1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bá Uân
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,99 MB

Nội dung

Chính vi vậy, việc quản lý chất lượng và hiệu qua các dự án đầu tư xây dựng có một ý nghĩa quan trong trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Ở nước ta hiện nay, cùng với

Trang 1

NGUYEN MINH TUẦN

MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA CONG TAC QUAN LY ĐẦU TƯ XÂY DUNG TAI BAN QUAN LÝ DỰ

AN CONG TRINH XAY DUNG NN&PTNT PHU THO

LUẬN VAN THAC SĨ KINH TE

Hà Nội - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRUONG ĐẠI HỌC THUY LỢI

NGUYEN MINH TUẦN

MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA CONG TAC QUAN LÝ DAU TƯ XÂY DUNG TẠI BAN QUAN LÝ DỰ

ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NN&PTNT PHÚ THỌ.

Chuyên ngành: Kinh tế TNTN và môi trường

Mã số :60 - 31-16

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HDKH: PGS.TS NGUYEN BA UAN

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông

tin, tài liệu trích din trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bé trong bắt kỳ công trình

nào trước đây.

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2012

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

"Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được

sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân, những ý kiến chuyênmôn quý báu của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại họcThủy lợi, và sự giúp đỡ tận tinh của Ban giám đốc và các phỏng ban chuyên

môn Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng NN&PTNT Phú Tho.

am ơn sự sự chỉ bảo của tha

“Tác giả xin chân thành giáo hướng, khoa học, sự giúp đỡ của các thay giáo, cô giáo, của cơ quan cung cắp số liệu

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên Luận văn

khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đồng

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mục tiêu tổng thể của một dự án

Hình 1.2: Sơ đồ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Tình 1.3: Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng

Hình 2.1: Bản dé hành chính tỉnh Phú Thọ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quản lý SX kinh doanh va quản lý dự án

Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trong tương lai

Trang 6

DANH CAC Ki HIEU VIET TAT

ADB: Ngân hàng phát triển Chau A

Trang 7

Lời cam đoan

Trang 8

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản là một trong những nhân tổ quan trọng quyết định sự

é én đầu tưtăng trưởng hay phát triển kinh hội của mỗi quốc gia Nguồn

xây dựng cơ bản thường chiếm ty lệ lớn trong tổng chỉ ngân sách hing năm.Sản phẩm trong lĩnh vực xây dung cơ bản có đặc thủ riêng không giống với

sản phẩm khác, nó được sản xuất đơn chiếc, trong các điều kiện khác nhau,

thời gian xây dựng đài, trai qua nhiều giai đoạn quản lý có tinh đặc thủ, đặcbiệt là có nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và xây dựng từkhâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng Chính

vi vậy, việc quản lý chất lượng và hiệu qua các dự án đầu tư xây dựng có một

ý nghĩa quan trong trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước,

Ở nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quan lý đầu tư xâydựng, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án

đã có những đôi mới, bước đầu phát huy tác dụng trong công quản lý các hoạtđộng xây dựng theo định hướng nén kinh tế thị trường có sự quan lý của nhanước Nhà nước đã ban hành các quy định, hướng din và kiểm tra về quản lý:

dự án đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm bảo quá trình đầu tư đúng thủ tục, quytrình, sử dụng hiệu quả vốn, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, dam

bảo đưa các công trình vào sử dụng đúng tiến độ Nhà nước cũng phân cấp

quản lý phù hợp với nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, giảm dẫn sự can

thiệp trực tiếp của nhà nước, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia quản

lý và hoạt động xây dựng công trình Những thay đổi này đã mang lại những.

cho hoạt động xây dựng những diện mao mới và thành tựu rất đáng kẻ,

'Tuy vậy, trên thực tiễn, công tác quản lý dự án đầu tư của các ban quản

lý dự án cũng còn nhiễu vấn để bắt cập, tồn đọng và thậm chí cả những tiêu

cực Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song nguyên nhân chính

là do công tác quản lý dự án của ở các ban quản lý dự án đầu tư xây dựngcòn nhiều yếu kém

Trang 9

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ l

‘DE góp phần tìm ra những giải pháp góp phần tăng cường hơn nữa

công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ngành Nông,nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi minh công tác, tác giả đã lựa chọn dé tải

“MO6t số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu te xây dựng tạiBan Quản Ij dự án Công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ" làm đềluận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu của đề ti

~ Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư

và quản lý dự án đầu tư xây dựng, vai trd của các bên tham gia trong quá trình

chuẩn bị, thực hiện đầu tư và sự can thiết phải nâng cao năng lực quản lý thực

hiện các dự án đầu tư xây dựng trong điều kiện nén kinh tế thị trường vả hội

nhập quốc tề

~ Trên cơ sở đánh giá những mặt hạn chế trong công tắc quản lý các dự

án, phân tích nguyên nhân và từ đó 48 xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệuqua công tác quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ ting

Phú Thọ.

nông nghiệp, nông thôn trên địa ban

3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư xây dựng, hệ thống các

văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và thực trạng

triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của cả nước nói chung, trên địa

bàn tinh Phú Thọ nói riêng trong thời gian qua ĐỀ tài tiếp cận phương pháp

duy vật biện chứng dé phân tích dé giải quyết các vấn dé liên quan đến quá

trình quản lý dự án đầu tư xây dựng Luận văn sử dụng kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu sau:

~ Phân tích và hệ thống hóa lý luận;

~ Điều tra thu thập và xử lý thông tin thứ cấp;

~ Phân tích định tính kết hợp với định lượng;

~ Tổng kết kinh nghiệm thực tế

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 2

Trang 10

Luận vin Thạc st Kinh Trường Đại học Thuỷ l

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

sa Đi tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của dé tải là các giải pháp quản lý dự áãinhmf'

nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở

ha ting nông nghiệp, nông thôn trên địa bản tinh Phú Thọ từ giai đoạn quy

hoạch đến giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đưa công trình vio

khai thác sử dụng,

b, Phạm vi nghiên cứu

Đề tai tập trung Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả

công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý

cdự án Công trình xây dựng NN & PTNT Phú Thọ.

ighia khoa học và thực tiễn của dé tài

a Ý nghĩa khoa học

"ĐỀ tải đã nghiên cứu đã hệ thống những vẫn đề lý luận về dự án đầu tư

xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở khoa học cho những,

phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý dự án đầu tư xây dung

b Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu , để xuất biện pháp của luận văn là tài liệu

tham khảo hữu ich đối với việc nâng cao h_ơn nữa chất lượng, hiệu quả công

tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung trên địa bản cả nước, và tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng NN & PTNT Phú Tho nói riêng

6 Kết quả dự kiến đạt được

Nghiên cứu dé xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệt

quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng ' Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, Luận vân gồm có 3 chương

Trang 11

Luận vin Thạc sĩ Kinh tt Trường Đại học Thuỷ l

chính là

Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

“Chương 2: Phân tích hiện trang công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại

Ban Quản lý dự án Công trình Xây dựng NN & PTNT Phú Thọ

“Chương 3: Một số biện pháp nhằm nang cao hiệu quả công tác quản lý dự án

đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Công trình Xây dựng NN

& PTNT Phú Thọ

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 4

Trang 12

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DỰ ÁN DAU TƯ VA QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1.1 KHÁI NIỆM VE ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN DAU TƯ

1.1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư

1 Đâu tr

Đầu tu là hoạt động kinh tế sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực,

tai lực, vốn) trong thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích kinh tế - tàichính - xã hội Nói theo cách khác, hoạt động đầu tư đầu tư là việc huy động.các nguồn lực ở hiện tại, thực hiện một dự án cụ the với kỳ vọng trong tương

lai sẽ thu hoạch được hiệu quả mong muốn Như vậy, hành vi của người đầu

‘ula sự hy sinh tiêu ding ở hiện tai, tập trung tiền bạc, vốn cho việc thực hiện

một hoạt động cụ thé dé hy vọng trong tương lai sẽ kiếm được nhiễu tiền bạc

hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn Thùy theo giác độ nghiên cứu

khác nhau, đầu tư có thẻ được phân ra như sau:

sa Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu te:

Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà họ bỏ

vốn, theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành 3 loại:

- Dau te trực tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sửdụng vốn cùng là một chủ thể,

~ Đầu te gián tiếp: là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn

không phải là một Loại đầu tư này còn được coi là đầu tư tải chính, đầu tr

chứng khoán, với phương thức này, người bỏ vốn không trực tiếp tham gia

quan lý kính doanh,

b, Theo tính chất đầu te thì dau tư được chia thành:

+ Đâu te mới: Đây hình thức đưa toàn bộ von đầu tư xây dựng một

công trình mới hoàn toàn.

Trang 13

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

- Đầu te mở rộng: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ

đang hoạt động dé nâng cao công suất của công trình cũ

- Đâu tư sửa chữa, cải tạo: là việc đầu tư nhằm khôi phục năng lực của

công trình đang hoạt động,

- Cho vay (tin dụng): đây là hình thức dưới dạng cho vay kiếm lời qua

lãi suất tiền cho vay, hình thức này phé biến nhất là hoạt động của các ngân

hang thương mại.

© Theo nội dung kinh tế:

- Dau tư vào ngườn nhân lực: Là việc đầu tư cho lực lượng lao động.nhằm mục đích tăng về lượng và chất Gồm các hình thức đào tạo dài hạn,

d Theo thời gian sử dung:

Theo thời gian sử dụng người ta phân ra: Đầu tư ngắn hạn (dưới 3

năm); đầu tư trung hạn (từ 3-5 năm); đầu tư dài hạn (> 5 năm)

e Theo lĩnh vực đầu te

Theo lĩnh vực đầu tư, hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư chonghiên cứu khoa học, đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho quản lý,

fi Theo chủ thể đầu te:

‘Theo tiêu thức này đầu tư được chia thành đầu tư Nhà nước và đầu tư

của các thành phan kinh tế khác Đầu tư Nha nước là đầu tư mà Nha nước là

người bỏ vốn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ

phat triển Đầu tư của các thành phan kinh tế khác là đầu tư mà chủ đầu tư

thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 6

Trang 14

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

2 Dự án và dự án đầu te

a Dự án:

Theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thi dự án được định nghĩa như sau:

- Dự án (Project) là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạtđộng có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đượctiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, baogồm cả các ràng buộc về thời gian, chỉ phí và nguồn lực

~ Dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan đến

nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã dé ra trong điều kiện rangbuộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách

b Dự án đầu te:

'Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư, nhưng những khái niệm

thường xuyên được sử dụng khi nghiên cứu về dự án đầu tư như sau:

- Dự án là tổng thé những chính sich, hoạt động về chỉ phí liên quanvới nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong mộtthời gian nhất định;

~ Dự án đầu tư là tập hợp những dé xuất về việc bỏ vốn dé tạo m

rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về

mo

số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dich vụ nao đó

trong một khoảng thời gian xác định;

- Dự án đầu tư là việc sử dụng hiệu quả đầu vào dé thu được đầu tư vì

mục dich cụ thé;

~ Dự án đầu tư là tổng thể các Biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lựctài nguyên hữu hạn vốn có để đem lại lợi ích thực cho xã hội cảng nhiều cảng

- Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với ie nguồn lực và

chi phi cần thiết, được bố tri theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và

Trang 15

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I địa điểm xác định dé tạo mới, mỡ rộng hoặc cải tạo những doi tượng nhất

định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định

Như vậy, về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một hỗ sơ tài liệu trình baymột cách chỉ tiết, có hệ thống các hoạt động và chỉ phí theo một kế hoạch.nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong

tương lại; VỀ mặt quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng

vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong mộtthời gian dai; Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng t

pl

điểm xác định dé tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhấtđịnh nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

ác hoạt động và chỉ

Ain thiết, được bé trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa

Một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Các mục tiêu của dự án, đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem

lại cho nhà dau tư và cho xã hội;

- Các hoạt động gồm các biện pháp vé tổ chức, kinh tế, kỹ thuật để

thực hiện mục tiêu của dự án;

“ic nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chỉ

phí về các nguồn lực đó;

~ Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án;

~ Các nguồn vốn đầu tư dé tạo nên vốn đầu tư của dự án;

- Các sản phẩm và dich vụ được tạo ra của dự án.

Như vây, một dự án đầu tư không phải dừng lại là một một ý định hay phác thảo, mà có tính cụ thé và mục tiêu xác định Dự án không phải là một

nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng hay lặp lại, mà phải tạo nên một thực tế

, một thực tế mà trước đó chưa từng tôn tại

Dự án đầu te xây dựngcông trình

Du án đầu tư xây dung công trình được hiểu là các dự án đầu tư có liênquan tới hoạt động xây dựng cơ bản như xây dựng nhà cửa, đường sá, cầucống, Tuy nhiên cũng cần nhắn mạnh rằng, không phải tat cả các dự án đầu

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 5

Trang 16

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ l

‘ar đều có liên quan tới hoạt động xây dung cơ ban Vi thể, đối với những dự

ấn đầu tư không liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản không gọi là dự án

đầu tư xây dựng

Xét theo quan điể n động, có thé hiểu dự án đầu tư xây dựng công trình

là một quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ ý tưởng đầu tư xây dựng công

trình thành hiện thực trong sự rằng buộc về kết quả (chất lượng), thời gian(tiến độ) và chỉ phí đã xác định trong hồ sơ dự án và được thực hiện trong.những điều kiện không chắc chắn (rủi ro)

Dự án đầu tur xây dựng công trình, xét về mặt hình thức là tập hợp các

hồ sơ và bản vẽ thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công công

trình xây dựng và các tả liệu liên quan khác xác định chất lượng công trình

cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự án và thời gian thực hiện dự án, hiệu

quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án,

‘Theo định nghĩa của Luật Xây dựng Việt Nam (2003) thi: "Dự án đầu

tư xây dựng công trình là tập hợp các dé xuất có liên quan đến việc bỏ vẫn dé

xây dựng mi , mở rộng hoặc cái tạo những công trình xây dựng nhằm mục

đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch

vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm

‘ing cần hiểu rõ thêm khái niệm.

phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở"

“Dy án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nha nước” là dự án có thành phần vốn

nhà nước tham gia chiếm từ 30% tổng mức dau tư của dự án trở lên và được

xác định tại quyết định phê duyệt dự án Trong đó, vốn nhà nước bao gồm

vốn ngân sách nhà nước, vốn tin dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng

đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà

nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

1.1.2 Các giai đoạn của dự án đầu tư

‘Theo cách thông thường, vòng đời của một dự án đầu tư được chia ralàm 3 giai đoạn khác nhau trong, đó là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và.vận hành các kết quả đầu tư Tuy nhiên, xét theo quá trình, thì từ khi hình

Trang 17

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l thành ÿ tưởng đến khi kết thúc dự án, thông thường phải trai qua các giai đoạn

sau:

1 Xác định dự án

Đây là giai đoạn đầu tiên, có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực cótiềm năng để đầu tư, trên cơ sở đó hình thành sơ bộ các ý đồ đầu tư

'Việc xác định và sing lọc các ý đồ dự án có ảnh hưởng quyết định tới

cquá trình chuẩn bị và thực hiện dự án Dự án có thể thất bại hoặc không dat

được kết quả mong muốn cho dù việc thực hiện và chuẩn bị dự án tối

nếu như ý dé ban đầu đã hàm chứa những sai Lim cơ bản

2 Phân tích và lập dự án

Phân tích và lập dự án 1a giai đoạn nghiên cứu chỉ tiết ý tưởng đầu tư đãđược dé xuất trên các phương diện: kỹ thuật, tổ chức - quản lý, thể chế xã hội,thương mại, tài chính, kinh tế Nội dung chủ yếu của giai đoạn nay là nghiên

cứu một cách toàn diện tính khả thi của dự án Trong giai đoạn này (có thé)

‘g5m hai bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, Các dự án lớn

và quan trọng thường phải thông qua hai bước nảy, còn các dự án nhỏ và

không quan trọng thì trong giai đoạn này chỉ cần thực hiện bước nghiên cứu

khả thi, Chuẩn bị tốt và phân tích ky lung sẽ làm giảm những khó khăn và

chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư

3 Thẩm định và phê duyệt dự án

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, giai đoạn này thường được

thực hiện với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và

các thành phần khác tham gia dự án, nhằm xác minh, thẩm tra lại toàn bộ kết

luận đã được đưa ra trong quá trình chuẩn bị và phân tích dự án, trên cơ sở đó

chấp nhận hay bác bỏ dự án Dự án sẽ được phê duyệt, thông qua và đưa vào.thực hiện, nếu nó được xác nhận là có hiệu quả va khả thi, Ngược lai, thì tùy

theo mức độ, dự án có thể được sửa đổi hay buộc phải làm lại

4 Triển khai thực hiện dự án

La giai đoạn bắt đầu triển khai von và các nguồn lực vào thực hiện đến.khi dự án chấm đứt hoạt động Thực hiện dự án là kết quả của một quá trình

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 10

Trang 18

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I chuân bị và phân tích kỹ lưỡng, song thực tế rất ít khi được tiễn hành đúng như hoạch định Nhiều dự án không đảm bảo được tiến độ thời gian và chỉ phí

dự kiến, thậm chí một số dự án phải thay đổi thiết kể ban đầu do giải pháp kỹthuật không thích hợp Nhiễu khó khăn và các biến động thường xảy ra trong,giai đoạn thực hiện dự án, nên đôi hỏi các nhà quản lý dự án phải hết sức lĩnh

hoạt, thường xuyên đánh giá và giám sát quá trình thực hiện để kịp thời th được các khó khăn và để ra các biện pháp giải quyết thích hợp, xem xét điều chỉnh lại các mục tiêu và phương tiện nếu cần.

5 Nghiệm thu tong kết và giải thé dự án

Giai đoạn đánh giá nghiệm thu tiễn hành sau khi thực hiện dự án nhằm

làm rõ những thành công và thất bại trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án, qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho quản lý các dự án

khác trong tương lai Kết thúc và giải thể dự án phải giải quyết việc phân chia

sử dụng kết quả của dự án, những phương tiện mà dự án còn để lại và bố trí

lại công việc cho các thành viên tham gia dự án.

1.1.3 Các yêu cầu của dự án đầu tư

Muốn dam bảo tính khả thi, một dự án đầu tư cần phải đáp ứng các yêucầu cơ bản sau:

Tinh Khoa học: tính khoa học của các dự án đầu tư đòi hỏi những người

soạn thảo dự án phải có một trình tự nghiên cứu ti mi, thận trọng, chính xác

từng nội dung dự của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính và công nghệ kỹ

thuật Cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong

quá trình soạn thảo dự án

Tính thực tiễn: muỗn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án

phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá

đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp

tới hoạt động đầu tư

Tink pháp lý: dur an cần cô cơ sở pháp lý vũng chắc, tức là phủ hợp với

chính sách và luật pháp của Nhà nước Điễu nảy đòi hỏi người soạn thảo dự.

Trang 19

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

ấn phải nghiên cứu kỹ chủ trương chính sách của Nhà nước và các văn bản

pháp quy liên quan tới hoạt động đầu tư

Tinh đồng nhất: dé đảm bảo tinh đồng nhất của dự án, các dự án phải

tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng vẻ hoạt động dau tư,

kể cả các quy định về thủ tục đầu tu, Đối với các dự án quốc tế thi chúng cồnphải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư

Dự án đầu tư được phân loại theo các tiêu chí sau:

1 Theo cơ cấu tải sản xuất

Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiéu rộng và dự án

lượng

ai đủ

đầu tu theo chiều sâu Trong đó đầu tư chiều rộng thường đỏi hỏi kh:

vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu

vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tap, độ mạo hiểm cao Còn đầu tư theo chiều

wu thường đôi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không

lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiéu rộng

2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội

Dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển

1g hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với

nhau Chẳng hạn các dự án dau tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạtầng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạthiệu qua cao; còn các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượtmình lại tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở

ha tang va các dự án đầu tư khác

3 Theo quy mô và tính chất

‘Theo quy mô và tính chất, dự án đầu tư được chia làm 3 nhóm: dự ánnhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C tuỳ theo tằm quan trọng và quy môcủa dự án Dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủtrương đầu tư Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, là dự án

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K l2

Trang 20

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I nhóm A Khi tong mức đầu tư trên 1000 tỷ đồng, là dự án nhóm B Khi tông

mức đầu tư từ S0 tỷ đến 1000 tỷ đồng và là dự án nhóm C khi tổng mức đầu

tư dưới 50 tỷ đồng

4 Theo cắp độ nghiên cứu

“Theo tiêu chí này thì dự án đầu tư được chia làm hai loại: Dự án tiền

khả thi và dự án khả thi

a, Dự án tiền khả thị

Nội dung của dự án còn sơ bộ chưa chỉ tiết, chưa dé cập tới tác độngcủa các yêu tố bắt định và chưa đi vào phân tích từng năm mà chỉ chon một

năm làm đại diện để nghiên cứu Do đó kết quả nghiên cứu mới chỉ được tính

sơ bộ, mức độ chính xác chưa cao Dự án tiễn khả thi chỉ được lập cho những

dự án có quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dai,

không thể đạt ngay tính khả thi mà phải qua nghỉ cứu sơ bộ, lập dự án sơ

bộ Vì nghiên cứu khả thi là công việc tốn kém về tiền bạc, thời gian Khi có

kết luận về nghiên cứu tiền khả thi có hiệu quả mới bất tay nghiên cứu khả

thí Đối với dự án có quy mô đầu tư nhỏ, giải pháp đầu tư không phức tap, có

triển vọng rõ rằng có thể bỏ qua bước lập dự án tiền khả thi và ngay dự án khả thí

b, Dự án khả tị

Dự án khả thi là dự án chỉ tiết, các giải pháp có căn cứ và mang tính

hợp lý, có thể thực hiện được và khả năng mang lại kết quả vững chắc Vì ở

giai đoạn nghiên cứu khả thi các vấn dé (nội dung) của dự án được xem xét ở

trạng thái động theo tình hình từng năm trong suốt cả đời dự án, Do đó mọi

yếu tố không én định đều được dé cập đến Vì vậy các kết quả nghiên cứu

một cách chỉ tiết và đạt độ chính xác cao

5 Theo nguôn var

Theo nguồn vốn, dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư cóvốn huy động trong nước, dự án đầu tư có vốn huy động tử nước ngoài (vốn.đầu tư trực tiếp và gián tiếp)

Trang 21

Luận văn Thạc si Kinh vế Trường Đại học Thuỷ I

Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn, vai

trò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành,

từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế cũng như có các giải pháp thích hợp.

đối với việc quản lý các dự án đối với từng nguồn vốn huy động

6 Theo vàng lãnh thé

Jn phân loại này cho thấy tình hình đầu tư liên quốc gia, dự án quốc

gia, của từng tỉnh, từng ving kinh tế và ảnh hướng của dầu tư đối với tỉnh hình phát trién kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

Ngoài ra trong để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu khác nhau,

người ta còn phân chia dự án dau tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô vả theo

nhiễu tiêu (hức khác.

1.1.5 Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dụng là các dự án thực hiện trong lĩnh vực xây dựng,như: xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thủy lợi, đường xá, cầu cống

xây dựng các trường học, tru sở làm việc, khu chung cư cao ting,

Dự án xây dựng him chứa bản chất lưỡng tính: một mặt dự án xây dung tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp

ý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công được

giải quyết đối với công trình xây dựng; mặt khác đây là môi trường hoạt động,

phù hợp với những mục dich đã đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình

hiện hữu sản xuất

Loại dự án xây dựng thường được xác định bởi quy mô, thời gian thực

hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tải nguyên, và quản lý dự án xâyđựng đỏi hỏi phải có một tổ chức năng động, các thành viên thông thạo côngviệc, biết phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả Khởi đầu một dự

án xây dựng có thể được tính từ điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện công trình.Tuy nhiên trước đó người ta có thé phải chờ đợi, cân nhắc các phương án vàlựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn tồn tại một cách trừu tượng cho

đến khi hiện điện một quá trình thực thi thực tế

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 14

Trang 22

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

Kết thúc dự án xây dựng được tinh vào thời điểm bàn giao công trình

đưa vào sử dụng và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế,Trong điều kiện thị trường, chủ đầu tư kỳ vọng không chỉ ở công ih dang

xây dựng mà điều chính yếu là kết quả từ công trình xây dựng mang lại nguồnthu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa công trình vào sản xuất kinh doanh

Bởi vậy, chủ đầu tư xem sự vận hành của công trình quan trọng tương quan

với những mục đích kinh doanh của mình Chính vi thé mã chủ dẫu tư hết sức

thận trọng xem xét các yếu t6 chỉ phi trong toàn bộ dự án Khoản chỉ phi trực

tiếp cho quá trình vận hành công trình có thể giảm đáng kể do việc tăng chỉ

phí ban đầu ở giai đoạn xây dựng của dự án

Một dự án xây dựng được xem là thành công khi: Tổng các chỉ phí

không vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư (trong bước lập dự án);

Thời gian thực hiện phải tương ứng với hạn định trong kế hoạch; Và chất

lượng đảm bảo thỏa man nhu cầu khách hàng và các bên tham gia.

12 QUẦN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG

1.2.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của quản lý dự án

Khái niệu về quân l dự án

“Thực tế có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý dự án,

có thể nêu ra một số khái niệm thường được nhiều học giả sử dụng như sau:

~ Quản lý dự án là nghệ thuật và khoa học phối hợp con người, thiết bi,

vật tư, tiễn bạc, cùng với tiễn độ để hoàn thành một dự án cụ thé đúng thời hạn trong vòng chỉ phí đã được duyệt,

~ Quan lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khác nhau tham gia

vào một dự án nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế được áp.đặt bởi chất lượng, thời gian và chỉ phí

~ Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực

và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án

hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt

được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trang 23

Lun vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép;

ầu tư và các chủ thể có

- Quản lý dự án đầu tư là sự tác động của chủ

liên quan khác đến quả tỉnh lập dự án đầu tư và thực hiện dự én đầu tơbằng ủy nhiệm hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị thực hiện thông

qua sử dung các công cụ và kỹ thuật quản lý và mô hình tổ chức không,

có tính tập trung cao, mềm dẻo, linh hoạt để dự án được thực hiện trongnhững ring buộc vé chi phí, thời gian và các nguồn lực

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Quản lý dự án là sự vận

dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý

có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dy án dưới sự ring buộc về nguồn

lực có hạn Dé thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ

chức, chi đạo, phối hợp, điều hành, giám sát, khống chế và đánh giá toàn bội

thúc dự án Quản lý dự án được thực hiện

trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án

~ Động viên nhân lực tham gia và kết phối hợp các hoạt động của họ;

~ Theo doi dự án, thông báo cho ban chỉ đạo dự án thông tin về tiến trình

thực hiện dự án và tất cả những gì có thể dẫn tới sự thay đồi mục tiêu

hoặc chương trình dự án.

Vay, quản lý dự án không thé chi đơn thuần lả thực hiện một khối công.việc đã được hoạch định sẵn, mà nhiều khi chính lại là việc hình thành lênkhối công việc đó Điều nảy có nghĩa là không thé quan niệm don giản quản

lý dự án chỉ là theo đõi thực hiện dự án.

Để thực hiện mục tiêu dé ra một cách hiệu quả, các nha quản lý dự án

phải biết và có khả năng vận dụng các lý luận khoa học, các công cụ khoa

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 16

Trang 24

Luận văn Thạc si Kinh vế Trường Đại học Thuỷ l

học, các phương pháp khoa học vào qua trình quản lý Quản lý dy án cũng

như các lĩnh vực quản lý khác luôn đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực

ứng xử và giải quyết các tảysinh từ các mối quan hệ con người, vì thé

thấy rằng quản lý dự án phải trở thành một nghệ thuật ứng xử

Quan lý dự án có những khác biệt so với quản lý sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, do dự án có những đặc điểm mang tính đặc thi so với sản

xuất kinh đoanh của doanh nghiệp như: Mục tiêu cần đạt được của dự án đã

được xác định trước trong sự rằng buộc về thời gian và chi phí nguồn lực để

ấy: thời điểm bắt đã

được xác định cụ thé; địa điểm thực hiện dự án đã được lựa chọn:.

và thời điểm kết thúc của dự án đã

thực hiện mục ti

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quản lý SX kinh doanh và quản lý dự án

Phục vụ sản xuất kinh doanh | Nhằm đáp ứng một nhu cầu

Mục tiêu _ | bình thường hằng ngảy của | hoặc một mục tiêu cụ thể và

doanh nghiệp thường có tính thời điểmTính chất | Có tính lặp đi lập lại Hoat động duy nhất

Xàichan, | TIME hiện bằng nguồn vốn | Hoại động bằng nguồn vốn

kinh doanh của doanh nghiệp | đầu tư

Hoạt động diễn ra theo chu | Hoạt động được kế hoạch

Thời gian | trình liên tục lặp lại của sản | hóa trong một khoảng thời

xuất gian có giới hạn

Chịu ảnh hưởng của cả các

yếu tố bên trong và bên

ngoài

Sản phẩm đầu ra biến thiên

Nhân tổ ảnh _ | Chịu ảnh hưởng chủ yếu của

hưởng — | các yếu tố bên trong

Sản phẩm đầu ra biến thiên | „

Sản phẩm | 587 Phẩm dau ra bien Lên | họ dự tính được chính

nhưng có thể dự tính được |

xác

Hiệu quả trong tương lai có

Hiệu quả thể được dự đoán trước với | Hiệu quả trong tương lai rất

một khoảng sai số có thể biết | khó dự báo chính xác được

Trang 25

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

2 Vai trò quan lý dự ám

Quản lý dự án có vai trò sau:

~ Bảo đảm sự liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án một cách trình tự và có hợp lý;

~ Tang cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rỡ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án, chính vi vậy tận dụng một cách có hiệu qua các nguồn lực;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa

nhóm quan lý dự án với khách hàng (chủ đầu tư) và các nhà cung cấp

đầu vào cho dự án;

~ Bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn,

vướng mắc nay sinh dé xử lý, điều chỉnh kip thời;

~ Bảo đảm thời gian hoàn thành của dy án đúng theo kế hoạch tiến độ;

- Bảo đảm tạo ra sản phẩm và dich vụ có chất lượng cao

3 Mục tiêu của quân lý dự án

Một dự án có thể được xem như một hệ thông gồm 3 yé

1 Kết quả cudi cùng can đạt được (chất lượng của dự án):

Mỗi một dự án thường đặt ra một hay nhiều mục tiêu cần đạt được{mục tiêu kỹ thuật công nghệ, mục tiêu kinh tế tài chính, mục tiêu kinh tế xãhội, quốc phòng, )

2 Nguôn lực:

Để có thể đạt được kết quả mong muốn, mỗi dự án đều dự trủ chỉ phí

nguồn lực huy động cho dự án (nhân lực, tài lực, vật lực, kinh phí, ) Trên

thực tế, do những biển cố rủi ro làm cho chi phí, nguồn lực thực tế thường cónguy cơ vượt quá dự kiến ban đầu Cũng có những trường hợp không đủnguồn lực huy động cho dự án như đã dự kiến làm cho dự án triển khai khongthuận lợi, phải điều chỉnh, thay đổi lại mục tiêu so với dự kiến ban đầu,

3 Thời gian:

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 18

Trang 26

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại hye Thuỷ I

‘DE thực hiện một dự án đòi hỏi phải có một thời gian nhất định và

thường bị ấn định khống chế do nhiều lý do (cạnh tranh thị trường, tranh thủ

thời cơ, giành cơ hội ) Ngay trong từng giai đoạn của chu trình dự án cũng

có thể bị những khống chế về thời gian thực hiện Thông thường, tiến trìnhthực hiện một dự án theo thời gian có thé chia ra 3 thời kỳ: Khởi đầu, triễkhai và kết thúc Thời kỳ khởi đầu va thời kỳ kết thúc dự án thường được tiến

hành với tốc độ chậm hơn so với thời kỳ triển khai Cũng có trường hợp có dự.

án thời kỳ khởi đầu rất dai so với thời kỳ triên khai, có dự án không triển khai

được hay có dự án bị bỏ dé không đi đến thời kỳ kết thúc,

Nếu một dự án được thực hiện mà đạt được kết quả cuối cùng như dự.(độ hoàn thiện yêu cu) trong một khoảng thời gian khống chế (thời hạn

ki

ấn định) với một nguồn lực đã xác định (kinh phi tới bạn) thi dy án được xem

là đã hoàn thành "mục tiêu tổng thể” Tuy nhiên, trên thực tế "mục tiêu tổngthể" thường rất khó, thậm chí không thể nảo đạt được, và do đó trong quản lý

cdự án người ta thường phải tìm cách kết hợp dung hỏa 3 phương diện chính

của một dự án bằng cách lựa chọn vả thực hiện phương án kinh tế nhất theo

từng trường hợp cụ thể (chẳng hạn, có thể đạt được đích kết quả yê

nhưng phải thay đổi thời hạn hoặc kinh phi hoặc cả hai; hay có thẻ thực hiện

dự án trong khoảng thời gian khống chế với lượng kinh phí tới hạn nhưng.

phải hạ thấp độ hoàn thiện yêu cầu

Tay thuộc vio môi trưởng dự án (các điều kiện trong đó dự án xuất

hiện) và các tham số về quản lý bên trong dự án (vai trỏ, cương vị, năng lực

của những người tham gia quản lý dự á ) ma việc lựa chọn và quyết định

phương án dung hòa sẽ khác nhau Có thé xem mục tiêu tổng thể của một dự

án cũng chính là mục tiêu tổng thể của quản lý dự án, bởi vì mục đích của

‘quan lý dự án chính là dẫn đắt dự án đến thành công

Ba yếu tổ cơ bản: Thời gian (T), chi phí (C) và kết quả (K) là những

mục tiêu cơ bản của quản lý dự án và giữa chúng có mí

với nhau, Sự kết hợp 3 yếu tổ này tạo thành mục tiêu tổng thể của quan lý dự

án Có thé mô tả mỗi quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của quản lý dự án

Trang 27

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

1 Bản chất của quản lý dự án xây dựng

Nhiệm vụ cơ bản của ngành xây dựng là cung cấp cho xã hội những cơ

sở hạ ting kỹ thuật như nhà ở, đường giao thông, trường học, bệnh viện, công

trình thủy lợi, Để tạo ra được những sản phẩm này đòi hỏi phải có những

nguồn lực như: von, dat đai, nhân lực, tài lực, nguyên vật liệu, máy móc trang

thiết bị phục vụ cho xây lấp Quản lý dự án trong xây dựng chính là quản lý

các hoạt động cung cắp các nguồn lực này và các quá trình phối kết hợp các

nguồn lực này để tạo ra sản phẩm xây dựng theo mục tiêu đã định.

Sự khác biệt giữa quản lý dự án xây dựng với quản lý các dự án thông thường đó là vấn để về phê duyệt bản vẽ thi công, vấn đề về nguyên vật liệu,

cung cấp trang thiết bị và nhu cầu vốn đầu tư lớn Đối với một dự án thong

thường, thì công tác quản lý dự án thì dự án chỉ tập trung ở khia cạnh về tai

chính là chủ yếu, tức là làm sao cho một đồng vốn bỏ ra sau một thời gian

nhất định đồng vén đó có sinh lời đúng mục tiêu và đóng quy định pháp luật

Con đối với một dự án xây dựng, công tác quản lý rất phức tạp, các công việctrong quản lý liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tổ khác nhau (các tiêu

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 20

Trang 28

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ l

chuân xây dựng của nhà nước) Các tiêu chuân mang tính bất định như tiêu

chuẩn về kết cấu móng; tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy; tiêu chuẩn vềkết cau bao che; tiêu chuẩn về cung cấp điện; tiêu chuẩn về ánh sáng công.trình, nhưng để đạt được tiêu chuẩn đó có nhiều cách khác nhau như có thể

lựa chọn chủng loại vật liệu khác nhau, biện pháp thi công khác nhau Do vậy,

công tác quản lý xây dựng ở đây phái làm sao đảm bảo cho công trình vẫn đạt

được các tiêu chuẩn quy định, chat lượng công trình đảm bảo yêu cầu mà chỉ

phí sử dụng thấp nhất

ế các bản vẽ thicông, chất lượng mỹ thuật công trình, các khâu này lại quyết định đến giáthành, tiến độ thi công của công trình Nếu bản vẽ sai sót như thiếu hoặc chưa

Dự án xây dựng còn có đặc thù riêng, đó là việc thiế

đúng, thi khi thi công sẽ gặp nhiều trở ngại Trong trường hợp nay, sẽ phải

đừng thi công để chờ xử lý thiết kế bd sung gây chậm tiến độ thi công của dự.

án và làm phát sinh khối lượng, tăng chi phi, dẫn tới tăng tổng mức đầu tư của

dy án so với giá trị được phê duyệt Đây chính là những yếu bắt định trong dự

ấn xây dung,

dựng với các dự án khác,

ng thời đó cũng là đặc thủ lớn, khác biệt nhất của dy ấn xây

Do vậy, công tác quản lý có hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng, quản lý tốt sẽ tránh được những lãng phí về nguồn lực và đem lại

hiệu quả to lớn về mặt xã hội Việc phải nghiên cứu để tim ra những biện

pháp nâng cao hiệu quả trong quán lý dự án xây dựng là một đồi hỏi thực sự

mang tính quan trọng và cấp thiết

Mục đích mong đợi của nhà quản lý dự án là làm sao với các nguồn lực

có hạn mà vẫn cho ra được sản phẩm xây dựng có chất lượng Công việc của

nhà quản lý là lập kế hoạch đề ph hợp các nguồn lực: thời gian, tiền von,

nhân lực, vật tư kỹ thuật dé tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng, đáp ứng, mực tiêu của dự án Sản phẩm cuối cùng của hoạt động xây dựng là thước đo

thành quả của công tác quản lý dự án Nếu sản phẩm tốt thì công tác quản lýđạt yêu cầu và ngược lại

Do đặc điểm của hoạt động xây dựng, nhiều khi có những biến đổi

không nhận thấy được nảy sinh trong quá trình thực thi dự án như các thủ tục

Trang 29

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ l pháp lý, khảo sát địa chất, giá cả thị trường Do đó, đề quá trình thực hiện

dự án đạt được kết quả tốt nhất, thì việc thực hiện, kiểm tra, giám sát luônphải bám sát vào kế hoạch đã được hoạch định Nếu trong quá trình thực hiện,phat hiện thấy có chỗ chưa đúng với kế hoạch, thì phải có phương án xử lý,điều chỉnh kịp thời Có như vậy những mục tiêu của dự án mới có thể đạt

được như mong muốn.

2 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dung

Quin lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế

hoạch đối với các giai đoạn của vòng đời dự án Mục đích của nó là từ góc độ

quan lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục

tiêu dự án như: mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất

lượng Vì thé, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan

trọng Nội dung của quản lý dự án gồm 9 lĩnh vực quản lý sau:

.a Quản lý phạm vi dự án

Tiến hành khống chế

dy án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Nó bao gồm việc phân chia phạm vi,

má trình quản lý đối với nội dung công việc của

quy hoạch phạm vi, di éu chỉnh phạm vi dự án,

b Quản lý thời gian dự ân

Quan lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằmđảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian dé ra Nó bao gồmcác công việc như xác định hoạt động cụ thé, sắp xếp trình tự hoạt động, bố tríthời gian, khống chế thời gian và tién độ dự án

€ Quản lý chỉ phí dye án

Quản lý chỉ phí dự án là quá trình quản lý chỉ phí, giá thành dự án

nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chỉ phí không vượt quá mức trù bị ban

đầu Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thảnh và khống chế chi

phí

dd Quản lý chất lượng die án

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 2

Trang 30

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

‘Quan lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thông việc thực

hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà kháchhàng đặt ra Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng vàđảm bảo chất lượng,

e Quản ly nguén nhân lực của dự án

Quan lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống

nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời

trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất Nó bao gồm các việc

như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án

s6 Quản lý việc trao đổi thông tin dự án

(Quan lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ

thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý cáctin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin,

báo cáo tiến độ dự án

Ä Quản lý núi ro của dự án

Khi thực hiện dự án có thể sẽ gặp phải những nhân tổ rủi ro mà chúng,

ta không lường trước được Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tinh hệ

thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm.thiểu tối đa những nhân tố bắt lợi không xác định cho dự án Nó bao gồm việc

nhận dạng, phân loại rủ ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và

khống chế rủi ro

4, Quản lý việc mua bán của dự én

Quan lý việc mua bán của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ

thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu, máy móc trang thiết bị thu mua

được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu

mua, lựa chọn việc thu mua và trưng tha các nguồn vật liệu

k Quản lý việc giao nhận dự án

Trang 31

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

Một số dự án sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết

thúc cùng với sự chuyển giao kết quả Dự án mới bước vào giai đoạn đầu vậnhành sản xuất nên khách hang (người tiếp nhận hay còn gọi người ủy quyền

dự án) có thể thiếu nhân lực quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững đượctính năng, kỹ thuật của dự án, vi thé cần có sự hỗ trợ của đơn vị thi công dự

án, giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn để này, từ đó mà xuất hiệnkhâu quản lý việc giao - nhân dự án Quản lý việc giao - nhận dự án cần có sự

tham gia của đơn vị thi công dự án va đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự

phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giao và nhận, như vậy mới trắnh được tinh

trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp

Quản lý

dự án

Quan lý Quản lý Quan lý: Quản lý

phạm vi chất lượng thời gian chỉ phí

Quản lý Quản lý Quản lý Quản lý Quản lý rủi rõ nhân lực thông tin thu mua giao nhận.

Hình 1.2: Sơ đồ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

3 Nhiệm vụ của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nhiệm vụ cơ ban trong quản lý dự án xây dựng chính là day nhanh tốc.

độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản nhằm tăng cường sự phát triểnkinh tế tổng thể và giải quyết các nhiệm vụ xã hội Thông thường, tham giavào lĩnh vực xây dựng là các đơn vị tư vấn thực hiện các công khảo sát, thiết

k

trong khuôn khổ vốn đầu tư và thời gian đã được xác định trước Hoạt động

và các nha thầu thi công xây dựng hoản thành các sản phẩm xây dựng

thi công xây dựng luôn chiếm một phan thời gian tương đối lớn trong chu kỳ

đầu tư và được gọi là sản xuất xây dựng Nhiệm vụ của sản xuất xây dựng,

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K m

Trang 32

Luận văn Thục sĩ Kink tế Trường Đại học Thuỷ ly chỉnh hoàn thành mọi công tác xây dung dim bảo chất lượng và đưa công

trình vào vận hành Sản xuất xây dựng chính là hệ thống phức tạp bao gồmcác hệ thống tô chức và sản xuất, cũng như các hệ thông thông tin quản lý Hệthống sản xuất bao gồm các tổ chức xây dựng sản xuất ra các sản phẩm xâydựng dưới dạng các ngôi nhà, các công trình và các tổ hợp khác sử dụng

cấu kiện xây dựng và các công nghệ - kỹ thuật, công nghệ nguyên vật

quan lý cũng như các công trình, thiết bị phụ trợ khác

Tuy thuộc vào mức độ chuyên ngành và quy mô.

xây dựng, quá trình xây dựng có thể được chia thành các công đoạn khác

shire của các đơn vị

nhau mang tính chuyên môn hoá Do vậy, hệ thông sản xuất xây dựng là một

tổ hợp các đơn vị chuyên ngành khác nhau, bao gồm các công ty là nhà thầu

chính, nha thầu phụ, các tổ chức cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

và phương pháp quản lý Kết quả của các hoạt động sản xuất phối hợp nay

chính là thành phẩm xây dựng - các công trình thủy lợi, các tòa nha, các công, trình đường giao thông, các nhà máy, Tắt cả các phần tử được xác định bởi

các mỗi tương quan và luôn tương tác lẫn nhau, có đặc trưng điều phối, thoả

thuậ hợp tác,

Những mối quan hệ điều hành phản ánh các kế hoạch quản lý hành

chính, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hoá và tiễn độ cung cấp tải chính những

mối quan hệ cam kết được thiết lập sau khi ký kết các hợp đồng tư vấn thiết

xây dựng và cung cắp các tải nguyên Những mỗi quan hệ hợp tác nay ra

khi thực hiện phối hợp các công tic trên công trường, trong phạm vi tỗ chức,

công nghệ và môi trường cũng như xã hội

«a, Nhiệm vụ trong phạm vi tổ chức.

Nhiệm vụ của quản lý dự án là phải tạo ra điều kiện thuận lợi cho các

nhà thầu thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng của mình Cho dù sử dung

công nghệ này hay công nghệ khác, thì công tác tổ chức vẫn được vận dụng

sức đa dạng sự tập chung các nguồn lực, cũng như sự phối hợp đồng

bộ các hoạt động giữa các đơn vị xây lắp trên công trường Van dé chỉ phối

mạnh mẽ tới hiệu quả của công tác tổ chức trong quá trình sản xuất xây dựng

Trang 33

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

là các hình thức tô chức như: điều phối nhân lực, máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải và đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu xây dựng theo đúng tiến độ

b, Nhiệm vu trong phạm vi kinh tế:

thực hiện thống nhất các quá trình kinh tế trong sản xuất và

trong các mỗi quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia vio dự án Trong lĩnh

vực kinh tế xây dựng vấn đề có ý nghĩa quan trọng chính là sự phân loại chỉ

phi, thu nhập hay sức hấp dẫn vật chất đối với người lao động, Trong phạm

vi này cần vận dụng các nguyên tắc kinh tế tác động tương hỗ giữa các phần

từ tham gia vào quá trình xây dựng và thúc diy họ hướng tới mục tiêu nâng,

cao hiệu quả sản xuất

a các nhiệm vụ nêu trên luôn tổn tại những mỗi liên hệ trao đổi và phụ thuộc, chúng phản ánh bản chất và nội dung của các hoạt động xây dựng.

và ảnh hưởng tới việc xây dựng cấu trúc liên hệ giữa các thành phẩn của tổchức Đầu mối liên hệ trong công tác tổ chức ở các phạm vi khác nhau chính

là quản lý xây dựng.

Hệ thống thông tin quản lý xây đựng có nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập,

xử lý, phân phối, lưu trừ và bảo mật thông tin, đáp ứng được các yêu cầu:

nhanh chóng, chính xác, kịp thời và có độ tin cậy cao, đảm bảo thông tin

xuyên suốt phục vụ cho quá trình ra quyết định

1.2.3 Các giai đoạn trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các giai đoạn của dự án xây dựng - tir thời điểm bắt đầu quyết định

thực hiện một dự án cho tới khi dự án thành hiện thực một công trình hoặc một con đường, có thé phân ra gồm S giai đoạn chính biểu thi trong Hình 13.

6 Việt Nam, theo quy định hiện hành, trình tự đầu tư xây dựng thành

3 giai đoạn chính:

đoạn chuẩn bị đầu tư đoạn thực hi đầu tự.

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng,

Tuy vậy trong mỗi giai đoạn có thể lại có những công việc phân biệt

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 2

Trang 34

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

Kết thúc dự ánxây dựng.

“Thực hiện đầu tư

Hình 1.3 Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tu: là giai đoạn chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư,lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định.đầu tư thấm định, phê duyệt Riêng đối với các công trình nhà ở riêng lẻ củadân, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư hay báo cáo kinh tế kỹ thuật, tất

cả các dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại chủ đầu tư phải căn cứ vào

quy mô, tính chất của các công trình đó đề lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo

kinh tế kỳ thuậ Theo Điều 13, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày10/02/2009, những công trình không phải lập Dự án đầu tư chỉ cần lập Báocáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là những công trình xây dựng cho

mục đích tôn giáo, công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cắp có tổng mức

đầu tư đưới 15 tỷ đồng Về bản chất, lập dự án đầu tư xây dựng công trình haylập báo cáo kinh tế kỹ thuật đều nhằm mục đích: chứng minh cho người quyếtđịnh đầu tư thay được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu, hiệu quả của dự án.đầu tư; làm cơ sở cho người bỏ von (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và

kha nang hoàn trả vốn Đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nha

nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động

của dự án tới môi trường, kinh tế hội địa phương, mức độ an toàn đối với

các công trình lân cận.

Do vị trí, vai trd đặc biệt của các dự án quan trọng Quốc gi

"Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009, trước khi lập Dự án

cđựng công trình chủ đầu tư phải lập Ba

tư xây đầu tư xây dựng công trình, trình

Trang 35

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

“Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư Báo cáo dau tư xây đựng

công trình thể hiện sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện

thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án Đồng thời báo cáo đầu tư còn đưa

ra dự kiến về quy mô đầu tư (công suất, diện tích xây dựng); các hạng mục

công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu

sử dung đất, Bên cạnh đó là các phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông

bi, nguyên vật li phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, các ảnh hưởng của dự án đối với môi

số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vat tư thiế và đưa ra

trường, sinh thái: an ninh, quốc phòng, phương án phỏng, chống cháy nổ Vềnguồn vốn đầu tu, Báo cáo đầu tư phái xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời

‘han thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế

- xã hội của dự án.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình: Sau khi có quyết định

phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án chuyền sang giai đoạn thực

hiện đầu tư Trong giai đoạn nảy, chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê

duyệt thiết kế kỹ thuật, thí

đánh giá hồ sơ mời t

KẾ bản vẽ thi công, dự toán công trình Lập và

„ lựa chọn nhà thầu, đảm phán ký kết hợp đồng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bi, quản lý tiễn độ, chat lượng thi công xây dựng công trình.

- Giai đoạn két thúc dự án đầu te xây dựng: là giai đoạn chủ đầu tư tổ

chức nghiệm thu, kiểm định chất lượng, chạy thử, bin giao công trình đưa vio

sử dụng và thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu

tự xây dựng công trình.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau của dy án xây dựng biểu thị trong sơ đồ

1.3 - hình thành khung thời gian của dự án, của quá trình xây dựng Trong quá.

trình này có những nhóm vin dé khác nhau cần được xem xét để tránh và hạn

chế tối đa nhất các vin phat sinh làm ảnh hưởng đến chat lượng của dự án

Nhóm vin dé công năng: Những quan điềm và khái niệm tổng quát về

công trình, mẫu vận hảnh, bỗ cục không gian sử dụng, các khu vực, các

phòng.

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 28

Trang 36

Lun vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ l

Nhóm vấn dé về địa điền, vj tí: môi trường, Khí hậu, địa hình, hướng +a vào chính, cơ sở hạ tng, thủ tục pháp lý liên quan.

Vhóm vấn dé về xây dựng: những nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn kỹ

vật liệu xây dựng, phương pháp, công nghệ xây dựng, an toàn xây

Nhóm vấn dé vé vận hành: quản lý hành chính dự án, cấp vin, nhu cd

duy tu, bảo đưỡng, an toàn và hiệu quả khi vận hành công trình

Việc kiểm tra mỗi nhóm vin 48 cin bắt đầu từ trong giai đoạn nghiên

cứu lập báo cáo va tiếp tục ngày cảng chỉ tiết trong các giai đoạn tiếp theo cho

tới giai đoạn kết thúc,

1.2.4 Phương pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trong quản lý dự án nói chung, quản lý dự án đầu tư xây dựng nói

tiếng, có các phương pháp quản lý sau đây:

1 Phương pháp giáo dye

Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao

động, ý thức kỷ luật, tinh than trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến,thực hiện các biện pháp kích thích sự say mê hãng hái lao động, giáo dục vềtâm lý tình cảm lao động, về giữ gìn uy tin, Các vấn đề nay đặc biệt quan

trọng trong lĩnh vực đầu tư do những đặc điểm của hoạt động đầu tư (lao động

vất va, di động, căng thẳng, nguy hiểm, khó khăn, luôn đòi hỏi tính tự giác

trong lao động cao dé đảm bảo chất lượng công trình tránh tinh trạng phá đi

làm lại gây thất thoát lang phi, )

2 Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là phương pháp được sử dụng trong quản lý

cả lĩnh vực xã hội và kinh tế của mọi nước Đây là cách thức tác động trực

tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị,những quy định về tổ chức Ưu điểm của phương pháp nảy là góp phần giảiquyết trực tiếp và nhanh chóng những vin dé cụ thể, nhưng cũng dé dẫn đếntình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hanh chính công kénh và độc đoán

Trang 37

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

Phương pháp hành chính trong quản lý được thé hiện ở hai mặt: Mat

tĩnh thể hiện ở những tác động có tính én định về mặt tổ chức thông qua việcthể chế hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức vả chức năng quản lý) và tiêu chuẩn

hoá tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức) Mặt động của phương pháp là

sự tác động thông qua quá trình điều khién tức thời khi xuất hiện và các vá

đề cần giải quyết trong quá trình quản lý dự án

3 Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế là phương pháp sử dụng sự tác động của chu thé

quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đỏn bẩy kinh tế như

tiễn lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế Khác với

phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh tế thông qua

các chính sách và din bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều

chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tưtheo mục tiêu nhất định của nén kinh tế xã hội Như vậy, phương pháp kinh tếtrong quản lý đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham giavào quá trình đầu tư với sự kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, xã hội với

lợi ich của tập thé và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

4 Phương pháp kết hợp

Van dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trên day trong quản lý dự.

án đầu tư xây dựng Việc áp dụng phương pháp tổng hợp sẽ cho phép nâng

cao hiệu quả của quản lý trong quản lý dự án đầu tư

1.2.5 Các chủ thể tham gia quản lý dự án xây dựng.

6 Việt Nam củng với sự phát triển các mục tiêu quản lý dự án, thi các

chủ thể tham gia vào quản lý dự án cũng phát triển theo Thời kỳ đầu có sựtham gia của Nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu, sau đồ phát triển thêm cácchủ thê khác như nhà thầu tư vấn, nhà thầu thiết kế và thậm chí nhiều dự án

còn có sự giám sit của nhân dan và gin đây còn có sự tham gia của các nhà

bảo hiểm dé bảo hiểm cho người và công trình xây dựng

1 Quản lý nhà nước về xây dung

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K 30

Trang 38

Luận văn Thạc si Kinh tế Trường Đại học Thuỷ I

'Ở Việt Nam, quản lý nhà nước về xây dựng được quy định như sau:

“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước;

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lýnha nước về xây dựng: Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ vàquyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhànước về xây dựng; Uỷ ban nhân dân các cắp có trách nhiệm thực hiện quản lýnhà nước về xây dựng trên địa bản theo phân cắp của Chính phủ

«a Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng

Quan lý nhà nước về xây dựng bao gồm các nội dung: Xây dựng và chỉ

go thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển và các hoạt động xây dựng; Ban

hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; Ban

"hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dung; Quản lý chất lượng, lưu trữ hỗ cơ công,

Cấp, thu hổi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng:

n tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm

trình xây đựng:

Hướng dẫn, kí

trong hoạt động xây dựng; Tổ chức nghiên cứu khoa học vả công nghệ trong

hoạt động xây dựng; Đảo tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng; Hợp tácquốc tế trong lĩnh vục hoại động xây dựng

Tuy theo trình độ phát triển của nền kinh „ trình độ dân trí,

đặc điểm của địa phương, ma mỗi một tỉnh, thành phố có những cách quản lý

và mức độ quản lý khác nhau Tuy nhiên có một điểm chung là việc quản lý

nhà nước về xây dựng đều tập trung vào hai nội dung chính như sau:

+ Nội dung quản lý thứ nhất: Quản lý con người

Con người ở đây là các cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng, để quản lý được con người, người ta phân chia các công trình xây dựng thành các loại công trình khác nhau như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp trong công trình đó lại phân chia ra các loại công việc xây dựng như:

khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn và đề ra những điều kiện, những tiêu

chuẩn cho cá nhân, các tổ chức, mudn làm công việc đó, công trình đó Chi

khi nao đạt được các yêu cầu ghỉ trong quy định thì các cá nhân, các t6 chứcmới được cấp giấy phép (chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề, giấychứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận năng lực chuyên môn chứng

Trang 39

Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thuy

chỉ đào tạo nghiệp vụ ) Và chỉ khi nào có đủ các giấy tờ theo yêu cau thì các

cá nhân hoặc tổ chức hoạt động xây dựng được coi là hợp pháp Nhà nước.

quy định cho các cơ quan chức năng được phép cap lại loại giấy nay

- Nội dụng quan lý thứ hai: Quản lý sản phẩm trong hoạt động XD

Sản phẩm trong hoạt động xây dựng rit da dạng vi vậy người ta chia quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng thành 3 giai đoạn để tiện cho việc quản lý.

"Như vậy sẽ có hai loại giấy là công cụ để quản lý xây dựng

~ Đối với con người: Giấy phép hành nghề (Builder's Licences)

~ Đối với công trình xây dựng: Giấy chứng nhận công trình được phép sit

dụng (Occupeney Permits).

5 Thanh tra xây dựng

‘Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành về xây dựng có các nhiệm

vụ quyền hạn và trách nhiệm sau đây: Thanh tra ệc thực hiện pháp luật về xây dựng; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyển hoặc kiến nghị cơ

cquan nhà nước có thẩm quyển xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng Xác

minh, kiển nghị cơ quan nhà nước cổ thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tổ cáo

về xây dựng

2 Quản lý xã hội về xây dựng

Quan lý xã hội về xây dựng được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh

tế trong hoạt động xây dựng Các chủ thể nảy đều chịu trách nhiệm với nhauqua các quy định, các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế và phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật

4, Chủ đầu te xây đựng công trình

“Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được

giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình Đa số các dự án

chủ đầu tư đồng nhất với chủ sở hữu và chủ sở dụng như: trụ sở cơ quan,

khách sạn, trường học Tuy nhiên cũng có nhiều dự án chủ đầu tr chỉ là

người quản lý dự án, còn người sử dụng lại là người khác đó là các công trình

công cộng do Nhà nước đầu tư Hiện nay trong nẻn kinh tế thị trường, rất

Hoe viên: Nguyễn Minh Tuấn - Lip: Cao học 17K m

Trang 40

Luận vin Thạc sĩ Kinh Trường Đại học Thuỷ k

nhiễu dự án xây dựng công trình, chủ đầu tư và chủ sử dụng là hai chủ thể

khác nhau,

b, Nhà thaw tư vẫn thiết kế

Cé thể là cá nhân hoặc tổ chức có giấy phép hành nghề và có đăng ky kinh đoanh theo Luật doanh nghiệp, được phân thành 2 hạng theo loại công trình: Hang 1 và hạng 2

e Nhà thầu xây dung

"Nhà thầu xây dựng có 2 loại là nhà thầu chính (hoặc tổng thầu) và nha

thầu phụ Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thi công công trình

trong phạm vi gói thầu đã trúng thầu (hoặc được chỉ định thầu) trên cơ sở hop

đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư (hoặc tổng thầu) và nhà thầu xây

đựng với những điều khoản quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của mỗi bên

Nang lực các nhà thầu xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công,trình: Nhà thay xây dựng hạng 1 và nhà thầu xây dựng hạng 2

d Nhà thầu tư vẫn quản lý dự ám

Nẵng lực của nhà thầu tư vin quản lý dự án cũng được chia thành 2hạng: Tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng 1 và tổ chức tư vấn quản lý dự án

hạng |

«Tự vẫn giám sắt thi công xây dung

Tu vấn giám sát là tư vấn cùng kết hợp với nhà thầu xây dựng kiểm

độ soát được chất lượng thi công cũng như kiểm soát được khối lượng, ti

để có thể khống chế được nó với dung sai cho phép Đây là một sự đổi mới

trong tư duy nhận thức, cũng là sự đổi mới trong cơ chế quản lý giám sát ở

công trường Ngoài nhiệm vụ giám sát, tư vấn giám sát còn giúp chủ đầu tư:phat hiện những sai sót hay sự chưa phù hợp của thiết kế dé sửa chữa lại chophủ hợp và cùng với chủ đầu tư tham gia nghiệm thu công trình, dé xuất với.chủ dau tư tổ chức kiêm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mụccông trình hoặc toản bộ công trình xây dựng khi có nghỉ ngờ về chất lượng

xây đựng Tư vin giám sát phải bồi thường thi hai do vi phạm hợp đồng,

ie dich vụ tư vấn do mình

chịu trách nl trước pháp luật và chủ đầu tư v

cung cắp và cúc hành vi khi gây ra thiệt hại

Ngày đăng: 14/05/2024, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quản lý SX kinh doanh và quản lý dự  án - Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa quản lý SX kinh doanh và quản lý dự án (Trang 24)
Hình 1.1: Mục tiêu tống thé của một dự án - Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Hình 1.1 Mục tiêu tống thé của một dự án (Trang 27)
Hình 1.2: Sơ đồ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Hình 1.2 Sơ đồ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng (Trang 31)
Hình 1.3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Hình 1.3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng (Trang 34)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tinh Phú Tho - Luận văn thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án công trình xây dựng NN&PTNT Phú Thọ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tinh Phú Tho (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w