thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thanh chương nghệ an năm 2023

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện thanh chương nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạoSau Đại học, các các thầy/ cô giáo của đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôirất nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn người cô tận tâm và nhiệt tình, đã giúp đỡ tôi rấtnhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy/cô trong Hội đồng đã góp ýnhững ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, nhân viên y tế của Bệnhviện đa khoa Thanh Chương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc họctập và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp Chuyênkhoa I – K10 đã luôn động viên và tạo động lực cho tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, chuyên đề này do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự giúpđỡ của giảng viên hướng dẫn Các số liệu trong chuyên đề hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nàokhác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!

Nam Định, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 3

1.1.1.2 Nguyên nhân đái tháo đường type 2 ……… 3

1.1.1.3 Điều trị Đái tháo đường ……… 4

1.1.2 Chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường 4

1.1.2.1 Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh đái tháo đường ………4

1.1.2.2 Kiểm soát cân nặng ……….4

1.1.2.3 Nguồn cung cấp năng lượng ………4

1.1.2.4 Phân bố bữa ăn ………7

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Thanh Chương 11

2.2 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 11

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11

2.2.2 Kết quả nghiên cứu 13

Trang 4

2.2.2.2 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ……….….18

Chương 3: BÀN LUẬN 22

3.1 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 22

3.1.1 Đặc điểm thông tin chung của ĐTNC ……….……….22

3.1.2 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ………….……….24

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức của người bệnh về chế độ dinhdưỡng cho người bệnh ĐTĐ type 2 ………26

3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn về kiến thức dinh dưỡng của người bệnh đáitháo đường type 2 ……… ………26

3.2.2 Các giải pháp để khắc phục vấn đề 28

KẾT LUẬN 30

ĐỀ XUẤT 31TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBệnh viện

Đái tháo đườngĐối tượng nghiên cứuGiáo dục sức khỏeGlycated haemoglobin

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tếNhân viên y tế

Trung học cơ sởTrung học phổ thôngWorld Heath Organization

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thống kê của IDF về số người mắc đái tháo đường năm 2017 và dự đoánđến năm 2045 tại các khu vực trên thế giới 15Bảng 2.1 Đặc điểm về tuổi và nơi ở của ĐTNC 21Bảng 2.2 Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và người sống cùng và tiềnsử gia đình của ĐTNC ……… ………22Bảng 2.3 Đặc điểm về bệnh lý/ biến chứng kèm theo, thời gian phát hiện bệnh vàtrường hợp phát hiện bệnh, tiền sử gia đình, hoàn cảnh sống và nhận tư vấn củaĐTNC ………23Bảng 2.4 Đặc điểm về hút thuốc của ĐTNC 24Bảng 2.5 Kiến thức về vai trò của chế độ ăn, sử dụng rau xanh và trái cây củaĐTNC ………25Bảng 2.6 Kiến thức về sử dụng các món ăn chế biến từ nội tạng động vật, sử dụng

mỡ động vật, cách chế biến thức ăn của ĐTNC 26Bảng 2.7 Kiến thức về lựa chọn và sử dụng các loại đồ uống của ĐTNC 26Bảng 2.8 Kiến thức về thói quen ăn sáng, lựa chọn các loại thực phẩm làm tăngđường huyết nhanh nhất, số bữa ăn 1 ngày của ĐTNC 26

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1 Phân bố về giới tính của ĐTNC 22Biểu đồ 2.2 Đặc điểm về nguồn cung cấp thông tin của ĐTNC 24Biểu đồ 2.3 Đánh giá mức độ kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC 27Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ kiến thức chung về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC25Hình 1.1 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường ……… 3

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tốc độphát triển của bệnh đái tháo đường đang tăng rất nhanh cũng như sự ảnh hưởng của nóđến sức khỏe và kinh tế xã hội Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế(IDF) năm 2021, trên thế giới có khoảng 537 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 mắc bệnhđái tháo đường (ĐTĐ), trong đó tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% Theo ước tính đếnnăm 2030, trên toàn thế giới có khoảng 643 triệu người sống chung với bệnh này và consố này có thể tăng lên 783 triệu người vào năm 2045 Có sự gia tăng toàn cầu về số lượngngười mắc bệnh ĐTĐ dẫn đến tăng đáng kể tỷ lệ tử vong và chi phí y tế trên toàn thế giới.Cụ thể trong năm 2021, thế giới chi khoảng 966 tỷ USD cho chi phí y tế dành cho điều trịbệnh đái tháo đường tăng 361% so với 15 năm qua Cũng theo IDF, tại Việt Nam năm2019 có 3,8 triệu người trong độ tuổi 20 - 79, chiếm 6% dân số trưởng thành mắc đái tháođường, và dự kiến con số này sẽ tăng lên là 6,3 triệu người năm 2045 Đáng chú ý là gầnmột nửa số người đang sống với bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán bệnh; đây lànhóm có nguy cơ cao mắc phải những biến chứng của đái tháo đường [1].

Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh timmạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thểdự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợplý, luyện tập thể dục ….) [2] Dinh dưỡng là một trong các

phương pháp điều trị cơ bản và cần thiết cho người bệnh ĐTĐ Một chế độ dinh dưỡng cânđối và hợp lý không những hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biếnchứng ĐTĐ và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh ĐTĐ [3].

Qua một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 chưa tuân thủ chế độdinh dưỡng vẫn còn cao Theo Nghiên cứu của tác giả Kanauchi M và cộng sự (2018), có6,6% người bệnh ĐTĐ type 2 tuân thủ tốt về chế độ ăn uống; 52% người bệnh tuân thủ trungbình và 41,4% người bệnh tuân thủ thấp với chế độ ăn uống [12] Theo nghiên cứu của tác giảNguyễn Trọng Nhân (2019), tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 có kiến thức đạt về chế độ dinhdưỡng chiếm 67,35% [4] Vì vậy việc nâng cao kiến

Trang 9

thức về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 sẽ mang lại hiệu quảcao, thiết thực trong việc kiểm soát đường huyết ổn định.

Bệnh viện đa khoa Thanh Chương là bệnh viện hạng II, tuyến huyện - trực thuộc Sở Ytế tỉnh Nghệ An Với mô hình bệnh tật đa dạng, số lượng người bệnh đái tháo đường type 2điều trị ngoại trú cũng khá đông và ngày càng tăng Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổnghợp, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện đa khoa Thanh Chương quản lý 2725 người bệnhđái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú Tuy nhiên tại bệnh viện đa khoa Thanh Chương chưacó một nghiên cứu nào liên quan kiến thức của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 về chế độ dinh dưỡng.

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng

kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đuờng type 2 điều trị ngoại trú tạiBệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, Nghệ An năm 2023” với 2 mục tiêu cụ thể như sau:

1 Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháođường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, Nghệ Annăm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng củangười bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyệnThanh Chương

Trang 10

1.1.1.2 Nguyên nhân ĐTĐ type 2[5]

Hình 1.1 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường

Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ type 2 nhưng không có một nguyên nhânchuyên biệt nào BN không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thểtự miễn trong máu Đa số người bệnh có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùngbụng với vòng eo to Tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽkhông tiết đủ insulin và ĐTĐ type 2 lâm sàng sẽ xuất hiện Tình trạng đề khánginsulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờhoàn toàn trở lại bình thường.

Trang 11

1.1.1.3 Điều trị đái tháo đường [2]

Các phương pháp điều trị tổng thể bao gồm một số các biện pháp sau:

- Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực (áp dụng cho tất cả người bệnh, các giai đoạn).

- Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng- Thuốc uống hạ đường huyết

- Thuốc tiêm hạ đường huyết- Kiểm soát tăng huyết áp- Kiểm soát rối loạn lipid máu- Chống đông

- Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc.

1.1.2 Chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường [2]1.1.2.1 Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh đái tháo đường.

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.- Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.- Duy trì hoạt động thể lực bình thường.

- Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc.

1.1.2.2 Kiểm soát cân nặng:

- Cân nặng lý tưởng = Chiều cao (m) X chiều cao (m) X 22- Vòng eo < 80 cm (Nữ), vòng eo < 90 cm (Nam).

- Mức năng lượng của người bệnh cần được cá nhân hóa dựa trên: thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, phác đỗ điều trị, phong tục tập quán…

1.1.2.3 Nguồn cung cấp năng lượng: a) Chất bột đường (Glucid):

Trang 12

- Nhu cầu:

+ Lượng Glucid ăn vào nên chiếm 50 – 60% tổng số năng lượng.+ Tối thiểu: 130g glucid/ngày.

- Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm:

+ Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả.

+ Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài, …

- Chỉ số tăng đường huyết thực phẩm là gì?

+ Các loại thực ăn mặc dù có lượng Glucid như nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng mức đường huyết khác nhau.

+ Khả năng làm tăng đường huyết sau ăn khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó

+ Phân loại các loại thức ăn có chỉ số tăng đường huyết :

+ Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng.

+ Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ , nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thực ăn chiên rán kỹ.

+Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương…+ Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán…

c) Chất đạm (Protein):

Trang 13

- Lựa chọn thực phẩm:

Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản, ăn các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ Ăn thịt giacầm bỏ da, hạn chế các thực phẩm giàu Cholesterol: phủ tạng động vật, chocolate, cóthể sử dụng trứng 2-4 quả/tuần, chọn các thực phẩm có nhiều chất béo chưa bão hòacó lợi cho sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá, …

d) Vi chất dinh dưỡng: Bao gồm: vitamin và muối khoáng

Trái cây: Là nguồn cung cấp vitamin chính Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyênmiếng không quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày Chọn những trái cây có chỉ sốđường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam Ăn vừa phải trái cây có đường huyết trung bình:chuối, đu đủ Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: dưa hấu, vải, nhãn,xoài.

e) Muối:

Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích, Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống Người bệnh có tăng huyết áp và suy thận nên hỏiý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

f) Đồ uống có chứa cồn:

Rượu, bia: có nguy cơ làm hạ đường huyết Người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan Ngườibị bệnh ĐTĐ vẫn được uống rượu nhưng không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam,không quá 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ Một đơn vị rượu chứa 10g cồn, tương đương120 mL rượu vang, 300 mL bia, hoặc 30mL rượu mạnh Các loại nước

Trang 14

ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước không hoặc ít đường.g) Chất xơ :

Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụngvới thức ăn => chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng glucose vào máu từ từ Chất xơ cónhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt, … của các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũcốc Nhu cầu: 20 – 30g/ngày.

1.1.2.4 Cách phân bố bữa ăn:a) Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa

Người bệnh cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày Bữa phụ của người bệnh cần cánhân hóa Người bệnh kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn.Những Người bệnh sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bịhạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó.Người bệnh tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổsung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài Người bệnh có bệnh lýgan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợplý.

b) Sử dụng bữa phụ:

Không sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ như: bánh mỳ,khoai nướng, … Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đingủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ngườibệnh đái tháo đường.

Tác giả Karolina Ruszkiewicz (2020) nghiên cứu mô tả cắt ngang với mẫu gồm 303người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, công cụ nghiên cứu là một bảng câu hỏi nhằmkiểm tra kiến thức về dinh dưỡng và một số câu hỏi liên quan đến kiểm soát đường huyết.Mục đích của nghiên cứu là điều tra tần suất theo dõi lượng đường trong máu của bệnh nhântiểu đường và nhận thức của họ về các khuyến nghị dinh dưỡng

Trang 15

trong bệnh tiểu đường Kết quả cho thấy: Hầu hết bệnh nhân đều thể hiện mức độ hiểubiết ở mức trung bình, có 62% trong số họ đưa ra >50% câu trả lời đúng Chỉ có 8%số người được hỏi đạt được >80% số câu trả lời đúng Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất đượcghi nhận ở các câu hỏi liên quan đến nhu cầu hạn chế đồ ngọt hoặc giới thiệu các sảnphẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ (>90%), tỷ lệ nhỏ nhất trong các câu hỏi liênquan đến đánh giá lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết của những người đượcchọn sản phẩm (<30%) [13].

Nghiên cứu của tác giả Waquas Sami và cộng sự (2020) trên 350 người bệnhĐTĐ type 2 tại Vương quốc Ả Rập Saudi, nhóm tác giả sử dụng bảng gồm 21 câu hỏiđể đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 Kết quả cho thấybệnh nhân đái tháo đường týp 2 có kiến thức chung về chế độ dinh dưỡng thấp(28,57%) Phân tích theo nhóm kiến thức chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường có kiếnthức kém liên quan đến việc tiêu thụ carbohydrate và lựa chọn thực phẩm, trong khihọ có kiến thức tốt liên quan đến lipid và chất béo, protein và các loại thực phẩm.[22].

Tác giả Vũ Thị Kim Thương (2022) với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang,sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá kiến thức và thực hành về chế độ dinhdưỡng của 95 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiếttỉnh Lào Cai trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022 cho thấy: Tỷ lệ kiến thứcđạt về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 là 68,4%; điểm trungbình kiến thức là là 7,8 ± 2,1 trên tổng 13 điểm của thang đo Tỷ lệ người bệnh thực hànhđạt về chế độ ăn uống là 58,9%; điểm trung bình thực hành của người bệnh là 14,0 ± 2,9trên tổng 25 điểm của thang đo [1].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài (2019) trên 105 người bệnh ĐTĐ type 2điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệngười bệnh có kiến thức tự chăm sóc ở mức thấp (chiếm 30,5%), kiến thức về chế độ dinhdưỡng còn hạn chế, tỷ lệ người bệnh biết nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ thấp (chiếm19%); có 70,5% ĐTNC biết phân loại thực phẩm theo chỉ số đường máu và 5,7% biết cần giữđúng lịch các bữa ăn, không bỏ bữa ngay cả khi

Trang 16

không muốn ăn [6].

1.2.2 Các nghiên cứu can thiệp để cải thiện kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho ngườibệnh đái tháo đường

Nghiên cứu của tác giả Dana Henderson và cộng sự (2023), các tác giả đã tổng hợpnghiên cứu từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 6 năm 2020 Có 184 nghiên cứu và bao gồm 7 nghiêncứu phân tích toàn văn Nghiên cứu sử dụng HbA1C làm thước đo kết quả của việc sử dụngmột số hình thức giáo dục hoặc liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng Đây là là đánh giá có hệthống về tần suất can thiệp của chuyên gia dinh dưỡng giúp người bệnh đái tháo đường type 2cải thiện việc kiểm soát đường huyết Kết quả: so với nhóm chăm sóc thông thường, việc tăngcường tiếp xúc với chuyên gia dinh dưỡng đã cải thiện việc giảm HbA1C cho nhóm ngườibệnh đái tháo đường type 2 từ 0,66% – 2,2% tuỳ vào tần suất tiếp xúc (24/24, hàng tháng, 6tháng 1 lần) [15].

Nghiên cứu của tác giả Janet A Hildebrand (2020), tác giả đã tìm kiếm tài liệu tổngcộng có 76 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí, nhằm đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tựquản lý bệnh tiểu đường trong việc giảm HbA1C ở người Latinh trưởng thành mắc bệnhtiểu đường loại 2 Các bằng chứng cho thấy hiệu quả của phương pháp can thiệp bằngcách giáo dục tự quản lý bệnh tiểu đường, người bệnh được cung cấp các kiến thức và kỹnăng để tăng cường thay đổi hành vi nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết, họ ước tínhcần trung bình 23,6 giờ tiếp xúc giữa người tham gia và người can thiệp để đạt được mứcgiảm A1C 1% [16].

Nghiên cứu của tác giả Su Hyun Kim đã chỉ ra: các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe nên xem xét tích cực triển khai các chiến lược để hỗ trợ những người có trình độ hiểubiết thấp về sức khỏe trong các biện pháp can thiệp tự quản lý bệnh tiểu đường Việc sử dụngthường xuyên các chiến lược giao tiếp bằng giọng nói là cần thiết để đạt được kết quả sứckhỏe tốt nhất trong các biện pháp can thiệp tự quản lý bệnh tiểu đường Cần nhiều nghiên cứuhơn để xác định tác động riêng lẻ của các chiến lược chính nhằm cải thiện sức khỏe và giảmsự chênh lệch về sức khỏe [17].

Tác giả Hồ Phương Thúy (2018), Nghiên cứu can thiệp giáo dục một nhóm có sosánh trước sau được tiến hành trên 100 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị

Trang 17

ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang từ tháng 01/2018 đến tháng03/2018, cho thấy sau can thiệp 1 tháng người bệnh tham gia nghiên cứu thực hiệnkhá tốt về thực hiện chế độ ăn - tập thể dục - dùng thuốc Trước can thiệp có 92%người bệnh hiểu về chế độ ăn, sau can thiệp tăng lên 97% từ đó cho thấy hiệu quả rấttốt nhận được kiến thức về tuân thủ điều trị nhất của bác sĩ là chế độ ăn uống củangười bệnh sau can thiêp giáo dục sức khỏe Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc hỏingười bệnh đã biết về chế độ ăn bệnh lý hay chưa [7].

Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tống (2016-2017) mô tả cắt ngang; can thiệpgiáo dục sức khoẻ thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ giáo dục phòng chống ĐTĐcủa bệnh viện nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về dinh dưỡng, luyện tập thể lực,tuân thủ dùng thuốc trong điều trị và kiểm soát đường máu, khám bệnh định kỳ chobệnh nhân đã đi đến kết luận: Hiệu quả cải thiện sử dụng các loại thực phẩm tốt chongười ĐTĐ tăng lên rõ rệt sau can thiệp; các loại thực phẩm không tốt cho ngườiĐTĐ đã giảm đáng kể Hiệu quả tuân thủ dùng thuốc trong điều trị được cải thiện rõrệt [8].

Trang 18

-Trong năm 2022, Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương đã khám 127442lượt người bệnh, điều trị tổng số lượt người bệnh nội trú 25142 lượt, trong đó điều trịngoại trú 31301 lượt.

Khoa Khám bệnh được phân công quản lý người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tạiBệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp,trong 6 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương đang quản lý khoảng2725 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú.

2.2 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2.2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh được chẩn đoán xác định đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Người bệnh từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Người bệnh tỉnh táo, có khả năng giao tiếp, hiểu và trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Trang 19

bằng tiếng Việt.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn trên

Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

-Thời gian nghiên cứu: từ 01/9/2023 đến 30/9/2023.

-Địa điểm nghiên cứu: khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Thanh

Chương Thiết kế nghiên cứu:

-Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu là toàn bộ người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trútại khoa Khám bệnh Bệnh viện Thanh Chương trong thời gian từ 1/9/2022/ đến30/9/2022.

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Cụ thể: trongkhoảng thời gian từ 1/9/2022 đến 30/9/2022, những người bệnh ĐTĐ đến khoa Khámbệnh Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn trong thời giantừ 1/9/2022/ đến 30/9/2022 có 102 đối tượng nghiên cứu.

Công cụ thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá:

- Công cụ thu thập số liệu:

Để tìm hiểu thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháođường type 2, chuyên đề đã áp dụng bộ công cụ của tác giả Nguyễn Trọng Nhân(2019) [4] và tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đườngtype 2” của Bộ Y tế được ban hành tại Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020[2].

- Tiêu chuẩn đánh giá:

Dựa vào câu trả lời của người bệnh để đánh giá kiến thức của họ Mỗi câu trả lờiđúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời là 0 điểm, tổng là 10 điểm Với thangđiểm 10, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân loại mức độ kiến thức của người bệnhthành 3 mức như sau:

+ Kiến thức kém : Khi đạt số điểm 1 - 3 điểm.

Trang 20

+ Kiến thức trung bình: Khi đạt số điểm ≥ 4 - 6 điểm.+ Kiến thức tốt: Khi đạt số điểm ≥ 7 – 10 điểm.

Quy trình thu thập số liệu:

- Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

- Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích và quyền lợicủa người tham gia vào nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phổbiến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thôngtin trong bộ câu hỏi.

- Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được các điều tra viên phỏng vấntrực tiếp thông qua bộ câu hỏi Thời gian phỏng vấn cho mỗi trường hợp khoảng 15-20 phút Ngay sau khi phỏng vấn xong, điều tra viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảmbảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

Phương pháp phân tích số liệu:

- Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

- Việc thực hiện nghiên cứu được thông qua và cho phép của Hội đồng duyệt ý tưởngchuyên đề tốt nghiệp Trường được sự chấp thuận và cho phép của Lãnh đạo Bệnhviện đa khoa huyện Thanh Chương.

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứutrước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của đốitượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tinthu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nàokhác.

2.2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.2.1 Đặc điểm thông tin chung của ĐTNCBảng 2.1 Đặc điểm về tuổi và nơi ở của ĐTNC (n= 102)

Trang 21

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ người bệnh nam 51% cao hơn nữ 49%.

Bảng 2.2 Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và người sống cùng và tiền sử mắc bệnh của ĐTNC (n= 102)

Trang 22

Trình độhọc vấn

Nghề nghiệp

Người sốngCùng

Tiền sử mắc bệnh ĐTĐ trong

gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Về trình độ học vấn: Người bệnh có trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệcao nhất (39,2%); tiếp đến là người bệnh có trình độ Trung học cơ sở hoặc thấp hơnchiếm 24,5%; người bệnh có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 19,6%; ngườibệnh có trình độ Đại học, Sau Đại học có tỷ lệ thấp nhất (16,7%)

Về nghề nghiệp: đa số người bệnh là nông dân (55,9%); Hưu trí chiếm 20,6%;Viên chức, công chức chiếm 12,7% Công nhân chiếm 6,9%; Buôn bán/ Nghề tự dochiếm 3,9%;

Về người sống cùng: phần lớn người bệnh sống cùng gia đình chiếm 90.2%; tỷ

Trang 23

lệ người bệnh sống một mình là 9,8%.

Về tiền sử mắc bệnh ĐTĐ trong gia đình: Có 17,6% người bệnh có vợ/chồng cũngmắc bệnh ĐTĐ, có 19,6% người bệnh có bố/mẹ/anh/chị/em ruột/con ruột cùng mắc bệnhĐTĐ và 62,7% không ghi nhận trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ.

Bảng 2.3 Đặc điểm về bệnh lý/ biến chứng kèm theo, thời gian phát hiện bệnhvà hoàn cảnh phát hiện bệnh của ĐTNC (n=102)

(%)Không có bệnh lý/ biến

Trang 24

Nhận xét:

Bảng 2.3 cho kết quả như sau:

Về bệnh lý, biến chứng kèm theo: Có 40,2 người bệnh ĐTĐ có biến chứng/bệnhlý kèm theo là Tăng huyết áp chiếm 23,5%; Tim mạch 4,9%, bệnh lý về mắt 2,9%.Nghiên cứu cũng ghi nhận một số trường hợp người bệnh ĐTĐ kèm theo 2-3 biếnchứng/bệnh lý như Huyết áp + mắt là 3.9%

Về thời gian phát hiện bệnh, người bệnh phát hiện bệnh dưới 5 năm chiếm58,8%; Từ 5 - 10 năm chiếm 26,5%; Trên 10 năm chiếm 13,7%, có 1 trường hợp trảlời không nhớ thời gian phát hiện bệnh.

Về hoàn cảnh phát hiện mắc bệnh, đa số người bệnh phát hiện khi tình cờ đikhám bệnh khác (44,1%), có 33,3% người bệnh phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sứckhỏe; có 13,7% người bệnh tự phát hiện và có 8,8% không nhớ mình phát hiện bệnhtrong trường hợp nào.

Bảng 2.4 Đặc điểm nhận được tư vấn về chế độ dịnh dưỡng của ĐTNC(n=102)

Trang 25

Biểu đồ phân bố nguồn cung cấp thông tin

2, 2%16.7, 16%3.9, 4%2, 2%

6.9, 7%

1, 1%

52.9, 53%

4.9, 5%9.8, 10%

NVYT + Ng thân + TiviNVYT +TiviNg thân + Tivi

Biểu đồ 2.2 Đặc điểm về nguồn cung cấp thông tin của ĐTNC (n=102)Nhận xét:

Biểu đồ 2.2 cho thấy, có 6,9% người bệnh không nhận được thông tin tư vấn Ngườibệnh nhận thông tin về chế độ dinh dưỡng từ NVYT chiếm 75,7%; từ người

thân, bạn bè chiếm 18,1%; từ ti vi, đài, internet chiếm 27,7%.

Bảng 2.5 Đặc điểm về hút thuốc của ĐTNC (n=102)

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu liên quan