng công cụ kinh tế ( khai thác thuế và hạn ngạch) để khai thác hiệu quả tài nguyên
a Áp dụng hạn ngạch:
Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:
Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và sản lượng cho phép khai thác theo loài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấyphép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý
Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài
b.Thuế khai thác thủy hải sản
- Căn cứ Mục II Thông tư 30-BTC/TCT quy định về “Chính sách thu và căn cứ tính thuế”thì các loại thuế được áp dụng đối với hoạt động khai thác thủy sản, gồm: Thuế tài nguyên(là trả tiền khai thác tài nguyên của Nhà nước, được hạch toán vào chi phí khai thác của
cơ sở), thuế doanh thu tính trên doanh thu bán thủy sản khai thác, thuế lợi tức thu vào tổ chức, cá nhân, có lợi tức kinh doanh khai thác thủy sản Ngoài ra, tùy thuộc vào thành phần kinh tế mà các cơ sở khai thác thủy sản còn phải thực hiện các chính sách thu và thuế hiện hành như: Các cơ sở khai thác thuộc kinh tế ngoài quốc doanh phải nộp thuế