thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại trung tâm y tế nam đàn năm 2023

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại trung tâm y tế nam đàn năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

người bệnh có chỉ định khi chưa có những tổn thương tiền ung thư sẽ góp phần làmgiảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị và đặc biệ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH trường đại học, các thầy côgiáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TTND PGS.TS người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệpnày.

-Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các bác sỹ và điều dưỡng tại cáckhoa lâm sàng, Phòng khám bệnh - Trung tâm Y tế Nam Đàn đã quan tâm giúp đỡtạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất.Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mongđược sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đềđược hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định,ngày 28tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bàibáo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứmột công trình nào khác.

Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướngdẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN……….i

LỜI CAM ĐOAN……….…….ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……….………….…… iii

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 15

2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn 15

2.2 Thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Trungtâm Y tế huyện Nam Đàn 16

Chương 3: BÀN LUẬN 32

KẾT LUẬN 32KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Helicobacter pyloriNgười bệnh

Bảo hiểm Y tế

Viêm loét dạ dày tá tràng

Trung học phổ thôngNhân viên y tế

Công nhân viên chứcHọc sinh,sinh viênCao đẳng Đại học

Thuốc chống viêm không steroidThuốc ức chế bơm proton

Trang 5

Bảng 3.5 Phân bố về tham gia BHYT. 23

Bảng 3.6: Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. 24

Bảng 3.7: Lý do phát hiện bệnh. 24

Bảng 3.8: Kiến thức về bệnh của đối tượng nghiên cứu. 25

Bảng 3.9: Kiến thức về thuốc của đối tượng nghiên cứu. 26

Bảng 3.10 Tuân thủ dùng thuốc trong quá trình điều trị. 27

Bảng 3.11 Lý do không tuân thủ thuốc 27

Bảng 3.12 Người bệnh tái khám định kỳ 28

Bảng 3.13: Lý do không đi khám định kỳ. 28

Bảng 3.14: Thái độ của người bệnh về hiệu quả điều trị thuốc. 29

Bảng 3.15: Thái độ của người bệnh về việc duy trì sử dụng thuốc theo đơn của Bácsỹ. 30

Bảng 3.16: Mối liên hệ giữa kiến thức thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc. 30

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng 3

Hình1.2: Hình ảnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori 6

Hình 1.3: Hình ảnh biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng do H.pylori 10

Hình 1.4 Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán dựa vào nội soi tiêuhóa 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1: Phân bố về độ tuổi. 21

Biểu đồ 3.2: Phân bố về nghề nghiệp 22

Biểu đồ 3.3: Phân bố về trình độ học vấn. 23

Biểu đồ 3.4: Lý do phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu 25

Biểu đồ 3.5: Tuân thủ dùng thuốc trong quá trình điều trị 27

Biểu đồ 3.6: Lý do không tuân thủ dùng thuốc 28

Biểu đồ 3.7: Lý do người bệnh không đi khám định kỳ 29

Biểu đồ 3.8: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và sự tuân thủ thuốc 31

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và có nhiều biếnchứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và nguy hiểm hơn là ungthư dạ dày Nhiễm Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân thường gặpnhất gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng Việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng doHelicobacter pylori bao gồm các mục tiêu tiệt trừ Helicobacter pylori, làm lành vếtloét, ngăn ngừa tái phát và giảm biến chứng do loét Để đạt được những mục tiêu nàyđòi hỏi nhiều yếu tố lựa chọn phác đồ, tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Helicobacterpylori, thời gian điều trị, tuân thủ dùng thuốc của người bệnh và sự đa hình gen của vikhuẩn Trong những yếu tố này, tuân thủ dùng thuốc của người bệnh là vấn đề ngàycàng được quan tâm nhiều Tuân thủ dùng thuốc đã được chứng minh là làm tăngđáng kể tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori Nghiên cứu của Kim (2016) cho thấy tỷ lệtiệt trừ Helicobacter pylori thành công ở nhóm người bệnh tuân thủ tốt cao hơn 21%so với nhóm người bệnh tuân thủ kém Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu về tuânthủ dùng thuốc trên người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori ởViệt Nam còn hạn chế Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thếgiới cũng như Việt Nam Sự phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩnHelicobacter pylori đã đưa đến một phương thức điều trị mới đó là phải sử dụngkháng sinh kết hợp Viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tínhchiếm tỷ lệ 20-30% dân số ở các nước công nghiệp và 70-90% ở các nước đang pháttriển Ở Pháp tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori chiếm 53% số người đến khám bệnh vàđược nội soi tiêu hóa Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori đang giảm ở vùng Châu Á -Thái Bình Dương, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm còn cao Ở Việt Nam chưa có theodõi trên cộng đồng lớn, chưa có theo dõi dọc, chủ yếu số liệu thống kê dựa trên nhữngnghiên cứu rải rác trong các cộng đồng nhỏ.

Viêm loét dạ dày tá tràng là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày.Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bàomòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ratình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu Nếu người bệnh không đượcphát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tửvong do mất máu Viêm loét dạ dày tá tràng gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người già vàchiếm 60% trong tổng số các trường hợp.

Helicobacter Pylori là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớpnhầy niêm mạc dạ dày người Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid củaniêm mạc Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng tiến triển thànhloét hoặc ung thư dạ dày Việc chẩn đoán và điều trị sớm cho

Trang 8

người bệnh có chỉ định khi chưa có những tổn thương tiền ung thư sẽ góp phần làmgiảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị và đặc biệt là Viêm loét dạdày tá tràng do Helicobacter pylori dương tính có thể dẫn đến biến chứng khônglường trước Một trong các yếu tố được coi là tiền ung thư khi viêm loét dạ dày tátràng có dị sản và loạn sản ruột Hiện nay viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacterpylori dương tính được điều trị nội khoa là chính Xu hướng chung là loại trừ nguyênnhân gây bệnh, diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, bình thường hóa chức năng của dạdày, nâng cao khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng cường qúa trình tái tạoniêm mạc dạ dày.Vì thế nghiên cứu sự tuân thủ điều trị của người bệnh viêm loét dạdày tá tràng là rất quan trọng.

Tại trung tâm Y tế Nam Đàn, mỗi năm có khoảng 200 – 300 người bệnh cóchẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với Helicobacter Pilorykhi đến nộisoi tại phòng nội soi tiêu hóa Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, chưa có mộtnghiên cứu nào về mức độ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh viêm dạ dày tá

tràng tại Trung tâm Y tế Nam Đàn Vì vậy, Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “

Thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm

Y tế Nam Đàn năm 2023” với các mục tiêu:

1 Mô tả được thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế Nam Đàn năm 2023.

2 Đề xuất giải pháp tăng cường sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh loét dạ dàytá tràng tại Trung tâm Y tế Nam Đàn

Trang 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

Khái niệm về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do một số bệnh lý gây ra.Loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng là sự xuất hiện của các vết viêm loét trên niêm mạc hiệndiện bên trong của dạ dày hoặc tá tràng do sự ăn mòn của acid dạ dày Các vết loétthường có đường kính từ 3mm đến vài cm.

Hình 1.1 Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trang 10

Đặc điểm hình thái, khả năng gây bệnh của Helicobacter pylori trên người, chỉcó 2 chủng Helicobacter là HP và H heilmannii có khả năng cư trú trong dạ dàyngười và dẫn tới bệnh tại dạ dày- tá tràng Về hình thái, HP có dạng mỏng mảnh, congxoắn hoặc hình chữ S, bắt màu Gram âm, dài 1,5-5 µm, dày 0,3-1 µm, có 4-7 lông cóvỏ bọc mọc ra từ một đầu Hình thái điển hình của HP chỉ gặp khi soi tươi hoặcnhuộm mô bệnh học các mẫu sinh thiết Trong môi trường nuôi cấy, HP có hình tháidài hơn và độ xoắn thấp hơn Dựa vào đặc điểm hình thái, HP có thể được phát hiệndựa trên phương pháp nhuộm Gram hoặc soi dưới kính hiển vi đối quang phân kỳ.Helicobacter pylori là vi khuẩn sống trong môi trường dạ dày người với nồng độ axitHCl rất cao HP có những đặc điểm mang tính thích nghi với điều kiện sống: Hệenzyme urease của HP được sử dụng để chuyển urea thành 2 chất có đặc tính kiềm làAmmoniac và Bicarbonate, tạo ra đám mây kiềm bao quanh nó Cấu trúc tế bào hìnhxoắn và bộ lông roi có năng lượng cao cho phép HP có khả năng di chuyển nhanh vàthoát khỏi môi trường có độ toan cao của dịch vị Vi khuẩn này chỉ có mặt ở tá tràngnếu có sự loại sản dạ dày tại đó và bám vào các tiểu đảo tế bào dạng dạ dày ở tá tràng.HP có khả năng bám vào mô đích để gây bệnh là nhờ các chất dính đặc hiệu với môấy, ví dụ như N-acetyl-neureminyl-lactose giúp HP bám vào hồng cầu.

Nhiễm HP tại dạ dày gây nên đáp ứng miễn dịch mạnh của cơ thể vật chủ Cácyếu tố gây miễn dịch của vi khuẩn vẫn chưa được làm rõ Hiện nay, chỉ có một sốthành phần mang tính kháng nguyên 5 của HP được xác định, ví dụ như CagA Nhờcó hệ enzyme phong phú như catalase, superoxyd dismutase và urease để phá hủy conđường diệt khuẩn của đại thực bào Bên cạnh đó, các đáp ứng miễn dịch của vật chủđồng thời cũng gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori trên thế giới và Việt Nam: Tỷ lệ nhiễm HPở các nước đang phát triển cao hơn hẳn các nước phát triển Trẻ em bị nhiễm từ rất sớm,tỷ lệ nhiễm ở trẻ 5 tuổi là 5% và có thể tăng lên đến 70-90% ở người trưởng thành Tuynhiên, tỷ lệ nhiễm không giống nhau giữa các nước Nhìn chung tỷ lệ nhiễm mới ở trẻ emnằm trong khoảng 1-5%/năm nhưng có thể lên đến hơn 20%/năm đối với các nước đangphát triển có tỷ suất nhiễm mới cao Hiện tượng tái nhiễm sau khi điều trị tiệt trừ HP thấpở các nước phát triển và cao ở các nước đang phát triển Tỷ lệ này lên đến 25% ở ViệtNam, tức là có đến 1/4 số trẻ em được điều trị tiệt trừ thành công sẽ bị nhiễm lại Tại cácnước phát triển tỷ lệ này chỉ khoảng 1%/người/năm, tỷ lệ tự khỏi cũng tương đương(1,8% ở trẻ em và 1,5% ở người lớn) nhưng tỷ lệ mắc tích lũy vẫn tăng dần chứng tỏ tỷ lệtái nhiễm thay đổi và rất thường xuyên Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm khácao và khác nhau ở những địa bàn khác nhau Tỷ lệ nhiễm HP trong nghiên cứu củaNguyễn Văn Bàng và cộng sự (2004) trên 824 trẻ 6 tháng đến 15 tuổi, không có các triệuchứng của bệnh đường tiêu hoá nằm điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch

Trang 11

Mai là 34% Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà (2005) trên trẻ 6-18 tuổicho thấy tỷ lệ nhiễm là 37,6%.

Cơ chế lây truyền và các yếu tố liên quan:

Lây truyền từ người sang người, lây truyền qua đường dạ dày - miệng là rấtphổ biến, đặc biệt là trong thời thơ ấu, cộng thêm với thực hành vệ sinh kém trongăn uống, bú, mớm và chất nôn đóng vai trò như là phương tiện vận chuyển vikhuẩn gây lây truyền bệnh Lây truyền miệng - miệng có thể do lây nhiễm HP ởmảng bám răng và ở cả nước bọt của người bệnh nhiễm HP Trong điều kiện vệsinh kém, HP có thể lây nhiễm theo đường phân - miệng Lây truyền từ mẹ sangcon qua sữa mẹ là do sự có mặt của vi khuẩn HP trong sữa có thể do nhiễm vikhuẩn từ núm vú hoặc ngón tay.

Ổ chứa ngoài cơ thể và vai trò của các yếu tố môi trường trong lây truyềnHelicobacter pylori Khi nước có chứa HP thì thực phẩm cũng có thể bị nhiễm trongquá trình xử lý, đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh kém HP có thể tồn tại trong sữamột thời gian ngắn Bên cạnh đó, cũng có những bằng chứng về mối liên quan giữathực phẩm và nguy cơ nhiễm HP, ví dụ những người ăn rau sống có nguy cơ bị nhiễmHP cao hơn Với giả thuyết HP có ở trong phân thì ruồi có thể đóng vai trò vậnchuyển HP từ phân vào thức ăn Tỷ lệ nhiễm HP rất cao ở các nước đang phát triển,nơi nhà tiêu không hợp vệ sinh là phổ biến, trong khi ở các nước phát triển có rất ítnhà tiêu không hợp vệ sinh thì tỷ lệ này thấp hơn.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori:

Yếu tố sinh học tuổi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độnhiễm HP trong hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học Trẻ em được coi là đối tượng dễ bịnhiễm HP Tuy nhiên độ tuổi tăng tỷ lệ nhiễm cao nhất là trong khoảng từ 2-6 tuổi, tùytheo từng điều kiện khu vực, từng nghiên cứu khác nhau Giới tính cũng được đề cập nhưmột yếu tố có liên quan đến nguy cơ nhiễm HP Cho đến nay vai trò của nhóm máu vớinguy cơ lây nhiễm vẫn còn nhiều tranh cãi Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung phân tíchmối liên quan giữa các kháng nguyên nhóm máu ABO với nhiễm HP và một số tác giảthấy có sự liên quan giữa nhóm máu O với sự tăng nhiễm Yếu tố kinh tế - xã hội tỷ lệnhiễm HP ở các nước phát triển thấp hơn nhiều so với các nước đang hoặc kém pháttriển Ngay trong một quốc gia, hầu hết các kết luận đưa ra cho rằng thu nhập gia đìnhliên quan đến nguy cơ nhiễm HP theo xu hướng thu nhập gia đình càng thấp thì nguy cơnhiễm HP càng cao Có thể lập luận rằng, ở các nước nghèo, thu nhập thấp có thể ảnhhưởng trực tiếp đến các điều kiện sinh sống, vệ sinh, hành vi nên có ảnh hưởng nhiều hơnso với các nước phát triển khi mà dù có thu nhập thấp (trong bối cảnh nước đó) cũngkhông ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sống như vệ sinh, ăn uống… nên ảnh hưởng sẽgiảm đi hoặc không còn rõ ràng Ngoài ra, học vấn và yếu tố nghề nghiệp cũng

Trang 12

liên quan với nguy cơ nhiễm HP, xu hướng trình độ giáo dục càng thấp thì nguy cơnhiễm HP càng cao.

Điều kiện sống phương thức lây truyền liên quan đến điều kiện sống đôngđúc đã được xem xét qua các yếu tố như quy mô hộ gia đình, số người/diện tíchnhà ở, ngủ chung giường thời thơ ấu…

Bệnh lý do Helicobacter pylori Warren và Marshall đã chứng minh HP có liênquan đến viêm dạ dày mạn tính HP cư trú chủ yếu là ở vùng hang vị và thân vị của dạdày làm gia tăng sự xâm nhập của các bạch cầu đa nhân, đơn nhân dẫn đến quá trìnhviêm và loét Nhiễm HP là nguyên nhân chủ yếu của loét dạ dày ở người lớn NhiễmHP dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày, quá trình này nếu không được điều trị sẽ diễn biếnngày càng nặng HP đã được chứng minh có liên quan đến ung thư dạ dày và ulympho niêm mạc dạ dày, tuy nhiên cơ chế HP gây ung thư vẫn chưa được tìm hiểurõ Đau bụng tái diễn được định nghĩa là có ít nhất 3 cơn đau đủ để gây ảnh hưởngđến những hoạt động hàng ngày và kéo dài trong thời gian ít nhất 3 tháng Vai trò củaHP trong đau bụng kéo dài hiện vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Mặc dù đã có nhiềunghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên sự liên quan giữa nhiễm HP và bệnh lý tràongược dạ dày thực quản ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng Khi nhiễm HP, ngoài những triệuchứng ở đường tiêu hoá còn xuất hiện các triệu chứng ngoài đường tiêu hoá như thiếumáu do thiếu sắt, giảm tiểu cầu và suy dinh dưỡng.

Hình1.2: Hình ảnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori(Nguồn https://images.app.goo.gl/tFavp7QsdneuDQNp6)

- Loét dạ dày tá tràng do NSAIDs

Trang 13

NSAIDs là các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroid.Đây là các thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay Tuy nhiên, thuốc cũng có thểgây ra nhiều tác dụng không mong muốn, mà phổ biến trong số đó là tác dụng trênđường tiêu hóa Khoảng 25% người dùng NSAIDs sẽ bị loét dạ dày – tá tràng, đây làmột con số không hề nhỏ Aspirin là một NSAID trước đây được sử dụng chủ yếu đểhạ sốt, giảm đau và chống viêm với liều cao, tuy nhiên hiện nay nó được sử dụng phổbiến với liều thấp (75 -100 mg) trong dự phòng các biến cố tim mạch do tác dụngchống kết tập tiểu cầu Với liều thấp Aspirin này, nguy cơ loét dạ dày – tá tràng đãgiảm đi đáng kể, nhưng không phải là không có Một số người dùng NSAIDs khôngbị loét thì lại bị tổn thương tại chỗ với mức độ nhẹ hơn, được gọi là bào mòn niêmmạc, hay còn gọi là bệnh dạ dày NSAIDs Những bào mòn nhỏ này thường nằm ởhang vị, nhưng đôi lúc cũng có thể quan sát được nó ở phần thân dạ dày.

NSAIDs là tổn thương niêm mạc dạ dày theo nhiều cơ chế Một cơ chế dễ pháthiện thấy, đó là sự kích ứng niêm mạc dạ dày tại chỗ Bản thân các NSAIDs hầu hết làcác acid hữu cơ yếu, khi uống, chúng dễ bị lắng đọng tại vùng trũng của dạ dày, rã ratại đó, tạo ra môi trường acid tại vùng đó gây kích ứng niêm mạc Đó là lý do tại saohiện nay chúng ta có thể thấy một số chế phẩm NSAIDs được giới thiệu là bảo vệ dạdày bằng cách sử dụng dạng bào chế kháng acid dịch vị, viên thuốc chỉ tan trong ruộtchứ không tan trong dạ dày Tuy nhiên, hiệu quả giảm thiểu nguy cơ loét dạ dày - tátràng không được bao nhiêu, vì thực ra NSAIDs còn có cơ chế gây loét khác, còn cơchế kích ứng niêm mạc tại chỗ chỉ là một cơ chế phụ mà thôi Người sử dụng có thểgiảm thiểu nguy cơ kích ứng niêm mạc tại chỗ của NSAIDs đơn giản bằng cách,nghiền nhỏ viên thuốc ra, phân tán đều trong nước (tạo thành hỗn dịch) rồi uống.Bằng cách này, thuốc NSAIDs sẽ khó lắng đọng tại một vị trí hơn Tuy nhiên, lưu ý làkhông áp dụng cách này cho dạng bào chế đặc biệt như đã nêu ở trên.

Viêm loét dạ dày tá tràng do các yếu tố khác

+Stress: Stress kéo dài (thường là do công việc) làm tăng sản sinh cácglucocorticoids nội sinh ở vỏ thượng thận Các glucocorticoids nội sinh này có tácdụng ức chế hoạt hóa lipocortin, ức chế phospholipase A2, điều này làm giảm tổnghợp prostaglandin nội sinh, từ đó làm giảm bài tiết bicarbonate và bài tiết nhầy, đồngthời cũng làm giảm tưới máu đến niêm mạc dạ dày (các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạdày) Tuy nhiên cơ chế đầy đủ chưa được chứng minh rõ ràng.

+Các thuốc khác: Chúng ta sẽ lấy ví dụ điển hình ở đây là các corticoids ngoại sinh.Chúng thường có tác dụng chống viêm mạnh hơn các corticoids nội sinh Tuy nhiên, dữliệu lâm sàng lại cho thấy sử dụng thuốc corticoids đơn độc ít khi gây loét dạ dày – tátràng Nhưng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng sẽ tăng nhanh,

Trang 14

cụ thể là khoảng 4 lần, nếu sử dụng phối hợp các corticoids ngoại sinh này với NSAIDs.

+ Nhiễm trùng virus: Một số virus có cho thấy làm tăng nguy cơ cơ loét dạdày – tá tràng như virus CMV (Cytomegalovirus), HSV (Herpes SimplexVirus).

+ Đồ uống có cồn: Những đồ uống có cồn như rượu, bia làm giảm tiết chất nhầy và bicarbonate bảo vệ dạ dày, đồng thời làm tăng tiết acid dịch vị.

- Các yếu tố nguy cơ khác gây loét dạ dày-tá tràng

+Thuốc lá: Những người nghiện thuốc lá lâu năm có nguy cơ loét dạ dày – tá tràngcao hơn người không hút thuốc do chất nicotin trong khói thuốc lá kích thích vỏ thượngthận bài tiết các corticoids nội sinh, gây ra các tác dụng bất lợi với dạ dày như giảm tiếtchất nhầy và bicarbonate, giảm tưới máu đến niêm mạc dạ dày.

+ Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình cũng rất quan trọng, không phải vì bệnhloét dạ dày – tá tràng có yếu tố di truyền hay không (điều này chưa được xácnhận), mà là bởi những người trong cùng một gia đình thì thường có chế độ ănuống, cách thức sinh hoạt tương tự nhau H.pylori là một vi khuẩn có thể lây quađường tiêu hóa và chế độ ăn uống Do đó nếu một người trong gia đình bị nhiễmtrùng H.pylori thì rất có thể những thành viên còn lại trong gia đình cũng bị nhiễmH.pylori.

+ Nhóm máu O: Thống kê cũng cho thấy những người có nhóm máu O thìthường có nguy cơ loét dạ dày – tá tràng cao hơn những người có nhóm máu khác(điều này có thể là do những người có nhóm máu O mang kháng nguyên Lewis cóái tính đặc biệt với vi khuẩn H.pylori).

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét dạ dày - tá tràng có thể khác nhau,tùy thuộc vào vị trí của vết loét và tuổi tác của người bệnh Loét dạ dày thường đaukhi no khi này cơ trơn dạ dày tăng co bóp gây đau, loét tá tràng thì ngược lại, đaukhi đói cách xa bữa ăn do khi đó dạ dày co bóp tống thức ăn cùng acid dịch vịxuống tá tràng Đây chính là dấu hiệu lâm sàng để nhận biết và chẩn đoán phânbiệt loét dạ dày với loét tá tràng Ngoài ra, người bệnh bị loét tá tràng cũng rất haybị đau về đêm.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

- Đau vùng thượng vị: Thượng vị chính là vị trí giải phẫu của dạ dày Đau cótính chất âm ỉ và nóng rát, hoặc đau quặn Ban đầu người bệnh có đau theo chu kỳ,nhưng càng về sau tính chất chu kỳ của cơn đau càng mất dần.

- Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, đặc biệt ở những người bệnh có hẹp môn vị.- Buồn nôn và nôn.

- Nôn ra máu và đi ngoài phân đen và/hoặc đỏ.

Trang 15

- Hai triệu chứng cuối xảy ra là chứng tỏ đã có biến chứng xuất huyết tiêu hóa Nônra máu thường có lẫn với thức ăn hoặc dịch vị phân biệt với ho ra máu thường có bọt.Nếu máu không bị nôn ra thì theo đường tiêu hóa, nó sẽ đi xuống ruột non, rồi tới ruộtgià, bị lên men tại đó và cuối cùng chuyển thành màu đen, làm cho phân có màu đen vàthối khắm như mùi cóc chết Nếu phân có máu đỏ, chứng tỏ vị trí xuất huyết rất gần hậumôn Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có những triệu chứng của thiếu máu.Thiếu máu là cấp tính hay mạn tính, điều này còn phụ thuộc vào lượng máu mất đi nhiềutrong một thời gian ngắn hay ít nhưng trong một thời gian dài Nếu mất máu cấp tính,người bệnh cần can thiệp điều trị ngay lập tức để cầm máu, tránh sốc tuần hoàn gây nguyhiểm đến tính mạng Nếu thiếu máu mạn tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện bên ngoàirất dễ nhận thấy: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, môi tím, móng tay khum và dễ gãy…

- Các triệu chứng cảnh báo loét dạ dày – tá tràng

Giảm cân: Do chán ăn, ăn không tiêu, nôn gây mất thức ăn Chứng khó nuốt tiến triển.

Thiếu máu: Nguyên nhân do xuất huyết tiêu hóa.Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng phổ biến nhất và xảy ra ở khoảng 15 -20%người bệnh loét dạ dày - tá tràng Trong số các case xuất huyết tiêu hóa trên cấptính, loét dạ dày - tá tràng chiếm đến 40-60%, một con số rất lớn Xuất huyết tiêuhóa trên là một tình huống khẩn cấp, đòi hỏi người bệnh phải được đánh giá và xửlý ngay lập tức Trong trường hợp này, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớmcàng tốt để nhận được sự chăm sóc kịp thời Các bác sĩ thường sử dụng thang điểmxuất huyết Glasgow-Blatchford hoặc điểm Rockall để phân tầng nguy cơ ngườibệnh Trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính, người bệnh có thểcần truyền máu và các sản phẩm từ máu, bù dịch thích hợp để duy trì thể tích tuầnhoàn, tránh sốc giảm thể tích.

Thủng ổ loét

Thủng ổ loét là biến chứng phổ biến tiếp theo của loét dạ dày - tá tràng, biếnchứng này xảy ra với tỷ lệ khoảng 2 -10% các case loét dạ dày - tá tràng Người bệnhthường biểu hiện triệu chứng đột ngột, thường có dấu hiệu sốc Triệu chứng điển hình là“bụng cứng như gỗ”, đây là một dấu hiệu của viêm phúc mạc Trên X-quang sẽ thấy hìnhảnh liềm hơi dưới cơ hoành, đặc trưng cho thủng tạng rỗng Phẫu thuật ngoại khoa là chỉđịnh bắt buộc, kể cả là ở người già, những người có khả năng sẽ không chịu được cuộcphẫu thuật (vì nếu không phẫu thuật thì chắc chắn sẽ tử vong) Điều trị nội khoa, bao gồmhút bằng ống thông mũi – dạ dày

Trang 16

truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế bài tiết acid là lựa chọnthích hợp.

Tắc nghẽn đường dạ dày

Tắc nghẽn đường ra dạ dày là một biến chứng khác của loét dạ dày – tátràng, không nguy hiểm như 2 biến chứng đã nêu ở trên Các triệu chứng có thểxuất hiện là ăn no nhanh, đầy hơi, trướng bụng, giảm cân, khó tiêu, buồn nôn vànôn Nguyên nhân là thức ăn bị lưu lại quá lâu trong dạ dày, dẫn đến trào ngượclên thực quản và nôn ra ngoài.

Ngoài ra, hiện tại nhiễm trùng H.pylori cũng được cho là một trong những nguyênnhân gây ra ung thư dạ dày Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra ở những ngườibệnh loét dạ dày – tá tràng mạn tính, điều trị không dứt điểm, bệnh tái phát nhiềulần.

Hình1.3: Hình ảnh biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng do H.pylori( Nguồn https://images.app.goo.gl/U9C8DTM1pH7D6AQQ6)

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng đòi hỏi phải lấy tiền sử, khám thực thể và thựchiện các xét nghiệm y khoa xâm lấn hoặc không xâm lấn để tìm H.pylori.

Các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, âm ỉ, nóng rát, đầy bụng sau bữa ăn, hoặcno nhanh là các triệu chứng rất điển hình của loét dạ dày – tá tràng và cần được khai tháccẩn thận Đặc biệt, cần chẩn đoán phân biệt loét dạ dày với loét tá tràng dựa vào thờiđiểm xuất hiện cơn đau (loét dạ dày: đau khi no, sau ăn; loét tá tràng: đau khi đói, xa bữaăn) Cần chú ý người già vì họ có thể không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng Nếu điều trịkhông triệt để hoặc điều trị triệt để những lại

Trang 17

không loại bỏ được những yếu tố nguy cơ gây loét ở người bệnh (như vẫn tiếp tục dùngNSAIDs, uống rượu nhiều…), loét dạ dày – tá tràng sẽ rất dễ tái phát trở lại

Vì H.pylori là nguyên nhân phổ biến của loét dạ dày – tá tràng, nên chiến lược xétnghiệm và điều trị H.pylori, bằng cách sử dụng các xét nghiệm không xâm lấn (như xétnghiệm kháng nguyên phân hoặc test hơi thở urea), được khuyến khích ở những ngườibệnh dưới 55 tuổi và có triệu chứng nào báo trước, nằm trong vùng dịch tễ có ung thư dạdày không phổ biến và tỷ lệ nhiễm H.pylori lớn hơn 20% Ở những người bệnh lớn tuổivà những người có triệu chứng báo trước, khuyến khích sử dụng nội soi để chẩn đoán.Các triệu chứng báo trước bao gồm xuất huyết tiêu hóa (thể hiện ở nôn ra máu hoặc đingoài phân đen và/hoặc đỏ), giảm cân, ăn no nhanh, đầy hơi, trướng bụng, khó nuốt hoặcnuốt đau, tiền sử gia đình mắc các bệnh lý ác tính đường tiêu hóa trên (ung thư dạ dày,ung thư thực quản…), thiếu máu và các triệu chứng của thiếu máu (bao gồm da xanh,niêm mạc nhợt, môi tím, móng tay khum, dễ gãy, lông, tóc dễ rụng…, thực chất do xuấthuyết tiêu hóa trên)

ở người bệnh lớn hơn 55 tuổi Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng hay còn gọi là nộisoi (tiêu hóa) trên, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng Thông quanội soi, các bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xác định chính xác có H.pylori haykhông (nuôi cấy hoặc test urease nhanh), thử độ nhạy cảm của vi khuẩn với khángsinh, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý ác tính.

Trang 18

Hình 1.4 Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán dựa vàonội soi tiêu hóa

( Nguồn https://images.app.goo.gl/kTt1b72DKfpH5EH66)

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị nên tập trung vào các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đếnloét dạ dày - tá tràng.

Đối với loét dạ dày - tá tràng do H.pylori, cần phải sử dụng kháng sinh để loại bỏvi khuẩn và thúc đẩy chữa lành vết loét, đồng thời nó sẽ ngăn ngừa tổn thương niêm mạcthêm nữa Tuy nhiên, do hiện nay tình trạng kháng kháng sinh ở

vi khuẩn H.pylori đang tăng nhanh đến mức đáng báo động nên việc điều trị đangngày càng trở nên khó khăn hơn Liệu pháp đầu tay trong điều trị diệt trừ H.pylori làsử dụng PPIs, Clarithromycin và Amoxicillin hoặc Metronidazole (nếu như ngườibệnh dị ứng với Penicillin) trong 7-14 ngày PPIs không chỉ ức chế bài tiết acid dịchvị mà nó cũng có tác dụng diệt trừ H.pylori, mặc dù chỉ là thứ yếu Do tình trạngkháng kháng sinh ở vi khuẩn H.pylori đang tăng nhanh, hiệu quả của liệu pháp bathuốc này đã giảm xuống dưới 70% ở nhiều quốc gia Ở Việt Nam, phác đồ với bộ bathuốc Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin trước đây rất phổ biến, còn gọi làphác đồ OAC Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ thành công của phác đồ này ở Việt Namkhông cao vì tình trạng kháng thuốc Do vậy hiện nay các bác sĩ tiêu hóa trên lâmsàng ít khi dùng phác đồ OAC, mà thay vào đó, họ thích dùng phác đồ có kháng sinhnhóm 5-nitroimidazole (như Metronidazole, Tinidazole…) hơn.

Xét nghiệm độ nhạy cảm của vi khuẩn (ví dụ: kháng sinh đồ) là cần thiết trong cáctrường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh, nhưng thường không được áp dụng trong thựchành lâm sàng (do rất mất thời gian), do đó nên tránh sử dụng phác đồ cóClarithromycin khi tỷ lệ kháng Clarithromycin của H.pylori tại khu vực dịch tễ đó lớnhơn 15% Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ H.pylori đề kháng với Clarithromycin lên đến hơn 20%.Khi sử dụng liệu pháp ba thuốc có Clarithromycin, có thể làm tăng tỷ lệ diệt trừ vikhuẩn bằng cách sử dụng PPIs liều cao và kéo dài thời gian điều trị Ở những khu vựccó tỷ lệ đề kháng với Clarithromycin cao, liệu pháp bốn thuốc chứa Bismuth, bao gồmPPIs, Bismuth, Tetracycline và 5-nitroimidazole (Metronidazole hoặc Tinidazole)trong 14 ngày hoặc liệu pháp chứa PPIs, Clarithromycin, Amoxicillin và 5-nitroimidazole trong 14 ngày được ưu tiên sử dụng đầu tay Câu hỏi về việc liệuDoxycycline có thể được sử dụng để thay thế Tetracycline hay không còn đang bỏngỏ Hiện tại thì Doxycycline vẫn chưa được sử dụng trong điều trị nhiễm trùngH.pylori Các phác đồ điều trị được nêu ra ở trên có tỷ lệ diệt trừ cao, một số có thể lên đến 90%.

Trang 19

1.1.2 Tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc

Sử dụng thuốc đúng lúc, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soáttốt các tình trạng bệnh lý đang mắc, nhưng không phải người bệnh nào cũng tuânthủ các quy tắc đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sự tuân thủ thuốc của người bệnh làmức độ mà hành vi của một người dùng thuốc, tuân theo chế độ ăn kiêng và / hoặc thựchiện thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến nghị từ phác đồ điều trị.

Tuân thủ dùng thuốc là một quá trình hành vi phức tạp liên quan đến kiếnthức và niềm tin của người bệnh về bệnh tật, động lực, sự tự tin và kỳ vọng về kếtquả điều trị và hậu quả của việc tuân thủ kém.

Cho dù mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc hay đã dùng thuốc theo đơntrong thời gian dài, việc tuân thủ thuốc và có một kế hoạch quản lý thuốc hiệu quảlà điều cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.

Việc tuân thủ thuốc kém có liên quan đến một số kết quả bất lợi, bao gồmtiến triển bệnh không cần thiết, biến chứng của bệnh, tăng số lần đến phòng khámbác sĩ, nhập viện và tử vong sớm.

- Do giá thành quá đắt, người bệnh không có khả năng chi trả.

- Do các kết quả do thuốc mang lại không phải là những kết quả mà người bệnh mong muốn, dù cho các kết quả này rất quan trọng.

2 Tùy theo bệnh

- Người bệnh thường tuân thủ điều trị tốt khi bệnh gây đau nhiều, bệnh quánặng nề (vd: đau khớp ) và thường tuân thủ điều trị kém ở các bệnh mạn tính hay cótriệu chứng không rõ ràng (vd: tăng huyết áp, tiểu đường ).

Trang 20

3 Tùy theo từng người bệnh

- Người bệnh quá già thường hay quên uống thuốc trong khi những người trẻlại không thích uống thuốc.

- Người bệnh nam thường tuân thủ điều trị kém hơn người bệnh nữ

- Người bệnh tật nguyền, thiểu năng cũng gặp khó khăn hơn trong việc tuân thủ điều trị.

- Do người bệnh kém tin tưởng vào thuốc.

- Một vấn đề khác rất quan trọng là học vấn cao lại không phải là một yếu tố làmtăng hiệu quả của việc tuân thủ điều trị, theo thống kê ngay cả các người bệnh

vốn là bác sĩ cũng thường không tuân thủ điều trị thật nghiêm túc.4 Do bác sĩ:

Khi bác sĩ giao tiếp tốt với người bệnh, chỉ rõ ích lợi của các biện pháp điềutrị, nhắc lại nhiều lần và thật rõ ràng cho người bệnh rõ, báo trước các tác dụng phụcó thể có cho người bệnh biết thì việc tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơnnhiều.

5 Phụ thuộc mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh: Tuân thủ điều trị tốt khi có các yếu tố sau và ngược lại: - Khi người bệnh tin tưởng vào bác sĩ.

- Khi có sự giúp đỡ của những người chung quanh người bệnh - Khi bác sĩ khích lệ người bệnh.

- Và các bác sĩ cũng có thể nhờ đến các phương tiện giúp đỡ khác nhưchuông báo giờ, hộp thuốc điện tử hay sự giúp đỡ và nhắc nhở lẫn nhau của cácnhóm hay cặp người bệnh cùng mắc một bệnh.

6 Các yếu tố khác: như sự lan tràn thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc cũng làm cản trở đến vấn đề tuân thủ điều trị.

Trang 21

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn

Trung tâm Y tế Nam Đàn được sáp nhập theo Quyết định số 43/2017/QĐ –UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 01/05/2017 giữa Bệnh viện Đa khoa huyệnNam Đàn và Trung tâm Y tế dự phòng huyện.

Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộcSở Y tế có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tàikhoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạtđộng của Sở Y tế, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tếvà dân số tuyến tỉnh, Trung ương, chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dânhuyện theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuậtvề y tế dự phòng; dân số; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịchvụ y tế khác theo quy định của Pháp luật.

Nhiệm vụ thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chứcnăng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh,chữa bệnh cho các trường hợp người bệnh tự đến, người bệnh được chuyển tuyến,người bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theodõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật,chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏetheo quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi đượctrưng cầu; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫnthực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định củapháp luật.

Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyênmôn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân;tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vàan toàn bức xạ theo quy định.

* Về cơ cấu tổ chức:

Trang 22

Trung tâm có 5 phòng chức năng, 13 khoa và 19 trạm Y tế xã, thị trấn Tínhđến ngày 01/ 11/ 2023, toàn Trung tâm có 291 cán bộ viên chức và hợp đồng laođộng Trong đó: Tại văn phòng Trung tâm: 167 người; Tại Trạm Y tế xã: 124người Trung tâm có 110 Đảng viên trong đó Nam: 39, Nữ: 71, Trình độ chuyênmôn Bác sỹ chuyên khoa II: 01; Thạc sỹ: 01, Bác sỹ chuyên khoa I: 14; Trình độĐại học: 34; Cao Đẳng: 39; Trung học: 18; Trình độ chính trị: Cao cấp: 04; Trungcấp: 13; Sơ cấp: 32.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Y tế Nam Đàn đã cónhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân huyện nhà và các huyện phụ cận Năm 2018 Trung tâm Y tế Nam Đàn vinh dựđược Bệnh viện Bạch Mai chọn là đơn vị vệ tinh Là Trung tâm Y tế đầu tiên trong cảtỉnh triển khai chạy thận nhân tạo Bên cạnh đó Trung tâm đã tiến hành rất nhiều giảipháp nhằm đáp ứng tốt công tác Phòng chống dịch bệnh và Khám chữa bệnh trướcyêu cầu ngày càng cao của người dân.

2.2 Thực trạng tuân thủ dùng thuốc của người bệnh viêm dạ dày tá tràng tại Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn.

Việc dùng thuốc cho người bệnh được quy định cụ thể rõ ràng, ban hành quyđịnh xuống khoa phòng, có tập huấn, kiểm tra giám sát việc tuân thủ dùng thuốc Tuynhiên để có nhận xét khách quan, đảm bảo tính nhất quán trong việc đánh giá tuân thủdùng thuôc đối với người bệnh viêm dạ dày tá tràng đến khám và điều trị tại Trungtâm Y tế Nam Đàn chúng tôi thực hiện như sau:

2.2.1 Đối tượng và phương pháp thực hiện

2.2.1.1.Thời gian và địa điểm thực hiện chuyên đề- Thời gian: Từ tháng 1/ 2023 đến tháng 9/2023

- Địa điểm: Phòng nội soi tiêu hóa Trung tâm Y tế huyện Nam Đàn.2.2.1.2 Đối tượng Tiêu

chuẩn chọn mẫu.

- Người bệnh có chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng dương tính vớiHelicobacter Pilory (CLO-Test) được chỉ định phác đồ diệt trừ Helicobacter Pilorykhi đến khám và nội soi tại phòng nội soi tiêu hóa.

- Có khả năng hiểu và trả lời phỏng vấn.

- Đồng ý tham gia phỏng vấn sau khi đã được giải thích mục đích nghiêncứu.

Trang 23

Tiêu chuẩn loại trừ.

- Người bệnh có tình trạng rối loại ý thức khiến họ không thể hiểu được bản chất phạm vi và kết quả có thể có của nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu.

Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin.

Bước 1: Hoàn thiện bộ công cụ: bộ câu hỏi sẽ được thử nghiệm trên nhómnhỏ rồi sau đó xem xét và triển khai thực hiện.

Bước 2: Chuẩn bị thu thập số liệu.Bước 3: Tiến hành điều tra qua hồ sơ.Bước 4 Thu thập phiếu điều tra.2.2.1.4 Biến số.

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có 23 câu gồm 5 phần: Thông tin các nhân 5câu, thông tin về bệnh của đối tượng 3 câu, thang đo kiến thức cần có đối vớingười bệnh 9 câu, Thang đo thái độ được xây dựng từ bộ câu hỏi niềm tin đối vớithuốc, hiệu quả của việc tuân thủ dùng thuốc theo đơn của Bác sỹ, thang đo sự tuânthủ dùng thuốc của đối tượng 4 câu.

2.2.1.5 Thông tin chung của đối tượng tham gia.

TT Tên biến Khái niệm Phân loạibiến số Phương pháp thu thậpsố liệu

1 Giới tính Nam/nữ Định tính, Phát vấn, phỏng vấnđịnh danh

Trang 24

2 Tuổi Tuổi dương Định lượng, Phát vấn, phỏng vấn

3 Trình độ học vấn Cao nhất đã Định danh, Phát vấn, phỏng vấnhoàn thành thứ bậc

4 Nghề nghiệp Cán bộ, Định danh, Phát vấn, phỏng vấnviên chức, định tính

5 Tham gia Bảo Có tham gia Định danh, Phát vấn, phỏng vấnhiểm y tế hay không định tính

Thông tin về bệnh của đối tượng nghiên cứu.

TT Tên biến Khái niệm Phân loạibiến số Phương pháp thu thậpsố liệu

1 Thời gian mắc Tính bằng Khoảng Phát vấn, phỏng vấn

Kiến thức về bệnh của đối tượng tham gia.

TT Tên biến Khái niệm Phân loạibiến số Phương pháp thuthập số liệu

1 Hiểu biết về bệnh Không biết, biết Định tính

2 Tiến triển của Tiến triển thành Định danh, Phát vấn, phỏng vấnbệnh ung thư, có thể định tính

điều trị khỏi

Trang 25

3 Lây nhiễm trong Lây cho người Định danh, Phát vấn, phỏng vấngia đình thân, không lây định tính

4 Biêt về bệnh qua Nhân viên y tế, Định danh, Phát vấn, phỏng vấnthông tin nguồn khác định tính

Kiến thức về thuốc của đối tượng tham gia.

TT Tên biến Khái niệm Phân loạibiến số Phương pháp thu thậpsố liệu

Tác dụng của

Đúng hay Định danh,

không biết định tínhviêm loét dạ dày

2 Tác dụng của Đúng hay Định danh, Phát vấn, phỏng vấnthuốc tiêu diệt vi không biết định tính

Sự tuân thủ người bệnh trong việc dùng thuốc.

TT Tên biến Khái niệm Phân loạibiến số Phương pháp thuthập số liệu

1 Tuân thủ dùng Theo đơn bác sỹ, Định danh, Phát vấn, phỏng

dụng thuốc khác

2 Người bệnh đi Tái khám Định danh, Phát vấn, phỏng

Trang 26

3 Lý do không tuân Giảm triệu chứng, Định danh, Phát vấn, phỏngthuốc thuốc quên không dùng, định tính vấn

công việc

4 Lý do không tái Do điều kiện, Định danh, Phát vấn, phỏngkhám định kỳ triệu chứng định tính vấn

thuyên giảm2.2.1.6 Phương pháp phân tích số liệu.

- Sau mỗi buổi thu thập số liệu, kiểm tra lại từng phiếu thu thập, nhữngphiếu ghi chép không đầy đủ thông sẽ tiến hành thu thập lại để bổ sung những chitiết còn thiếu hoặc loại bỏ Khi đã hoàn tất việc thu thập số liệu, tiến hành mã hóatừng biến số và nhập số liệu bằng phân tích phần mềm SPSS 18.0.

2.2.1.7 Sai số khi thực hiện.

- Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong bộ công cụ cần tổ chứctập huấn cho cộng tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá phỏng vấnbằng câu hỏi cũng như câu trả lời.

- Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ trả lời đúng.

- Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu.

- Thu thập các thông tin định lượng qua các thông tin từ người bệnh quaphỏng vấn và phát vấn nên có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng ghi nhận thông tincủa người bệnh.

2.3 Kết quả chuyên đề

Qua tiến hành nghiên cứu trên 207 người bệnh được chẩn đoán viêm loét dạdày tá tràng dương tính với Helicobacter Pilory được chỉ định phác đồ diệt trừHelicobacter Pilory khi đến nội soi tại phòng nội soi tiêu hóa Trung tâm Y tế NamĐàn từ tháng 1/2023 đến tháng 9/2023, cho thấy một số kết quả như sau:

2.3.1.Đặc điểm chung của đối tượng tham gia.2.3.1.1 Đặc điểm về giới tính.

Bảng 3.1: Phân bố về giới tính.

Trang 27

Nữ 134/207 64.73Nhận xét:

Trong tổng số 207 người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter Pilorydương tính, có 73 nam chiếm 35.27% và 134 nữ chiếm 64,73% Tương quan giớitính giữa hai nhóm là mất cân bằng.

Trang 28

Học sinh, sinh

viênNhận xét:

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter Pilory thuộc nhómđối tượng Nông dân, tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 55.56% Nhóm đối tượng côngnhân viên chức chiếm tỷ lệ đáng kể 23,67%.

Biểu đồ3.2: Phân bố về nghề nghiệp

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan