CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết bởi sự xuất hiện đột ngột giãn mạch và tăng tính thấm thàmh mạch và sự nhạy cảm quá mức ở phế quản: nguyên nhân của sự thay đổi này là do hoạt động của nhiều chất trung gian hoá học nội sinh được giải phóng ra ngay sau khi yếu tố kích thích là yếu tố miễn dịch hay không miễn dịch xâm nhập vào cơ thể [19].
Tháng 7 năm 2005, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Hoa
Kỳ phối hợp với Hệ thống giám sát Phản vệ và Dị ứng thức ăn đã triệu tập cuộc họp thứ hai về phản vệ, với đại diện từ 16 tổ chức và các cơ quan chính phủ khác nhau đến từ Bắc Mỹ, Châu Âu, và Úc Tại đây, các chuyên gia đã thống nhất đưa ra một định nghĩa rộng về phản vệ như sau: '' Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khởi phát nhanh và có thể gây tử vong'' Định nghĩa này nhằm phản ánh diễn biến và mức độ nghiêm trọng của phản vệ và có thể sử dụng cho cả giới y khoa và trong cộng đồng [22].
1.1.2 Nguyên nhân gây phản vệ
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy những tác nhân gây phản vệ chủ yếu là thức ăn, nọc độc côn trùng và thuốc [18] Nguy cơ gây phản vệ của các tác nhân phụ thuộc tuổi, vùng, mức độ phơi nhiễm [20].
1.1.3 Triệu chứng lâm sàng của phản vệ
Bệnh cảnh lâm sàng của phản vệ khá đa dạng Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ vào cơ thể Những dấu hiệu sớm đáng chú ý: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, phù nề thanh khí quản, nhịp tim nhanh, suy tim cấp, truỵ mạch Thời gian diễn biến của phản vệ kéo dài từ vài giây đến 30 phút, tốc độ sốc càng nhanh thì tiên lượng càng xấu [4].
Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau [4]:
- Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch (90% có biểu hiện ngoài da)
- Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
+ Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
+ Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
+ Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
- Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:
+ Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
+ Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.
+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
- Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn
1.1.4 Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: công thức máu, đông máu, đo các chất khí trong máu, lactate, điện giải, các xét nghiệm tìm nguyên nhân thường chậm và không phục vụ cho nhu cầu cấp cứu.
- Chẩn đoán hình ảnh: không cần thiết.
- Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mẫn cảm.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hoá sinh bệnh.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sinh lý bệnh.
Chẩn đoán phản vệ khi có bất kỳ 1 trong 3 tiêu chuẩn sau đây:
-Tiêu chuẩn 1: Khởi phát cấp tính (vài phút tới vài giờ) với các biểu hiện ở da, niêm mạc hoặc cả hai (mẩn ngứa, nóng bừng, phù nề môi, lưỡi, hầu họng) và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
+ Khó thở: thở khò khè, co thắt phế quản, thở rít.
+ Trụy mạch: hạ huyết áp hoăc các dấu hiệu thiếu máu các cơ quan (giảm trương lực cơ, ngất, mất trương lực).
- Tiêu chuẩn 2: Có hai hoặc nhiều hơn những biểu hiện sau đây và xuất hiện nhanh sau khi tiếp xúc với chất có thể là dị nguyên với người đó:
+ Biểu hiện ở da và niêm mạc (mẩm ngứa, nóng bừng, phù nề lưỡi, môi) + Biểu hiện hô hấp: khó thở, thở khò khè, co thắt phế quản.
+ Trụy mạch: hạ huyết áp, hoăc các dấu hiệu thiếu máu các cơ quan (giảm trương lực cơ, ngất, mất trương lực).
+ Các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng: đau quặn bụng, nôn.
+ Hạ huyết áp nhanh (vài phút tới vài giờ) sau khi tiếp xúc với dị nguyên đã biết trước với người đó.
+ Trẻ em và nhũ nhi: huyết áp tâm thu thấp (theo tuổi) hoặc giảm trên 30% huyết áp lúc bình thường Huyết áp tâm thu ở trẻ nhi khi nhỏ hơn 70 mmHg ở trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi; thấp hơn (70 mmHg +{2 x tuổi} ) với trẻ 1 đến 10 tuổi và nhỏ hơn 90 mmHg với trẻ từ 11 đến 17 tuổi.
- Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn
- Tai biến mạch máu não.
- Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm).
- Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch.
- Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.
- Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin.
* Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch:
- Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.
- Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.
* Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III):
- Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).
- Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.
- Thở oxy: người lớn 6-10 lít/phút, trẻ em 2-4 1ít/phút qua mặt nạ.
- Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.
- Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).
- Đặt NKQ hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).
- Thiết lập đường truyền adrenalin TM (kim 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.
- Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).
* Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch:
- Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.
- Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:
+ Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).
+ Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
+ Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
+ Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
+ Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).
- Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.
- Tiêm nhắc lại adrenalin 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.
+ Nếu mạch không bắt được và HA không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp adrenalin hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:
+ Nếu chưa có đường truyền TM: Tiêm TM chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10) Liều dùng:
Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loóng 1/10.000P-100àg) tiờm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và HA chưa lên Chuyển ngay sang truyền TM liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.
Trẻ em: Không áp dụng tiêm TM chậm.
+ Nếu đã có đường truyền TM, truyền TM liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch NaCl 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch Bắt đầu bằng liều 0,1 àg/kg/phỳt, cứ 3-5 phỳt điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.
- Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền TM liên tục, truyền nhanh dung dịch NaCl 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.
- Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.
- Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tùy mức độ suy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
+ Thở oxy qua mặt nạ: 6-10 lít/phút cho người lớn, 2-4 lít/phút ở trẻ em + Bóp bóng AMBU có oxy.
+ Đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo có ô xy nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với adrenalin.
+ Mở khí quản nếu có phù thanh môn-hạ họng không đặt được nội khí quản.
+ Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 àg/kg/phỳt hoặc terbutalin 0,1 àg/kg/phỳt (tốt nhất là qua bơm tiờm điện hoặc máy truyền dịch) Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100àg người lớn 2-4 nhỏt/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày.
Cơ sở thực tiễn
Theo những dữ liệu công bố gần đây, tỷ lệ phản vệ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây Một phần do khả năng chẩn đoán phản vệ có nhiều tiến bộ hơn trước Ước tính, khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần phản vệ trong đời, riêng Châu Âu là 4-5 trường hợp phản vệ /10.000 dân mỗi năm, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân hàng năm.
Tỷ lệ tử vong của phản vệ ước tính là 1% [16] Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản vệ là thức ăn, nọc côn trùng và thuốc.
Trong một nghiên cứu lớn gần đây 601 người bệnh bị phản vệ ở Mỹ có tới 22% nguyên nhân do thức ăn, 11% do thuốc [17] Penicilin và nọc côn trùng vẫn là những nguyên nhân phổ biến nhất [15] Thuốc cũng là nguyên nhân gây phản vệ hay gặp nhất Trong đó, các thuốc hay gặp phải kể đến kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê, những thuốc sử dụng trong giai đoạn hậu phẫu là hay gặp nhất [14].
Nghiên cứu của Liew WK và cộng sự năm 2009 tại Úc cho thấy :thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong do SPV Trong 105 trường hợp SPV không do thức ăn thì có tới 64 trường hợp là do thuốc Nhóm tuổi tử vong cao nhất là từ 55 tuổi trở lên, với số lượng tương tự ở cả nam và nữ Penicilline là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các nhóm tuổi từ 60-74 tuổi, tử vong do cephalosporin hay gặp ở nhóm từ
35 - 74 tuổi [11] Tỷ lệ SPV do nọc côn trùng ở mỗi vùng địa lý khác nhau tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng Ở Châu Âu tỷ lệ những phản ứng hệ thống do nọc côn trùng vào khoảng từ 0,5 - 7,5% tùy từng vùng Tỷ lệ phản vệ được ghi nhận khoảng 7 4 0,6 – 42% các trường hợp và thường thấp ở trẻ em [11].
Theo Nguyễn Năng An, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ cao (hơn 8,5% dân số) tại nhiều địa phương Trong đó, phản vệ chiếm khoảng 10% các trường hợp dị ứng thuốc và có khoảng 10% tử vong do phản vệ [5].
Theo tác giả Phạm Công Khanh (2018), tỷ lệ phản vệ có xu hướng ngày càng tăng trong vòng 5 năm Triệu chứng phản vệ đa dạng biểu hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đứng hàng đầu là các triệu chứng trên da – niêm mạc, tim mạch và hô hấp Tỷ lệ điều trị adrenaline chưa cao, chỉ chiếm 65,2% trong tổng số những trường hợp phản vệ [8].
Theo nghiên cứu của Tạ Thị Anh Thơ trên 140 Điều dưỡng tại bệnh viện K cho thấy: 100% nhận thức được đúng nguyên nhân gây phản vệ là thuốc nhưng vẫn còn 17% nhận thức không đúng khi coi các chế phẩm của máu không phải là nguyên nhân gây phản vệ Trên 60% điều dưỡng viên chưa nắm rõ biểu hiện triệu chứng của phản vệ 25% trả lời sai về các nguyên tắc ngừng tiếp xúc với dị nguyên và cho người bệnh nằm tại chỗ trong xử trí phản vệ và có tới 72,1% chưa biết nồng độ kháng sinh thử test [10].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về phòng và cấp cứu phản vệ tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013 của Nguyễn Thanh Vân cho kết quả: Phần lớn (>90%) ĐD có kiến thức đúng về nguyên nhân gây phản vệ, các biện pháp dự phòng và cách xử trí -Hầu hết (>90-100%) ĐD có kiến thức để nhận biết về các triệu chứng biểu hiện của phản vệ, cách sử dụng, liều dùng Adrenalin ở người lớn Tuy nhiên, tỷ lệ ĐD chọn thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên của phản vệ còn thấp (56.2%) và 38% ĐD hiểu sai về liều dùng Adrenalin ở trẻ em (tập trung cao ở khoa Đông y và khoa Nhi), đặc biệt là 47,4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh với NB đã bị dị ứng với loại kháng sinh đó và có đến 8,8% điều dưỡng cho rằng không phải khai thác tiền sử dị ứng trước khi dùng thuốc Nghiên cứu đã chỉ ra là không có sự liên quan giữa thâm niên công tác với kiến thức về phản vệ nhưng có sự liên quan giữa trình độ ĐD với kiến thức về phản vệ, điều này phản ánh lên rằng tỷ lệ ĐD có trình độ cao đồng thuận với tỷ lệ kiến thức đúng về phản vệ như: Thời điểm xuất hiện sốc, cách xử trí tại chỗ và khoảng cách tiêm Adrenalin [1].
Theo nghiên cứu “Mô tả kiến thức Điều dưỡng viên Bệnh viện 354 về phòng và cấp cứu phản vệ” của Hoàng Văn Sáng (2012) tại Bệnh viện 354 cho kết quả như sau: Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân gây phản vệ, các ĐD viên đều nhận thức được nguyên nhân do thuốc (100% ) nhưng lại chưa có nhận thức hoàn toàn đúng về nguyên nhân gây sốc do hóa chất (46%) và do thực phẩm (37%) Các ĐD tham gia nghiên cứu đều nhận thức được các triệu chứng của phản vệ, số ĐD trả lời sai các triệu chứng rất ít hoặc có nhưng không đáng kể (2 ĐD trả lời sai về triệu chứng mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke) Trong việc xử trí tại chỗ SPV theo quy định, các ĐD đều biết cho BN ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên và cho BN nằm tại chỗ Tuy nhiên, các ĐD lại chưa biết cách tiêm adrenaline 1ml/1mg dưới da cho BN (tỷ lệ trả lời sai là 68%) hay ủ ấm, đặt đầu thấp chân cao và theo dõi HA từ 15 phút/ lần (tỉ lệ trả lời sai là 64%), đây là một điều đáng lo ngại vì đây là một trong những công việc chính của ĐD Chính vì thế, việc phát hiện sớm những biểu hiện triệu chứng của SPV trên người bệnh cùng với thái độ khẩn trương cấp cứu, xử trí người bệnh SPV sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến cũng như tỷ lệ tử vong trên người bệnh SPV [9].
Nghiên cứu của Đàm Thùy Dương năm 2018 trên 110 sinh viên ĐHCQ khóa
10 Trường cho kết quả: Hầu hết sinh viên đều nắm vững kiến thức chung về phản vệ. Đặc biệt có những câu hỏi tỷ lệ trả lời đúng rất cao, ví dụ như: câu khái niệm phản vệ và câu thời gian xuất hiện triệu chứng đều đạt 98,18%; câu nguyên nhân gây phản vệ đạt 95,45%; câu đặc điểm của phản vệ trên lâm sàng đạt 82,27% Kiến thức về dự phòng phản vệ sinh viên nắm khá vững Tỷ lệ trả lời đúng có thể đạt tối đa ở một số câu và các câu còn lại cũng ở mức khá cao, cụ thể: có 4 câu đạt 100%, câu cách khai thác tiền sử dị ứng, câu thiết bị y tế và thuốc tối thiểu để cấp cứu phản vệ, câu có mấy cách để thử test, câu thành phần hộp chống sốc; câu các trường hợp phải thử test trước khi sử dụng thuốc đạt 95,45%; câu nguyên tắc phòng và chống phản vệ ở cơ sở y tế đạt 88,18% Kiến thức xử trí và theo dõi phản vệ: tỷ lệ trả lời đúng không cao nhưng vẫn trong mức trung bình ở một số câu như: nguyên tắc cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ đạt 68,18% [3].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Ngày 27/08/2010, được sự đồng ý của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 3826/QĐ-UBND thành lập Bệnh viện Ung bướu Nghệ An do đồng chí PGS.TS Nguyễn Quang Trung phụ trách Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày 08/8/2011 tại địa chỉ
60 Tôn Thất Tùng, Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Nghean Oncology Hospital) là bệnh viện chuyên khoa ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ Theo Quyết định 4599/BYT-QĐ ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009 – 2020; Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chịu trách nhiệm phòng, chữa bệnh ung bướu cho nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa) Hiện nay, bệnh viện triển khai được 2 cơ sở khám chữa bệnh.
Năm 2017, đánh dấu bước chuyển mình của Bệnh viện Ung bướu Nghệ
An khi được Sở Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động Đây là một thách thức rất lớn trong điều kiện bệnh viện còn rất nhiều khó khăn tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của Lãnh đạo, Cán bộ CNV bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Đồng chí đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An đánh giá đang phát triển trên mức kì vọng của Tỉnh.
Hiện Bệnh viện có 31 khoa, phòng, trung tâm với 721 cán bộ, CNV, người lao động trong đó có 01 Tiến sỹ, bác sỹ bảo vệ thành công chức danh
Phó Giáo sư; 39 Thạc sĩ; 02 bác sĩ CKII; 14 bác sĩ CKI; 280 đại học; 355 cao đẳng…. Bệnh viện luôn chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nhân tài để đi tắt đón đầu công nghệ nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân trong và ngoài tỉnh.
Với qui mô 1.120 giường bệnh kế hoạch, khám và điều trị cho hơn 100.000 lượt bệnh nhân mỗi năm Số bệnh nhân điều trị nội trú luôn từ 900 đến 1.000 người, cùng hơn 8.000 bệnh nhân ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh trên 150% Bệnh viện đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên.
Trong những năm qua, Bệnh viện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ,phát triển chuyên môn kỹ thuật và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng người dân tỉnh nhà và các vùng lân cận Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện luôn hết lòng thương yêu người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử trong cán bộ y tế, “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023 trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023.
- Điều dưỡng đang công tác tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
- Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Điều dưỡng vắng mặt tại thời điểm lấy số liệu.
- Điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 1/2023 đến 9/2023 Địa điểm: Các khoa lâm sàng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Chọn mẫu toàn bộ Trong thời gian lấy số liệu nghiên cứu từ tháng 9/2023 đến 10/2023, có 300 điều dưỡng đủ tiêu chí chọn lựa trên Cỡ mẫu nghiên cứu là 300 điều dưỡng.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
2.2.6 Bộ công cụ và tiêu chí đánh giá
- Đánh giá kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng bằng bộ câu hỏi tự điền được xây dựng sẵn theo thông tư 51/2017/TT-BYT.
- Phiếu điều tra bao gồm 2 phần:
+ Phần A: Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu gồm có 5 câu hỏi ( từ 1-5) liên quan đến giới tính, khoa lâm sàng, thời gian công tác, thời gian gần nhất học/ đọc tài liệu liên quan đến phản vệ trong đó có thông tư 51/2017/ TT-BYT.
+ Phần B: Kiến thức của điều dưỡng về phản vệ, gồm 22 câu hỏi với những nội dung bao gồm: kiến thức về nhận biết phản vệ, phân loại phản vệ; kiến thức về các biện pháp dự phòng và xử trí phản vệ dựa trên thông tư 51/2017/TT-BYT.
* Tiêu chí đánh giá: Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời phiếu điều tra với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm Phiếu điều tra gồm 22 câu hỏi liên quan đến kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng Trong đó có 02 câu hỏi nhiều lựa chọn Tổng điểm kiến thức tối đa là 28 điểm.
Phân loại kiến thức của điều dưỡng thành 3 mức độ:
- Điều dưỡng có kiến thức tốt khi có số điểm ≥ 20 điểm (tỷ lệ trả lời đúng từ 70% trở lên).
- Điều dưỡng có kiến thức trung bình khi có số điểm từ 14 điểm đến 19 điểm (tỷ lệ trả lời đúng từ 50% đến dưới 70%).
- Điều dưỡng có kiến thức kém khi có số điểm nhỏ hơn 14 điểm (tỷ lệ trả lời đúng dưới 50%).
2.2.7 Các bước thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu như sau:
- Sử dụng bộ câu hỏi tự điền được xây dựng trước dựa trên thông tư 51/2017/TT-BYT.
- Các bước thu thập số liệu:
+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
+ Bước 3: Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi tự điền: nghiên cứu viên gửi phiếu cho từng đối tượng nghiên cứu và hướng dẫn đối tượng nghiên cứu tự điền phiếu theo hiểu biết của cá nhân trong khoảng 20 phút, sau đó thu phiếu.
- Trước khi tiến hành phân tích, nghiên cứu viên kiểm tra thông tin ghi nhận được để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác Số liệu được nhập liệu, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Phân tích mô tả tần số, tìm hiểu thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
- Tính các giá trị phần trăm, giá trị trung bình.
- Nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương nhất trí thông qua Trong quá trình nghiên cứu, lấy số liệu được sự cho phép của Ban giám đốc, các khoa lâm sàng và các phòng ban liên quan của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu và đối tượng tự nguyện hợp tác tham gia vào nghiên cứu.
- Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác.
- Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
2.2.10 Sai số và biện pháp khắc phục
Sai số: Sai số do đối tượng điều tra cố ý hoặc vô tình cung cấp sai thông tin.
Biện pháp khắc phục: Nhóm nghiên cứu giải thích rõ mục đích nghiên cứu,khuyến khích đối tượng nghiên cứu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
Kết quả nghiên cứu
Qua phiếu khảo sát trên 300 điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, kết quả thu được như sau:
2.3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1 Đặc diểm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ
Trình độ chuyên môn Trung cấp, cao đẳng 231 77,0 Đại học 56 18,7
Thâm niên công tác < 5 năm 47 15,7
> 10 năm 108 36,0 Được học về phản vệ Đã từng 300 100
Thời gian gần nhất được tập < 3 tháng 21 7,0 huấn/đọc tài liệu về phòng và 3-6 tháng 73 24,3 xử trí phản vệ >6 tháng 206 68,7
Nhận xét: Kết quả từ bảng 2.1 cho thấy, trong số 300 điều dưỡng được khảo sát chiếm đa số là nữ (75%) 100% điều dưỡng trả lời đã từng được học về phản vệ trong chương trình Thời gian gần nhất được tập huấn/đọc tài liệu về phản vệ trên 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,7%.
2.3.2 Thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng các khoa lâm sàng, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023
Bảng 2.2 Kiến thức về triệu chứng ban đầu và mức độ phản vệ (n = 300)
Kiến thức Số lượng trả lời Tỷ lệ
Khó thở, tức ngực, thở rít 265 88,3
Tụt huyết áp hoặc ngất 246 82,0
Triệu chứng Mày đay, phù mạch nhanh 252 84,0 ban đầu phát Ho 45 15,0 hiện phản vệ Đau bụng hoặc nôn 196 65,3
Mức độ phản Phân loại mức độ phản 276 92,0 vệ vệ
Triệu chứng của từng 189 63 mức độ phản vệ
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, một số triệu chứng ban đầu phát hiện phản vệ được điều dưỡng biết đến chiếm tỷ lệ cao như khó thở chiếm 88,3%, tụt huyết áp hoặc ngất chiếm 82,0%, mày đay phù mạch nhanh chiếm 84,0% Triệu chứng đau bụng hoặc nôn được biết ở mức độ thấp hơn 65,3% Triệu chứng ho được biết ở mức độ thấp nhất chiếm 15,0% Khi hỏi về phân loại các mức độ của phản vệ có 92% trả lời đúng, tuy nhiên chỉ có 63,0% điều dưỡng trả lời đúng các triệu chứng của từng mức độ phản vệ.
Bảng 2.3 Kiến thức về sử dụng Adrenalin (n00)
Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán 145 48,3 phản vệ từ độ 1 trở lên
Tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán 115 38,3
Cách sử dụng phản vệ từ độ 2 trở lên
Adrenalin Tiêm trong da, ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ 2 trở lên
Tiêm tĩnh mạch, ngay khi 35 11,7 chẩn đoán phản vệ từ độ 2 trở lên
Thời gian 2-3 phút 14 4,8 tiêm nhắc lại 3-5 phút 55 18,3
Adrenalin với 5-10 phút 106 35,3 phản vệ độ 2 10-15 phút 125 41,6 Đường dùng Chỉ định của bác sỹ 265 88,3 Đường tiêm trên nhãn thuốc 28 9,3 thuốc
Theo lần dùng thuốc trước đó 5 1,7
Không rõ/ Không biết 02 0,7 Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy có 90% điều dưỡng trả lời Adrenalin là thuốc quan trọng hàng đầu sử dụng trong cấp cứu phản vệ Có lần lượt 48,3% và 38,3% điều dưỡng cho rằng cách sử dụng Adrenalin là tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ 1 trở lên và từ độ 2 trở lên. Điều dưỡng lựa chọn thời gian tiêm nhắc lại Adrenalin từ 10-15 phút chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6% và số điều dưỡng cho rằng 2-3 phút sẽ tiêm nhắc lại Adrenalin chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,8%.
Có 87,0% cho rằng đường dùng thuốc cho người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và 1,5% sinh viên không rõ hoặc không biết về vấn đề này.
Bảng 2.4 Kiến thức về test da (n00)
Kiến thức Số lượng Tỷ lệ
Không cần thiết 120 40,0 thử test da
Trường hợp Có tiền sử dị ứng 195 65,0 cần test da Thuốc sử dụng nhiều lần trong ngày 5 1,6
Test da mọi loại thuốc cần sử dụng 20 6,7
Người đọc Điều dưỡng viên 170 56,7 kết quả thử Bác sỹ 105 35,0 phản ứng Nhân viên y tế 25 8,3 thuốc Người bệnh 0 0
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, có 46,0% điều dưỡng lựa chọn cần thiết phải thử test da đối với tất cả các loại thuốc mà người bệnh sử dụng và 40,0% cho rằng không cần thiết phải thử test da. Đối với các trường hợp cần test da, số điều dưỡng biết cần test da đối với người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc/dị nguyên có liên quan hoặc khi người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau chiếm tỷ lệ cao nhất với
65,0% Số điều dưỡng lựa chọn cần test da với mọi loại thuốc cần sử dụng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,7%.
Bảng 2.5 Kiến thức về theo dõi NB giai đoạn cấp tính và ổn định
Thông số theo dõi trong Trả lời đúng 156 52,0 giai đoạn cấp tính Trả lời sai 144 48,0
Tần số theo dõi các dấu Trả lời đúng 160 53,3 hiệu trong giai đoạn cấp Trả lời sai 140 46,7 tính
Theo dõi giai đoạn ổn định Trả lời đúng 112 37,3
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng về các thông số cần theo dõi và tần số theo dõi các thông số trong giai đoạn cấp tính của phản vệ còn ở mức trung bình với tỷ lệ lần lượt là 52,0% và 53,3% Chỉ có 37,3% điều dưỡng trả lời đúng về thời gian cần theo dõi người bệnh liên tục ít nhất 24 giờ trong giai đoạn ổn định.
Bảng 2.6 Kiến thức về nguyên tắc cần đảm bảo để dự phòng phản vệ (n00)
Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất 268 89,3
Tiêm là đường dùng an toàn nhất phòng phản 16 5,3 vệ
Thử phản ứng thuốc cho tất cả NB có dùng 32 10,7 thuốc
Khai thác rõ tiền sử dị ứng của NB 300 100
Ghi chép các thông tin liên quan đến dị ứng 300 100 vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện của NB
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.6 cho chúng ta thấy, điều dưỡng cho rằng các phương pháp như: chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, Khai thác rõ tiền sử dị ứng của NB và Ghi chép các thông tin liên quan đến dị ứng vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện của NB là những phương pháp để dự phòng phản vệ chiếm tỷ lệ cao, với tỷ lệ lần lượt là 89,3%, 100% và 100% Tuy nhiêm vẫn còn 5,3% điều dưỡng cho rằng tiêm là đường dùng an toàn nhất phòng phản vệ.
Bảng 2.7 Phân loại kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ
Mức độ kiến thức của điều Số lượng (n) Tỷ lệ (%) dưỡng vè phòng và xử trí phản vệ
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.7 cho chúng ta thấy, tỷ lệ kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ đạt mức tốt còn thấp với 39,3%, tỷ lệ đạt mức trung bình còn chiếm tỷ lệ cao hơn với 58%.
2.3.3 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng
Bảng 2.8 Mối liên quan giữa kiến thức về phòng và xử trí phản vệ với các đặc điểm của điều dưỡng các khoa lâm sàng (n00)
Mức độ kiến thức Đặc điểm Kém Trung bình Tốt
Số lượng Số lượng Số lượng
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
21 6 7 151 48 phản vệ tháng (3,5%) (73,3%) (23,3%) 206
Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.8 cho chúng ta thấy: Kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng có mối liên quan với trình độ học vấn, thâm niên công tác và thời gian gần nhất được tập huấn/đọc tài liệu liên quan đến phòng và xử trí phản vệ.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Kết quả từ bảng 2.1 cho thấy, trong số 300 điều dưỡng được khảo sát chiếm đa số là nữ (75%) cao hơn điều dưỡng nam (25%) Kết quả này có thể do đặc thù ngành học, nghề điều dưỡng.
100% điều dưỡng trả lời đã từng được học về phản vệ trong chương trình Tuy nhiên, thời gian gần nhất được tập huấn/đọc tài liệu về phản vệ trên 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,7% Qua đó ta thấy rằng việc đào tạo liên tục cho điều dưỡng về kiến thức và kỹ năng về phòng và xử trí phản vệ là rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên Ngày 29/12/2017 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2018 và thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 4 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ Thông tư số 51 có một số điểm thay đổi cơ bản so với Thông tư số 08 như dùng từ “Phản vệ” thay cho “Sốc phản vệ”; chẩn đoán theo tiêu chuẩn của quốc tế; phân loại phản vệ theo quốc tế; Thông tư 08/1999/TT-BYT quy định thử phản ứng với penicilin và streptomycin, tuy nhiên Thông tư 51 quy định bỏ thử phản ứng đối với tất cả các loại thuốc, chỉ thực hiện thử phản ứng đối với những người bệnh có tiền sử phản vệ với thuốc hoặc dị nguyên liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau…[2] Như vậy Thông tư 51 có nhiều điểm khác so với Thông tư
08 Điều đó đòi hỏi các nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng phải thường xuyên cập nhật để trang bị kiến thức mới cho mình.
Thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng các khoa lâm sàng, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, một số triệu chứng ban đầu phát hiện phản vệ được điều dưỡng biết đến chiếm tỷ lệ cao như khó thở chiếm 88,3%, tụt huyết áp hoặc ngất chiếm 82,0%, mày đay phù mạch nhanh chiếm 84,0% Triệu chứng đau bụng hoặc nôn được biết ở mức độ thấp hơn 65,3% Triệu chứng ho được biết ở mức độ thấp nhất chiếm 15,0% Khi hỏi về phân loại các mức độ của phản vệ có 92% trả lời đúng, tuy nhiên chỉ có 63,0% điều dưỡng trả lời đúng các triệu chứng của từng mức độ phản vệ Kết quả này có thấp hơn với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vân (2013) hầu hết (>90-100%) ĐD có kiến thức để nhận biết về các triệu chứng biểu hiện của phản vệ và nghiên cứu của hoàng Văn Sáng (2012) tại Bệnh viện 354, các ĐD tham gia nghiên cứu đều nhận thức được các triệu chứng của phản vệ, số ĐD trả lời sai các triệu chứng rất ít hoặc có nhưng không đáng kể (2 ĐD trả lời sai về triệu chứng mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke) [1], [9].
Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khởi phát nhanh và có thể gây tử vong Phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết bởi sự xuất hiện đột ngột giãn mạch và tăng tính thấm thàmh mạch và sự nhạy cảm quá mức ở phế quản. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do hoạt động của nhiều chất trung gian hoá học nội sinh được giải phóng ra ngay sau khi yếu tố kích thích là yếu tố miễn dịch hay không miễn dịch xâm nhập vào cơ thể Việc nhận biết sớm những triệu chứng ban đầu của phản vệ giúp cấp cứu nhanh, kịp thời tránh dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp Theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế, các triệu chứng gợi ý phản vệ bao gồm: Mày đay, phù mạch nhanh; Khó thở, tức ngực, thở rít; Đau bụng hoặc nôn; Tụt huyết áp hoặc ngất; Rối loạn ý thức Khi người bệnh xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng trên thì có thể nghĩ đến phản vệ Bệnh cảnh lâm sàng 1 của phản vệ khi các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa…) và có ít nhất
1 trong 2 triệu chứng sau: Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít); Tụt huyết áp hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ…) Bệnh cảnh làm sàng 2 của phản vệ khi có ít nhất 2 trong 4 triệu chứng xuất hiện sau vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ: Biểu hiện ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa); Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít); Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt HA; Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng…) Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện sau vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng [2].
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy có 90% điều dưỡng trả lời Adrenalin là thuốc quan trọng hàng đầu sử dụng trong cấp cứu phản vệ Có lần lượt 48,3% và 38,3% điều dưỡng cho rằng cách sử dụng Adrenalin là tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ 1 trở lên và từ độ 2 trở lên Điều dưỡng lựa chọn thời gian tiêm nhắc lại Adrenalin từ 10-15 phút chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6% và số điều dưỡng cho rằng 2-3 phút sẽ tiêm nhắc lại Adrenalin chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,8% Có 87,0% cho rằng đường dùng thuốc cho người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ Khoản 1 Điều 6 trong Thông tư 51 đã nêu rõ: Adrenalin là thuốc quan trọng hàng đầu để tiêm bắp ngay cho người bị phản vệ khi được chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên [2].
Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, có 46,0% điều dưỡng lựa chọn cần thiết phải thử test da đối với tất cả các loại thuốc mà người bệnh sử dụng và 40,0% cho rằng không cần thiết phải thử test da Đối với các trường hợp cần test da, số điều dưỡng biết cần test da đối với người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc/dị nguyên có liên quan hoặc khi người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,0% Số điều dưỡng lựa chọn cần test da với mọi loại thuốc cần sử dụng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,7% Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân (2013) với 47,4% ĐD cho là vẫn thử test kháng sinh với NB đã bị dị ứng với loại kháng sinh đó và 8,8% điều dưỡng cho rằng không phải khai thác tiền sử dị ứng trước khi dùng thuốc Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Nếu như Nguyễn Thanh Vân tiến hành nghiên cứu vào năm 2013
– thời điểm áp dụng Thông tư 08/1999/TT-BYT ngày 4 tháng 5 năm 1999 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ thì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành năm 2020 - đã áp dụng Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ Nội dung của 2 thông tư này có nhiều điểm khác nhau về loại thuốc cần thử phản ứng trước khi sử dụng cho người bệnh [1], [2].
Theo hướng dẫn chỉ định làm test da (gồm test lẩy da và test nội bì) trong Thông tư 51 quy định: (1) Không thử phản ứng (test) cho tất cả các loại thuốc trừ những trường hợp có chỉ định (2) Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo) và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau (3) Khi thử test phải có sẵn các phương tiện cấp cứu phản vệ (4) Việc làm test da theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này (5) Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da (lẩy da hoặc nội bì) dương tính thì không được sử dụng thuốc hoặc dị nguyên đó (6) Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẩy da âm tính với dị nguyên đó thì tiếp tục làm test nội bì (7) Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc và kết quả test lẩy da và nội bì âm tính với thuốc hoặc dị nguyên, trong trường hợp cấp cứu phải sử dụng thuốc (không có thuốc thay thế) cần cân nhắc làm test kích thích và/hoặc giải mẫn cảm nhanh với thuốc tại chuyên khoa dị ứng hoặc các bác sĩ đã được tập huấn về dị ứng-miễn dịch lâm sàng tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu phản vệ và phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh bằng văn bản [2].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng về các thông số cần theo dõi và tần số theo dõi các thông số trong giai đoạn cấp tính của phản vệ còn ở mức trung bình với tỷ lệ lần lượt là 52,0% và 53,3% Chỉ có 37,3% điều dưỡng trả lời đúng về thời gian cần theo dõi người bệnh liên tục ít nhất 24 giờ trong giai đoạn ổn định Điều dưỡng cho rằng các phương pháp như: chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, Khai thác rõ tiền sử dị ứng của NB và Ghi chép các thông tin liên quan đến dị ứng vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện của NB là những phương pháp để dự phòng phản vệ chiếm tỷ lệ cao, với tỷ lệ lần lượt là 89,3%, 100% và 100% Tuy nhiêm vẫn còn 5,3% điều dưỡng cho rằng tiêm là đường dùng an toàn nhất phòng phản vệ.
Kết quả ở bảng 2.7 cho chúng ta thấy, tỷ lệ kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ đạt mức tốt còn thấp với 39,3%, tỷ lệ đạt mức trung bình còn chiếm tỷ lệ cao hơn với 58,0% Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do: Công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức về phòng và xử trí phản vệ cho điều dưỡng còn ít Kiến thức về phản vệ được học từ lâu, các nội dung không được kiểm tra và nhắc lại thường xuyên Tình trạng quá tải bệnh viện khiến điều dưỡng không có thời gian cập nhật kiến thức Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức của điều dưỡng còn hạn chế.
Một số yếu tố liên quan tới kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng các khoa lâm sàng, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Kết quả ở bảng 2.8 cho chúng ta thấy: Kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng có mối liên quan với trình độ học vấn, thâm niên công tác và thời gian gần nhất được tập huấn/đọc tài liệu liên quan đến phòng và xử trí phản vệ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Do vậy công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức cho điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ là vô cùng quan trọng.Điều này cần thực hiện thường xuyên và liên tục Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra về phương pháp phòng phản vệ.