~ Tién độ thực hiện công trình gấp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.cũng như công tác Quốc phòng - An ninh QP-AN, Trong thời gian qua, công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm tư
Trang 10 DỤC VA ĐÀO TAO BO NONG NGHIEP VA PTNT
TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TRAN ANH TUẦN
NANG CAO CHAT LƯỢNG SAN PHAM TƯ VẤN
LUAN VAN THAC Si
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT.
TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TRAN ANH TUẦN
NÂNG CAO CHAT LƯỢNG SAN PHAM TU VAN THIET KE TẠI
PHAN VIEN MIEN NAM
VIEN THIET KE - BO QUOC PHONG
“Hi MINH, NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện trongqué trình làm luận văn, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo
bộ môn và các bạn đồng nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực Các số
gu và kết quả trong Luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được aicông bổ trong tắt cả các công trình nào trước đây.
Việc tham khảo các nguồn tai liệu (nêu có) đã được thực hiện trích dẫn vachí nguồn tai liệu tham khảo đúng quy định.
Tic giả luận văn
ran Anh Tuấn
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm on TS Lê Trung Phong đã nhiệttình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện dé tác giả có thé hoàn thành công.việc nghiên cứu khoa học của mình.
Lời cảm ơn tiếp theo xin được gửi tới Ban Giám đốc Phân Viện miễn nam’Viện thiết kế - Bộ Quốc Phòng, nơi tác giả đang công tác, đã hỗ trợ và tạo mọiđiều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm gia đình, cũng như bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và sát cánh bên tác giả trong suốt thời gian viết luận văn.
Do hạn chế vẻ thời gian, kiến thức Khoa học và kinh nghiệm thực tế
bản thân chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiế
mong nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi tận tỉnh của các thầy cô giáo và
đồng nghiệp dé luận văn được hoàn thiện hơn
“Tác giả luận văn
Trần Anh Tuấn
ii
Trang 5DANH MỤC BANG BIEU.
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT VA GIẢI THÍCH THUẬT Ne
MO ĐẦU
Š dàiTỉnh cấp thiết của
Mục tiêu nghiên cứu.
Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
¥ nghĩa khoa học và thực Gia của đề tà
Dự kiến kết quả đạt được.
CHUONG 1: TONG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUAN LY CHAT LUQNG
THIET KE CONG TRÌNH XÂY DỰNG
1,1 Chất lượng và quản lý chat lượng công trình xây dựng
1.1.1 Đặc điểm về công trình xây dựng.
1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng.
1.1.3 Những quan điểm về quản lý chất lượng công trình xây dựng,
1.1.4 Tìm hiểu các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng công trinh
xây dựng.
1.1.5 Các phương thúc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.1.6 Yêu cầu cơ bản của hoạt động quả lý chit lượng công tinh xây
dụng
1.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế công tình xây dựng
1.2.1 Yêu cầu đối với quản lý chất lượng thiết kể công trình xây dụng
1.2.2 Mô hình quản lý chất lượng thết kế công trình xây dựng,
1.2.3 Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn ISO 9001:2015,
10
Trang 61.3.2 Trong giai đoạn thiết kế công trình xây dựng
KET LUẬN CHƯƠNG 1
CHUONG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC DOI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝCHAT LƯỢNG THIET KE CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
2.1 Cơ sở pháp lý.
2.1.1 Các văn bản quy dinh v8 quan lý chất lượng công trình xây dựng
2.1.2 Quy định của pháp luật về quản lý chat lượng thiết kể,
2.2 Cơ sở Khoa học vé thực hiện thi k a quản lý thiết kế
2.2.1, Quy chuẩn, tiêu chuẳn phục vụ thiết kế
2.22 Dị kiện năng lực của chủ nhiệt n lập dự án; chủ nhiệm, chủ tr thi
2.2.3 Tổ chức, điều hành vả quan lý chất lượng thiết kế
2.2.4, Hệ thông quản lý chất lượng theo TCVN/SO 9001:2015
2.3 Phương pháp nhận định các yếu tổ ảnh hưởng công tác quản lý chất
lượng tư vấn thiết kế
2.3.1 Quy trình nghiên cứu
2.3.2 Giới thiệu phần mễm,
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
2.3.4, Ý kiến chuyên gia về các nhân tổ và để xuất mô bình nghiền cứu
2.3.5 Lập bang câu hoi, tiến hành khảo sắt thu thập dữ liệu
2.3.6, Thing kê mẫu nghiên cứu,
2.3.7 Thông kế mô tả kết quả khảo sắt
2.3.8 Kiểm định độ tin cậy eronbach's alpha và đánh giá thang đo.
2.3.9, Phân tích nhân tổ khám phá (EFA)
2.3.10 Phân tích tương quan.
2.3.11 Phân tích hồi quy da biển
KET LUẬN CHUONG 2.
CHUONG 3: THỰC TRẠNG VA MOT SỐ GIẢI PHAP NHAM NÂNG CAO CHATLƯỢNG SAN PHẨM TU VAN THIET KE TẠI PHAN VIEN MIENNAM/ VIEN THIẾT KE - BỘ QUOC PHÒNG
3.1 Tổng quan về Phân Viện miền Nam/ Viện Thiết ké - BOP
4
48 49
50
“ 5s 58
59 59
Trang 73.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 59 3.1.2 Phân tích mồ hình quản lý 63.2 Thực trang công tác thiết kế tại Phân Viện miễn Nam/ Viện Thiết kế
3.3.1 Thao luận kết quá phân tích SPSS, 703.3.2 Đánh gid mức độ quan trọng từng nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng.thiết kế 70
3.4, Để xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết ké tại Phân Viện miễn
Nam/ Viện TI BQP 7m
3.41 Giải pháp ndng cao nguồn nhân lực m3⁄42 Giải pháp trang bị năng lực máy móc thiết bị và công nghệ 13⁄43 Giải pháp nâng cao chit lượng khảo sắt 803.4.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý 813.45, Giả pháp tang cường năng lự ti chính _ 34.6 Giải pháp nâng cao chit lượng sản phẩm 8sKET LUẬN CHƯƠNG 3, 87KẾT LUẬN VA KIEN NGHỊ 88PHY LUC KEM THEO 90TÀI LIỆU THAM KHAO 90
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ANH
Hình 1 Chung cự Lots Riverside — Thượng Hải 1 Hình 2 Sơ đồ guy rình nghiên cứu 4
Hình 1 1 Quy trình đảm bảo chất lượng 13
Hình 1.2.M& hình dim bảo chất lượng BHình 1.3 Sp đường him thủy điện Ba Dang (Lâm Đẳng) — do ti liệu KSĐC sat 22Hình 1.4 Sp cấu máng Sông Dinh 3 (Bình Thuận ~ thế Kd tinh sai tới 509 giá tri thing đứng 26Hình 2 1 Quy trình nghiên cứu yéu tổ ảnh hướng, 37Hinh 2.2.M6 hình nghiên cứn để xuất 2Hình 2.3 Sơ đổ nghiên cửu chính thức 54Hình 3.1 Phân Viện miễn Nam ~ Viện Thiétké/ Bộ Quắc phòng, oo
vi
Trang 9DANH MỤC BANG BIEUBang 2 1 Phiếu khảo sát ý kiển chuyên gia
Bảng 2 2 Bang kế quả ý iễn chuyên gia vé các nhân tổ
Bảng 2.3 Phân hóa và mã hỏa các nhân tổ
Bảng 2 4 Đặc điền mẫu nghiên cit
Bảng 2 5 Bảng két quả thống kê mồ tả
Bang 2 6 Kết quả phân tích kiểm định Cronbach's Alpha nhóm các biển độc lập.
Bang 2 7 Phân tích kiếm định Cronbach's Alpha nhỏm các biến phụ thuộc
Bảng 2 8 Kết qua kiến định KMO and Bartlet?’ Test
Bang 2.9 Tổng plương sai trích.
Bảng 2.10 Ma tận xoay các nhân tổ
Bảng 2.11 Kế qui liển định KMO and Barlen’s Test
Bang 2 12 Tổng phương sai trích
Bang 2.13 Bang ma trộn xoay biển phụ thuộc
39
40 AL 47 48
49
50 31 sỊ 32
53
5 5Bảng 2 14 Kế quả kiểm định Pearson's mỗi tương quan giữa biển phụ thuộc và các
Bang 2 15 Phân tích hai quy các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế
Bảng 2.16 Kế quá kgm định F
Bảng 2 17 Kiến định hiện trọng da công nyễn
Bảng 2 18 Kết quả phân tích hồi quy da bin
Bang 3 1 Ngành nghệ kinh doanh
Bang 3 2 Nang lực nhân sự.
Băng 3.3 Thiế bị phục vụ thie
Bảng 3.4 Phin mẫn ứng dung
Bảng 3 5 Thết bị tắc dia, bản đã
Bảng 3.6 Thidr bị khảo sắt đu chắt, thi văn
Bang 3 7 Thiết bị phòng thí nghiệm, kiểm định
Bang 3 8 Dao tao ky năng quản lý cho lãnh dao
61
65 66 66 67
67
67 n 4 16 19
80
81
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ V
DHTL Đại học Thủy lợi
DCCD Viện Thiết Kế/Bộ Quốc Phong
DN Doanh nghiệp
KHKT Khoa học ky thuật
LVTAS Luận văn Thạc sĩ
QP-AN Quốc phòng - An ninh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TVXD Tư vấn xây dung
'VTK/BQP Viện Thiết Kế/Bộ Quốc Phòng
PVMN Phân Viện miền nam/ Viện Thiết Kế - Bộ Quốc phòng
QLCLXD Quản lý chất lượng xây dựng
QLCL Quản lý chất lượng
DADT Dự án đầu tư
TKKT Thi kế kỹ thuật
TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬ TNGỮ
Trang 11MỞ DAU
‘Tinh cấp thiết của Đề tài
Xây dựng luôn là ngành quan trong, là bộ phận không thể thiếu của nền.kinh tế quốc đân Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp loại các ngành tạo.nguồn thu hút chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế luôn có tênngành xây dựng Cùng sự phát triển toàn cầu hóa, ngành xây dựng ở Việt nam
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc day sự phát trién của các ngành kinh tế
khác, nên ngày càng được chú trọng đầu tư với mục tiêu hướng tới không chỉ là
số lượng mà cả chất lượng cũng được quan tâm nhiều hơn Chất lượng công
trình được quyết định chủ yếu trong giai đoạn thi công nhưng để phục vụ tốt cho
giai đoạn này thi vai trò của công tác thiết kế đồng vai trò vô cùng quan trọng;
đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả đầu tư Vì vậy, ngay từ những khâutiên của dy án, công tác khảo sát, thiết kế cần phải kiểm soát tốt; có như vậytrong quá trình thực hiện dự án sẽ hạn chế được rủi ro
Hình 1 Chung ew Lotus Riverside — Thượng HảiPhan Viện miễn Nanư Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng (Chi nhánh Công ty
TNHH MTV Tư vấn Thiết kế và tư Xây dựng - Bộ Quốc phòng) được
thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1993, hoạt động chính trong lĩnh vực khảo sắt,
tư vấn thiết kế, tư vấn sim sát, tự vấn quản lý dự án, ; chịu sự cạnh tranh gay
Trang 12đến sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp; ý thức được điều đó, Phân Viện
ác nhiệm vụ chính trị (Tham mưu cho Quân ủy Trung ương, thủ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công tác khảo sit, thiết kế doanh trai; nghiên cứu khoa học) vừa thực hiện công tác SXKD với những nét đặc thủ như:
- PVMN có 5 Trung tâm TVXD (hoạt động chính là tư vấn thiết kế), 1 Xí
nghiệp (hoạt động chính là khảo sát địa chất, địa hình, thí nghiệm) và 4 phòngban chức năng với quân số hơn 120 người
~ Hàng năm thực hiện hơn 250 hợp đồng TVXD với tính el
phức tạp của các hợp đồng không giống nhau
~ Sản phẩm tư vấn cung cấp cho các công trình xây dựng trải dai chủ yếu
trên khu vực phía Nam.
~ Tién độ thực hiện công trình gấp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.cũng như công tác Quốc phòng - An ninh (QP-AN),
Trong thời gian qua, công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm tư
vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng trong PVMN đã đạt được những kết quả
nhất định Bên cạnh đó, còn có những van dé bắt cập, hạn chế nên việc hoàn
thiện hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế là cần
thiết, nên tôi chọn đề tài “Nang cao chất lượng sản phẩm tw vấn thiết ké tạiPhân Viện miền nam/ Viện Thiết kế - BOP” cho luận văn tốt nghiệp khóa học của mình,
„ quy mô, độ
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác tư vấn thiết kế tai PVMN
Nghiên cứu cơ sở pháp lý và khoa học về quan lý chất lượng công trìnhthiết kế Phân tích những nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấnthiết kế Từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng nhất
Nghiên cứu và dé xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tưvấn thiết kể tai PVMN trong thời gian tới
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hồ sơ tư van thiết kế công trình xây.dựng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tư vấn th
PVMN
xây dựng của
Trang 13Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
à đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết và thực tiễn; do vậy, để tai nàyphương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và
ưu việt của các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
~ Thu thập phân tích va kế thừa
- Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp thống kê đánh giá sử dụng phần mém thống kê phân tích dữ liệu SPSS.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
~ Nghiên cứu số liệu từ các tài liệu thống kê, báo cáo các Dự án đầu tư, hồ
sơ, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình hiện thời của PVMN.
Trang 14Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn.
thiết kế tại Phân Viện miền Nam/VTK - BQP
NGHIÊN CỨU TÀI LIEU DIEU TRA THU THẬP
- Các văn bản pháp lý của Nhà ~ Thu thập số liệu từ PVMN:
nước về quản lý chất lượng thiết = Lập phiếu điều tra, phỏng vin
kế chuyên gia lim việc tạ
- Các tải liệu về quản lý xây + Các công ty tư vấn xây dựng.
dụng l + Cá chủ đầu tự
- Các nghiên cứu trước đây về tư + Cơ quan QL Nhà nước.
vấn xây dựng và năng cao năng +TVGS,TVQLDA, TC
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, của PVMN trong
quá trình thiết kế xây dựng.
|
DE XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHAT LƯỢNG SAN PHAM TƯ VAN THIET KE
- Các giải pháp chiến lược.
- Các giải pháp cụ thé
Hình 2 § đổ quy trình nghiên ci
Trang 15Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá tổng quan về công tác tư vấn thiết kế xây dựng trong PVMNnhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sin phẩm thiết kể, Đưa ra những,nhân tổ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm thiết kế, từ đó làm rõ sự cần thiết phảithiết kế quy trình, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế công,trình xây dựng trong điều kiện chính sách hiện nay và định hướng phát triển môhình hoạt động trong thời gian tới
Kết quả đạt được
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng dé chỉ ra được các tồn tại, khókhan, bat cập và nguyên nhân của sản phẩm tư van thiết kế các dự án đầu tư xây
đựng tại PVMN
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý và kỹ thuật
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng,
trong PVMN cho phù hợp, đảm bảo cơ sở khoa học và pháp lý.
Trang 16'CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CHAT LƯỢNG VA QUAN LÝ CHAT
LƯỢNG THIET KE CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.1 Đặc điểm về công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động e\ con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thé bao gồm phần dưới mặt đất, phẩn dưới mặt nướcphần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao
gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và
phát tiến nông thôn, công trình hạ ting kỳ thuật và công trình
khác.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp,thời gian sử dụng lâu dai, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoántrước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu Phong cách k
kiểu đáng một sản phẩm cần phải phủ hợp với văn hoá dân tộc, Trên thực tế,
đã có không ít các công trình xây dựng trở (hành biéu tượng của một quốc gia
như: Chùa một cột ở Hà nội, tháp Ephen ở Pari và do đó chất lượng của cá
công trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý Nó không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình và còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho người sử dụng,
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh
tế, chính trị, kế toán, nghệ thuật Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập,
một công trình được xây dựng theo một thiết ké, kỹ thuật riêng, có giá tr
dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng
đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và
phát huy tác dụng Những đặc điểm này có tác động lớn tới giá tị sảnxuất ngành xây đựng
Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao
và đưa vào sử dụng thường kéo đài Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp vé kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiềugiai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau,các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tốmôi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt đòi hỏi các nhà xây dựng phải giámsát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnhhưởng xấu của nó
Trang 17Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cáchriêng Các sản phẩm được cọ như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo gitrị dự tốn hay giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đĩ tính chấthàng hố của sản phẩm xây lắp khơng được thể hiện rõ bởi vì sản phẩm xây.lắp là hàng hố đặc biệt
1.1.2 Chất lượng cơng trình xây dựng
Khái niệm chất lượng xây dựng (CLXD) đã xuất hiện từ lâu Tuy nhiên,
hiểu như thế nào là CLXD lại là van dé khơng don giản CLXD là một phạm trà
rất rộng và phức tap, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh té - xã hội
Do tính phức tạp đĩ nên hiện nay cĩ rất nhiều quan niệm khác nhau về CLXD
Mỗi khái niệm đều cĩ những co sở khoa học và nhằm giải quyết những mục
|, nhiệm vụ nhất định trong thực tế.
Đứng trên g¢ - kinh
đoanh mà cĩ thé đưa ra những quan niệm về CLXD xuất phát từ sản xuất, tiêu
dùng, hay từ đơi hoi của thị trường,
Khai niệm CLXD cần phải hiểu đúng Chỉ cĩ thể tiến hành cĩ hiệu quả
cơng tác quản lý chất lượng xây dựng (QLCLXD) khi cĩ quan niệm đúng đắn và
chính xác về CLXD.
Hiện nay cĩ rất nhiền quan niệm khác nhau về chất lượng, mỗi quanđiểm điều cĩ những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau Theo tiêu chuẩnISO, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp
các đặc tính vốn cĩ.
Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu về an tồn, bền vững,
kỹ thuật va mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu
chuẩn xây đựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cĩ liên quan
va hợp đồng kinh tế,
Xết từ gĩc độ ban thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ xây.đựng, chất lượng cơng trình được đánh giá bởi đặc tính cơ bản sau: cơngnăng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy;tính thẳm mỹ, an tồn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và bảo đảm về tínhthời gian (thời gian phục vụ của cơng trình).
113,
Để đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách dingdin các yếu tố của chất lượng Quản lý chất lượng là một khía cạnh của
c độ khác nhau và t theo mục tiêu, nhiệm vy sản xu:
"Những quan diém về quân lý chit hượng cơng trình xây dựng
Trang 18“Theo tiêu chuẩn ISO 9001: quản lý chất lượng là một hoạt động cóchức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, tráchnhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng.kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn.khổ một hệ thống chất lượng.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, tuy nhiên về
cách khác, quản ly chất lượng chính là chất lượng của quản lý
- Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành
chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội) Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của
tất cả moi người, th viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách
nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Quan lý chất lượng công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua
công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa
người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để làm ra sản
phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.
1.1.4 Tim hiéu các chức năng cơ bản của quan lý chất lượng công trìnhxây đựng.
QLCLXD cũng như bắt kỳ một loại quản lý nào đều phải thực hiện một số
chức năng cơ bản như: Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hỏa pl
hợp Nhưng do mục tiêu và đối tượng quản lý của quản lý chất lượng có nhữngđặc thủ riêng nên các chức năng của quản lý chất lượng xây dựng cũng cónhững đặc điểm riêng
1.1.4.1 Chức năng hoạch định chất lượng
Hoạch định là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năngkhác của quan lý chất lượng
Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phươngtiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu CLXD Nhiệm vụ của.hoạch định chất lượng là:
~ Nghiên cứu thị trường dé xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.hàng hoá dịch vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật cơbản
soát và điều chỉnh Nồi
mọi thi
Trang 19~ Xác định mục tiêu chất lượng cần đạt được và chính sách chất lượng.
~ Chuyên giao kết qua hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp
1.1.4.2 Chức năng tổ chúc
Để
~ Tổ chúc hệ thống quản lý chất lượng hiện đang tồn tại nhiều hệ thốngquản lý chất lượng như TQM (Total Quanliy Management), ISO 9000(International Standards Organization), HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System), GMP (Good manufacturing practices), Q-Base (tập hợp
các kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tai New Zealand), giải
thưởng chất lượng Việt Nam
~ Tổ chức thực hiện bao gồm v
kỹ thuật, chính trị, tư tưởng, hành c
Nhiệm vụ này bao gồm:
+ Lam cho mọi người thực hiện kế hoạch
nội dung mình phải làm.
um tốt chức năng tổ chức cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
ién hành các biện pháp kinh tế, tổ chức,
1.1.4.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạtđộng tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạtđộng nhằm đảm bảo CLXD theo đúng yêu cầu đặt ra Những nhiệm vụ chủ yếucủa kiểm tra, kiếm soát chất lượng là:
'Tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm CLXD như yêu cầu
n.
~ Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các chủ thể
So sánh chất lượng thực tế với tiêu chí chất lượng để phát hiện những sai
lệch
~ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm.bao thực hiện đúng những yêu cau
Khi thực hiện kiếm tra, kiểm soát các kết qua thực hiện
giá một cách độc lập những van dé sau:
~ Sự tuân thủ pháp luật trong quản lý chất lượng
~ Hệ thng quản lý chất lượng
toạch cần đánh
Trang 201.1.4.4 Chức năng kích thích
Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua
áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng và áp dụng giải thưởng quốc gia vềđảm bảo và nâng cao CLXD.
1.1.4.5 Chức năng diéu chỉnh, điều hòa, phối hợp
Đó là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc.phục các tôn tại và đưa CLXD lên mức cao hơn
Hoạt động điều chỉnh, điều hòa, phối hợp đối với quản lý chất lượng được
chất
Khi tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần phải phân biệt rõ rằng giữa việcloại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân của hậu quả Cằn tim hiểu nguyên nhân Xây ra khuyết tật và có biện pháp khắc phục ngay từ đầu Nếu không đạt mục
tiêu chất lượng do kế hoạch QLCL đề ra, cần hoàn thiện ngay vi đây là yếu tổ cơ
bản bảo đảm chit lượng công trình.
1.1.5 Các phương thức quản lý chất lượng công trình xây dựng
“rong lịch sử ngành xây đựng, CLXD không ngừng tăng lên theo sự phát
n văn minh Ở mỗi giai đoạn đều có một phương thức QLCL tiêu biểu cho thời ky đó Tùy theo cách nhìn nhận, đánh giá và phân loại, các chuyên
gia chất lượng trên thé giới có nhiều cách đúc kết khác nhau, nhưng về cơ bản
tất cả đều nhất quán về hướng phát triển của quản lý chất lượng và có thé dic
kết thành một số phương thức tiêu biéu sau:
iểu rõ ở nhiệ và hoàn thị vụ cải ti lượng.
triển của các
1.1.5.1 Phương thức kiểm tra chất lượng (Inspection)
Một phương thức đảm bảo CLXD phù hợp với qui định là kiểm tra các sảnphẩm và chỉ tiết bộ phận, nhằm sing lọc và loại bỏ các chỉ tiết, bộ phận khôngđảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật Day chính là phương thức kiểm trachất lượng Theo ISO 9001 thì “Kiém tra CLXD là các hoạt động như thẩm tra,
thẩm định, thir nghiệm hoặc kiểm định một hay nhiều đặc tính chat lượng và so
sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự không phủ hợp về CLXD”
Như vậy, kiểm tra chỉ góp một phan trong QLCLXD, ngăn chặn được một
số khiếm khuyết về CLXD Điều đó có nghĩa là chất lượng không được tạo dựng.nên qua kiểm tra Ngoài ra, để đảm bảo CLXD phù hợp qui định bằng cách kiếmtra cần phải thỏa mãn những điều kiện sau;
~ Công việc kiểm tra cần được tiền hành đúng quy định.
~ Chi phí cho sự kiểm tra phải it hon chỉ phí tổn thất do khuyết tật và nhữngthiệt hại do ảnh hưởng của khuyết tật
~ Quá trình kiếm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng
10
Trang 21Những điều kiện trên không phải thực hiện dé ding ngay cả với công nghệhiện đại Vì lý do này, vào những năm 1920 người ta đã bat đầu chú trọng đếnviệc đảm bảo én định chất lượng trong suốt quá trình, hơn là đợi đến khâu cuốicùng mới tiến hành kiểm tra, kiểm định Từ đó khái niệm kiểm soát chất lượng(Quality Control - QC) đã ra đời
1.1.5.2 Phương thức kiểm soát chất lượng = ÓC (Quality Control)
Walter A Shewhart, một kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell Telephone taiPriceton, Newjersey (Mỹ) là người đầu tiên để xuất việc sử dụng các biểu đồ
kiểm soát vào việc kiểm soát chất lượng và được coi là mốc ra đời của hệ thing
kiểm soát chất lượng hiện đại Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ thuậtmang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, phải kiểm soát được mọi yết inh hưởng trực
lếp tới quá trình tạo ra chất lượng Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất
ra sản phẩm khuyết tật
Muốn QLCLXD cần phải kiểm soát được 5 điều kiện cơ bản sau đây:
~ Kiểm soát con người: Tat cả mọi người, từ lãnh đạo cắp cao nhất tới nhân.viên thường phải: Được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao; đủ kinhnghiệm dé sử dung các phương pháp, qui trình cũng như biết sử dụng các trang
thiết bị, phương tiện; hiển biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối vớiCLXD; có đầy đủ những tai liệu, hướng dẫn công việc cin thiết và có dùphương tiện để tiền hành công việc; có đủ mọi điều kiện cần thiết khác để công,
việc có thể đạt được chất lượng như mong muốn
~ Kiểm soát phương pháp và qué trình: Phương pháp và quá trình phải phù
hợp nghĩa là bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm được tạo ra sẽđạt được những yêu cầu dé ra
- Kiểm soát việc cung ứng các yéu tổ đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải được lựa chọn Nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào
và trong quá trình bảo quản.
~ Kiểm soát trang thiết bị dàng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết
bị này phải phù hợp với mục dich sử dụng Đảm bảo được yêu cầu như: Hoatđộng tốt: Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; an toàn đối với công nhân vận hành;
Không gây ô nhiễm môi trường, sạch sé
~ Kiểm soát thông tim: Mọi thông tin phải được người có thẩm quyền kiểm
tra và duyệt ban hành Thông tin phải cập nhật và được chuyển đến những chỗ
cần thiết dé sử dung
Cần lưu ý rằng kiểm soát chất lượng phải tiến hành song song với kiểm trachất lượng vì nó buộc sản phẩm làm ra phải được một mức chất lượng nhất định
Trang 22và ngăn ngừa bớt những sai sót có thể xảy ra Nói cách khác là kiếm soát chấtlượng phải gồm cả chiến lược kiểm tra chất lượng Giữa kiểm tra và kiểm soátchất lượng có điểm khác nhau cơ bản Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữachat lượng thực tế với những yêu cầu chat lượng đặt ra Kiểm soát là hoạt động.bao quát hơn, toàn diện hơn Nó bao gồm các hoạt động thẩm tra, giám sát trongsuốt quá trình thiết kế, thi công, để so sánh, đánh giá chất lượng, tìm nguyênnhân và biện pháp khắc phục,
1.1.5.3 Phương pháp đảm bảo chất lượng ~ QA (Quality Assurance)
‘Chat lượng phải hướng tới sự thỏa mãn khách hàng Nói chung khách hàngđến với nha cung cấp để thực hiện các hợp đồng mua bán, dựa trên hai yếu tố:giá cả (bao gồm cả giá mua, chỉ phí sử dụng, giá bán lại sau khi sử dụng ) và sự tín nhiệm đối với người cung cắp.
Lam d nào đi được sự tin nhiệm của khách hàng về mặt chất lượng,
thậm chí khi khách hàng chưa nhận được sản phẩm Trong một thời ky dai trong
ầu thé ky XX người mua hàng sau khi ký kết hợp đồng xong chỉ còn cách
phó mặc cho nhà sản xuất tự lo liệu, cho tới khi nhận hàng Họ không thể biết
được những gì diễn ra Một số khách hàng cũng đã có một số giải pháp như cử
giám định viên đến cơ sở sản xuất để kiểm tra một số khâu quan trong trong quá
trình thi công Nhưng điều đó vẫn không đủ, vì còn nhiều yếu tổ khác ảnh hưởng
tới CLXD.
Do yêu cầu của sản xuất và đặc biệt là do yêu cầu của khách hàng, mộtphương thức quản lý chất lượng mới "Đảm bảo chất lượng” ra đời để thay thể
cho kiểm soát Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống
và được khẳng định dé đem lại lòng tin về CLXD và thỏa man các yêu cầu đã
định đối với chất lượng
Để có thể đảm bảo chất lượng theo nghĩa trên, người cung cấp phải xây.dựng một hệ thông đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, dong thời làmthé nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó Dé chính là nội dung cơ bảncủa hoạt động đảm bảo chất lượng,
Quan điểm đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong những ngànhcông nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao, sau đó phát triển rộng sang ngành xâydung Cách thức quản lý chất lượng theo kiểu đảm bảo chất lượng được thựchiện dựa trên hai yêu tổ: Phải chứng minh được việc thực hiện kiểm soát chấtlượng và đưa ra được những bằng chứng về việc kiểm soát ấy
Trang 23‘Dm bảo chất lượng
=——t ,
“Chứng mình việc Kd Bằng chứng về vie Miểm,
sat chất lượng sit chất lượng
Hình 1 1 Quy trình đảm bảo chất lượng
Tùy theo mức độ phức tạp của cơ cấu
“hông in
Em miện
Hình 1, 2 Mô hình đảm bảo chất lượng
Để khang định CLXD, nhà cung ứng sẽ trình bảy những bằng chứng vềkiểm soát chất lượng có qui định trong hợp đồng (các biên bản nghiệm thu chấtlượng).
Trang 24Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện - TQC (Total QualityControl).
Kiểm soát chất lượng toàn điện là sự huy động nỗ lực của moi chủ thể thựchiện các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng Điều này sẽgiúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dich vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách.hàng
1.1.6 Yêu cầu cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình xây
đựng.
QLCLXD thể hiện các nội dung QLCL cá
quy hoạch xây dụng, lập dự án nh, khảo sắt xây dựng,
kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bản giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bio
ng trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
c hoạt động xây dựng gồm lập
hành, bảo trì
công trình.
Tuy nhiên trong gi
bản của hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế Theo
"Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,
hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ
giai đoạn khảo sát, thiết kế đến th công và khai thác công trình được thể hiện
như sau:
hạn của luận văn, tác giả chỉ nêu sâu về yêu cầu cơ,
1.1.6.1 Hoạt động quản lý chất lượng trong giải đoạn khảo sát
Trong giai đoạn này yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế, các tổ chức cá nhân giám sát khảo sát xây dựng phải có trách nhiệm như
sau:
i với chủ đầu tr: Cần lựa chọn nhà thầu khảo sat xây dựng đủ điều kiện
năng lực theo quy định; Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sắt xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bé sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng(néu có); Kiếm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhàthầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sit; Tự thực hiện hoặcthuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thựchiện giám sát công tác khảo sát xây dựng; Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sátxây dựng.
~ Đối với nhà thầu khảo sát xây dựng: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi
có yêu cầu của chủ đầu tu; lập phương án kỹ thuật khảo sát phủ hợp với nhiệm
vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; Bố
trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phủ hop để thực hiện khảo sát; cửngười có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm chủ nhiệm
14
Trang 25khảo sát xây dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát; Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với côngviệc khảo sit; Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình ha ting kỹthuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; Bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trưởng sau khi kết thúc khảo sát; Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dung đáp ứng yé
nhiệm vụ khảo sát xây dựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ
sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điề
nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo
xát
kiện tự
- Đối với nhà thầu thiết kế: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phủ hợp vớiyêu cầu của từng bước thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; Kiểm tra sự phùhop của số liệu khảo sát với yêu cầu của bước thiết kế, tham gia nghiệm thu báo
tu thực hiện khảo sát xây dựng bổ sung khi phát hiện kết quả khảo sát không đáp
iu khi thực hiện thiết kế hoặc phát hiện những yếu tổ khác thường ảnh
- Đối với của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát xây dựng: Cir người
có chuyên môn phủ hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát khảo sát xây dựng theo nội dung của Hợp đồng xây dựng: ĐỀ xuất bổ sung nhiệm vụkhảo sát xây dựng nếu trong quá trình giám sát khảo sit phát hiện các yếu tố
khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; Giúp chủ đầu tư
nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
1.1.6.2 Hoại động quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế
Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được CDT nghiệm thu và
xác nhận CBT phải chịu trách nhiệm về các ban vẽ thiết kế giao cho nhà thầu
thi công xây dựng Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước CDT về chất lượng thiết kế công trình xây dựng và phải bồi thường thiệt hại khi
sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phủ hợp gây ảnh hưởng dén chit lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại Trích nhiệm này cũng được quy định rõ tại ND 46/2015/NĐ-CP.
Trang 26©) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng:
d) Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;
4) Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thâm.định thiết kế, dự toán xây dựng;
e) Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;
2 Nhà thầu thiết kế xây dựng:
4) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực
hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng Bố trí đủ người có kinhnghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện tl cử người có đủ di
m ‘4 phủ hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình; Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hỗ sơ thiết kế b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dung, quy chuan kỹ thuật cho công trình: lập hỗ
sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quyđịnh của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;c) Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chat lượng thiết kế xây dựng công.trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thắm định và phê duyệt thiết kế của cánhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn vẻ
xây dựng không thay thé và không làm giăm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế
về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện
4) Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thaw này
phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ
yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ vẻ việc thực hiện hợp đồng với
bên giao thầu Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ chất lượng
thiết kế trước tông thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận
4), Trong quá tình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, ky thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đềxuất với chủ đầu tư thực hiện các thi nghiệm, thir nghiệm mô phỏng dé kiểm tra,tính toán khả nang làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo.yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
e) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;2) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây đựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;
Trang 27h) Bồi thường thiệt hại khi dé ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài
„ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phùhợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây.đựng.
1.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế công trình xây đựng
kế là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mô tả hình
đáng, kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây
đựng tương lai thích ứng với năng lực sản xuất sản phẩm hay dich vụ và công
dung đã định Các loại thiết kế xây dung:
+ Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả
bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (né
66) theo thông lệ quốc t
+ Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc
quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng Người quyết định đầu tư
quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
+ Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc
nhiều bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi côn,
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi côn;
©) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật va thiết kế bản vẽ
thi công:
đ) Thiết ké theo các bước khác (nếu có)
1.2.1 Yêu cầu đối với quản ly chất lượng thiết kế công trình xây dựng
1 Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu.
tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự
nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.
2 Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từngbước thiết kế
3 Tuân thủ tiêu chuẩn áp dung, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật
tr dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu ‘ong năng sử dụng, công nghệ 4p dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan,bao vệ môi trường, ứng phó với biển đôi khí hậu, phòng, chong cháy, nỗ vàkiện an toàn khác.
4, Có giải pháp thiết kế phù hợp và chỉ phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng
bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về
Trang 28tiện nghỉ, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyếttật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình, Khai thắc lợi thé và hạn chế tácđộng bit lợi của điều kiện tự nhiên; wu tiên sử dung vật liệu tại chỗ, vật liệu thânthiện với môi trường,
5 Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định;
ết dựng phải có đủ điều kiện năng lực phủ hợp vớiloại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện
1.2.1.1 Nhiệm vụ của thi
- Chủ
lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
công trình phải phù hợp với bao cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cap có thẩm quyền phê duyệt
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây
đựng công trình Chủ đầu tư có thé mời tổ chức tư van, chuyên gia góp ý hoặc
thấm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy can thiết
~ Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
+ Các căn cứ dé lập nhiệm vụ thiết ké
+ Mục tiêu xây dựng công trình;
+ Địa điểm xây dựng;
+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
+ Các yêu cầu về quy mô và tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng
và các yêu cầu khác đối với công trình.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình có thể được bổ sung, sửa đổi
cho phù hợp với điều kiện thực tế dé đảm bảo hiệu quả dự án đầu tr xây dựng công trình.
tây duong công trình
tư vẫn
tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ tÌ toặc thị
1.2.1.2 Yêu cầu quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với
hé sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hd
sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tong thầu xây dựng Nhà thầu thiết kế lịnh
cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê t6 chức, cá nhân khácthực hiện công việc kiểm tra chat lượng thiết kế Người kiểm tra thiết kế phải kytên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế
~ Hỗ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết
kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự(oán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình (nếu
cổ)
Trang 29- Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo cáctiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng Trong khung tên từng bản vẽ phái
có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết
chủ nhiệm thiết kể, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết
kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầuthiết kế là cá nhân hành nghề độc lập
- Các bản thuyết minh, bản vẽ th dự toán phải được đóng thành
hỗ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tracứu và bảo quản lâu dài
~ Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu nảy phải
đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ y
ng trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực biện hợp đồng nhận
1.2.2 Mô hình quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
1.2.2.1, Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chudn
Mô hình này có đặc điểm chính là kiểm soát bằng tiêu chuẩn hóa và văn.bản hóa Ví dụ điển hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9001 Biện pháp quản lý là xây dung các văn bản và yêu cầu mọi thành viên phải triệt để tuân thủ Như vậy có
hai hoạt động chính là xây dựng hệ chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm
soát hệ thống này cho phù hợp với các tiêu chuân.
Việc tiêu chuẩn hóa, văn bản hóa nhiệm vụ và quy trình thực hiện cá
nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi dé điều hành các hoạt động của tỏ chức vốn
khá phức tap với sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận Việc xác định rõ
tàng bằng văn bản trách nhiệm của từng cá nhân, từng công việc và cách thức
hành công việc sẽ giúp hoạt động chung của tổ chức đạt hiệu quả cao và
đảm bao sản phẩm có chất lượng tốt
Mặt khác, khi văn bản hóa các hoạt động sẽ phải rà soát, xem xét một cáchkhách quan và rõ ràng các vấn dé: phải làm gi, ở đâu, mối quan hệ giữa cácnhiệm vụ riêng lẻ với toàn bộ hệ thông, mục tiêu của mỗi hoạt động trên quanđiểm tổ chức là một cơ thé thống nhất Hệ thống quản lý trở nên hữu hình Mỗihoạt động đều được xác định rõ nhiệm vụ, quá trình thực hiện và kết quả phải đạt được Người quản lý sẽ có căn cứ để kiểm tra và đánh giá xem hệ thống được thực hiện có hiệu quả không,
Trang 30Mô hình này phù hợp với phong tục, tập quán của người phương Tây Đốivới người phương Đông đôi khi cảm thay việc văn bản hóa có vẽ quan liêu, giấy
tờ phức tạp và gò bó thụ động,
1.2.2.2 Mô hình quản lý lẫy con người làm trung tâm
Với quan niệm quản lý là hoạt động liên quan chủ yếu tới hoạt động củacon người nên để quản lý tốt cần lấy con người làm trung tâm Các thành viên
cần được trao quyền tự quản lý, tự kiểm soát chất lượng hoại động của mình, BE
không ngừng cải tiễn chất lượng của quy trình của sản phim cin khuyến khích
và tạo điều kiện cho mọi thành viên nghiên cứu đề xuất, thực hiện các cải tiến
mà bắt buộc mọi người tuyệt đối tuân thủ văn bản, tiêu chuẩn Mô hình này phù
1.2.3 Tìm hiéu về bộ tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng và đảm bảo.lượng Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong đó tiêu chuân ISO 9001-2015 đượccoi là tiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của Hệthống quán lý chất lượng của một tổ chức đẻ đảm bảo rằng sản phẩm của một tổchức luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chếđịnh, đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001-2015 cũng là cơ sở để đánh giá khả năngcủa một t6 chức trong hoạt động nhằm duy tì và không ngừng cải tiễn, ning caohiệu quả và năng lực hoạt động.
“Tiêu chuẩn ISO 9001-2015 là một phương pháp quản lý chất lượng mới.khi được áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiếm soát được hoạt động trong nội bộ tổ chức đó và thúc day
hoạt động đạt hiệu quả ở mức độ cao nhất
‘Tai Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được ban
hành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi TCVN ISO
9001-2015
1.2.4 Thực trạng công tác thiết kế ở Việt nam trong thời gian qua
“rong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các đồ án
thiết kế đã đạt được những thành quả tốt đẹp tiền một bước tiến dài trong quá
thấm mỹ, bền vững vị
thành quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết kế công trình xây dựng màsản phim là các đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số nhược điểm làm ảnhhưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tr xây dựng công trình
Trang 31Vige tiếp cận khoa học - công nghệ trong khâu thiết kế còn chậm
Do việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ mới trong khâu thiết kế còn hạn
é 8 ết kế chưa chú trong ứng dụng công nghệ mới trong các giảipháp thi công xây dựng công trình Việc lựa chọn biện pháp công nghệ mới
ngay từ bước thiết kế có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và quản lý chỉ
phí đầu tư xây dựng ở các giai đoạn sau Việc đưa ra các giải pháp công nghệ mới trong công tắc thiết kế còn giúp cho chủ đầu tư có nhiều cơ hội có được sản
phẩm thiết kế tốt nhất
Thiết kế chưa coi trọng hiệu quả kình tế của dự án
Các đồ án thiết kế chưa coi trọng hiệu quả đầu tư xây dựng bởi vì lợi ích
kinh tế của Chủ đầu tư không gắn liền với lợi nhuận của tổ chức tư vấn Vì thé,
khi giá thành công trình giảm thì giá trị thiết kế ng giảm theo Trongtrường hợp phải giảm giá thành công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, tư vấnthiết kế sẽ thay đổi chỉ phí trực tiếp Việc thay thé biện pháp công nghệ dé tếtkiệm chỉ phí còn chưa được quan tâm đúng mức Việc tăng chỉ phí xây lắp còngiúp tăng khoản thiết kế phí mà bộ phận tư vấn thiết kế được hưởng do đókhông tạo động lực thúc đầy bộ phận thiết kế tìm tồi ứng dụng công nghệ mới
trong khi biện pháp hiệu qua hơn có thé làm giảm giá trị thiết kế phí
Các đồ án thiết kế xây dựng công trình, nhất là các dự án sử dụng vốn ngânsách Nhà nước còn xảy ra nhiều thất thoát lăng phí Bộ phận tư vấn thiết kế tiếnhành việc thiết ké xây dựng mà không quan tâm đến việc phương án thiết kế đó
có mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho chủ đầu tr hay không
1
dựng.
1.3.1 Trong giai đoạn khảo sát thiết kế
Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, do vẽ, thăm dò, thu thập và tổng
hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm
dựng để phục vụ thiết kế Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát: địa hình, địachất công trình, thủy văn, hiện trạng công trình và các công việc khảo sát phục
‘vu cho hoạt động xây dựng Dé xây dựng công trình có chất lượng cao đồng thờithỏa mãn đi „ chỉ phí lao động thị C
công trình phải tiến hành trên cơ sở khảo sát kỹ thuật kỹ lưỡng, trên cơ sở ápdung các phương pháp tính toán hiện đại cũng như các phương pháp thi công tiên tiến.
Một số nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế công trình xây
kiện thi công nị
Trang 32ip đường hằm thủy điện Da Dâng (Lâm Đồng) ~ do tài liệu
KSĐC sai
xã hội, tinh hữu ich về mặt kinh tế, tính khả thi về mặt kỹ thuật của công trình
xây dựng Kết quả khảo sit xây dung phải nêu rõ phương thức để thỏa mãn
nhu cầu xã hội đối với công trình xây dựng, những điều kiện, khả năng xây
xây dựng công trình đóKhông thé nào có một bản thiết kế có chất lượng mà lại không dựa trên cơ sởnhững tải liệu chuẩn xác của khảo sát xây dựng Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà mục dich của công tác khảo sát xây dựng cũng khác nhau.
Đối với
mặt
¡ với xã hội
lai đoạn khảo sát để lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình: là
thu thập những tài liệu cần thiết dé sơ bộ đánh giá sự cần thiết phải đầu tư xây
dựng công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công
trình và ước toán tổng mức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về
mặt kinh té - xã hội củ
Đối với giai đoạn khảo sát và lập thiết kế cơ sở phục vụ cho việc lập dự
án đầu tư xây dựng công trình: là thu thập những tài liệu để xác định sự cảnthiết phải đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vịtrí cụ thể, quy mô công trình, lựa chọn phương án công trình tôi ưu, đề xcác giải pháp thiết kế hợp lý, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu
tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án
Trang 33Đối với giai đoạn khảo sát để lập thiết kế kỹ thuật: là thu thập những tàiliệu cần thiết về phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt(dự án đầu tư xây dựng công trình) để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán, dự toán công trình cũng như lập hồ sơ mời thầu hay chỉ định thầu.Đối với giai đoạn khảo sát để lập thiết kế bản về thi công: được thực hiện
để tiến hành phục vụ thi công cho các công trình theo phương án công trình
đã được duy ấu thầu xây dựng hoặc phục vụ cho
việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp
thiết kế một bước,
~ Yêu cầu của công tác khảo sát xây dựng:
Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỳ thuật khảo sát xây dựng phải đượclập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết
kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng
Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải dip ứng yêu cầu của
nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
khảo sit xây dựng được áp dung,
Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỳ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiếm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
'KẾt quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bio đảm tính trung
thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt
Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với
loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sit Đối với khảo sát địa chất công,
trình, ngoài các yêu cầu nêu trên còn phải xác định độ xâm thực, mực nước dao
động của mực nước ngằm theo mùa dé đề xuất các biện pháp phòng chống thíchhợp Đối với các công trình có quy mô lớn, công trình quan trọng phái có khảosat quan trắc đánh giá các tác động môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và khai thác, sử đụng.
- Những vấn dé xảy ra trong quá trình khảo sát làm ảnh hưởng đếnchat lượng công trình
1.3.1.2 Những sai sót xảy ra trong giai đoạn khảo sát làm ảnh hưởng đến
chất lượng thiết kế công trình
Nếu sai sót trong khâu khảo sát thường dẫn đến những tốn kém khiphải khảo sát lại (néu phát hiện trước thi ), thay đổi thiết kế (phát hiện khichuẩn bị thi công) Còn nếu không phát hiện được thi thiệt hai là không thể kểđược khi đã đưa công trình vào sử dụng.
Trang 34Điễn hình như một số công trình do công tác khảo sát địa hình không chính xác dẫn đến bản vẽ quy hoạch triển khai ra thực địa không đúng (sai tỷ 18) hoặcthiếu khối lượng khi san nền (sai cao độ, đo thiếu);
Công tác khảo sát một số nơi còn nhiều bat cập vẫn mang tính hình thức,
có nhiều kết quả khảo sát không phán ánh đúng thực tế, phương án khảo sắthầu như không có nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt; Quá trình khảo sát khôngđược nghiệm thu, có đơn vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trìnhlân cận để đưa ra kết quả khảo sát hoặc chỉ khảo sát một hai vị trísau đồ nội suy cho các vị trí còn lại Chính những điều này t quảkhảo sát không chính xác, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Phin lớn những hư hỏng nền móng công trình đều có nguy
không có đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác về điều kiện địa chất công trình và địa chat thủy văn Những vấn đề tổn tại chủ yếu ở đây thường là:Cung cấp số liệu về các tính chất cơ lí của đất không chính xác, người
thiết kế dựa vào đó để tính toán nền móng và lập phương án thi công không
thích hợp với điều kiện thực tế của đất nền, vì vậy rất dễ dẫn đến sai lầm về
mặt kỹ thuật và tổn thất về mặt kinh tế do phải thay đi phương án bởi không an
toàn, hoặc lang phí bởi quá an toàn không cần thiế
Một số dự án phải thay đổi giải pháp móng do kết quả khảo
không đúng với thực tế, dẫn đến phát sinh chỉ phí và gây thiệt hại,
Cling có thể báo cáo khảo sát dia cl Wy đủ nhưng các kết quả khảo
sát thí nghiệm lại khong được đánh giá đúng mức, hoặc có khi người kỹ sư
ế người thi công không hiểu rõ một cách đầy đủ tình hình đất nẻn
Thue tế đã có trường hợp thiểu sự phối hợp giữa người khảo sát địa chất và
người thì công Điều quan trọng là người kỹ sư thiết kế và người thì công phải
được biết tất cả kết quả thí nghiệm về đất nền và đặc biệt là tính chất và độ day khác nhau của lớp đất phía dưới; ngược lại, cũng phải thông báo cho ngườikhảo sát và thí nghiệm đất nền (thí nghiệm cơ học đất) biết rõ tính chấtcủa công trình sẽ xây dựng và các yêu cầu về nền móng.
Khoảng cách khảo sắt giữa các lỗ khoan quá lớn nên không thể phản ánh
chính xác tình hình thực tế của các lớp đất về thé nằm và vị trí của nó trong nền.đất Do vậy, mà các hang hốc nhỏ hoặc các thấu kính đắt yếu không được pháthiện rong mang lưới khoan không thích hợp nói trên Việc bỏ s6t các hang động(trong đá có cácdơ) hoặc các thấu kính đất yếu sẽ dẫn đến sự biến dạng lúnkhông đều, lún lớn hoặc dẫn đến nhằm lẫn trong việc dùng giải pháp móng không thích ứng như chọn chiều dài cọc không đúng, đặt vị trí khe lún khôngphải tại nơi có biến đôi ch khoan khảo
sát địa chất không đủ nên không thể xác định được chiều dày các lớp đất nim
tới
nhân do
it địa chất
24
Trang 35trong phạm vi ảnh hưởng của móng và nhất là không xác định được lớp đất chịulực mà công trình đặt vào lớp đó Điều này dễ dẫn đến sự lựa chọn giải phápmóng không đủ căn cứ hoặc độ tin cậy thấp ma hậu quả của nó sẽ rất khó lường,
vẻ mat kỹ thuật lẫn kinh tế
Chính và vậy công tác khảo sát xây dựng công trình được quản lý c
khối lượng khảo sát phải tinh toán đủ đáp ứng phục vụ cho các bước thiết kể
“Công tác giám sát khảo sit được ting cường dé quản lý đơn vị tư vấn thực hi
khảo sát phủ hợp với nhiệm vụ, phương án khảo sát được duyệt, đảm bảo yêu.
cầu về khối lượng, chất lượng,
1.3.2 Trong giai đoạn thiết kế công trình xây dựng
1.3.2.1 Các giai đoạn thiết kế
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiễu loại côngtrình với nhỉ trình khác nhau Tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thục hiện theo 1 bước, 2 bước, hoặc 3 bước.
"Thiết kế 1 bước: là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình
chỉ lập báo cáo kinh té - kỹ thuật xây đựng công trình Trong trường hợp nay,
thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thí công được gộp lại thành
một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công; bao gồm công trình cho mục dich
tôn giáo; Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có
tổng mức đầu tư dưới 15 ty đồng (không bao gồm tiền sử dụng dit), phù hợp vớicquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừtrường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án
‘tr xây dựng công trình.
Thiết kế 2 bước: bao gồm các bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi
công, được áp dụng đối với các công trình quy định lập dự án, trừ công trình
lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật Trong trường hợp này, thiết kế kỹ thuật và thiết kế
ban vẽ thi công gộp lại thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế 3 bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật vàbước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đổi với công trình quy định phải lập
dự án Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước
do người quyết định đầu tư quyết định
Trang 36Hình 1 4 Sap cầu máng Sông Dinh 3 (Bình Thuận) ~ thiết kế tinh sai tới.
50% gid trị thang đứng1.3.2.2 Nguyên nhân lam giảm chất lượng thiết kế xảy ra trong giai đoạnlập dự án
Giai đoạn lập dự án đầu tư chỉ là giai đoạn đầu của dự án nên tài liệu khảo.xắt còn sơ sài thông tin còn thiếu sói, chưa thực sự chú trọng khâu khảo sát dẫnđến giải pháp kỹ thuật công trình không chính xác gây khó khăn cho giai đoạn
sau phải phê duyệt hiệu chính lại, gây tốn kém, lăng phí Trong các dự án hạ
ting hoặc móng cọc, công tác khảo sát địa chất cực kỳ quan trọng, nó không
những tác động đến giá thành, hiệu quả của dự án mà còn tác động đến sự an
toàn của công trình Song kinh phí đành cho khảo sát là ít và nhất là trong giai
đoạn lập dự án nên rit hạn chế
Do yếu tổ chỉ phí và thời gian trong giai đoạn này hạn hẹp nên tổng mức đầu tr còn mang tính khái toán, khối lượng tạm tính Khi đưa ra quy mô dự án,
Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của chủ tư; mà không chủ
động tư vấn, đề xuất, din đến khi lập thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh
lại thiết kế cơ sở Nhiều dự án, trong giai đoạn sau qua khảo sắt tính toán lại xuất hiện phương án tối ưu hơn, dẫn đến phải điều chỉnh lại dự án, chậm tiền độ, phat sinh chỉ phi.
Một mặt khác, đơn vị tư vấn lại thường chưa chú trọng trong quá trình khảo
sát, tính toán, không tranh thủ sự góp ý của người sử dụng nên trong bản vẽ đã
không phản ánh được hết các yêu tổ liên quan Công tác khảo sát địa chất, thủy
văn không chính xác (Trong công tác này hau hết lại không được chủ đầu tư
26
Trang 37nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hỗ sơ) Các giải pháp thiết kếđưa ra ở một số dự án không phủ hợp, các công trình đang thi công dé dang phảithay đối giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế
bổ sung gây lãng phí
Vi vậy, để giảm tối đa những sai sót trên thì các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan liên quan, đơn vị tư vin phải tăng cường công tác thẩm tra, đồng góp ý kiến về sự hợp lý của phương án đầu tư, giải pháp 1 10 sở, tổngmức đầu tư, tính hợp lý về mặt kinh tế ~ ky thuật, đảm dự án thực hiện phải tiết
kiệm, hiệu quả và khả thi, Đây đều là các yếu t6 quan trọng đến hiệu quả chi phí
định mức, đơn giá phù hợp; đảm bảo tinh đúng din và dy đủ nội dung các mụcchỉ phí; số liệu tính toán đủ mức chỉ tiết để nâng cao tính chính xác; giá trị tổng
mức đầu tr phải hop lý để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án, đồng thời
phù hợp cho việc triển khai các bước tiếp theo Chi phi bồi thưởng trong giai đoạn lập dự án cũng phải được lập, kiểm soát dự toán chỉ tiết phủ hợp với yêucầu thực tế,
1.3.2.3 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết ké xảy ra trong giai đoạn
thiết kế kỹ thuật và thiết ké bản vẽ thi công.
= Tính toán thiết kế sai, không phủ hợp (sơ đồ tính toán thiết kế không phù
hợp, tính thiếu hoặc sót tai trong, tính toán tô hợp sai nội lực, không tính độ ôn
định theo QP, vi phạm quy định về cấu tạo
- Không tính hoặc tính không đúng độ lún công trình.
- Giải pháp nền móng sai;
móng khác nhau dẫn đến công trình bị lún lệch:
~ Mông đặt trên nên không đồng nhất,
~ Móng công trình xây dựng trên sườn dốc
Trong tính toán kết cầu, do khả năng ứng dụng mạnh mẽ của các phần mémphân tích kết cấu, về co ban, sơ đỗ tính toán kết cấu thường được người thiết kếlập gi 1h thực cả về hình dang, kích thước va vật liệu sử dụng chokết cấu Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào phần mềm kết cấu cũng có thé gây ranhững sai lâm đáng tiếc trong tinh toán th Bỏ qua kiểm tra điều kiện énđịnh của kết cấu Khi tính toán thiết kế, đối với những thiết kế thông thường, các
kỹ sử thiết kế thường tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất
‘Tuy nhiên, trong trạng thái giới hạn thứ nhất chỉ tinh toán kiểm tra đối với điềukiện dm bảo khả năng chịu lực, bỏ qua kiểm tra điều kiện én định của kết cầu.Đối với những công trình có quy mô nhỏ, kích thước cấu kiện kết cấu không lớnthì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định có thé bỏ qua Tuy nhiên,
- Độ lún của e:
tự công t
Trang 38đối với các công trình có quy mô không nhỏ, kích thước cấu kiện lớn thì việckiểm tra theo điều kiện ổn định là rất cần thiết Sai sót về tải trọngViệc tính toán tải trọng tác dụng lên kết cấu cũng thường gây ra những
trong đồ sai sót tập trung chủ yếu ở việc lựa chọn giá trị tai trọng, lấy
hệ số tổ hợp của tải trọng
Bồ trí cốt thép không hợp ly
lắc phục nhược điểm của
bê tông là chịu kéo kém Việc bé trí cốt thép không đúng sẽ dẫn đến bê tôngkhông chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt Giảm kí
BTCT Trong cấu kiện BTCT tại những vùng có lực cắt ma giảm bớt tiết diện,
sẽ làm giảm khả năng chịu lực cất của cầu kiện.
BE hạn chế những sai sót trên thi các bước thiết kế sau phải đảm bảo sựphù hợp so với TKCS hoặc bước thiết kế được duyệt trước đó Các giải phải thiết kế về kết cầu, khả năng chịu lực phải tính toán hợp lý, đúng yêu cầu và quy định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với mức độ an toàn vừa phải; xác định khốilượng thiết kế đúng đắn và đầy đủ Dự toán công trình, tổng dự toán dự án trong
giai đoạn này là nội dung quan trọng và thiết yêu để quản lý chỉ phí, nên phải
được lập, thâm tra, thẩm định cụ thể và chỉ tiết Ap dụng đúng đơn giá, địnhmức theo quy định, vận dụng chế độ chính sách phù hợp với hướng dẫn cấpthấm quyền, khối lượng đưa vào dự toán phủ hợp với khối lượng trong thiết kế
pháp thi công được lập Nội dung và danh mục chi phí tính toán đầy đủ
theo quy định và phù hợp với yêu cầu thực tế giá trị tổng dự toán dự án trong
han mức tổng mức đầu tư được duyệt
fh thước của cấu kiện
và bi
1.3.2.4 Nguyên nhân làm giảm chất lượng thiết kế trong việc áp dụng tiêuchuẩn, quy chuẩn xây dựng
~ Hệ thống Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ thiết kế, xây dựng
đã được rà soát, chính sữa bổ, sung cập nhật, hiện đại hóa để hòa nhập phù hợp.thông lệ quốc tế tuy nhiên lại nảy sinh mặt trái của vấn dé là do có nguồn gốcxuất xứ từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật của nước ngoài nên tontại một số điểm chưa phủ hợp với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, vật liệu,trang thiết bị và trình độ thi công, quản lý chất lượng ở Việt Nam
~ Hệ thống Tiêu chuẩn, quy chuẩn đòi hỏi cập nhật thường xuyên, liên tục;nhưng các cơ quan chuyên ngành chưa có đủ đội ngũ chuyên gia hing đầu vàđiều kiện dé hoàn toàn chủ động cập nhật, thay đổi tương ứng Nhiều tiêu chuẩnliên quan với nhau nhưng khi cập nhập lại không đồng bộ gây khó khăn cho việc
áp dụng
Trang 39- Việc nắm bắt, tiếp thu, làm chủ công nghệ, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình kỹ thuật trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giámsát chất lượng các công trình còn có lúc, có nơi chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.Dic biệt la các dự án áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật phức tạp, lẫn đầu tiên
ấp dụng vào Việt Nam; chưa có đủ kinh nghiệm nên có ảnh hưởng một phầnđến chất lượng công trình
- Vi thực hiện các quy định
tại phát sinh trong thực
KET LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tổng quan ở chương 1, chất lượng dự án đầu tư xây dựng
chịu sự ảnh hướng trực tiếp của sản phẩm thiết kế Qua đó cho thấy vai trò và vị
trí của sản phẩm thiết kế tác động đến chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư
'Chương 1 cũng đã nghiên cứu về thực trạng chat lượng của dự án xây dựng hiện
nay, thông qua chất lượng của sản phẩm thiết kế được hình thành từ hoạt động
tư vấn xây dựng Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm thiết kế; làm rõ những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế
của hồ sơ thiết kế tại PVMN; dé ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sin
phim tư vấn thiết kế ở chương 3
‘Tom lại, chương 1 đã đưa ra cải nhìn tổng quan về chất lượng dự án đầu tư
xây dựng và chất lượng sản phẩm thiết ké xây dựng công trình Như vậy nhiệm
‘vu nâng cao chất lượng sản phẩm thiết ké đặt ra như thé mào? Để rõ hơn van đẻ
này, ta tìm hiểu qua Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học đối với công tác quản
lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
Trang 40CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHAP LÝ VÀ KHOA HỌC DOI VỚI CÔNG TÁCQUAN LÝ CHAT LƯỢNG THIẾT KE CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG2.1 Cơ sở pháp lý.
3.1.1 Các văn bản quy định về quản lý: chất lượng công trình xây dựng.2.1.1.1 Luậi xây đựng
Hoạt động xây dựng hiện nay áp dụng theo Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18 thắng 6 năm 2014 của Quốc hội, đây là văn bản luật có
tính pháp lý cao nhất quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dụng.
“Trong công tác thii cy dựng để tao ra các sản phẩm thiết kế, luật quy.định rõ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ, quy định rõ tại chương IV, mục 2,gồm 11 điều từ điều 78 đến điều 88 Cụ thể Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
kế xây dựng công trình tại điều 86 nêu rõ:
1 Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cắp thông tin, tài liệu phục
‘vu cho công tác thiết kế xây dựng;
Ð) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xã
hợp đồng thị xây dựng;
©) Quyền tác giả đối với th
4d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hop
đồng thiết kế xây dựng;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng va quy
định của pháp luật liên quan;
"Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực
hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;
'b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hỗ
sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định.của hợp đồng thiết ké xây dựng và quy định của pháp luật liên quan;
©) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận.trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điễu 79 và Điều 80 của Luật này; chịutrách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có) Nhà thầu phụ khitham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết ké trước nhàthầu chính và trước pháp luật;
đ) Giám sat tác giả thiết kế xây dựng trong quá tình thi công xây dựng;
dựng và ngoà
30