Về môi trường giáo dục trực tuyến, hìnhthành một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng; hình thành kho học liệu trực tuyến q
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN:
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Đề tài Phân tích sự thay đổi của phương tiện, phương pháp giáo dục khi có sự hỗ trợ của công nghệ
Giảng viên: PGS.TS Trần Doãn Vinh
Họ và tên: Nguyễn Hữu Lộc Khóa: QH-2022-S
Lớp: GD1-N1 Mã sinh viên: 22010038
Hà Nội – 2022
Trang 2Mục lục
I Phần mở đầu……….3
1 Lí do cần áp dụng công nghệ vào việc dạy học……….3
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu……… 3
3 Xu hướng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong dạy học trên thế giới……… 3
4 Định hướng đổi mới của nước ta……… 4
II Phần nội dung……… 4
1 Các khái niệm liên quan……… 4
1.1 Khái niệm công nghệ trong giáo dục……… 4
1.2 Khái niệm phương tiện dạy học……… 5
1.3 Khái niệm phương pháp giáo dục……… 5
2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học……… 5
2.1 Đối với học sinh……… 5
2.2 Đối với giáo viên……… 6
3 Những trở ngại khi áp dụng công nghệ thông tin vào phương pháp dạy học………7
4 Những phương tiện công nghệ được sử dụng trong phương pháp giảng dạy…… 8
III Phần kết luận……….10
Tài liệu tham khảo……… ….11
2
Trang 3I Phần Mở đầu
1 Lí do cần áp dụng công nghệ vào việc dạy học
- Thế kỉ XXI, thời điểm mà nhân loại đang liên tục đạt được những thành tựu rực
rỡ về khoa học kĩ thuật, điều đó đã kéo theo sự thay đổi chóng mặt trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục với sự xuất hiện của công nghệ số Thật vậy, đổi mới công nghệ đã và đang tạo nên sự phát triển vượt bậc cho nền giáo dục truyền thống, giúp chúng ta có thêm nhiều phương pháp học tập mới hiện đại hơn, nhanh chóng hơn và phù hợp hơn với dòng chảy công nghệ thời kì 4.0
- Mặc dù, nhiều người vẫn ưa chuộng những phương pháp giảng dạy truyền thống, song các cơ hội có được khi đưa công nghệ vào việc dạy học là vô tận Ngay cả khi không phải là sinh viên hay một chuyên gia giáo dục, tầm quan trọng của công nghệ trong ngành này cũng được cho là không thể phủ nhận Nhờ những ứng dụng công nghệ, khả năng tiếp cận giáo dục đã được mở rộng đáng kể, bao gồm hàng loạt phương pháp dạy và học mới
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý giáo dục của cán bộ giáo viên trong nhà trường
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu sự thay đổi của phương tiện, phương pháp giáo dục khi có sự hỗ trợ của công nghệ
3 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy học trên thế giới
- Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin
đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội Từ nhiều thập niên trước, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ như Mĩ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Các nước này đã trải qua rất nhiều chương trình quốc gia về tin học hóa cũng như việc ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: khoa học, kĩ thuật và các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,
là chìa khóa để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Vì vậy, họ đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trên
Trang 4các lĩnh vực như: điện tử, sinh học, y tế, giáo dục Năm 1981, Singapore đã thông qua đạo luật về Tin học quốc gia quy định ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ dạy Tin học
ở các trường phổ thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp giảng dạy
và quản lí trường học Năm 1980, tại Philippines, chiến lược phát triển công nghệ quốc gia đã được công bố, xác định mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy
4 Định hướng đổi mới của nước ta
- Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục của bạn bè quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách mới góp phần nâng cao nền giáo dục nước nhà Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 131/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025, đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học Cụ thể, về tiếp cận giáo dục trực tuyến, 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến Về môi trường giáo dục trực tuyến, hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng; hình thành kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông; hơn 50%
cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến Về quy mô hoạt động trực tuyến, tỷ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở bậc tiểu học, 10% ở bậc trung học; tỉ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học đạt trung bình 20%; trong số người học lấy văn bằng đại học thứ hai, có ít nhất 50% theo hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%)
II Phần nội dung
1 Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm công nghệ trong giáo dục
- Công nghệ được hiểu một cách tổng quát là sự áp dụng của khoa học kĩ thuật vào các hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội
- Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng việc ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học là sử dụng các phương tiện khuếch đại, mở rộng khả năng nghe nhìn và thực hiện các thao tác truyền đạt, xử lý thông tin trên các thiết bị thông minh Các phương tiện
đó được xem như công cụ lao động trí tuệ bao gồm: máy vi tính, điện thoại thông
4
Trang 5minh, máy chiếu qua đầu, máy chiếu tinh thể lỏng, camera, các phần mềm máy tính cơ bản dùng để xây dựng và mô phỏng thí nghiệm, CD-ROM, đặc biệt là mạng internet Các công cụ trên có nhiều chức năng to lớn như: tạo lập, lưu giữ, sắp xếp, sửa đổi, một khối lượng thông tin lớn một cách nhanh chóng, dễ thực hiện
1.2 Khái niệm phương tiện dạy học
- Phương tiện dạy học, theo từ điển, “một vật thể hay một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết”
- Phương tiện dạy học, theo Nguyễn Ngọc Quang, "bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật
từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo"
1.3 Khái niệm phương pháp giáo dục
- Phương pháp giáo dục (hay còn gọi là phương pháp dạy học, phương pháp giảng dạy) là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học
2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học
2.1 Đối với học sinh
*Việc tiếp cận các nguồn tài nguyên học tập trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
- Thật dễ dàng cho học sinh để tìm kiếm, tra cứu những tài liệu, thông tin liên quan đến môn học trên nền tảng internet; tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập còn đang băn khoăn Bên cạnh đó, sự ra đời của thư viện điện tử giúp học sinh dễ dàng tìm đọc được nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu khác nhau mọi lúc, mọi nơi
*Học sinh, sinh viên có thể linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình học tập
- Dưới tác động của đại dịch covid-19 trong những năm vừa qua, phương pháp dạy học trực tuyến bỗng trở nên phổ biến, trở thành một xu học tập hiện đại, tối ưu và tiện ích cho học sinh, sinh viên Với phương pháp này, học sinh có thể tham gia lớp học ngay từ ở nhà hoặc bất cứ đâu mà họ muốn, không cần di chuyển tới lớp học Nhờ đó,
họ có thể tiết kiệm thời gian đi lại, linh hoạt lựa chọn địa điểm học tập Sự linh hoạt trong địa điểm và thời gian học đặc biệt phù hợp cho đối tượng các học viên vừa học vừa làm, giúp họ có thể sắp xếp thời gian thoải mái và chủ động hơn
*Giúp học sinh lưu trữ lại thông tin, kiến thức trong bài giảng tốt hơn
Trang 6- Mỗi học sinh có tốc độ tiếp thu khác nhau, vì vậy có những bạn sẽ không nắm rõ được bài nếu được giảng dạy như lớp học truyền thống Lúc này giáo viên có thể quay phim bài giảng hoặc ghi lại màn hình (nếu học trực tuyến) để học sinh có thể xem lại bất cứ khi nào, từ đó giúp nâng cao mức độ tiếp thu bài giảng của từng người
* Giúp học sinh làm quen, học hỏi nhiều hơn về công nghệ
- Xã hôi ngày nay ngày cảng chuyển dịch the xu hướng công nghệ số, vì vậy việc
để học sinh, sinh viên sớm tiếp xúc với công nghệ là phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của xã hội Việc áp dụng công nghệ trong phương pháp học tập giúp học sinh, sinh viên có nhiều hơn kiến thức, nền tảng công nghệ số để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình làm việc trong tương lai
2.2 Đối với giáo viên
* Giúp giáo viên phát huy được sự sáng tạo trong dạy học
- Nếu như những tiết học truyền thống với phấn và bảng có thể gây nhàm chán cho người học thì giáo viên có thể áp dụng công nghệ số vào phương pháp dạy học của bản thân như một cách để tạo sự lôi cuốn cho học sinh Những bài giảng sáng tạo, nhiều màu sắc trên powerpoint, những video sinh động, những trò giải đố được lồng ghép trong bài giảng sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú và tò mò hơn bao giờ hết Thay vì phải làm theo những cuốn giáo trình quá quy củ, giờ đây người dạy đã có thể sáng tạo trong tiết học của mình nhờ sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo
* Bài giảng của giáo viên sẽ cung cấp thông tin một cách khái quát, chính xác hơn
- Việc áp dụng công nghệ trong dạy học giúp giáo viên có thể trình chiếu những số liệu, hình ảnh, video, những thông tin cụ thể và chính xác hơn trong tiết học Nhờ vậy, người học được trau dồi thêm khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin, số liệu để từ
đó có cái nhìn khách quan, thực tế hơn về những sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong bài giảng
* Giáo viên thuận tiện, linh hoạt hơn về địa điểm và thời gian giảng dạy
- Người dạy có thể linh hoạt giữa các hình thức học khác nhau: từ cách học trực tiếp trên lớp đến cách giảng dạy trực tuyến qua thiết bị thông minh Giáo viên điều hành lớp học, thực hiện giảng dạy và giám sát quá trình học tập của học viên mà không phải thông qua gặp mặt trực tiếp trên lớp học Việc tạo phòng học trực tuyến tạo điều kiện cho giáo viên chủ động trong việc lựa chọn địa điểm giảng dạy cũng như thời điểm lên lớp Nhờ đó mà lớp học có thể diễn ra bất chấp các tác động bên ngoài như: thời tiết, dịch bệnh,
*Thầy cô giáo sẽ trở thành những giáo viên toàn cầu
6
Trang 7- Thời đại công nghệ số 4.0 cũng đòi hỏi giáo viên phải trang bị thêm nhiều phẩm chất, kiến thức công nghệ thông tin Bản chất cốt lõi của giáo dục là cung cấp được những người lao động phù hợp với sự phát triển của xã hội Vì vậy, giáo viên phải là người tiên phong về công nghệ số, mở ra cho hoc sinh cơ hội được hưởng nền giáo dục hiện đại Việc thích nghi với công nghệ số khiến giáo viên trở niên toàn diện hơn, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với xu hướng dạy học hiện đại của toàn cầu trong thế kỉ XXI
3 Những trở ngại khi áp dụng công nghệ thông tin vào phương pháp dạy học
* Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế
- Đây là một trong những trở ngại lớn nhất Bởi làm chủ được bài giảng của mình trên lớp không phải là điều dễ dàng, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, nhất là những giáo viên lớn tuổi, họ không đủ kiên trì để học hỏi Một số giáo viên lớn tuổi thì quá bảo thủ hoặc không đủ bản lĩnh để vượt qua sự
cổ hủ để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh sử dụng các phương tiện công nghệ trong quá trình giảng dạy Bởi lẽ phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những “ thầy giáo già”, khó thay đổi nên lối áp đặt ấy vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới
* Bất cập trong việc sử dụng công cụ trình chiếu
- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị hơn: Nếu như để soạn một giáo án truyền thống, giáo viên sẽ mất khoảng một đến hai tiết học để chuẩn bị Vậy nhưng, để soạn một bài giảng với công nghệ thông tin có thể sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn thế, có thể là vài ngày, thậm chí là một tuần
- Khó chủ động trên lớp học: việc “cháy giáo án” ở các tiết dự giờ có công nghệ trình chiếu là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra vì phải mất thời gian điều khiển máy tính; thời gian để chuyển tiếp giữa các trang bài giảng, thời gian chờ học sinh ghi chép Tình huống này có thể linh hoạt xử lí, rút ngắn nếu như dạy học trên bảng đen; tuy nhiên nếu sử dụng công nghệ trình chiếu thì không dễ để điều chỉnh cho phù hợp
- Việc trình chiếu bài giảng có thể ví như một kịch bản có sẵn mà giáo viên là những diễn viên “học thuộc bài” Thật không dễ cho họ để có thể linh hoạt chỉnh sửa, thêm bớt như khi sử dụng phấn trắng bảng đen, nhất là với những giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học
* Hạn chế về tài chính
- Khi đã áp dụng dạy học bằng công nghệ thông tin, thì mỗi giáo viên cần trang bị máy ví tính(nếu nhà trường chưa trang bị sẵn) Đây là điều không dễ dàng gì với nhiều
Trang 8giáo viên, nhất là giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo viên vùng núi, nông thôn bởi đồng lương còn eo hẹp
- Nhà trường chưa có đủ tiềm lực tài chính để trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ giảng dạy như: máy tính, máy chiếu, máy phi vật thể, Thậm chí, việc kết nối Internet cũng chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền
* Sự hậu thuẫn của Ban giám hiệu chưa đủ lớn
- Không phải hiệu trưởng nào cũng hậu thuẫn cho việc đổi mới sử dụng công nghệ thông tin bởi lẽ:
+ Chính ban giám hiệu ngôi trường đó rất yếu về những phương tiện công nghệ thông tin, họ không hiểu được tầm quan trọng của sử dụng phương pháp dạy học mới Thêm vào đó, trang bị cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, cũng ngốn một phần không nhỏ trong ngân sách; nhất là các trường ở những địa phương còn khó khăn, vùng sâu vùng xa
+ Chế độ đãi ngộ cho giáo viên tập huấn, học tập nâng cao trình độ công nghệ thông tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức; không khích lệ được tinh thần học hỏi nâng cao trình độ của mỗi giáo viên Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả
4 Những phương tiện công nghệ được sử dụng trong phương pháp giảng dạy
8
Trang 9*Máy chiếu
- Máy chiếu hiện nay đã trở thành thiết bị giảng dạy không thể thiếu trong các lớp học, dần thay thế bảng đen và phấn trắng Việc trang bị cho lớp học một máy chiếu để mang lại hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy và học tập là điều cần thiết
*Màn hình tương tác thông minh
- Màn hình tương tác là thiết bị điện tử thông minh All-in-one, vừa có thể hiển thị hình ảnh như Tivi 4K, vừa tương tác cùng lúc như máy tính bảng, cho phép người sử dụng chấm, chạm tay, tương tác trực tiếp trên bề mặt để điều khiển mà không cần dùng đến chuột – bàn phím hay bất kỳ các thiết bị ngoại vi nào khác, nó tương tự như bạn sử dụng một chiếc máy tính bảng hay smartphone
- Việc ứng dụng màn hình tương tác thông minh để thay thế cho các thiết bị truyền thống giúp tăng tương tác trong lớp học, với công nghệ trình chiếu tạo hình ảnh rõ nét, màu sắc chân thực, không gây mỏi mắt cho học sinh và giáo viên, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài Thiết bị giáo dục này được tích hợp nhiều công
cụ hỗ trợ giảng dạy giúp giáo viên dễ dàng truyền tải, học sinh tiếp thu nội dung, tạo hứng thú cho học sinh mỗi khi đến lớp Đây chắc chắn là một thiết bị không thể thiếu cho một phòng học thông minh cơ bản trong thời đại công nghệ 4.0
*Hệ thống camera
- Camera vật thể
+ Camera vật thể (hay còn gọi là máy chiếu vật thể) là thiết bị ghi và hiển thị hình ảnh thực một vật thể hỗ trợ cho nhu cầu trình chiếu các chi tiết nhỏ cho các môi trường đông người theo dõi
+ Camera vật thể được tạo nên từ một camera độ phân giải cao, được chế tạo chuyên biệt để có thể di chuyển ở nhiều góc độ khác nhau Nó cho phép giáo viên, giảng viên hay những người thuyết trình có thể trình chiếu những thao tác như viết, vẽ, thí nghiệm… hay các vật thể, mẫu vật đến người theo dõi, giúp bài giảng, bài thuyết trình hay các chương trình thử nghiệm, nghiên cứu mẫu vật trở nên dễ dàng, chân thực
và sống động hơn bao giờ hết Khi kết hợp cùng máy chiếu và bảng tương tác, camera vật thể sẽ hỗ trợ thiết lập nên một phòng học thông minh hiện đại, một môi trường học tập kiểu mẫu mà giáo viên và học viên có thể cùng nhau chia sẻ kiến thức, giúp quá trình tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, các buổi học cuốn hút và sinh động hơn so với các phương pháp truyền thống
Trang 10- Camera giám sát: Giúp giáo viên và nhà trường theo dõi sát sao hơn tình hình của lớp học, ghi lại các hoạt động của lớp học, giám sát học sinh trong quá trình kiểm tra, thi học kỳ
*Hệ thống âm thanh
- Hệ thống âm thanh bao gồm các thiết bị âm thanh trợ giảng, như micro, hệ thống loa, hệ thống ghi âm… giúp học sinh nghe được bài giảng một cách rõ ràng và trực quan
*Phần mềm quản lý lớp học và bài giảng
- Phần mềm quản lý lớp học và bài giảng được coi như cốt lõi của lớp học thông minh, vừa giúp nhà trường và giáo viên quản lý và điều khiển lớp học một cách đơn giản và hiệu quả, vừa giúp giáo viên truyền tải nội dung học tập một cách khoa học, hấp dẫn Ngày nay, thầy cô có thể sử dụng những phần mềm này ngay trên máy tính hoặc điện thoại thông minh để soạn bài, thiết kế bài giảng với các thao tác đơn giản và hiệu quả cao thay thế cho phấn trắng, bảng đen Kết hợp những thiết bị giáo dục thông minh và phần mềm tích hợp để quản lý lớp học, xây dựng giáo án trực quan và triển khai kiểm tra đánh giá một cách công bằng và chính xác hơn
* Bục giảng thông minh
- Với thiết bị này, giáo viên sẽ chủ động điều hành lớp học một cách thuận tiện, thông minh Bục giảng thông minh được trang bị màn hình cảm ứng độ phân giải cao, micro, camera vật thể hoặc laptop của giáo viên Đồng thời thiết bị cũng tích hợp hệ thống điều khiển trung tâm cho tất cả các thiết bị
III Phần kết luận
- Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một xu
thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và toàn xã hội Khi nhận thức được vấn đề này một cách rõ ràng và chắc chắn, chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận, tích cực phấn đấu, thay đổi tư duy, chung tay đổi mới toàn diện nền giáo dục theo hướng hiện đại
+ Đối với người dạy: Nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình Giáo viên không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm và kết nối thêm kiến thức của những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi được các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng, từ đó khiến bài giảng ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; dễ dàng chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp hơn để cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng bài giảng của mình
10