NỘI DUNG1.Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:Mối liên hệ phổ biến là sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các sự vật,hiện tượng trong đời sống xã hội, hoặc trong chính b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài: “Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn của bản thân
sinh viên hiện nay”
Mã số: 118
Giảng viên hướng dẫn: Ths Đồng Thị Tuyền
Sinh viên : BÙI THANH THẢO
Lớp : K16-QTKD7- Triết học Mác – Lênin-2-1-22(N04)
HÀ NỘI, THÁNG 1/2023
Trang 2MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 2
2 Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 2
2.1 Tính chất khách quan của mối liên hệ phổ biến: 2
2.2 Tính chất phổ biến của mối liên hệ phổ biến: 3
2.3 Tính chất đa dạng, phonng phú của mối liên hệ: 4
3 Biểu hiện của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 4
3.1 Cái chung và cái riêng: 4
3.2 Bản chất và hiện tượng: 5
3.3 Nội dung và hình thức: 5
3.4 Nguyên nhân và kết quả: 5
3.5 Khả năng và thực hiện: 6
3.6 Tất nhiên và ngẫu nhiên: 6
4 Ý nghĩa phương pháp luận: 6
5 Vận dụng thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay: 7
KẾT LUẬN 9
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Trong lịch sử triết học, để trả lời câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau
Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau Tuy vậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau Chẳng hạn giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến
từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người;
sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục y tế.v.v; môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người không chỉ trong một nước mà trên toàn thế giới và ngược lại, hoạt động của con người cũng tác động, ảnh hưởng làm biến đổi môi trường.Vậy muốn hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng đi vào phân tích nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến là sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, hoặc trong chính bản thân sự vật hiện tượng
đó Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật luôn khẳng định rằng sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất Tức các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, không thể tách rời Không có sự vật, hiện tượng nào hoạt động, vận vận động một cách riêng lẻ cả Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là hình thức công nhận và khai thác sự vận động của quy luật này trong bản thân sự vật, hiện tượng của phép duy vật biện chứng: Ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến muốn khẳng định, liên hệ
là bản chất khách quan của sự vật hiện tượng Thực tế, xã hội chỉ là hình thái hoạt động của giới tự nhiên Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên Song thực tế, các quy luật tự nhiên cũng có sự ràng buộc nhất định vào các mặt trong đời sống xã hội
2 Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
2.1 Tính chất khách quan của mối liên hệ phổ biến:
Tính khách quan của phép biện chứng duy vật được thể hiện ở chỗ nó luôn thể hiện một cách rõ ràng, chắc chắn tính khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật chất đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau Sự liên hệ đó có thể là hữu hình, cũng có thể là vô hình Song, chúng luôn tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau Hay nói cách khác, chúng có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau Có thể thấy, sự liên hệ, ràng
Trang 5buộc này là bản chất vốn có, tồn tại trong mỗi sự vật, sự vật Mặt khách quan của mối liên hệ này thể hiện ở chỗ, bản chất của các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội đều hiện diện sự ràng buộc này, chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức của con người Đây chính là mặt khách quan rõ ràng nhất của mối liên hệ phổ biến
2.2 Tính chất phổ biến của mối liên hệ phổ biến:
Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ sự vật, sự việc hay hiện tượng của đời sống xã hội nào đều có sự liên hệ, ràng buộc với nhau Chúng không tồn tại riêng lẻ Trong tự nhiên, đời sống thực tiễn xã hội, đều có rất nhiều mối liên hệ phổ biến Chúng tồn tại đa dạng, giữa những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Thực tế, mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc nhau diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng Hay nói cách khác, mối liên hệ phổ biến diễn ra ở hầu hết các phương diện của sự vật, sự việc trong đời sống xã hội Ví dụ, trong bản chất của từng sự vật, hiện tượng luôn có những hình thái hoạt động chứa đựng trong nhau Một sự vật, sự việc bất kỳ, nó không bao giờ chỉ có sự tồn tại bề nổi bên ngoài, mà nó còn có chiều rộng, chiều sâu, sự lắng đọng, ý nghĩa sâu xa bên trong Các phương diện này gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, tạo nên một hình thái sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan một cách toàn diện nhất Cung
và cầu là minh chứng cụ thể nhất cho nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật Về nguyên tắc, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức chúng có sự ràng buộc, phụ thuộc nhất định với nhau Theo quan điểm của Lênin, cùng thực tiễn áp dụng, ta có thể thấy, cầu tăng, cung tăng; cầu giảm, cung giảm Nó là quy luật tất yếu trong sự vận động phát triển của đời
Trang 6sống xã hội Nó cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện
cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo thời điểm thực hiện Vì vậy, trong thực tế, khi nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư, kinh doanh không bao giờ chỉ nghiên cứu những đặc thù riêng của hoạt động cung hay cầu, mà họ luôn hướng tới việc phân tích những quy luật, nguyên tắc chung Có như vậy, người ta mới thấy được bản chất của chúng, đưa
ra những phương hướng hoạt động, kinh doanh sao cho phù hợp
2.3 Tính chất đa dạng, phonng phú của mối liên hệ:
Thế giới vật chất khách quan luôn đa dạng và phong phú Do đó, đối với mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau Thậm chí, trong bản thân một sự vật hiện tượng bất kỳ có thể chứa đựng nhiều mối liên hệ khác nhau Từng mối liên hệ sẽ nắm giữa những vị trí, vai trò nhất định trong sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng đó Như vậy, mối liên hệ phổ biến không chỉ
là sự liên hệ đơn phương ở một mặt, một khía cạnh, mà nó là sự liên kết chung
về mọi mặt của đời sống xã hội Ở từng sự vật hiện tượng sẽ có sự đa dạng về mối liên hệ khác nhau Từng mối liên hệ sẽ nắm giữ những vai trò, nhiệm vụ khác nhau Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
3 Biểu hiện của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù gồm:
3.1 Cái chung và cái riêng:
Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với Cái chung tức phạm trù chỉ
Trang 7những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định,
mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác 3.2 Bản chất và hiện tượng:
Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Bản chất là phạm trù chỉ
sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với Hiện tượng là
phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
3.3 Nội dung và hình thức:
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó
3.4 Nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan Theo định
Trang 8nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả… là bất kỳ định luật nào có thể cho chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác)
3.5 Khả năng và thực hiện:
Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế với Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng
3.6 Tất nhiên và ngẫu nhiên:
Tất nhiên và ngẫu nhiên hay còn gọi là cái tất yếu và cái có thể (tiếng Anh: necessity và contingency) là một cặp phạm trù trong triết học và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái tất nhiên tức phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như vậy với cái ngẫu nhiên một phạm trù chỉ cái không do mối liên
hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi Sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể đã được Engels đề cập đến trong tác phẩm của ông
4 Ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa
Trang 9các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong
sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vâri đề của đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn
V.I Lênin cho rằng: “Muôn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chát đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định
rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể đế từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vân đề thực tiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện
5 Vận dụng thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay:
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như
là không quen biết nhau Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều
có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, tính cách của bạn đó Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt, dễ tính
Trang 10hay khó tính Cách đánh giá như vậy là phiến diện, chủ quan trái với quan điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn, ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn, còn khi nhìn thấy một người ít nói, không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng bạn
bè, ích kỷ Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện, mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật
sự của sự vật hiện tượng Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả, có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận
họ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau
Hoặc có thể lấy một ví dụ khác: Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn
đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt Khi ta học kém đi, điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian học Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn