1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Tác giả Nguyễn Thị Mai
Người hướng dẫn GS. TS. Vũ Thanh Tê
Trường học Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Bắc Kạn
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 10,25 MB

Nội dung

Chính những đặc điểm điển hình của các công trình kè như vậy đã ảnh hưởng rất lớn công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm soát về thời gian xây dựng công trình là một vấn đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một

nguồn nào và đưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được

thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Mai

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, học viên xin cảm ơn đến các cán bộ giảng viên của trường Đại học Thủy lợi đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS TS Vũ Thanh Te đã hướng dẫn tận tình,

chỉ bảo và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận

văn Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp nâng cao

chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý dự án dau tư và xây

dựng thành phố Bắc Kạn”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.

Tác giả xin cảm ơn đến lãnh đạo UBND thành phố Bắc Kạn, Ban Giám đốc, Trưởng phòng và các cán bộ Ban Quản lý Dự án dau tư và xây dựng thành phố Bắc Kan đã tạo

mọi điều kiện thuận lợi nhất dé học viên hoàn thành khóa cao học và luận văn cuối

đóng góp của quý độc giả.

Xin trân trọng cảm ơn!

Bắc Kạn, ngày 07 tháng 7 năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Mai

il

Trang 3

MỤC LỤC

S100 1 CHUONG 1: TONG QUAN VE QUAN LY CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG CONG TRINH 0 — H ,ÔỎ 4

1.1 Chat lượng công trình xây dựng - 2 s©E+2E22EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerreee 4

1.2.1 Quản lý chất ÏưỢïng, -2s¿-52S©2ee+EEES2eEEEEE12EE115127111227111E222T111 1 eerrye 6

1.2.2 Quản lý chất lượng xây dựng công trÌnh -+©e+©©+e+£E+setEEkertErkerrrrkerrrrerrek 7 1.2.3 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng ©cccccccccccscccccveerrcrceed 8

1.2.4 Nguyên tắc quản lý chất WONG -c¿++22EE++eettEEEEExeetttrEEtterrrtrrrkkrrrrrrrke 10 1.3 Đặc điểm các công trình kè 2 2 s+SESEE+EE9EEEEEEEEE2E1271 717112111111 cre 11

1.4 Công tác quản lý chat lượng công trình kè trong thời gian qua -. -: 12 1.5 Tén tại trong quản lý chất lượng công trình kè và các van dé đặt ra nghiên cứu I2 1.5.1 Về quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế -ee©©©+s+EE+etEEEketrrrertrrkerrrrreree 13 1.5.2 Về quan lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế, lập dự toán -:-cccs¿ 14 1.5.3 Về quản lý chất lượng trong quá trình thi CONG - -ccc-z-©-ccccccee©cccs 14

1.5.4 Về quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn sử dụng c ccccce¿ 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.1 Cơ sở pháp lý và các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình 17 2.2 Một số nội dung cơ bản của công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình kè 21

2.2.1 Nguyên tắc chung trong quan lý chất lượng công trình xây dựng 21

2.2.2 Hoạt động quản lý chất lượng trong các giai đoạn của dự đữ: -:- 22 2.3 Vai trò, trách nhiệm của các chủ thé trong quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây

Aung CONG tinh eee 1 40

2.4 Những nhân tố cơ bản anh hưởng đến chat lượng các dự án dau tư xây dựng công

CHIN KO 1 ee 47

2.4.1 Hệ thong luật pháp quản lý của nhà NUGC srecesssssssssssssssssssssssssssssssssesssssesssessssssssesssssees 47

2.4.2 Năng luc của cán bộ trong Ban tham gia vào công tác quản lý chất lượng công trinh 47 2.4.3 Trình độ, năng lực của các nhà thầu tham gia dự GN -c-e©ccsecc5szce 48

iii

Trang 4

2.4.4 Các nhân tô ảnh hưởng Ñhác s-©5<©©+e+SEE+£SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrrrrrrrree 50 2.5 Hệ thống các quy định về kỹ thuật trong quản lý chất lượng các dự án xây dựng

CONG trIMh 2A 51

Kết luận chương 2 v.ceececcescescsscssesssssessessesvcsvesessessesscsscsucsvessssessesaesusssssucsecsessesaesasssesseasees 52

CHUONG 3: THỰC TRANG VÀ DE XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ

AN DAU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHO BAC KẠN cccccccccee 53

3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án DT& XD thành phố Bắc Kạn 53 3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cua Ban Quan ly dự án DT&XD thành phố Bắc

3.1.2 Cơ cau tổ chức của Ban quản lý dự án ĐT&XD thành phó Bắc Kạn 54

3.2 Giới thiệu một số dự án, công trình kè do Ban quản ly dự án DT&XD thành phố

Bắc Kạn thực hiỆn -.- - - c5 ESEESE+EEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESESEEEETESEEEETESErrkrrrrre 59 3.2.1 Kè bờ hữu và chỉnh trị dòng sông Cau đoạn qua trung tâm thành pho Bắc Kan 59

3.2.2 Kè chong sat lở bờ tả sông Cau thuộc thôn Nà Di, xã Dương Quang 60 3.2.3 Kè bờ Sông Cau đoạn qua xã Huyễn Tung, thành phó Bắc Kạn -.- 62

3.2.4 Khắc phục sat lở đường GTNT Quan Nưa, xã Dương Quang 64

3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè của Ban

3.3.1 Thực trạng về nguôn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý diéu hành

3.3.2 Về mô hình quản lý chất lượng công trình của BAN -©ccccc5cccseececcsed 69

3.3.3 Vé quy trình quản lý chất lượng trong các giai đoạn thực hiện dự án - 70

3.6 Phân tích những tồn tai hạn chế trong công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè của Ban Quản lý dự án DT&XD thành phố Bắc Kạn 75

3.6.1 Về nguồn nhân luc, cơ sở vật chất phục vụ công tác quan lý chất lượng tại Ban 15

3.6.3 Công tác thi công xây ÌẮp -+e¿+2EE+++tSEEE+etEEEEEEtEEEEEEtEEEEkrrrrrkrrrrrkree 78

1V

Trang 5

3.7 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè

3.7.1 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công trình -cc-:-©ccccscceseccccsee 79 3.7.2 Nâng cao chất lượng nguôn nhân lực và cơ sở vật chất trong Ban 79

3.7.3 lăng cường công tác kiểm tra chất lượng đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự

mm 79

3.8 Đề xuất một số biện pháp dé thực hiện các giải pháp trên trong giai đoạn từ nay

3.8.1 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công trình eecessssssssssssssssssssssssssssecssssssssesssees 81

3.8.2 Nâng cao chất lượng nguon nhân lực và cơ sở vật chất trong Ban 89

3.8.3 Tăng cường công tác kiếm tra chất lượng đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự

2 Đề xuất và kiến nghị - ¿2© 2++E+EE£EESEE2E1211717112112117121121111 711.1 xe 108 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2-©2¿+£©£+2E£+£E++£+t£E+erxezrxezreee 109

Trang 6

DANH MỤC CÁC HINH VE

Hình 1.1 Mái đê kè Sông Mã bị bong tróc nhiều điểm trong khi mới hoàn thành l6

Hình 2.3 Hình thức CDT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án 42

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của BQLDA từ 2016 đến nay . - 54

Hình 3.2 Sơ đồ tô chức bộ máy của BQLDA từ tháng 4 năm 2016 trở về trước 57 Hình 3.3 Dự án Kè bờ hữu và chỉnh trị dong sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố

Hình 3.4 Dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Cầu thuộc thôn Nà Dì, xã Dương Quang62 Hình 3.5 Dự án Kè bờ Sông Cầu đoạn qua xã Huyền Tung, thành phố Bắc Kạn 64 Hình 3.6 Công trình khắc phục xói lở tuyến đường GTNT Quan Nua, xã Duong Quang 66 Hình 3.7 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án 83

VI

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 2.1 Trình độ chuyên môn cán bộ BQLDA giai đoạn từ năm 2011- 2015 67

Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn cán bộ BQLDA giai đoạn từ tháng 5 năm 2016 đến

Vii

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

UBND Uy ban nhan dan

QLDA Quản lý dự án

BQLDA Ban Quản lý dự án

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

GTNT Giao thông nông thôn

Trang 9

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của Đề tài

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và

mỹ thuật của công trình và phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương nói riêng Đi đôi với việc tập trung đầu tư, phát triển trong lĩnh vực xây dựng thì công tác quản lý

chat lượng công trình cũng được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sac.

Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình trong những năm gần đây xảy

ra nhiều vấn đề như chất lượng công trình kém, hiệu quả thấp, lãng phí, thất thoát

trong đầu tư do việc chuẩn bị Dự án không tốt, các sự cô về chất lượng công trình do sai sót trong quản lý từ khâu lập Dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình xảy ra ở nhiều Dự án, gây nhiều bất bình trong nhân dân và làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân Các vụ vi phạm đến chất lượng xây dựng công trình càng nhiều dẫn đến các dự án không phát huy được hết nhiệm vụ của công trình.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời gian vừa qua thiên tai lũ lụt, lũ ống và sat lở

thường xuyên xảy ra và diễn biễn rất phức tạp Sạt lở bờ sông hàng năm đã và đang

gây nhiều thiệt hại đến mức báo động ảnh hưởng đến một số công trình lân cận, đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, thành phố Bắc Kạn đã được đầu tư xây dựng một số công trình kè Tuy nhiên, chất lượng công trình xây dựng kè đang là vấn đề

được quan tâm tại địa phương, công trình được ban giao đưa vào sử dụng được vai

năm đã bị hư hỏng, xuông câp gây bức xúc, xôn xao trong dư luận.

Tại UBND thành phố Bắc Kạn nơi em đang công tác, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND thành phố Bắc Kạn làm Chủ Đầu tư được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn trực tiếp thực hiện Việc tập

1

Trang 10

trung các nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kè giai đoạn 2016-2020 là một chỉ tiêu quan trọng và đã được đưa ra tại Nghị quyết số 01-NQ/DH ngày 04/8/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Bắc Kạn lần thứ VI, nhiệm ky 2016-2020 Xuất phát từ điều kiện thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng

cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý dự án dau tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.

II Mục đích nghiên cứu của Đề tài

Đề tài nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn.

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý

dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn.

2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn, giai đoạn năm

2011 đến nay.

V Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tông hợp, phân tích, phương pháp so sánh, khảo sát thực tế.

- Phương pháp đối chiếu với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

- Thu thập số liệu báo cáo, hồ sơ các dự án xây dựng công trình kè do Ban Quản lý dự

án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn quản lý.

- Các phương pháp có liên quan khác.

Trang 11

VI Kết quả dự kiến đạt được

- Hệ thông hóa cơ sở lý luận vê dự án dau tư, quản lý dự án dau tư và các nhân tô anh

hưởng chất lượng quản lý các dự án công trình xây dựng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, từ đó đánh giá những kết qua đạt được; những mặt ton tại hạn chế, nguyên nhân đề tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học đề nâng cao chất lượng các

dự án xây dựng công trình kè tại địa phương góp phan thúc day phát triển kinh tế, xã hội, ôn định an ninh trật tự tại địa phương./.

Trang 12

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUAN LÝ CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH

1.1 Chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và

mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.

Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những anh hưởng bat lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường ), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu

tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyên, của chủ dau tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phâm xây dựng [1].

Theo quan niệm hiện đại, chất lượng công trình xây dựng xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng, công trình xây dung được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, độ bền vững, tính thâm mỹ, an toàn trong khai thác sử dụng về tính kinh tế và đảm bảo thời gian phục vụ của công trình.

Theo cách nhìn rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng được hiểu không chỉ từ góc

độ bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà bao gồm

cả quá trình hình thành sản phẩm cùng với các vấn đề liên quan khác Một số vấn đề liên quan đến chất lượng công trình xây dựng như:

Chất lượng công trình xây dung cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án đến khảo sát thiết kế, thi công cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục

vụ Chất lượng công trình xây dựng thé hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế

Trang 13

Chat lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chat lượng các nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công

trình.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn ở qua trình hình thành va

thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng của các công việc của đội ngũ công

nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hợp đồng xây dựng.

Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình An toàn không chỉ trong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xây dựng đối với bản thân công trình, với đội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng và khu vực

công trình.

Tính thời gian trong xây dựng không chi thé hiện ở thời gian hoàn thành toàn bộ công trình dé đưa vào khai thác sử dụng mà còn thé hiện ở việc đáp ứng theo tiến độ quy định đối với từng hạng mục công trình.

Tính kinh tế không chỉ thé hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả

mà còn thé hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng

Ngoài ra, chât lượng công trình xây dựng cân chú ý vân đê môi trường không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yêu tô môi trường mà cả tác động theo chiêu ngược

lại của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.

Tóm lại, công trình xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong những điều kiện nhất định Nó thể hiện sự phù hợp về quy hoạch đạt được độ tin cậy trong khâu thiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn quy định, có tính xã hội, thâm mỹ và hiệu quả đầu tư cao thê hiện tính đồng bộ trong công trình, thời gian xây dựng, đúng tiễn độ.

Từ khái niệm trên ta có thé hiểu rang chất lượng công trình xây dựng là sự đạt được va tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật đã được thiết kế và phê duyệt của các cấp có thâm quyền, chất lượng công trình xây dựng là chất lượng của

cả một quá trình từ chất lượng khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát, chất lượng của các

Trang 14

bản vẽ thiết kế, thi công, tổ chức thi công, lắp đặt, giám sát, giám định, đưa công trình vào vận hành khai thác đến khâu bảo hành công trình và đến hết thời hạn sử dụng thực

một cách đúng đắn các yếu tô nay Quan lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng

quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.

Hiện nay đang ton tại các quan điểm khác nhau về quan ly chất lượng:

Theo GOST 15467-70: Quản lý chất lượng là xây dựng, dam bao và duy tri mức chất

lượng tất yếu của sản pham khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng Điều này

được thực hiện bằng cách kiêm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chỉ phí.

Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cô gắng của những don vị khác nhau dé duy trì và tăng cường chất lượng trong các tô chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.

Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Ban (JIS) xác định: Quản ly chất lượng là hệ

thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hóa có chất

lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu

dùng.

Theo giáo sư, tiễn sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nồi tiếng trong lĩnh vực quản lý

chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: nghiên

cứu, triên khai, thiệt kê sản xuât và bảo dưỡng một sô sản phâm có chat lượng, kinh tê

Trang 15

nhât, có ích nhât cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu câu của người tiêu

dùng.

Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản lý chất lượng: là một phương tiện có tinh chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tông thé tat cả các thành phần của một kế hoạch hành động.

Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất lượng là một

hoạt động có chức năng quan lý chung nhằm mục dich dé ra chính sách, mục tiêu,

trách nhiệm và thực hiện chúng bang các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiễn chất lượng trong khuôn khô một hệ

thống chất lượng.

Như vậy, tuy còn nhiều tồn tại định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, song nhìn

chung chúng có những điểm giống nhau như:

Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường và chỉ phí tối ưu.

Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quan ly như: hoạch định, tô chức, kiểm soát và điều chỉnh Nói cách khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý.

Quản lý chất lượng là hệ thong các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức,

kinh tế, kỹ thuật, xã hội) Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.

1.2.2 Quản lý chất lượng xây dựng công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoat động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật khác có liên quan trong quá

trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình

nhăm đảm bảo các yêu câu về chât lượng và an toàn của công trình.

Trang 16

1.2.3 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng

Nghiên cứu thị trường dé xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch

vụ từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông 86 kỹ thuật của san phẩm dịch vụ, thiết kế sản phâm dịch vụ.

Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất lượng của

doanh nghiệp.

Chuyên giao kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.

Hoạch định chất lượng có tác dụng: Định hướng phát triển chất lượng cho toàn công

ty Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp

chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường Khai thác sử dụng có hiệu quả hơn các

nguồn lực và tiềm năng trong dai hạn góp phan làm giảm chi phí cho chất lượng.

1.2.3.2 Chức năng tổ chức: Dé làm tốt chức năng tô chức cần thực hiện các nhiệm vụ

sau:

Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng: Hiện dang tôn tại nhiều hệ thống quản lý chat

lượng như TQM, ISO 9000, HACCP, GMP, Q-Báe (tập hợp các kinh nghiệm quan lý

chất lượng đã được thực thi tại New Zealand), giải thưởng chất lượng Việt Nam,

Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình hệ thống chất lượng phù hợp.

Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, t6 chức, kỹ thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định.

1.2.3.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát:

Trang 17

Kiểm tra kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu đặt ra Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là:

Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu;

Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp;

So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch dé phát hiện những sai lệch;

Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu;

Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một

cách độc lập những vấn đề sau:

Liệu kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không?

Liệu bản thân kế hoạch đã đủ chưa.

Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên

không được thoả mãn.

1.2.3.4 Chức năng kích thích:

Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua áp dụng chế

độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia

về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

1.2.3.5 Chức năng điều chỉnh, điều hoà, phối hợp:

Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các ton tại và đưa chất lượng sản phâm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn

của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn khách hàng ở mức cao hơn.

Hoạt động điều chỉnh, điều hoà, phối hợp đối với quản lý chất lượng được hiểu rõ ở nhiệm vụ cải tiến và hoàn thiện chất lượng Cải tiễn và hoàn thiện chất lượng được tiễn

hành theo các hướng:

Trang 18

Phát triển sản phẩm mới, đa dang hoá sản phẩm;

Đổi mới công nghệ;

Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật.

1.2.4 Nguyên tắc quản lý chất lượng

1.2.4.1 Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng:

Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình Doanh nghiệp cần hiểu biết các nhu cầu hiện tai cũng như tiềm ân của khách hàng dé không chỉ đáp ứng

mà còn phấn đấu vượt xa hơn sự mong đợi của khách hàng Nguyên tắc đầu tiên của

quản lý chất lượng là phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Tăng cường các hoạt động trước sản xuất và sau bán hàng đều lấy việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm, là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.

1.2.4.2 Coi trọng con người trong quản ly:

Trong một tô chức con người luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc quyết định đến

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần áp dụng biện pháp thích hợp dé có thé phát huy hết tài năng của mọi người, mọi cấp của công việc Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xây dựng chính sách và chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và chính sách của doanh nghiệp của người lao động, của xã hội Lãnh đạo cần tạo

ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp dé hoàn toàn lôi cuốn mọi người

tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.4.3 Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đông bộ:

Quản lý chất lượng tức là quản lý tổng thê các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tổ

chức, xã hội liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán hàng Nó cũng chính là

những kết quả, những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và từng con người Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được khớp với nhau từ đó tạo ra sự thống nhất cao trong các hoạt động Từ việc quản lý chất lượng toàn diện giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra vấn đề một cách nhanh chóng từ đó có những biện pháp điều chỉnh.

10

Trang 19

1.2.4.4 Quản lý chất lượng phải thực hiện theo yêu câu về đảm bảo và cải tiễn chất

lượng:

Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau Dam bảo

nó bao hàm việc duy trì mức chất lượng nhằm thỏa mãn khách hang, còn cải tiến giúp

cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng vượt trội mong đợi của khách hàng Đảm bảo cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục không ngừng trong công tác quan

lý chất lượng.

1.2.4.5 Quản lý chất lượng theo quá trình:

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có

liên quan được quản lý như một quá trình Quản lý phải theo một quá trình tức là phải

tiến hành hoạt động quản lý ở mọi khâu quản lý liên quan đến việc hình thành chất lượng đó là khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho đến dịch vụ sau bán hàng Làm

tốt việc này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn được sản phâm kém đến tay khách hàng.

Đây chính là chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí cho doanh

nghiệp.

1.2.4.6 Nguyên tắc kiểm tra:

Kiểm tra là khâu quan trọng của bất kỳ hoạt động quản lý nào nếu như làm việc mà không có kiểm tra thì sẽ không biết được công việc được tiễn hành đến đâu Kiểm tra

ở đây không đơn thuần chỉ kiểm tra những sản phẩm xấu ra khỏi sản phẩm tốt mà thực chất nó là một bộ phận sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết vẫn đề chất

lượng một cách có hiệu quả.

Trong sáu nguyên tắc thì việc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng nhất nó

là nền tảng xây dựng các khâu còn lại Tuy nhiên, muốn quản lý chất lượng có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ sáu nguyên tắc trên.

Trang 20

Mặt bằng thi công chật hẹp, tập kết vật tư vật liệu khó khăn.

Điều kiện thi công khó khăn: Do phần lớn các công trình kè đều nằm gần sông suối có

điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp Công tác thi công tiến hành trên địa hình chật

hẹp và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết do đó thi công rất khó khăn.

Chính những đặc điểm điển hình của các công trình kè như vậy đã ảnh hưởng rất lớn

công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm soát về thời gian xây dựng

công trình là một vấn đề rất khó khăn do quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên khí hậu và đặc điểm thi công khan cấp, đảm bao an toàn, điều kiện thi công khó khăn vi vậy khâu khảo sát, thiết kế cũng như thực hiện thi công công trình cần phải được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong công tác lựa chọn nhà thầu Chính vì vậy, công tác quản lý chất lượng các công trình kè gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi các Chủ

đầu tư phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong công tác

quản lý dé kiểm soát tốt chất lượng công trình trong các khâu thực hiện dự án.

1.4 Công tác quản lý chất lượng công trình kè trong thời gian qua

Trong những năm qua công tác quản lý chất lượng công kè đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, đa số các công trình thi công hoàn thành, đưa vào khai

thác sử dụng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mĩ thuật, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề

ra, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh Nhiều công trình kè được xây dựng đã khắc phục tình trang sat lở, góp phần ồn định đời sống của nhân dân, tạo cảnh quan đô thị sạch - đẹp.

Bên cạnh những kết quả đạt được không ít những công trình không đảm bảo chất

lượng do không thực hiện khảo sát hoặc khảo sát qua loa Thi công không đúng quy

trình, thi công âu không đạt yêu cầu gây ton thất về kinh tế va ảnh hưởng đến những công trình lân cận, ồn định cuộc sống của nhân dân.

1.5 Tén tại trong quản lý chất lượng công trình kè va các van đề đặt ra nghiên

cứu

Hầu hết các công trình xây dựng kè hiện nay đều có những vấn đề trong công tác quản

lý chất lượng trong các giai đoạn chính của nó như: khảo sát địa chất, địa hình, địa

12

Trang 21

chất thủy văn, thiết kế, thi công, sử dụng Các chủ thé tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; một số nganh, địa phương, chu đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến công tác chất lượng công trình xây dựng, chưa quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà thầu xây dựng theo quy định và theo hợp đồng ký kết; có nơi còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc

trong quản lý chất lượng, thiếu kiên quyết, xử lý không nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng công trình, cụ thể:

1.5.1 Về quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế

Quản lý chất lượng công trình ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan

trong dé tạo ra san pham có chất lượng Hiện nay các don vi tư vấn thiết kế thường lập

dự án theo kinh nghiệm ước tính suất đầu tư, chưa được thực sự chú trọng đến tính

hiệu quả của dự án Số lượng các đơn vi tư vấn nhiều nhưng đa SỐ năng lực và kinh nghiệm còn yếu Thời gian thực hiện công tác lập dự án, công tác khảo sát thiết kế gấp

không đủ đê nghiên cứu dé ra các giải pháp và hồ sơ có chat lượng cao.

Hiện tượng không thực hiện khảo sát, không lập nhiệm vụ khảo sát diễn ra khá phổ biến ở các công trình vừa và nhỏ, các công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất không hợp lý về vị trí, số lỗ khoan và chiều sâu khoan Có công trình kết quả khảo sát không chính xác, dẫn đến việc tăng chi phí đầu

tư cho công trình.

Các đơn vị tư vân chưa cập nhật quy chuân, tiêu chuân có liên quan đên khảo sát (sử

dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn đã hết hiệu lực hoặc lạc hậu).

Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng còn yếu kém về các mặt như: nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm

Công tác khảo sát xây dựng chưa được chú trọng, còn tồn tại nhiều công trình phải xử

lý hiện trường, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, làm chậm tiến độ và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng so với dự án được duyệt.

Ví dụ: Tại tỉnh Đồng Tháp, 2 năm trước đây, người dân bàn tán nhiều đến chất lượng

công trình bờ kè và hoa viên đường Lê Duan - TP Cao Lãnh Công trình dài chưa đến

13

Trang 22

500m dọc theo sông Đình Trung được khởi công vào tháng 5-2010 với vốn đầu tư 3,5

tỉ đồng Mặc dù đang thi công nhưng trên công trình đã có nhiều mảng gach bị bể, có đoạn sụp xuống sông Phan lan can bờ kè và đà bê tông cũng xuất hiện nhiều vét nứt,

sụt, lún Cách đó không xa, tại công trình bờ ké chợ Rạch Chanh cũng trong tình trạng xây chưa xong nhưng đã hư hỏng nặng Nguyên nhân công trình bờ kè và hoa viên

đường Lê Duan nhanh chóng bi hư hỏng có phan do dự án đã bỏ qua công đoạn khoan

thăm dò địa chất, không lường được tình trạng địa chất yếu Hậu quả, đến nay công trình này vẫn còn kha ngồn ngang.

1.5.2 Về quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế, lập dự toán

Có nhiều tồn tại như kết cấu không an toàn về chịu lực, kết câu quá an toàn gây lãng phí, không an toàn sử dụng, không tính toán kết cấu, tính toán không chính xác, áp

dụng sai quy chuân, tiêu chuân.

Chất lượng thiết kế kiến trúc cũng có những vấn đề như: Nhiều công trình không được nghiên cứu kỹ về hình thái kiến trúc, mặt bằng, công năng sử dụng và những chỉ tiết trang trí Việc tính toán kết cấu mang tính hình thức, cảm tính, không phù hợp với

điêu kiện thực tê nhiêu công trình.

Chất lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng như chất lượng công trình, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán trong quá trình thi công làm tăng chi phi đầu tư xây dựng và giảm chất lượng công trình cũng như hiệu quả đầu tư Đặc biệt còn có hiện tượng chủ động tăng quy mô đầu tư vượt nhu cầu sử dụng thực tế, lựa chọn các giải pháp thiết kế không phù hợp nhằm tăng tông mức đầu tư gây thất thoát lãng phí.

1.5.3 Về quan lý chất lượng trong quá trình thi công

Quá trình thi công công trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng tới chất lượng công trình Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình và

nghiệm thu công trình xây dựng.

Nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực đúng như trong hồ sơ dự thầu: cán bộ kỹ thuật thiếu và yếu về trình độ tổ chức thi công, công nhân chủ yếu là lao động phổ

14

Trang 23

thông, chưa được đảo tạo tay nghề; việc đáp ứng vốn, vật tư, máy móc thiết bị thi công

theo tiến độ của dự án không kịp thời.

Công tác thi công ngoài hiện trường cũng còn nhiều bat cập, đó là thi công chưa đúng

hồ sơ thiết kế, thường tập trung vào phầm ngầm, phần dưới mặt đất; việc nghiệm thu khối lượng và bản vẽ hoàn công đối với các phần công trình bị che lấp trước khi chuyên bước thi công chưa được thực hiện day đủ Bên cạnh đó, công tác quản lý chat lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện chế tao sẵn tại một một số công trình chức được quản

ly chặt chẽ; quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ nghiêm túc.

Công tác thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu, cấu kiện,

sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng trước khi đưa vào xây

dựng công trình không được thực hiện thường xuyên Thi công còn sai hồ sơ thiết ké, không áp dụng những quy chuẩn, tiêu chuân xây dựng hiện hành Thi công không đạt yêu cầu, làm âu qua quýt Ví dụ như: Bờ kè tại thị xã Tân Châu - An Giang, được khởi công từ năm 2002 nhưng đến năm 2006 mới hoàn thành với kinh phí 170 tỉ đồng Lúc

đó, mục đích của dự án là để bảo vệ thị trân Tân Châu đang bị nạn sạt lở hoành hành Theo thiết kế, đoạn bờ kè dài 720m bắt đầu từ bờ Bắc kênh Vĩnh An và một đoạn khác

dai 369m ở phía trước khu Trung tâm Thương mại Tân Châu Tuy nhiên, chỉ sau 5

năm đưa vào sử dung, công trình đã xuất hiện nhiều hồ sâu, hàm ếch ăn sâu vào trong hết sức nguy hiểm Các nhà chuyên môn cho rằng sở di công trình không bảo đảm chat lượng là do thi công trong điều kiện mưa lũ Lực lượng thợ lặn địa phương thi công công trình không chuyên nghiệp, không thể tham gia trải lớp vải địa kỹ thuật dài 100m

dưới độ sâu từ 10 - 20m Trong khi đó, các loại máy móc, thiết bị lặn cũng không bảo

đảm an toàn Sau khi công trình xảy ra hu hỏng, tinh lại phải chi thêm một khoản

tiền khá lớn để khắc phục.

Tuyến đê tả sông Mã đoạn qua thôn Trà La, xã Hoằng Khánh (Hoằng Hóa - Thanh

Hóa) bị sụt lún nghiêm trọng, mái kè bị biến dạng khiến người dân hoang mang lo

lắng Việc sụt lún do các nguyên nhân như: Mái kè là đất bãi bồi ven sông có địa chất

yêu, có mạch nước ngâm chảy ngang thân kẻ, tai trọng trên mái kè lớn.

15

Trang 24

1.5.4 Về quan lý chất lượng công trình trong giai đoạn sử dụng

Hầu hết các công trình không được Chủ sử dụng thực hiện công tác bảo trì hoặc bảo trì

công trình không thường xuyên, không đúng quy chuẩn Nhiều công trình xuống cấp

nhanh chóng.

Trong quá trình sử dụng, nhiều đơn vị sử dụng đã tự ý sửa chữa, thay đổi một số kết cau, kiến trúc gây ra những nguy hiểm cho kết cấu của cả công trình Do vậy, tuổi thọ công trình cũng giảm đi đáng kẻ.

Kết luận chương 1

Trong chương | tác giả đã đề cập đến những nội dung sau đây:

Tác giả muốn đề cập đến một số khái niệm về quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng kè nói riêng, đặc điểm công trình kè Tác giả đã nêu ra một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Trên

cơ sở đó phân tích những hạn chế tồn tại nhằm làm sâu sắc hơn thực trạng công tác

quản lý chất lượng công trình xây dựng đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

16

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC

QUAN LÝ CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG CONG TRÌNH

2.1 Cơ sở pháp lý và các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình

Qua các thời kỳ phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư ở nước ta đã thé hiện sự quan tâm đặc biệt đến quản lý đầu tư xây dựng công trình vì nó quyết định đến tiến độ, chi phí, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình góp phan quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chat, tinh than cho người dân.

Cơ sở dé quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là những văn bản của Nhà nước, tiêu chuẩn của ngành, quy chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn cho công trình được cấp có thâm quyền phê duyệt Hồ sơ lập thiết kế công trình với quyết định phê duyệt là những

căn cứ dé thực hiện quản lý chất lượng dự án công trình xây dựng Các văn bản đó

luôn luôn được bố sung, cập nhật các tiến bộ xã hội và phát triển của khoa học dé làm công cụ cho pháp luật về hợp đồng xây dựng Nhà nước đã hoàn thiện các Luật, các Nghị định, Thông tư, các văn bản về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương đến địa phương theo một số mô hình quản lý đầu

tư khác nhau Hệ thống các văn bản luật, nghị định, thông tư:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 [2] thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Đây là Bộ Luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu

tư xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá nhằm phân định quản lý các

dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức, nội dung

và phạm vi quản lý khác nhau Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014 đã

điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dung cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì

công trình xây dựng, áp dụng đôi với các dự án dau tư xây dựng thuộc mọi ngu6n von.

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 [3] được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

17

Trang 26

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 [4] của Chính phủ thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bố sung một số Điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định này quy định chỉ tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2014 về quản lý

dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: Lập, thâm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án;

kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tô chức, cá nhân có

liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án Trong đó, việc phân loại dự án được dựa trên quy mô, tính chất, loại công trình của dự án gồm 4 loại: Dự

án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C; Trường hợp

phân loại theo nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án

sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác Bên cạnh

đó, những dự án sau chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm công

trình sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo

nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng Ngoài ra, Nghị định 59/2015/NĐ-CP

của Chính phủ còn quy định về thâm quyền thâm định dự án cũng như cách thức lập

báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình tự xây dựng, quản lý, thực hiện và nghiệm thu dự

án ; những quy định chặt chẽ này sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý vốn nhà nước, đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, đồng thời tăng cường chức năng

của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các Sở để phù hợp với thực tế của

các địa phương.

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [5] của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thay thế Nghị định 1 14/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính

phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của

Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Về cơ bản Nghị định 46/2015

kế thừa các nội dung ưu việt của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, bồ sung các nội dung hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tại Nghị định

114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng vào Nghị định này Đồng thời, Nghị định còn bổ sung các nội dung còn hạn chế, các quy

18

Trang 27

định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiện trong Nghị định 15/2013/ND-CP, đưa

một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP

đã đi vào cuộc sông và vận hành tốt dé giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông

‘ur, nhằm tăng cường tính én định của hệ thống pháp luật.

Với nhiều điểm mới, Nghị định 46/2015/NĐ-CP: Làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư,nhà én trách nhiệm củaNghỉ định đã làm rõ thém một số nguyên tc i quan

sắc chủ thể trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng như trách nhiệm của

chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các cơ quan chuyên.môn về xây dựng; phân định tách nhiệm quản lý chất lượng công trinh xây dựng giữa

chủ đầu tư vả các chủ thé tham gia hoạt động đầu tư xây đựng Cụ thé, nhà thầu khi

tham gia hoạt động xây đựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện

pháp tự quan lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện Nhà thầu chính

"hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực

“Chủ đầu tr sẽ có trích nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phủ hợp với hình

đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư.

trong qua trình thực hiện đầu tr xây dựng công trình Các cơ quan chuyên môn về xây.

dựng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổchức, cá nhân tham gia xây đụng công tình: thẩm định thiết kể, kiểm tra công tác

nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây

én nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định

đựng;

của pháp luật Phin định r trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sin phẩm xây dụng, vật

liệu xây dựng; nha thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng

cho công trinh xây dựng; nhà thấu thi công xây dựng công trình: giảm sắt thi công xây

cdựng công trình và các nhà thầu khác có liên quan

Đối với công tie quản lý chất lượng khảo sắt thiết kể, Nghị định đã quy định về nh

tur quản lý chất lượng khảo sát xây dụng, thiết kế xây dựng; quy định các nội dung

“quản lý chất lượng công tác khảo sát, thế dựng Déi với công tác thi công, nghiệm thu và ban giao công tinh Nghị định đã quy định cụ thé trình tự, nội dung quan lý chất lượng của các chủ th trong quá trình thi công xây dựng công trình từ

sông đoạn mưa sim, sản xuất, ch ạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây đựng, cấu

19

Trang 28

kiện và thiết bị được sử dụng vio công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công tình, công trình hoàn thành vào sử dụng

Nghị định bao gdm 57 Điễu, 8 chương và 02 Phụ lục, nội dung các chương như sau:

Chương 1 Những quy dịnh chung:

Chương 2 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;

“Chương 3 Quản lý chất lượng thit kể xây dựng công tình;

“Chương 4: Quản ý chất lượng thi công xây dựng công trình:

“Chương 5 Bảo tr công tinh xây dụng:

“Chương 6 Sự cổ công tinh xây dựng;

Chương 7 Quan lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Chương 8 Điều khoản thi hành

Nahi định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2015 [6] của Chính phủ quy định chi tiết một

số nội dung của Luật đấu thầu về lựa chọn Nhà thâu, có hiệu lực từ ngiy 15/2014;

= Nahi định số 32/2015/ND-CP ngày 25/3/2015 [7] của Chính phủ về Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 [8] của Bộ Kế hoạch và Đầu tưquy định chỉ tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/5/2016 [9] của Bộ Xây dựng quy định về

phân cắp công tình xây dựng và hướng din áp dụng trong quan lý hoạt động đầu tư

16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 [I0] của Bộ Xây dựng Hướng dẫn

Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính

ph về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dụng

lên một

20

Trang 29

~ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 [11] của Bộ Xây dựng quy định chỉ tiết một số nội dung về quân lý chất lượng và bảo trì công trình;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 [12] của Bộ Xây dựng Công bỗ địnhmức chỉ phí quản lý dự án và tư vẫn đầu tr xây dựng thay thé Quyết dịnh số

'957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chỉ

phí quan lý dự án và tư vấn đầu tr xây dựng công trình:

~ Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 [13] của UBND tỉnh Bắc Kan

Ban hành quy định phân cấp về quản lý, tô chức thực hiện đầu tư xây dựng trên địa

2.2.1 Nguyên tắc chung trong quan lý chất lượng công trình xây đựng

“Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của [5] và pháp

luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dụng đến quan lý, sử dụng công

tình nhằm đảm bảo an tin cho người, li sin, thi bị, công tình và các công tình

lân cận.

~ Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai

thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu

chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu edu của hợp đồng xây dựng

và quy định của pháp luật có liên quan.

- Nhà lầu khi tham gia hoạt động xây dụng phải có di điều kiện năng lực theo quy

định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực

Trang 30

[hi thầu chính hoặc tổng thầu cổ trách nhiệm quản lý chất lượng công việc đọ

nhà thầu phụ thực hiện.

= Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phủ hợp với hìnhthức đầu tr hình thúc quản lý dự án hình thức giao thẳu, quy mô và nguồn vẫn đầu trtrong qué trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này.Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng néu đủ điều kiện năng lực

theo quy định của pháp luật

= Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quán lý chất lượng

của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình: thẩm định thiết kế, kiểm tra công ác nghiệm thu công trình xây dụng, ổ chức thực hiện giám định chất lượng công

trình xây đựng: kiến nghị và xử lý các vi phạm về chit lượng công trình xây dựng theo

uy định của pháp luật

- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tr xây dựng quy định là các Nhà thầu, Chủ đầu

tự, các cơ quan chuyên môn về xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng tác công việc

do mình thực hiện

2.2.2, Hoạt động quản lý chất lượng trong các giai đoạn của dự án:

“Tuân thủ theo [5] cụ thể như sau:

2.2.2.1 Giai đoạn khảo sát

4 Lập và phê duyệt nhiệm vụ Khảo sát xây dựng

Nhiệm vụ khảo sát xây dưng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự ấn đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trnh, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng.

ning cấp công trinh hoặc phục vụ các công tác khảo sit khác cổ liên quan đến hoạt

động xây dựng Nhiệm vụ khảo sắt xây dựng do nhà thẫu thiết kế lập Trường hop

chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được.thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sit xây dựng với nội

dung gồm: Mục đích khảo sát xây dựng, phạm vi khảo sát xây dựng, tiêu chuẩn khảo.

)

và dự toán chỉ phí cho công tác khảo sát xây dựng, thời gian thực hiện khảo sit xây

sit xây dưng được áp dụng, khối lượng các loại công tác khảo sit xây dựng (dự kiế

dựng.

2

Trang 31

b, Lập và ph duyệt phương ân kỹ thuật khảo sắt vậy đựng

Nhà thầu khảo sat lập phương án kỹ thuật khảo sắt xây dựng phù hợp với nhiệm vụ.

Khảo sắt xây đơng, các tiêu chuẫn về khảo sit xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu

tư phê duyệt Nội dung phương án kỳ thuật khảo sát xây dựng: Cơ sở lập phương án

kỹ thuật khảo sit xây dưng; Thành phần, khối lượng công tác khảo sắt xây dựng:

Phương pháp, thiết bị khảo sit và phòng thí nghiệm được sử dụng; Tiêu chuẩn khảo

sát xây đựng ấp dụng: Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà

thầu khảo sit xây dụng; Tiền độthực hiện: Biến pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết

bị, các công trình hạ Ling kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo

sit; biện pháp bio vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vục khảo sat và phục

hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án

kỹ thuật khảo sit xây đựng Chi đầu tư có thể thuê đơn vị tư vẫn có đủ điều kiện năng

lực dé thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt

Quimby chất lượng công tác khảo sắt xây dựng

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bổ tí đã người có kin nghiệm và chuyên môn phùhop để thực hiện khảo sit theo quy định của hợp đồng xây dng: cử người có đủ điềukiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sắt và tổ chức thực hiện biện pháp kiém soát

chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng Tùy theo quy mô và

loại hình khảo sát, chủ đầu tr có trich nhiệm tổ chức giám sắt khảo sát xây dựng theo

các nội dung sau:

+Kiế n tra năng lực thực tế của nhà hầu khảo sắt xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bịkhảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương ấnhao sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng

+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị tr khảo sát, khối

lượng khảo sit, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí

nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác,

‘dam bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

“Chủ đầu tr được quyển dinh chỉ công việc khảo sĩ khi phát hiện nhà thầu Không thực hiệnđúng phương án khảo sắt đã được phê duyệt hoặc các quydịnh của hợp đồng xây dựng

2B

Trang 32

dd Nghiệm thủ, phê duyệt kết quá khảo sát xây dựng

Chủ đầu tu kiểm tra khối lượng công việc khảo sắt xây dựng đã thục hiện, xem xét sựphù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của bio cáo khảo sit so với quy định củanhiệm vụ khảo sắt xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sit xây đựng được chủ dầu tưphê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo

nhà

cáo kết quả khảo sắt xây dựng bing văn bản tấu khảo sit nếu dat yêu cầu

Trường hợp báo cáo kết qua khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà

thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội

dụng chưa đạt yêu cầu ma nha thầu khảo si phải chính sửa hoặc phải thực hiện khảo

sát lại Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiếm tra báo.cit kết qui kháo sit xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu Chủ đầu tr

phê đuyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp

Nhà

thuận nghiệm thu báo cáo nay và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của

thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiệnViệc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư

không thay thể và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo at xây dựng do

nha thầu khảo sát thực hiện Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng lả thành phân của hé

sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.

Đổi với các công tình xây dựng nối chung, công trình dé ké ni riêng, thì chất lượng

trong giai đoạn khảo sát vô cùng quan trọng Đơn vị nhà thầu khảo sát xây dựng phải thực én đúng theo tiêu chuẩn khảo sắt hiện hành để có thé đảm bảo thành phần, khối

lượng và yêu cầu kỹ thuật, Do đặc tính của công trình ngoài chịu ảnh hướng lớn của áplực bản thin, các yếu tổ thỏi tế, khí hậu thì cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của

ấp lực nước tác động trục tiếp lên bỀ mặt và nền của công tinh, áp lực nước thắm

tương ứng với mực nước lớn nhất khi xảy ra lũ thiết kế trong điều kiện thiết bị lọc và tiêu nước ở hạ lưu làm việc bình thường, khâu khảo sát phải được thực hiện một cách

tức dự iF giám sắt chặt chẽ của các đơn vị có liên quan để tránh thiết kếquy mô, hay tránh gặp phải sự cổ khi thi sông gây tổn thất chỉ phí xây dựng2.2.2.2 Hoạt động quản lýchất lượng trang giai đoạn thiết kế

Trinh tự quan lý chat lượng thiết kế xây dựng công

Trang 33

Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

“Thắm định, thắm tra thiết kế xây dựng

Phể duyệt thiết kế xây dựng công trình

Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

Hình 2.1 Trình tự quản lý chat lượng thiết kế.

á Lập nhiện vụ thế kế xây đựng công trình

“Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế

xây dưng công tình, Nhiệm vụ thiết kể xây dựng công tình phải phù hợp với báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo để xuất chủ trương đầu tr xây dựng công tình,

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công tinh là căn cứ để lập dự án đầu tr xây dựng công

trình, lập thiết kế xây dựng công tình Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn chuyên

sin g6p ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết, Nhiệm vy thiết kế xây dựng

sông trình được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với diều kiện thực tẾ để đảm bảo hiệu

«qua dự ấn đầu tự xây đựng công trình

b Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dung

‘Nha thầu thiết ké chịu trách nhiệm về chat lượng thi t kế xây dựng công trình do mình thực hiện phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu

chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất

25

Trang 34

lượng công tình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại việc thẳm tra, thấm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tr người quyết định đầu

tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thé và không làm giảm tráchnhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trinh do mình thực

hiện Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thẫu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm

nhận thất kế những hạng mục công tình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu cia công

tình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu Nhà

thầu thiết kế shy chịu trách nt é trước tổng thầu vàén độ, chất lượng thể

trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.

Trong qué tinh thiết kế xây dung công trình quan trong quốc gia, công ình có quy

mô lớn, kỹ thuật phức tạp nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đỀ xuất với chủ đầu tr

thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả ning làm

việc của công tình nhằm hoàn thiện thi iu kỹ thuật và an toàn

trình, BS

trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kể: cử người có

công trình Nội dung quản lý chất lượn ủa nhà thầu thết kế xây dựng

đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm dé án thiết kế, chủ tr thiết kế; Chỉ sử dụng kết

qua khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ

thuật tiêu chuẫn được áp dụng cho công trình; Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ

chức của minh hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lục theo quy định để

ST

thiết kế để được thẩm định phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng: ip tha ýthực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hỗ sơ nh chủ đầu tư hỗ sor

kiến thẳm định và giải tình hoặc chỉnh sửa hỗ sơ thiết kế theo ý kiến thẳm định: Thực

hiện điều chỉnh thiết ké theo quy định

Tham định, shim tra, phê duyệt, nghiệm thu, hưu trữ thiết kế xây đựng công trìnhSản phim thiết kế trước khi đưa ra thí công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác

nhận Công tác thẩm định, thẩm tra, phê duyệt nghiệ thu, điều chính thiết kế và chỉ

dẫn kỹ thuật thành phẫn của hỗ sơ thiết kế xây đựng công trình được thực hiện theo

quy định Luật Xây dựng và Nghị định về quản lý dự án đầu te xây dựng công tình.

"uỷ theo tính chất quy mô và yêu cẫu của công tình xây dụng, chủ đầu tư thuê tư vẫn

có đủ điều kiện năng lực phù hop với lại cắp công tình đ thực hiện thm tra thiết kế

26

Trang 35

và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra Trường hợp thiết kế không bảo đảm yé

g tì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu moi chỉ phi, kể cả chỉ

phí thầm ta thết kế, Hỗ sơ thiết kế xây dựng công trình là thành ph của b

thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm

sầu theo hợp đồ

sơ hoàn

v8 các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thì công xây dựng

2.3 Hoạt động quản lý chat lượng trong giai đoạn thi công dựng

Quin lý chất lượng thi công xây dựng công inh bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng: giám sát thi công xây dựng công trình va

nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác gid của nhà thầu thiết kế

xây dựng công trình.

‘Chat lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm,

sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cầu kiện và thiết bị được

sir dung vào công tinh cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thư đưa hạng mục công tinh, công tình hoàn thành vào sử dụng Tình tự và trích nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau;

4, Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dung cho công

trình xây đựng

Nhà thấu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dung đã là hàng hóa trên thị trường phái có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm ra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu

(bên mua sản phim xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan ti sn phim xây dựng theo quy định của hợp đồng xây đựng, quy định của

pháp luật về chất lượng sản phẩm, hing hóa và quy định của pháp luật khác có liên

quan:

+ Kiểm tra el lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu c¿ của

hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

+ Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng

Trang 36

chit lượng theo cam kết bảo

hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.

Nhà thầu chế tgo, sản xuất vit liệu xây đụng, cầu kiện và tiết bị sit đụng cho công

trình xây dựng theo yé 1g của thiết kế phải có trách nhiệm:

+ Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiếm soát chất lượng trong quá

chế tạo và quy tình thí nghiệm, thir nghiệm theo yêu cầu của thiết kế.

+ Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao

thầu chấp thuận tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu tong việckiểm soát chất lượng trong quá tình chế tạo, san xuất, vận chuyển và lưu gi tại công

trình;

+ Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước kh bàn giao cho bên giao thầu,

+ Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp ding

+ Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chi, thông tin, tài liệu li

theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật lượng sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.

Bên giao thu có trách nhiệm như sau

+ Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỳ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu

kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản xui L chế tạo phi

hop với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công tình

kỹ thuật của vật i

+ Kiểm tra số lượng, ching loại các sản phẩm, cầu kiện.thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất: chế

tạo thực hiện trách nhiệm trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cầu

kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình.

+ Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy

thống nhất với nhà thầu

28

Trang 37

Nhà thầu cùng ứng sin phẩm xây dụng, vật liệu xây dụng đã là hing hóa rên thịtrường; Nhà thu chế tạo, sản xuất vt liệu xây dựng bị sĩ dụng chocông trình xây dựng theo yêu cẩu riêng của thi

lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, ct

nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trích nhiệm nêu rên của nhà thầu

b Quản lý chat lượng của nhà thầu thi công xây ưng công trình

Nhà thấu thí công công uinh xây đựng có tích nhiệm tgp nhận và quản lý mặt bằng

xây dựng, bảo quản mốc định vị và n giới công tình

Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản Iy chấtlượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thu, Hệ thẳng

quan lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, r ng

46 nêu rõ sơ đồ 16 chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác

cquản lý chất lượng công trình của nhà thầu

"Trình chủ đầu wr chấp thuận ác nội dung sau

+ oạch tổ chức thí nghiệm và kiém định chất lượng, quan tắc, do đạc các thông

số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỳ thuật

+ Biện pháp kiêm ta, kiểm soát chất lượng vật lig, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được

sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thé các biện.

pháp, bảo đảm an toàn cho người máy, thiét bị và công trình.

+ KẾ hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hang mục) công tinh xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hang mục công trình, công trình xây dựng,

+ Các nội dung cần thiết khác theo yêu cau của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng

BO trí nhân lực, thi bj thi công theo quy định của hợp dng xây đụng và quy định của pháp luật có liên quan Thực hiện trách nhiệm quản ý chất lượng trong việc mua sắm

ché tạo, sản xuất vật Hig, sin phẩm, cầu kiện, thiết bị được ir dụng cho công tìnhtheo quy định và quy định của hợp đồng xây dụng Thực hiện các công tác thí nghiệm

Trang 38

sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ

trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng Thi công

xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công

trình Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công Tự kiểm soát

chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây

dựng Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc lây dựng phải được lập theo quy

định và phù hợp với thời gian thực hiện thực té tại công trường

Kiểm soát cf lượng công việc xây dựng và lấp đặt thết bị: giám sát th ng xây

dựng công tình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trườnghop là nhà thầu chính hoặc tổng thầu Xử lý khắc phục các sai sót khiếm khuyết về

chất lượng tong quá tình thi công xây dụng (néu có) Thực hiện tắc đạc, quan trắc

công mình theo yêu cẫ thiết kể Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và

chạy thử liên động theo ké hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu Lập nhật ký thi công

xây dựng công trình theo quy định Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

‘Yeu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thụ giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng Báo cáo chú đầu tư về tiền độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định

của hợp đồng xây dưng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư Hoàn trả mặt bằng di

chuyển vật tư, mấy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường

sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây

dựng có thỏa thuận khác.

Giám sát thi công xây dưng công trình

Công tinh xây dụng phải được giám sất wong quá trình thi công xây dụng theo quy định Nội dung

26 của |5] về quản lý chất lượng và bảo tì công trình xây dựng:

ám sát th công xây dựng công nh được quy định chỉ it tại điều

30

Trang 39

+ Thông báo vé nhiệm vụ quyển hạn của các cá nhân tron hệ thống quản lý chất

lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công tinh, cho các nhà

thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện

+ Kiểm tra các điều lên khởi công công trình xây dựng theo quy định.

+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hd

sơ dự thấu và hợp đồng xây dụng, bao gồm; Nhân lực, hết bi thi công, phòng thí

nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công

xây dựng công trình,

++ Kiểm tra biện pháp thí công xây dựng của nhà hầu so vị

đã được phê duyệt

thiết kế biện pháp thi công.

+ Xem xi và chip thuận các nội dung do nhà thầu tinh và yêu cầu nhà thẫu thi công

chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp

ới thực t và quy định của hợp đồng Trường hop cần thế, chủ đầu tư thỏa thuận tronghop đồng xây dựng với các nhà thin về iệc giao nhà thầu giám sắt thi công xây dựnglập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên

+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào

công trình

++ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công tinh và các nhà thầu khác triển

khai công vige tại hiện trường theo yêu cầu vé tién độ thi công của công tinh.

+ Giám s việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật vé bảo vệ môi trường; giám sit các biện pháp,

dam bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình

+ Giám sat việc dim bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của

hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động.

+ ĐỀ nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh t

thiết kế

kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về

aI

Trang 40

+ Tạm dùng thi công đổi với nhà thẫu thi công xây đựng khi xét thấy chất lượng th

công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an

toàn; chủ tr, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinhtrong qué tình thi công xây dựng công tình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cổ theo

quy định

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

+ Tổ chức thí nghiệm đổi chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định.

+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành

tra và xác nhận khối

hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định;

lượng th công xây dựng hoàn thành

+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trinh xây đựng

+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây đựng

Chủ đầu tr được quyề tự thực hiện giám sát thí công xây đựng công tình hoặc thuê

tổ chức tư vin đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sét một, một số

hoặc toàn bộ các nội dung quy định.

Tổ chức thực hiện giám sắt quy định phái xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có

đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công

việc thực hiện giám sát Tay theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công nh, cơ cầunhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sắt trưởng và

các giảm sắt viên Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chi hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cắp công trình.

Đối với cúc công trinh dầu tư xây đựng bằng nguồn vốn ngân sich nhà nước và vốn

nhả nước ngoài ngân sách:

32

Ngày đăng: 14/05/2024, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Trình tự quản lý chat lượng thiết kế. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 2.1. Trình tự quản lý chat lượng thiết kế (Trang 33)
Hình 2.2. Hình thức chủ đầu tr trực qui lý dự án - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 2.2. Hình thức chủ đầu tr trực qui lý dự án (Trang 49)
Hình 2.3. Hình thức CBT thuê ổ chức tư vẫn quản lý điều hành dự án tới Chỉ di ne- Ban quân lý - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 2.3. Hình thức CBT thuê ổ chức tư vẫn quản lý điều hành dự án tới Chỉ di ne- Ban quân lý (Trang 50)
Hình 3.1 Sơ  đồ tổ chúc bộ máy của BQLDA từ 2016 đến nay Ban giảm đốc - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chúc bộ máy của BQLDA từ 2016 đến nay Ban giảm đốc (Trang 62)
Hình 3.4. Dự án Kẻ chống sat lở bir  ta sông Cầu thuộc thôn Nà i, x Dương Quang - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 3.4. Dự án Kẻ chống sat lở bir ta sông Cầu thuộc thôn Nà i, x Dương Quang (Trang 70)
Hình 3.5. Dự án Kẻ bờ Sông Cầu đoạn qua xã Huyền Tung, thành phổ Bắc Kạn 3.2.4, Khắc phục sạt lở đường GINT Quan Nua, xã Dương Quang - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 3.5. Dự án Kẻ bờ Sông Cầu đoạn qua xã Huyền Tung, thành phổ Bắc Kạn 3.2.4, Khắc phục sạt lở đường GINT Quan Nua, xã Dương Quang (Trang 72)
Hình 3.6. Công tình khắc phục sói lở tuyển đường GTNT Quan Nua, xã Dương Quang 3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè của Ban Quản lý dự án ĐT&amp;XD thành phố Bắc K: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Hình 3.6. Công tình khắc phục sói lở tuyển đường GTNT Quan Nua, xã Dương Quang 3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình kè của Ban Quản lý dự án ĐT&amp;XD thành phố Bắc K: (Trang 74)
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn cán bộ BQLDA giai đoạn từ năm 2011- 2015 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng các dự án xây dựng công trình kè tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn cán bộ BQLDA giai đoạn từ năm 2011- 2015 (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w