thực trạng kiến thức về phòng bệnh viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại trung tâm y tế yên lập tỉnh phú thọ năm 2023

45 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức về phòng bệnh viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại trung tâm y tế yên lập tỉnh phú thọ năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài ra, do tác động của các yếu tố nguy cơ như ônhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, ….[10] Vìvậy, thực hiện tốt phòng chống viêm phổi trẻ em sẽ giảm được tỉ lệ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồngnghiệp tại TTYT Yên Lập tỉnh Phú Thọ, gia đình và bạn bè Đến nay, báo cáo chuyênđề đã được hoàn thành.

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thànhtới: là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gianthực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, cácphòng ban và các thầy cô giáo đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu vàtạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TTYT Yên Lập tỉnh Phú Thọđã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạnbè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 10 những người đã giành cho tôi tình cảmvà nguồn động viên khích lệ.

Phú Thọ, năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOANTên tôi là:

Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 10, chuyên ngành Nhi khoa,trường.

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướngdẫn của Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dướibất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việcphân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau cóghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung chuyên đề của mình không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tácquyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Nam Định, năm 2023

Học viên

Trang 3

MỤC LỤCNỘI DUNG

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Danh mục chữ viết tắt iii

Phụ lục

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trung Tâm y tếĐiều dưỡng viên

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tínhNữ hộ sinh/ Kĩ thuật viênGiáo dục sức khoẻ

World Health Organization/Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức y tế thế giớiRút lõm lồng ngực

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

TrangBảng 2.2.1 Phân bố đối theo nhóm tuổi, số con và khu vực sống………… 15Bảng 2.2.2.1 Kiến thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi……… 17Bảng 2.2.2.2 Dấu hiệu bệnh viêm phổi……… 17-18

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.2.1.4 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp……… 16

Biểu đồ 2.2.1.5 Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn……… 16

Biểu đồ 2.2.2.3 Chăm sóc trẻ viêm phổi……… 18

Biểu đồ 2.2.3.2 Tái khám định kì cho trẻ……… 20

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi là bệnh lí thường gặp ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ mắc và nguyên nhân gây tửvong hàng đầu đối với trẻ em dưới 5 tuổi Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giớicó khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó khoảng 4 triệu trẻ là do viêmphổi.Viêm phổi đã làm ảnh hưởng lớn đến trẻ em và các gia đình

ở khắp mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển như các nước Châu Phi cận Sahara và khu vực Đông Nam Á.[16], [18]

Tại Việt nam mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý viêm phổi, gần đâytần suất mắc viêm phổi trẻ em Việt Nam vẫn cao gấp 10 lần các nước có thu nhập caotrong khu vực như Australia, Japan [15] Việt Nam xếp ở vị trí thứ 9 trong nhóm 15quốc gia có gánh nặng bệnh tật viêm phổi trẻ em cao nhất, số ca mắc mới hàng năm1,7 triệu đợt bệnh [1] Hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ em bị viêm phổi chết, tỷ lệtử vong do viêm phổi chiếm 75% tử vong do các bệnh hô hấp và chiếm 30-35% tửvong chung ở trẻ em [10].

Nguyên nhân gây viêm phổi ở nước ta cũng như các nước đang phát triển chủ yếu dovirus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm Ngoài ra, do tác động của các yếu tố nguy cơ như ônhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, ….[10] Vì

vậy, thực hiện tốt phòng chống viêm phổi trẻ em sẽ giảm được tỉ lệ mắc bệnh và tửvong ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, từ đó sẽ giảm kinh phí chi trả về thuốc, dịch vụy tế, giảm sự quá tải vào điều trị tại các bệnh viện.

Tại Khoa Nội nhi – TTYT Yên Lập hàng ngày số bệnh nhi đến khám và điều trịbệnh viêm phổi khá nhiều, có ngày lên tới khoảng 60% bệnh nhân là viêm phổi, bệnhthường biểu hiện từ mức độ nhẹ với các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, ho… sau đócó thể trở nặng nhanh với các biểu hiện khò khè, khó thở, sốt…, đặc biệt khi thời tiếtlạnh số trẻ mắc viêm phổi tăng cao đáng kể với hầu hết triệu chứng ở giai đoạn nặng Độtuổi mắc viêm phổi ở trẻ đa số là dưới 5 tuổi.

Để giảm gánh nặng bệnh tật, ngăn ngừa biến chứng của bệnh, giảm quá tải bệnhviện giúp chất lượng cuộc sống của trẻ được cải thiện và nâng cao thì công tác chăm sóccho trẻ theo đúng quy định là rất cần thiết Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên

cứu chuyên đề: Thực trạng kiến thức về phòng bệnh viêm phổi

Trang 8

của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại trung tâm y tế Yên Lập tỉnh phú thọ năm 2023 với 02 mục tiêu:

1 Mô tả Thực trạng kiến thức về phòng bệnh viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổiđiều trị tại khoa Nội - Nhi trung tâm y tế Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm 2023.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về phòng bệnh bệnh viêm phổicủa bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nội - Nhi trung tâm y tế Yên Lập tỉnhPhú Thọ.

Trang 9

1.2 Nguyên nhân, Yếu tố nguy cơ của bệnh

Nguyên nhân: Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác.

Theo WHO, các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumonia (phế cầu),Haemophilus influenza (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV) Ở trẻ lớn thường gặpviêm phổi do vi khuẩn không điển hình, đại diện là Mycoplasma pneumonia S.pneumoniae (phế cầu) là nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng ở trẻdưới 5 tuổi, là cầu khuẩn gram dương có vỏ Phế cầu có hơn 90 type huyết thanh[8].Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em nhưtụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, M.cataralis, C.pneumonia… nguyên nhân gây viêmphổi do vi khuẩn thường gặp theo lứa tuổi

[10] Bên cạnh đó viêm phổi cũng có thể do tác nhân virus, những virus thường gặp gâyviêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp, sau đó là virus cúm A, B, cúm adenovirus…Ngoài những nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ kể trên, viêm phổi ở trẻ em vàviêm phổi ở trẻ sơ sinh còn do ký sinh trùng, lao, nấm, môi trường sống ô nhiễm, cónhiều khói bụi bẩn, thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động từ những thành viêntrong gia đình cũng có thể là yếu tố dẫn đến phản ứng viêm ở các cơ quan đường hô hấp.Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn lau, bát, ly,… với bệnh nhân cũng cóthể dẫn đến lây nhiễm cho trẻ khỏe mạnh.

Yếu tố nguy cơ: Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, đặc biệt là trẻ em,

người cao tuổi,… Tuy nhiên, một đứa trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những

Trang 10

đứa trẻ khác, nếu như: Trẻ có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ sinh non thiếu tháng Suy dinh.Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột là điều kiện thuậnlợi gây viêm phổi ở trẻ em hoặc trẻ không được tiêm chủng đầy đủ Có bệnh lý nền mãntính như hen suyễn, xơ nang, tim bẩm sinh, đái tháo đường, tăng động giảm chú ý, trầmcảm…; Phổi yếu hoặc có vấn đề về hệ hô hấp Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc viêm phổinếu hít phải khói thuốc lá thụ động từ phụ huynh Trẻ mắc các bệnh hô hấp mãn tính như:viêm mũi họng, VA, hen phế quản và các bệnh như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu…trẻ có cơđịa dị ứng [10].

1.3 Triệu chứng của bệnh

Theo WHO viêm phổi ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau:Dấu hiệu thường gặp: Ho, sốt, chảy nước mũi, nhịp thở nhanh.

Dấu hiệu nặng: Rút lõm lồng ngực ( RLLN ); Thở khò khè; Thở rít; Tím tái.

Dấu hiệu nguy kịch: Trẻ không uống được hoặc bỏ bú, co giật ,ngủ li bì hoặckhó đánh thức, thở rít khi nằm yên, thở khò khè, suy dinh dưỡng nặng.

1.4 Biến chứng của bệnh

Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tìnhtrạng sốc nhiễm khuẩn Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc,viêm nội tâm mạc Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổivà tràn khí màng phổi.

1.5 Phương pháp chẩn đoán bệnh và điều trị

Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng hô hấp như: dấu hiệu ho và

sốt, thở nhanh Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như: tím tái, bỏ bú, không uống được,li bì, co giật, lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm trên ức, phập phồng cánh mũi,thở rên rỉ Triệu chứng khác đi kèm theo như: viêm cơ, viêm xương, viêm tai giữa, nhọt da,viêm amydal, viêm màng ngoài tim…[9]

Chẩn đoán cận lâm sàng: X-quang phổi; Công thức máu; CRP; Xét nghiệm đờm

(bằng soi, cấy); Cấy máu; Các xét nghiệm khác như: PCT (Procalcitonine là dấu ấn

Trang 11

đánh giá tình trạng nhiễm trùng); Sinh thiết và chọc hút qua da thường gây biếnchứng xuất huyết, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi nên ít dùng.

Điều trị: Các biện pháp điều trị cho trẻ bị viêm phổi: Thông thường khi trẻ được

chẩn đoán là viêm phổi, nếu nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ địnhđiều trị bằng kháng sinh.

Đồng thời, gia đình nên kết hợp với một số phương pháp điều trị hỗ trợ khácnhư: Vệ sinh mũi, hạ sốt nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C, giảm ho an toàn, chú ý dinhdưỡng cho trẻ, giữ không khí, nhiệt độ trong phòng phù hợp.

1.6 Dự phòng

Có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ Trong số đó, việc bú sữamẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh được chứng minh giảm gần 1/4 viêm phổi ởtrẻ em Ngoài ra, sử dụng bếp không khói, giảm 50% nguy cơ viêm phổi ở trẻ, thườngxuyên giữ nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá khi ở gần trẻ, tập cho trẻ thói quen rửatay thường xuyên bằng xà phòng.

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết làphương pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất Vắc xin có khả năng tạo rakháng thể chủ động bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh lên đến 95% [10]

1.7 Xử trí và chăm sóc trẻ bị viêm phổi

1.7.1 Chống rối loạn thân nhiệt

* Hạ sốt: Khi thân nhiệt đo ở nách > = 38,5ºC cần cho trẻ uống hạ sốt Cho trẻ mặc mát, nằm phòng thoáng khí, lau người bằng nước ấm.

* Chống hạ nhiệt độ: Ở trẻ nhỏ có thể không sốt mà hạ nhiệt độ, khi thân nhiệtđo ở nách < 36ºC Điều trị bằng ủ ấm, nằm phòng kín gió, cho trẻ ăn đủ để tránh hạđường huyết.

1.7.2 Cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và nước

Trẻ viêm phổi thường có sốt, thở nhanh, nôn hoặc tiêu chảy, trong khi trẻ lại kémăn, uống nên dễ mất nước, thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm cho tình trạng bệnhnặng lên hoặc chậm hồi phục, có thể hạ đường huyết ở trẻ nhỏ Trẻ viêm

Trang 12

phổi cần cho ăn thức ăn lỏng, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa Bữa ăn được chianhỏ nhiều lần trong ngày Chú ý cho trẻ uống thêm nước, nếu trẻ không ăn được cầncho trẻ ăn qua sode dạ dày Nếu trẻ mất nước, rối loạn điện giải mà không uống được,nôn nhiều cần bù nước, điện giải bằng đường tĩnh mạch [18].

1.7.3 Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả

Với triệu chứng ho, đây là một phản ứng có lợi của cơ thể để đẩy đờm dãi rangoài làm sạch đường hô hấp Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúplưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoàidễ dàng Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ănđể tránh gây nôn [10].

1.7.4 Chế độ vệ sinh

Vệ sinh mũi miệng: Giúp trẻ vệ sinh mũi miệng thông thoáng, sạch sẽ.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ: Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽkhi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ Không gian sống và nghỉ ngơi của trẻ cầnđược vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí nhưng ấm áp, yên tĩnh ít ánh sáng.

1.7.5 Chăm sóc trẻ tại nhà:

Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chia làm nhiềubữa trong ngày, mỗi bữa một ít vì trẻ bị chán ăn Không kiêng khem trong chế độ ănnhư: Tôm, cua, dầu, mỡ.

Đối với trẻ còn đang bú mẹ, cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường Nếu trẻkhó thở không bú được bà mẹ cần vắt sữa đổ thìa cho trẻ uống Cho trẻ uống nhiềunước (nước chín, nước chanh, nước cam) Lau sạch làm thông mũi, nếu trẻ bị chảymũi, tắc mũi ảnh hưởng đến việc ăn, bú của trẻ.

Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy mộttrong các dấu hiệu sau: Thở nhanh hơn, khó thở hơn, không uống được hoặc bỏ bú,trẻ mệt hơn [10].

Trang 13

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Kiến thức của bà mẹ về Viêm phổi ở trẻ em trên thế giới.

Theo nghiên cứu của Lulu Muhe đánh giá nhận thức của các bà mẹ về các dấu hiệuvà triệu chứng NKHHCT ở trẻ em: Trên tổng số 222 bà mẹ đưa con đến bệnh viện vì hohoặc khó thở thì có khoảng 70% các bà mẹ không nhận ra những dấu hiệu này là nghiêmtrọng, bao gồm cả những dấu hiệu chính của bệnh viêm phổi như thở nhanh và rút lõmlồng ngực Nghiên cứu kết luận rằng cần cung cấp kiến thức cho bà mẹ về nhận biết cácdấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh [22].

Theo Paul Kibet Keter và cộng sự đã khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ thực hànhvề bệnh viêm phổi ở trẻ em của 422 bà mẹ và các yếu tố liên quan đến viêm phổi ở trẻ tạibệnh viện Kapsabet quận Nandi, Kenya từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 Có422 bà mẹ đã lần lượt được phỏng vấn, đa số các bà mẹ (93,1%) biết rằng viêm phổi làgì, 67,1% bà mẹ nhận thấy viêm phổi ở trẻ là rất nguy hiểm, các bà mẹ trước đây đã cócon bị viêm phổi có kiến thức về bệnh viêm phổi xấp xỉ gấp 6 lần so với bà mẹ có conchưa bị viêm phổi Bà mẹ có từ 3 con trở lên thì nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ cao gấp 3lần so với các trẻ ở bà mẹ có dưới 3 con, các bà mẹ có trình độ học vấn cao có kiến thứcvề bệnh viêm phổi tốt hơn các bà mẹ có trình độ học vấn thấp Các bà mẹ có trình độ họcvấn cao có xu hướng tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức so với bà mẹ có trình độ học vấnthấp, họ sẽ đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sỹ nếu con có biểu hiện viêmphổi như ho, sốt, thở nhanh Phần lớn (96,7%) bà mẹ tin rằng viêm phổi là do thời tiếtthay đổi và 93,4% bà mẹ cho rằng giữ ấm là biện pháp phòng ngừa viêm phổi [17].

Nhà nghiên cứu Cesar Augusto Galvez và cộng sự đã nghiên cứu 501 bà mẹ từ20 cộng đồng ở khu đo thị của Lima Peru, nhà nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 84% cácbà mẹ cho biết họ biết những gì là viêm phổi Hầu hết tin rằng viêm phổi là nguyhiểm Đa số (58,7%) cho rằng bệnh viêm phổi là do thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.Chỉ có 28,9% tin rằng một loại virus gây ra bệnh Hơn 80% bà mẹ cho rằng viêmphổi có biểu hiện thở nhanh và/hoặc rút lõm lồng ngực 94,6% cho biết họ đã sẵnsàng để đưa con em mình đến các trung tâm y tế gần nhất nếu họ nghĩ con mình bịviêm phổi [21].

Trang 14

Với phương phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích, Siswanto E, BhuiyanSU, Chompikul J đã tiến hành phỏng vấn 140 bà mẹ tại bệnh viện Đa Khoa NakhonPathom, Thái Lan để khảo sát kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi.Trong số 140 bà mẹ có 10 bà mẹ biết chính xác về dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm phổichiếm 7%, có 29 bà mẹ trả lời chính xác các câu hỏi về nguyên nhân và yếu tố nguy cơgây viêm phổi chiếm 21%, 10 bà mẹ biết tác hại của bệnh viêm phổi chiếm 7%, 81 bà mẹbiết cách phòng ngừa viêm phổi chiếm 58%, 72 bà mẹ có kiến thức chung về bệnh viêmphổi chiếm 66% [20].

Neeru Gupta và cộng sự đã nghiên cứu 466 người chăm sóc chính của trẻ tạibang Enugu Nhà nghiên cứu thấy khoảng 95% số người được hỏi (440/464) đã nghenói về bệnh viêm phổi, còn lại 24 (5,2%) không bao giờ nghe nói về nó Khi được hỏivề nguyên nhân, chỉ có 18 (4,1%) nói một cách chính xác nguyên nhân của nó Có74,3% bà mẹ thiếu kiến thức về phòng bệnh cho trẻ [19].

Theo một nghiên cứu tại Nigeria (2020), việc chăm sóc và điều trị kịp thời bệnhviêm phổi ở trẻ em là nền tảng của các chương trình sống còn ở trẻ em nhưng vẫn là mộtthách thức ở Nigeria và các nước có tỷ lệ tử vong cao khác Ở châu Phi cận Sahara, chưađến một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi có các triệu chứng viêm phổi được đưa đến chăm sóc ytế chính thức Chỉ có khoảng 1/3 trẻ em có các triệu chứng viêm phổi được đưa đến chămsóc y tế chính thức vào năm 2013 [14]

2.2 Kiến thức của bà mẹ về Viêm phổi ở trẻ em tại Việt Nam.

Nghiên cứu công tác phòng bệnh viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi tại TTYT Yên Lập chothấy công tác cung cấp kiến thức cho gia đình bệnh nhi là rất quan trọng Công tác cung cấpkiến thực phòng bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc giúp cho quá trình hồi phục củatrẻ nhanh hơn, rút ngắn thời gian điều trị, giảm gánh nặng kinh tế và thời gian của bà mẹ.Đồng thời giúp cho bà mẹ có những kiến thức đúng về phòng bệnh cho trẻ giúp trẻ tránhđược các đợt viêm phổi tiếp theo và khi có các dấu hiệu sớm của bệnh biết cách đưa trẻ đếnkhám sớm và điều trị kịp thời Nghiên cứu của Trần Thị Ly Tỷ lệ các bà mẹ sau can thiệpbiết về các biện pháp phòng bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ rất cao, trong đó có 100% biết vềbiện pháp bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ ấm chocon Có 95,2%

Trang 15

biết về biện pháp tiêm chủng đầy đủ và 75,8% Các tỷ lệ này đều cao hơn rất nhiều sovới trước can thiệp Trước can thiệp các tỷ lệ lần lượt là 80,6%, 87,1%,82,3%, 11,3%và 17,7% [7]

Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa (2017) Thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễmkhuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khỏe của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điềutrị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường [6], tỷ lệbà mẹ có kiến thức đúng về dự phòng viêm phổi trước khi can thiệp GDSK là 15,7%tăng lên 77,1% sau khi GDSK, kiến thức không đúng giảm từ 84,3% xuống còn22,9%.[6]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đài Trang và Trần Đỗ Hùng (2013) trên 100 bàmẹ có con bị viêm phổi tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện nhi đồng Cần Thơ có kết quảnhư sau: 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị viêm phổi thường xuyên kèm theo không ănuống được thì sẽ bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng Có 64% bà mẹ biết rằng nêncho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi, 60% bà mẹbiết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ dưỡng hơn khi trẻ bị bệnh, có61% các bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc uống thêm sữa khi trẻ bị viêmphổi Có 97% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các dấu hiệu các dấu hiệu bệnhnặng khi trẻ bị ho cảm Có 64% bà mẹ sẽ dùng thuốc ho tây y để làm giảm ho cho trẻ, có29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm thông thoáng mũi Kiếnthức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh chiếm 87%, tránh tiếp xúc vớingười bị ho chiếm 74%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông xúc vật là 52%và có 32% bà mẹ nghĩ là có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻsuy dinh dưỡng [12].

Theo Nguyễn Xuân Lành nghiên cứu kiến thức của 210 bà mẹ có con bị viêm phổi tạibệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang chothấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1% Trong đó bà mẹ có kiến thứcđúng về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân viêm phổi chiếm 57,6%, cácyếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi chiếm 54,8%, tác hại của viêm phổi được bà mẹ biết đếnvới tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh viêm phổi chiếm 63,8%, xử lý khi trẻ bị bệnhviêm phổi chiếm 54,8%, bà mẹ có con

Trang 16

sinh thiếu tháng hay nhẹ cân có kiến thức về bệnh viêm phổi tốt hơn các bà mẹ có consinh đủ tháng hay đủ cân (P<0,05) Nơi sinh sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinhtế gia đình có liên quan đến kiến thức đúng của bà mẹ (P<0,05) [11].

Theo nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc và cộng sự năm 2021 về “ Đánh giákiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm phổi tại khoatự nguyện C Bệnh viện Nhi Trung ương” cho thấy: Tỷ lệ người chăm sóc có kiếnthức đúng chung về bệnh viêm phổi chiếm 75,7%, về dự phòng bệnh cho trẻ đạt tỷ lệ64% Điều này cho thấy răng cần nâng cao kiến thức dự phòng bệnh Viêm phổi chotrẻ [2]

Theo nghiên cứu “Thực trạng nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bịviêm phổi tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017” của Trần Thị Lyvà cộng sự cho kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng về các nội dung kiến thức bệnhviêm phổi: Nhận thức đúng về biện pháp phòng bệnh là 67,7% [7]

Nghiên cứu của Dương Hồng Lanh và Phạm Văn Lình về khảo sát kiến thứccủa bà mẹ có con dưới 5 tuổi về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liênquan đến kiến thức tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019 Khi khảosát bà mẹ kiến thức phòng bệnh cho trẻ tỷ lệ các bà mẹ biết được cho trẻ tránh tiếpxúc khói bụi là 52%; giữ ấm khi trời lạnh là 87%; tránh tiếp xúc với người bị ho là74% Có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả trên bà mẹ có trình độ học vấn từcao đẳng đại học trở lênchiếm >50 % [4]

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trần Thị Hằng ( 2021) Thay đổi kiến thứcchăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại bệnhviện nhi tỉnh Thái Bình Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường [3] tỷ lệ bà mẹ có kiếnthức đúng trước can về dự phòng viêm phổi còn thấp và chưa đồng đều; đặc biệt, làkiến thức về giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết, vệ sinh mũi họng hàng ngày chiếm36,7%.

Trang 17

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT1 Tổng quan về địa bàn thực tế

1.1 Giới thiệu sơ lược về TTYT Yên Lập Phú Thọ

Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Yên Lập là cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnhPhú Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất TTYT Yên Lập và Bệnh viện đa khoa(BVĐK) huyện Yên Lập (theo Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Thực hiện 02 chức năng khám, chữa bệnhvà y tế dự phòng cho nhân dân huyện Yên Lập và các huyện lân cận Một số nhiệmvụ của TTYT như cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng bệnh; chỉ đạo tuyến; đào tạo cánbộ…

Trung tâm được xếp hạng là Bệnh viện hạng III năm 2015 và thăng hạng bệnh viênlên hạng II năm 2019 Trung tâm hiện là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa tỉnhPhú Thọ Tổ chức bộ máy: Trung tâm có tổng số 14 khoa, phòng trong đó: 03 phòngchức năng, 11 khoa chuyên môn (03 khoa cận lâm sàng, 06 khoa lâm sàng, 02 khoa làmcông tác y tế dự phòng) và 17 Trạm Y tế xã, thị trấn.

1.2 Giới thiệu về khoa

Khoa Nội – Nhi, TTYT Yên Lập được thành lập, với chức năng chẩn đoán, điềutrị nội trú, ngoại trú và chăm sóc sức khoẻ cho các bệnh nhân có bệnh lý nội khoa;nhi khoa Tổ chức nhân sự: Tổng số: 28 cán bộ.

Cơ sở vật chất tại khoa hiện đại, khá đầy đủ phục vụ cho điều trị và chăm sóc bênhnhân Với nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản về nộikhoa, nhi khoa, không ngừng học hỏi, phấn đấu nâng cao tay nghề để đồng hành cùngbệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc khám chữa bệnh.

2 Thực trạng công tác dự phòng Viêm phổi

2.1 Phương pháp thực hiện

Trang 18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoaNội Nhi - TTYT Yên Lập - Phú Thọ và trẻ chưa mắc bệnh Viêm phổi trong thời giantừ tháng 08/2023 đến tháng 9/2023.

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa NộiNhi - TTYT Yên Lập - Phú Thọ và trẻ chưa mắc bệnh Viêm phổi Đồng ý tham giavào nghiên cứu Có khả năng giao tiếp tốt.

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 09 năm 2023.Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Nội Nhi – TTYT Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.2.1.4 Cỡ mẫu:

Lấy toàn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nội Nhi TTYT Yên Lập - Phú Thọ và trẻ không mắc bệnh Viêm phổi trong thời gian từ tháng08/2023 đến tháng 9/2023.

-Thực tế nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 120 bà mẹ đáp ứng các tiêuchuẩn chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu.

2.1.5 Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn toàn bộ bà mẹ có condưới 5 tuổi nằm điều trị tại khoa Nội Nhi - TTYT Yên Lập - Phú Thọ và trẻ khôngmắc bệnh Viêm phổi trong thời gian từ tháng 08/2023 đến tháng 9/2023 đáp ứng tiêuchuẩn chọn mẫu.

2.1.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệuQuá trình thu thập số liệu

Giai đoạn 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ

Bộ công cụ được xây dựng dựa theo quyết định 101/QĐ-BYT ban hành ngày 09tháng 01 năm 2014 hướng dẫn xử trí viêm phổi ở trẻ em; đồng thời, tham khảo mộtsố bộ công cụ trong các nghiên cứu về khảo sát kiến thức chăm sóc trẻ bị viêm phổicủa bà mẹ đã tiến hành trước đây [10];[11];[7].

Trang 19

Giai đoạn 2: Tập huấn cho điều tra viên, thống nhất cách thức thu thập số liệu.Nội dung tập huấn: Thống nhất mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹnăng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, kỹ năng khai thác hồ sơbệnh án.

Giai đoạn 3: Tiến hành thu thập số liệu: Đối tượng tham gia nghiên cứu là bàmẹ có con dưới 5 tuổi được đang điều trị tại khoa khoa Nội Nhi - TTYT Yên Lập -Phú Thọ và trẻ không mắc bệnh Viêm phổi trong thời gian từ tháng 08/2023 đếntháng 9/2023 Sử dụng cùng một bộ công cụ điều tra để đánh giá Các bước tiến hànhthu thập số liệu như sau:

Bước 1: Lựa chọn những bà mẹ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Những bà mẹ đủ tiêu chuẩn được giới thiệu mục đích, nội dung, phương phápvà quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vàobản đồng thuận (phụ lục 1) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu; sau đó, đượchướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi.

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ về kiến thức của bệnh, dấu hiệu, cách chămsóc và dự phòng bệnh viêm phổi Từ đó phân tích, tìm ra nội dung kiến thức cònthiếu và yếu của bà mẹ.

2.1.7 Phương pháp phân tích kết quả:

Số liệu được nhập bằng phần mềm excel để phân tích Thống kê mô tả được sửdụng để mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời cũng như kiến thức của bàmẹ Các biến phân loại được biểu thị dưới dạng tần suất và tỷ lệ phần trăm.

2.1.8 Đạo đức trong nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu không có nguy cơ gây hại cho đối tượng nghiên cứu.Nghiên cứu được tiến hành với sự nhất trí của lãnh đạo đơn vị và hội đồng khoa học Tấtcả thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật Các số liệu, thông tin thuthập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học.

2.2 Kết quả

2.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Trang 20

Bảng 2.2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, số con và khu vựcsống (n=120)

Nhận xét: Từ bảng 2.2.1 kết quả cho thấy độ tuổi từ 25 – 30 có tỉ lệ con mắcbệnh cao nhất chiếm 71.7%, độ tuổi dưới 30 chiếm 17.5%, dưới 25 tuổi chiếm10.8% Nhóm bà mẹ có từ 02 con trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn 65% so với nhóm bà mẹcó 01 con 35% Phần lớn các bà mẹ trong nghiên cứu sống ở khu vực nông thônchiếm tỉ lệ 75.8%, chỉ có 24.2% số bà mẹ sống ở khu vực thành thị.

 Biểu đồ 2.2.1.4: Phân bố đối tượng theo nghề nghiệpPHÂN BỐ ĐỐI TƯỢNG THEO NGHỀ NGHIỆP50

Cán bộCông nhânNông dânNội trợ

Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp

Nhận xét: Biểu đồ 2.2.1.4 cho thấy các bà mẹ có nghề nghiệp là công nhânchiếm tỷ lệ cao nhất là 43.3%, tiếp theo là nhóm bà mẹ có nghề nghiệp là nông dânchiếm 33,3%, nhóm các bà mẹ có nghề nghiệp là cán bộ viên chức và nhóm bà mẹ cónghề nghiệp nội trợ đều chiếm 11.7%.

Trang 21

 Biểu đồ 2.2.1.5: Phân bố đối tượng theo trình độ học vấnPHÂN BỐ THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2.2.2 Kiến thức chung về bệnh viêm phổi.

2.2.2.1 Thực trạng kiến thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi

Kiến thức của bà mẹ về Trả lời đúng Trả lời saibệnh viêm phổi

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Nhận xét: Kết quả từ bảng cho thấy tỉ lệ bà mẹ trả lời đúng về nguyên nhângây bệnh viêm phổi chỉ có 32,5%, tỉ lệ bà mẹ trả lời sai chiếm đến 67.5%; Tỉ lệ bà mẹcó kiến thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi và yếu tố nguy cơ gây bệnh trả lầnlượt là 37.5% và 62.5%, tỉ lệ bà mẹ trả lời sai về khái niệm và yếu tố nguy cơ gâybệnh lần lượt là 62.5% và 37.5%.

2.2.2.2 Thực trạng kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh viêm phổi

Trang 22

Kiến thức của bà mẹ về Trả lời đúng Trả lời saidấu hiệu bệnh viêm

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

2.2.2.3 Thực trạng kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ viêm phổi

Biểu đồ 2.2.2.3: Thực trạng kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ viêm phổi.

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan