thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim điểu trị tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai năm 2023

59 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim điểu trị tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Mở đầu chuyên đề của mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới :

Ban Giám hiệu trường, Bộ môn Nội, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tậntình hỗ trợ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tậpnghiên cứu và thực hiện chuyên đề.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến nhân viên y tế Viện Tim mạch- Bệnh viện BạchMai đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhất chuyên đềnày.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths., người đã hết lòng giúp đỡvà tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Đồng thời, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnhđộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tôi đã cố gắng hoàn thành chuyên đềtốtnghiệp với nội dung đầy đủ, sâu sắc Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thờigian nghiên cứu, chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rấtmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luậnđược hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 1 tháng 11 năm 2023Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnhsuy tim điều trị tại Viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai năm 2023 ” là công trìnhnghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Mọi số liệu sử dụng phân tích trongchuyên đề và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách kháchquan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thứcnào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tinsử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Nam Định, ngày 1 tháng 11 năm 2023Học viên

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Tổng quan về bệnh suy tim 3

1.1.2: Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim. 9

1.1.3 Kiến thức về theo dõi cân nặng của người bệnh suy tim. 14

1.2 Cơ sở thực tiễn: 14

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới : 14

1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam: 16

1.2.3 Mối liên quan của 1 số yếu tố với kiến thức và thực hành tự chăm sóccủa người bệnh suy tim mạn 16

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT. 19

2.1 Giới thiệu về Viện Tim mạch – Bệnh Viện Bạch Mai. 19

2.2.Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim 20

2.2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu: 20

2.2.2 Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim. 22

2.2.3 Kiến thức và thực hành về chế độ ăn của người bệnh suy tim. 23

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN 27

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 27

3.2 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn cho người bệnh suy tim. 28

3.2.1 Kiến thức về chế độ ăn giảm muối. 28

3.2.2 Kiến thức về theo dõi cân nặng. 28

3.3.3 Kiến thức chung về chế độ ăn. 28

3.3 Đề xuất giải pháp: 29

KẾT LUẬN 32

KIẾN NGHỊ 34TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Trưởng môn tim mạch Mỹ

AHA - Hội tim mạch học Mỹ

: Hội tim mạch học Châu Âu

NYHA – Phân hội tim mạch New York

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân độ NYHA dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt

động thể lực 5

Bảng 1.2 Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim 6

Bảng 1.3.Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm 11

Bảng 1.4: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù 13

Bảng 2.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 20

Bảng 2.2: Số bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị suy tim 22

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1:Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn hạn chế muối 15Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ người bệnh theo dõi cân nặng 16

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Định nghĩa về suy tim mới 3

Hình 2 Các giai đoạn phát triển và diễn tiến của suy tim 4

Hình 3 Phân loại suy tim theo EF. 4

Hình 4: Phác đồ điều trị suy tim phân suất tống máu giảm 8

Hình 4: Cách ước tính 5 gam muối 30

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là một hội chứng lâm sàng không đồng nhất bắt nguồn từ tình trạngquá tải và tổn thương tim dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể Khi hoạt độngbơm máu của tim suy yếu, lượng máu tim bơm đi không đủ cho nhu cầu của cơ thểkhiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi, hụt hơi mỗi khi vậnđộng(1).Tỷ lệ suy tim ở các nước phát triển nói chung là khoảng 1-2% và ở bệnhnhân trên 70 tuổi là hơn 10%.(2) Tại Mỹ, có khoảng hơn 6,2 triệu người bị suytim(3), mỗi năm có hơn 650000 người mới mắc bệnh suy tim Theo dự báo, năm2030 sẽ có khoảng trên 8 triệu người ở Hoa Kỳ (cứ 33 người thì có 1 người) mắc suytim Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân suy tim cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, ướctính có 320.000 -1.6 triệu người bệnh suy tim cần điều trị.(4) Theo niên giám thốngkê của Cục Quản lí Khám chữa bệnh Bộ Y tế (2015), tỷ lệ tử vong do suy tim năm2015 chiếm 0,43% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, đứng thứ 9 trong cácnguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ gần đây chỉ raviệc điều trị tích cực giúp cải thiện tỷ lệ sống còn, tuy nhiên tiên lượng chung vẫn rấtnặng nề với tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm lên đến 50 %.

Vì vậy giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi cho ngườibệnh suy tim là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm và có hướng phòng ngừa, điềutrị kịp thời Từ đó sẽ làm chậm lại tiến trình suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người bệnh suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đìnhvà cho toàn xã hội Người mắc bệnh suy tim, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bácsĩ thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng góp phần quan trọngtrong điều trị bệnh suy tim Về dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim cần phải cónguyên tắc phân chia những thực phẩm nên ăn và cũng có những thực phẩm cần hạnchế.

Viện Tim mạch bệnh việnn Bạch Mai, là nơi thường xuyên tiếp đón và điều trịcác bệnh lý về tim mạch, tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn lúc ra viện chiếmkhoảng 1/2 số lượng người bệnh điều trị tại viện Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nàođánh giá kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim mạn.

Trang 9

Để có bằng chứng khoa học làm cơ sở cho các hoạt động cải tiến chất lượng và nângcao hiệu quả điều trị cho người bệnh suy tim mạn chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim điều trị tại Viện TimMạch- Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 “ với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim tại viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim tại viện Tim Mạch – Bệnh Viện Bạch Mai

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về bệnh suy tim

1.1.1.1 Định nghĩa, phân độ, phân loại suy tim.(1)

 Định nghĩa:

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thươngthực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếpnhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).

Suy tim tâm thu là suy tim có EF thất trái giảm, suy tim tâm trương là suy timcó EF bảo tồn.

Xác định nguyên nhân gây suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trị thíchhợp Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cảhai Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạnnhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim.

Hình 1: Định nghĩa về suy tim mới(5)

Trang 11

Hình 2 Các giai đoạn phát triển và diễn tiến của suy tim

 Phân loại suy tim:

Hình 3 Phân loại suy tim theo EF.

 Phân giai đoạn của suy tim :

Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giai đoạn:- Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng không có tổn thương cấu trúc tim, không có triệu chứng cơ năng suy tim.

- Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay cơ năng của suy tim.

- Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệu

Trang 12

chứng cơ năng suy tim.

- Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt  Phân độ chức năng của suy tim :

Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York (NYHA) đượcsử dụng dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức.(6).

Bảng 1.1 Phân độ NYHA dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chếhoạt động thể lực

 Suy tim cấp và suy tim mạn

Suy tim được chia thành hai thể: suy tim mạn và suy tim cấp Suy tim mạn đềcập đến những người bệnh đã được chẩn đoán và đang điều trị suy tim ổn địnhhoặcnhững người bệnh có triệu chứng suy tim khởi phát từ từ Khi suy tim diễn biếnnặng lên còn gọi là suy tim “mất bù” thường khiến người bệnh phải nhập viện và sửdụng các thuốc đường tĩnh mạch, giai đoạn này người ta định nghĩa là suy tim cấp.(5)

1.1.1.2 Chuẩn đoán suy tim mạn :

Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xétnghiệm, thăm dò cận lâm sàng Người bệnh được chẩn đoán suy tim khi có

Trang 13

triệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theo bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim.

Bảng 1.2 Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim

Các triệu chứng cơ năng của suy

Các triệu chứng thực thể của suy timtim

- Khó thở

- Cơn khó thở kịch phát về đêm

- Giảm khả năng gắng sức - Tĩnh mạch cổ nổi

- Tăng thời gian nghỉ hồi phục giữa - Tiếng ngựa phi

lần gắng sức- Phù mắt cá chân

- Tăng cân (> 2kg/tuần)

- Sụt cân (trong suy tim nặng)- Teo cơ (suy kiệt)

- Ho về đêm - Có tiếng thổi ở tim

- Mất cảm giác ngon miệng - Ran ở phổi

- Lú lẫn (đặc biệt ở người già) - Tràn dịch màng phổi

Trang 14

- Mạch nhanh, nhỏ.

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường quy như điện tâm đồ, siêu âmtim qua thành ngực, định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi thẳng haycác xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy có ý nghĩa trong chẩn đoán suytim.

 Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa được coi là nền tảng đối với tất cả các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm và cần phải được tối ưu hóa trước khi cân nhắc bất kì phương pháp can thiệp không sử dụng thuốc hay các thiết bị cấy ghép.

Các nhóm thuốc nền tảng (còn gọi là các nhóm thuốc “trụ cột”), bao gồm: (1)Nhóm ức chế hệ renin-angiotensin bao gồm ức chế men chuyển (ACE-I) hoặc ức chế thụthể angiotensin (ARB) hoặc ức chế kép neprilysin và angiotensin (ARNI);

(2) Chẹn beta giao cảm; (3) Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid hay khángaldosterone (MRA);và (4) Ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2 tại ống thận(ức chế SGLT2) giúp giảm tử vong, giảm nhập viện vì suy tim, cải thiện triệu chứngsuy tim ở người bệnh suy tim có phân suất tống máu giảm.

Bên cạnh 4 nhóm thuốc “trụ cột”, cần dùng thuốc lợi tiểu quai trong trường hợpbệnh nhân có dấu hiệu ứ trệ dịch.

Trang 15

Hình 4: Phác đồ điều trị suy tim phân suất tống máu giảm(7).

Ba mục tiêu chính trong điều trị nội khoa với bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm:

- Giảm tỉ lệ tử vong.

- Dự phòng tái nhập viện do suy tim mất bù.

- Cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sống.

Điều trị nội khoa luôn gắn liền với các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp:- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: ăn giảm muối, hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc lá, tránh các chất gây độc cho cơ tim

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không được gắng sức quá mức.

- Chế độ hoạt động, tập luyện thể lực phù hợp với mức độ suy tim. Điều trị bằng thiết bị :

 Áp dụng với suy tim có phân suất tống máu giảm và giảm nhẹ (EF<50%) Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (CRT):

- Cơ chế: máy tạo nhịp tâm nhĩ và hai tâm thất hoặc tạo nhịp thất trái và thấtphải để “tái đồng bộ” hoạt động co bóp của tim trong trường hợp suy tim nặng cókèm theo sự mất đồng bộ điện học hai tâm thất (QRS giãn rộng).

- Hiện nay, phương pháp điều trị này được chỉ định tốt nhất ở những bệnh nhânsuy tim với EF ≤ 35%, nhịp xoang kèm phức bộ QRS ≥ 130 ms và có dạng blocknhánh trái, còn triệu chứng (NYHA II-IV) mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu.

■ Máy phá rung tự động cấy vào cơ thể (ICD)

Trang 16

- Dự phòng tiên phát đột tử do tim: Bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35%, tiênlượng sống thêm ≥ 1 năm, có triệu chứng NYHA II-III (dù điều trị nội khoa tối ưu)do các nguyên nhân sau: bệnh cơ tim giãn hoặc bệnh cơ tim do thiếu máu cục bộ (trừtrường hợp mới NMCT cấp trong vòng 40 ngày).

thất hoặc tim nhanh thất gây huyết động không ổn định, tiên lượng sống thêm≥ 1 năm.

 Thay ( ghép) tim: Chỉ định:

- Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông thường.

- Dưới 65 tuổi và có khả năng tuân thủ điều trị chặt chẽ  Chống chỉ định:

- Tăng ALĐMP cố định.

- Ung thư đang tiến triển hoặc mới được phát hiện dưới 5 năm - Bệnh lý toàn thân tiên lượng nặng (suy gan, suy thận ).

1.1.2: Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim.

Theo Artinian và cộng sự, tự chăm sóc bản thân là hành động do cá nhân chủ đíchthực hiện vì lợi ích duy trì cuộc sống, sức khỏe, hoàn thiện bản thân, duy trì hạnh phúc.(8) Tự chăm sóc đối với người bệnh suy tim là một quá trình ra quyết định liên quan đếncác thực hành tự nhiên của người bệnh nhằm duy trì sự ổn định của bệnh và ngăn chặncác đợt cấp Những thói quen thực hành hàng ngày gọi là tự chăm sóc hoặc tuân thủ cácthực hành, phản ánh mức độ mà một người bệnh thực hiện sau khi được thầy thuốc tưvấn Quan trọng hơn, thực hành tự chăm sóc bệnh suy tim cũng liên quan đến hoạt độngcủa người bệnh ra quyết định để đánh giá và hành động có hiệu quả cải thiện triệu chứngsuy tim khi chúng xảy ra.

T hực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim cụ thể bao gồm các hoạt độngnhằm tự chăm sóc duy trì (dùng thuốc, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng) và theo dõitriệu chứng (giám sát sự thay đổi trọng lượng).

Để có thể tự chăm sóc tốt trước hết người bệnh suy tim phải hiểu được những kiếnthức cơ bản về suy tim Từ đó người bệnh mới có thể đánh giá được tình trạng

Trang 17

bệnh của mình mà đưa ra những xử lý phù hợp với tình trạng bệnh mà mình đang có.Theo nghiên cứu của Artinian và cộng sự, kiến thức của người bệnh bao gồm sự hiểubiết về suy tim và các triệu chứng, lý do của các triệu chứng, tình trạng triệu chứngxấu đi; lựa chọn thực phẩm có lượng muối thấp.

Quản lý Suy tim (HF) của AHA/ACC/HFSA năm 2022, đánh giá của chuyên giadinh dưỡng đã đăng ký về suy dinh dưỡng và Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung(SNAP) đã được khuyến nghị là những cách hiệu quả quan trọng để cải thiện khả năng tựchăm sóc và tiên lượng bệnh nhân suy tim.(9) Tình trạng dinh dưỡng tốt giúp giảm triệuchứng và thúc đẩy phục hồi bằng cách duy trì sự trao đổi chất của cơ thể, đồng thời cảithiện chất lượng cuộc sống tiên lượng trong khi suy dinh dưỡng đã được phát hiện là cótương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và tiên lượng ở HF Tình trạng dinhdưỡng đóng một vai trò quan trọng trong tiên lượng của một loạt các bệnh(10) Đối vớibệnh suy tim thường liên quan đến tình trạng quá tải dịch, suy giảm chức năng gan, thậnvà tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc, dẫn đến tình trạng dinh dưỡng không tốt Bêncạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng đã phổ biến ở bệnh nhân suy tim mạn tính, đặc biệt ởbệnh nhân lớn tuổi.(11) Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được kỳ vọng sẽcải thiện tiên lượng và làm chậm quá trình bệnh.

 Chế độ dinh dưỡng :

- Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước thừa.

- Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.- Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.

Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất Khi suy tim còn nhẹ,dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đủ để khống chế suy tim Mặt khác khi đãcần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợtim phát huy tác dụng.

Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào cơ thể để chống giữnước và dùng lợi tiểu thải muối, thải nước Hay nói đúng hơn người bệnh suy timmạn cần thực hiện một chế độ ăn nhạt Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt

Trang 18

chongười bệnh suy tim là kiêng muối và mọi thức ăn mặn Tuy nhiên, tùy vào m ức độ suy tim mà người bệnh có chế độ ăn nhạt khác nhau.(12)

 Chế độ ăn giảm muối:

Những người bị suy tim có thể cải thiện các triệu chứng của họ bằng cách giảmlượng muối ăn (NaCl) trong chế độ ăn uống của họ Muối ăn là một khoáng chất đượctìm thấy trong nhiều loại thực phẩm Ăn quá nhiều muối làm cho cơ thể giữ hoặc giữnước quá nhiều, làm xấu đi các chất lỏng tích tụ liên quan đến suy tim.(13),(14)

Bảng 1.3.Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm

Rau quả và các loại nước ép rau

Rau quả và các loại nước ép rau

Trang 19

Rau diếp 1 lá 2Trái cây

Thông tin hàm lượng muối có chứa trong một số thực phẩm theo Paterna S và cộng sự(15), Alsafwah S và cộng sự(16).

- Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol)Na+/ngày (15) Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim,cần kiêngmuối và mọi thức ăn mặn Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau(nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt)(16)

- Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày (15).

- Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày,tương đương 2-3g muối ăn/ngày Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩuphần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phênước mắm/ngày.

Ngoài ra người bệnh cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể làm cho suy tim nặng lên bao gồm: bỏ thuốc lá, tránh các chất kích thích như rượu, bia, café…

Trang 20

Bảng 1.4: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù

16 giờ tây 100g, thịt bò 30g, 40g), đậu côve luộccà chua 30g, dầu 5g) hoặc rau luộc bỏ nước

20 giờ Bánh quy 50g Bánh mỳ 100g (nhạt) Bánh quy 50g

 Người bệnh suy tim tăng cường thực phẩm giàu chất xơ:

dùng các loại rau sống gây chướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các thức ăn lên men. Giảm thiểu chất béo xấu trong chế độ ăn của người suy tim:

- Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố vềtim Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể hạnchế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằngcách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…

Bên cạnh chế độ ăn nhạt, để có thể giảm nhẹ tiền gánh đòi hỏi người bệnh cũngcần hạn chế lượng nước và dịch vào cơ thể Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhânkhoảng 500 - 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặnghay nhẹ (14).

 Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn:

- Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động củatim Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượngkali giảm đáng kể, vì thế bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bôngcải xanh, chuối, bơ.(17).

Trang 21

 Giảm số lượng protein (chất đạm) trong mỗi bữa ăn:(17)

- Chia nhỏ các bữa ăn Có thể là 5 – 6 bữa nhỏ/ngày, thay vì ba bữa ăn lớn mỗingày.

- Nên ăn chế độ ăn mềm, lỏng như cháo, súp để giảm thiểu mất năng lượng khinhai.

- Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để việc hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.- Các bữa ăn phụ có thể uống sữa và nước trái cây.

- Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm sữa không béo hoặc nước sốt thịt và khoai tây nghiền (để tăng khẩu phần protein).

1.1.3 Kiến thức về theo dõi cân nặng của người bệnh suy tim.

- Những người bị bệnh suy tim cần phải theo dõi cân nặng của mình một cách cẩnthận(18),(19),(20) Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ giúp cho người bệnh biết đượccơ thể đang bị giữ nước hay không(21),(22) Nếu người bệnh tăng cân đột ngột có nghĩalà cơ thể đang tích tụ nước và chứng tỏ tình trạng suy tim của người bệnh đang gia tăng.Theo dõi cân nặng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng suy tim của mình[44] Đểtheo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý:

- Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.- Sử dụng trên cùng một chiếc cân.

- Ghi kết quả vào sổ theo dõi.- Đến khám khi tăng cân đột ngột.1.2 Cơ sở thực tiễn:

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới :

Theo Kammar-García et al (2018), các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 71,6% bệnhnhân suy tim được điều trị tại khoa cấp cứu cũng có các triệu chứng của quá tải thểtích dịch Vì vậy, điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng giữ thể tích dịch trong cơthể của bệnh nhân, bởi vì nó dự đoán mạnh mẽ khả năng tái nhập viện và thời giansống sót sau điều trị (23).

Theo một nghiên cứu về bệnh nhân suy tim trên 15 quốc gia toàn cầu trong đó cóViệt Nam của nhóm nghiên cứu trường Linköping University(24), Thụy Điển và cộng sự,trong 5.964 người bệnh tham gia nghiên cứu, với 22 cuộc thử nghiệm tại

Trang 22

22 địa điểm khác nhau trên thế giới Trong nghiên cứu, có 126 người bệnh suy timViệt Nam tham gia Kết quả cho thấy :

- Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỉ lệ người bệnh không tuân theo chế độ ăn hạn chế muối thấp nhất với 22% (biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1:Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn hạn chế muối(24)

Người bệnh suy tim thường không theo dõi cân nặng thường xuyên Với tỉ lệdao động từ 24% (Úc) tới 95% (Hồng Kông), Việt Nam có khoảng 40% (biểu đồ1.2).

Trang 23

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ người bệnh theo dõi cân nặng(24)1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam:

Hiện nay tại Việt Nam chỉ duy nhất mới có một nghiên cứu của Nguyễn NgọcHuyền về kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người già bị bệnh suy tim tại bệnhviện đa khoa Thái Nguyên(25) Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra hơn nửa người giàsuy tim (50,9%) có thực hành tự chăm sóc ở mức độ thấp Kết quả này phù hợp vớicác nghiên cứu khác đã tìm thấy thực hành tự chăm sóc của người già suy tim vẫnthấp Thực hành tự chăm sóc của người già có thể khó bởi các thay đổi về tim mạch,hô hấp, tiêu hóa, mắt, và tai Trong nghiên cứu này, hầu hết đối tượng nghiên cứu(76,2%) đã hoàn thành trình độ học vấn thấp Hơn nữa, khi những yếu tố này kết hợpvới thiếu giáo dục, với sự phức tạp của thực hành tự chăm sóc để thành công trongthực hành tự chăm sóc suy tim là khó Mặc dù hàng tháng, điều dưỡng đều giáo dụcsức khỏe cho người bệnh suy tim về thực hành tự chăm sóc bản thân tại Khoa NộiTim mạch – Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Trung tương Thái Nguyên, nhưngquá trình tự chăm sóc bản thân đã không được hầu hết các người già suy tim học vàhiểu một cách thấu đáo Rõ ràng, thực hành tự chăm sóc phải được học, và phải tuânthủ liên tục Đó là lý do tại sao người già suy tim không thể thực hiện được hành vinày và có thể làm cho thực hành tự chăm sóc của họ ở mức độ thấp.

1.2.3 Mối liên quan của 1 số yếu tố với kiến thức và thực hành tự chăm sóc củangười bệnh suy tim mạn

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền (25) cho thấy kiến thức suy tim liên quan vớithực hành tự chăm sóc bản thân (r= 0,66, p <0,01) Nghiên cứu này đã chỉ ra đa số ngườigià suy tim (76,2%) có trình độ văn hóa thấp, có thể dẫn tới họ có kiến thức về suy timthấp Orem, (2001) đã chứng minh rằng kiến thức là sức mạnh để có thể thực hiện đượcthực hành tự chăm sóc; Nó có thể rất đặc biệt và tổ chức để gặp những kiến thức cầnthiết Theo thuyết Orem’s, người già suy tim có thực hành tự chăm sóc bản thân bị ảnhhưởng bởi kiến thức của họ về suy tim để họ thực hiện được thực hành tự chăm sóc bảnthân Để người bệnh có được các kiến thức giúp họ thực hiện thực hành tự chăm sóc thìhọ phải hiểu và có các năng lực cơ bản để thực hiện thực hành này Hơn nữa, kiến thứcsuy tim là yếu tố quan trọng liên

Trang 24

quan đến sự tuân thủ thực hành tự chăm sóc ở người già suy tim(26) Điểm kiến thứctrung bình của người bệnh là 8.05± 2.157 (thấp nhất là 3 điểm và cao nhất là 13 điểmtrong tổng điểm 15) cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Công Thành năm 2014 (4.7±1.9)(5) Nhưng điểm kiến thức trung bình thấp hơn với nghiên cứu của WenyingZeng là 10.1±2.4 [5] Sau 7 năm kiến thức của người bệnh tại Việt Nam đã được cảithiện nhưng vẫn thấp hơn so với một số nước Châu Á như Singapore do dịch vụ hệthống y tế nước ta còn chưa phát triển Kiến thức chung về bệnh suy tim: Trongnghiên cứu có 20.9% người bệnh biết cảm cúm, cảm lạnh làm cho triệu chứng bệnhnặng lên Kết quả tương đương với nghiên cứu của Wenying Zeng (13.9%)(6)

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được kiến thức suy tim là yếu tố ảnh hưởngđến sự thực hiện thực hành tự chăm sóc bản thân Trong nghiên cứu này, kiến thức vềsuy tim ảnh hưởng trực tiếp tới thực hành tự chăm sóc bản thân của người già suy timđược chỉ rõ Thậm chí, kiến thức suy tim là yếu tố cần thiết để thực hiện hành vi này.Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.

Giới không liên quan đến thực hành tự chăm sóc bản thân, trái với kết quả củaRiegel và cộng sự (1995) đã tìm ra là phụ nữ thường tự chăm sóc bản thân tốt hơn so vớinam giới Tuy nhiên, Lee và cộng sự (2009) chỉ ra được người già suy tim liên quan vớithực hành tự chăm sóc không tốt, đặc biệt là sự nhận biết về triệu chứng ở cả nam và nữ.Do vậy, nó có thể giải thích được tại sao giới lại không liên quan đến thực hành tự chămsóc bản thân ở người già suy tim Điều ngạc nhiên là mối liên quan giữa trình độ học vấnvà thực hành tự chăm sóc bản thân lại không được đưa ra ở nghiên cứu này Điều đó giảithích rằng người bệnh có có trình độ học vấn thấp thì không có khả năng học về thựchành tự chăm sóc bản thân Bởi vì, thực hành tự chăm sóc là cả quá trình mà người bệnhcó thể học được Người già suy tim có trình độ học vấn thấp có thể họ phải dành nhiềuthời gian để học được hành vi đó hơn là những người có trình độ văn hóa cao hơn(25).

Trang 26

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.

2.1 Giới thiệu về Viện Tim mạch – Bệnh Viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệubệnh viện hạng đặc biệt Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.900 giường bệnh, tất cảtrưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học Đây cũng là mộttrong những bệnh viện đi đầu cả nước trong khám, điều trị, ứng dụng những côngnghệ hiện đại trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai từ tiền thân là Khoa Tim mạch - Bệnhviện Bạch Mai, xét nhu cầu phát triển của ngành Tim mạch, ngày 11 tháng 11 năm1989, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 704/BYT/QĐ thành lập Viện Tim mạch,trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai Chức năng số một của Viện Tim mạch Quốc gia làkhám và điều trị các bệnh nhân Tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao bao gồm 3 lĩnhvực tim mạch: nội khoa, can thiệp và phẫu thuật ở cả hai đối tượng: người lớn, trẻem Ngoài ra Viện Tim Mạch còn có chức năng đào tạo và chỉ đạo tuyến, nghiên cứukhoa học, công tác dự phòng phòng các bệnh lý tim mạch - được đặc biệt chú trọngvới chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống Tăng huyết áp và dự án phòng thấpcấp II đã thành công, là tiền đề để phát triển chuyên ngành tim mạch tại các bệnh việntỉnh, thành phố.

Viện cũng là nơi đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công các kĩ thuật hiệnđại nhất:

- Thay van động mạch chủ (TAVI)

- Sửa van hai lá MitraClip bằng ống thông

- Triệt đốt rung nhĩ bằng sóng có tần số Radio (RF)- Thay van hai lá bằng phẫu thuật nội soi …

Viện có 7 Khoa điều trị Nội, 1 khoa điều trị theo yêu cầu Đơn vị khám và tưvấn tim mạch Đơn vị tim mạch can thiệp và đơn vị phẫu thuật tim mạch.

Hàng năm, Viện tích cực mời đón các chuyên gia tim mạch hàng đầu trên Thế giớiđến thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo cho đội ngũ cán bộ của Viện và các đồngnghiệp khác Bên cạnh đó, nhiều Bác sỹ nước ngoài cũng đã đến học tập

Trang 27

tại Viện Tim mạch, từ: Singapore, Nhật Bản, Mianma, Philipine, Indonesia, Ethiopia,Lào, Campuchia ….

2.2.Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim

Do giới hạn của chuyên đề và thời gian, trong tháng 8 và 9 năm 2023, với mẫuthuận tiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát được 80 ngườ bệnh nhân suy tim đangđiều trị tại viện tim mạch và thu được một số kết quả sau:

2.2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu:

Bảng 2.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

Trang 29

Bảng 2.2: Số bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị suy tim Số

lượngSố bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị suy tim

Tỉ lệ(%)

Chẩn đoán suy tim

Điều trị suy tim

Số lượng bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim(58,8%) chiếm tỷ lệ cao hơn sốbệnh nhân chưa được chẩn đoán suy tim(41,3%) Tuy nhiên số lượng bệnh nhân đãđược điểu trị suy tim(44%) lại thấp hơn so với bệnh nhân chưa được điều trị suytim(55%).

2.2.2 Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim.

Điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim.

Để đánh giá kiến thức của người bệnh chúng tôi sử dụng phương pháp cho điểm Sử dụng bộ câu hỏi về kiến thức suy tim Atlanta Heart Failure

Knowledge Test (AHFKT – V2)(27) Được phát triển bởi tác giả Carolyn Miller Reilly(2009) gồm 20 câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 7 nhóm nhận thức về cân nặng (2 câu), kiếnthức về cân nặng (4 câu), nguyên tắc dinh dưỡng (5 câu), chế độ ăn nhạt (5 câu), kiếnthức về lựa chọn chất béo (2 câu), và kiến thức về hạn chế dịch(2 câu) Trong bộ câu hỏinày chúng tôi tính trả lời đúng 1 câu tính 1 điểm, trả lời sai tính 0 điểm Tổng điểm là 20.Từ 0 đến 5 điểm là kiến thức kém, từ 6 đến 9 điểm là kiến thức trung bình, từ 10 đến 15điểm là kiến thức khá, từ 16 đến 20 điểm là kiến thức

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan