1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Thanh Long
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Cường
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 5,56 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

HOÀNG THANH LONG

Chuyên ngành : Kinh tế TNTN và Môi trường Mã số : 60.31.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN QUANG CƯỜNG

Hà Nội - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường đại học Thủy Lợi và các thay giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Bá Uôn, TS Nguyễn Quang Cường, đã dành nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành Luan văn này.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khuyến

khích tôi.

“Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thiy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm và đóng góp ý kiến dé Luận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011Học viên

Hoàng Thanh Long

Trang 3

1.1 Cơ sở lý luận về đầu thầu

LLL Khải niệm và đặc điễn cia đấu thd11.2 Nggện

1.1.2.1 Nguyên tắc đấu thầu

và phương thức của đầu thâu.

1.1.22 Phương thức đầu thầu

1.1.3 Các loại hinh dw thaw 1.14 Vai trò của đấu thé.

12 Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đầu thầu xây lắp.

1.3.1 Khải niệm về cạnh tranh 12

1.2.2 Hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đấu thâu xây lắp l3

1.2.3 Các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 181.2.3.1 Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh 181.2.3.2 Các tiêu thú ảnh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh

nghiệp xây lip lô

1.3 Các yếu tổ ảnh hướng tới khả năng cạnh tranh trong đầu thầu xây lắp 21 1.3.1, Nhóm nhân tổ bên trong 21

1.3.1.7 Nang lực chuyên môn, kinh nghiệm 28

1.3.2 Nhâm nhân tổ bên ngoài 29

Trang 4

1.3.2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước 29

1-4 Những bài học kinh nghiệm về cạnh tranh trong đầu thầu xây li

1.4.1 Phân chia khu vực cúc nhà thẫu trong cùng một quắc gia 35

1.4.2 Kinh nghiện từng bước chiến lnk tị trường 351.4.3 Kinh nghiện về lựa chọn nhà thầu phụ 36

14.4 Kinh nghiên quan hệ với chỉ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước tat

ia phương 47

1.4.5 Kinh nghiệm về sử dụng và điều động thiết bị 37 1.4.6 Kink nghiện vin dụng sự hỗ trợ và bảo dim của Nhà nước 37

1.4.7 Kinh nghiện về sử dụng công cự luật pháp, 38

14.8 Kink nghiện vé lập hồ sơ giải ngân và than toán 38 Kt luận chwơng Í: «eeeeEe.1.imaimiseeỞ®" CHƯƠNG 2 PHAN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NẴNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THAU XÂY LAP DÂN DUNG CUA CÁC NHÀ THAU TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI 40 2.1 Khái quất về khả năng đầu (hầu cũa các nhà thầu xây dựng trên địa bàn

“Thành phố Hà Ni 40

2.2 Thực trạng hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp dân dụng của các nhà thầu xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nộ d6 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp dân.

2.3.1 Yéut6 vd nang lực và kính nghiệm +“ dụng của các nhà thầu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2 Yếu tổ về mặt kỹ thuật so

Trang 5

bàn Thành phố Hà

xây dựng dân dụng của một số nhà thầu điễn hình trên dj

Nội thời gian qua.

2.4.1, Phân tích thực trang khả năng cạnh tranh trong đấu thẫu xảy dựng dân

dung của Công ty CỔ phần Sông Đã 12 53 2.4.1.1, Gii thiệu tổng quan về Công ty 33 2.4.1.2 Phân tích một số khí cạnh vé khả năng cạnh tranh trong dẫu thầu xây

2.4.1.3 Dinh giả chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của

Công ty Cé phần Sông Đà 12 “

24.2 Phân tích thực trang hoạt động dự thầu và khả năng cạnh tranh trong dw thầu xây lắp tại Công ty Củ phần Ba tư và Xây dụng HUDI 64

2.4.21, Tổng quan về Công ty 64

2.4.22 Phân tích một số khía cạnh vỀ khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Đầu tu và Xây dựng HUDI 612.4.2.3 Những tôn tại và hạn chế tại Cong ty HUD 72.4.25 Tác động của hoạt động dự thiu đến kết quả sin xuất kinh doanh của

24.5 Những thuận lợi và khó khăn khi tham dd thầu các gối thdu xây lắp dân

dụng trên dia bản Thành phố Hà Nội 9

Kết luận chương 2 st

Trang 6

CHƯƠNG 3 DE XUẤT MỘT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NANG CẠNH TRANH TRONG ĐẦU THAU XÂY LAP DÂN DỤNG TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI.

3.1, Nhu cầu và định hướng xây dựng din dụng tại Thủ đô Hà Nội

3.2 Cơ sở và sự cần thiết của các giải pháp nâng cao khá năng cạnh tranh 82

4.2.1 Những cơ hội chỉ yêu 82

3.3.2 VỀ huy động và sử dung vẫn có hiệu quả 3ó

4.3.3, ĐẦU tr mua sắm mấy móc thit bị 88

3.3.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 89

4.3.5 Tập trung mở rộng thi trường nâng cao thương hiệu 0

3.3.6 Quản lý chất lượng và tiễn độ thi công công trình ot

4.3.7 Công nghệ vi biện pháp tổ chức thi công 9

3.4, Kiến nghị một số giải pháp điều kiện ««cccceeeeeexeeerceroÐP

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 924.4.2 Kiễn nghị với các bộ ngành có lên quan 9s

44.3, Kién nghị với các cơ cơ quan, chính quyén đị phương nơi có công tinh thi

công %

Kết luận chương 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

Bảng 1.1: Năng lực và kính nghiệm của các nhà thầu »Bảng 2.1: Năng lực của một số Tổng công ty Xây dựng năm 2010 4Bảng 22: Ting hop kết qui đâu thầu của một số Tổng công ty Xây dựng năm 2010.2

Bảng 2.3 KẾt quả tham gia đầu thầu của một số Công ty xây lắp năm 2010 3 Bảng 24: Tổng hợp kết quả tham gia đầu thiu của một số Công ty xây lip (2006

2010) 4

Bảng 2.5: Kết quả tham gia đấu thầu của Công ty Cổ phin Sông Bi 12 (2008 và

2009) 5s

Bang 2.6; Lực lượng lao động của Công ty Cé Phân Sông Đà 12 56

Bang 2.7: Bảng tổng hợp tinh hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

(2008 ~2010) 39

Bang 2.8: Tổng doanh thu vả thị phan của Công ty Cổ phần Sông Da 12 so với một

số Công ty khác 1

Bảng 2.9: Bang tổng hợp tình hinh ti chính của Công ty HUD 1 (2008 2010) 68Bang 2.10: Kết quả tring thầu cia Công ty HUD 1 (2008-2010) 4Bảng 2.11: Một số chỉ ú

Công ty 1u phan ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Ninh 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông Đà 12 5

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty HUDI 66

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Qué trình đối mới chuyển tir nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt Sự thay đổi cơ chế này đã làm cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh mới, có không ít doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi đúng đắn, kịp thời đề ra những giải pháp thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo lập và phát huy thé mạnh của

mình, nhờ đó đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao, đứng vững và không

ngừng phát triển.

Xây dung cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp khác với các lĩnh vue

khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua lình thức đấu thầu do các chủ đầu tư tổ chức Trên thé giới hình thức đầu thầu

xây dựng đã được áp dụng từ lâu, ở nước ta, từ khi nhả nước ban hành "Qui

chế đầu thầu", thì đầu thầu xây dựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng Mặt khác, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều dự án xây dựng có qui mô lớn, sử dựng vốn.

ngân sách hoặc vốn vay của các tổ chức tin dụng nước ngoài đòi hỏi phải tổ

chức đấu thầu xây dựng trên cơ sở cạnh tranh Chính vì vậy, van để nâng cao

khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng luôn giảnh được sự quan tâm

hing đầu của các doanh nghiệp xây dựng

“Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây.dựng trong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước.

của khoa học công nghệ xâ

tự phát dyng cho thấy rằng cạnh

tranh đấu thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt Vi vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu có một vai trd hết sức

Trang 9

Hà Nội là một thành phố thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, thời gian gan đây, ngành Xây dựng của Thành phố đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại Tuy đã lớn mạnh về một số mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn còn rất yếu kém vì: phần lớn các doanh nghiệp có quy mô không.

của doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, chưa có chiến lược trong; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện quảng bá sản phẩm và hình ảnh

cạnh tranh do đó cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp xây dựng trên địa bàn để làm động lực thúc diy ngành xây dựng trên

dia ban ngây một phát triển.

Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong dau thdu xây lắp - Áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội" làm uận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích của dé tài

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn dé lý luận co bản của cạnh tranh trong đấu (hầu xây lắp ở nước ta trong điều kiện mới Nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong dau thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nâng cao khả năng cạnh tranh trong đắn thầu xây lắp dân dung

của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành pl

3 Déi tượng và phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu.

Luận văn nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp dân dụng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp xây dựng, các nhân tổ ảnh hướng và chỉ phổi tới hoạt động cạnh tranh.

Trang 10

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ddan dụng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a Ý nghĩa khoa học

Đề tải nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hoá những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và

của doanh nghiệp xây dung nói riêng để làm cơ sở cho việc dé xuất các giải

pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đầu thầu xây lắp dân dụng của các

doanh nghiệp xây dựng.

5, Ý nghĩa thực tiễn

Xuất phát từ những nghiên cứu lý luận dựa trên hệ thống dữ liệu thứ cấp thu thập từ chính thực tiễn hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu trên địa bản nghiên cứu, nên những giải pháp đề xuất của đề tài sẽ là tải liệu tham

khảo hữu ích cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

trong tiến trình xây dựng chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trong đầu thầu xây lắp dân dụng của đơn vị mình.

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Điều tra, thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu của Miah (1993) để chọn mẫu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu (các doanh.

nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội), sử dụng các kỹ thuật, ky năngđiều tra thu thập thông tin hiện đại, bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin.

Phương pháp nội suy và ngoại suy được sử dụng để thiết lập cơ sở dữ liệu thực trạng làm căn cứ để tính toán đề xuất đổi mới mô hình quan lý khai thác.

“Các phương pháp và kỹ thuật tính toán: Luận văn sử dụng các phươngpháp và kỹ thuật như sau

Trang 11

- Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong đánh giá để đưa ra

các kết luận và nhận định về các vấn đề nghiên cứu.

~ Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin về mô ình mẫu

6 Dự kiến kết quả đạt được.

~ Cơ sở dữ liệu về thực trang khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp dân dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

+ ĐỀ xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đẫu

thầu các gói hầu xây lắp dân đụng trên địa bàn thành phổ Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẦU THAU XÂY LAP

1.1 Cơ sở lý luận về đấu thầu.

1.1.1 Khải niệm và đặc điểm của đầu thâu

Theo luật đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 thi dau thầu là ‘qui trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

(Qué trình thực hiện đấu tha các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đầu thầu, đánh giá hỗ sơ dự thầu, thẳm định và phê duyệt kết quả đầu thẫu, thong báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng va ky kết hợp đồng.

Đầu Đầu

có đấu thầu trong nước và đấu thầu qué

trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu

của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

qui 4 tình lựa chon nhà thẫu đáp ứng các yêu c

mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước,

thầu có vai trò hết

Trong công tác đầu tư xây đựng cơ bản công tác

sức quan trọng Nó giúp cho công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

đảm bảo hiệu qua, chống thất thoát, lãng phí.

Trên cơ sở những khái niệm đó về đấu thầu mà chúng ta có thé thấy những đặc điểm cơ bản của đấu thầu như sau:

"Thứ nhất, đầu thần với bản chất là một hoạt động mua bán Tuy nhiên đây là một hoạt động mua bán đặc biệt, vì khi đó người mua (bên mời thâu) có quyền lựa chọn người bán (nhà thầu) tốt nhất một cách công khai và theo

một quy trình nhất định.

Trang 13

phải cạnh tranh với nhau dé giành khách hàng; và người mua cũng có nhiềulựa chọn người bán dé đáp ứng các yêu câu của mình.

1.1.2 Nguyên tắc và phương thức của đấu thầu 1.1.2.1 Nguyên tắc đầu thầu

"Trong đấu thầu, có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia đấu thầu, đó là những nguyên tắc: cạnh tranh, công bing, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

4a Nguyên tắc cạnh tranh: Là nguyên tắc nỗi bật trong đầu thầu, nguyên tắc này đồi hoi bên mời thẫu phải tạo điều kiện cho các nhà thầu được tham gia một cách tối đa; nguyên tắc này đã được quy định cụ thé tại Điều 11 của Luật đấu thầu và Điều 3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của

“Chính Phủ

b Nguyên tắc công bằng: Khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau (ví dụ như thông tin mời thầu đến các nhà thầu đều được cung cấp như nhau) Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ là tương đối, trong thực tế vẫn có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều nay được ghi cụ thé trong hd sơ mời thâu.

cc Nguyên tắc minh bạch: Thông tin dau thầu phải công khai, minh bạch Không được phép có những thông tin không rõ ràng làm nảy sinh mâu thuẫn,

je nhà thầu với nhau, nghi ngờ giữa bên mời thầu đối với nhà thầu hoặc git

4L Nguyên tắc hiệu qua kinh té: Được tính cả trên hai phương diện: hiệu quả về mặt thời gian và hiệu quả cả về mặt tài chính Về thời gian, sẽ được đặt lên hàng đầu khí yêu cầu về tiến độ là cắp bách Nếu thời gian không yêu cầu quá cấp bách thì quy trình đấu thầu phải được thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính.

Trang 14

1.1.2.2 Phương thức đấu thầu

Dựa vào cách thức nộp hỗ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu, người ta chia phương thức đầu thầu thành 3 loại cơ bản:

4, Một túi hỗ sơ, một giai đoạn

Nha thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm dé xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần.

Phuong thức đầu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thứ thầu rộng rãi và dau thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lap,

gối thầu EPC.

b, Hai túi hỗ sơ, một giai đoạn

Nha tha nộp dé xuất về kỹ thuật và dé xuất chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tắt cả

các nhà thấu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở

sau dé đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thi đề xuất vé tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở dé

xem xét, thương thảo.

Phuong thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rai và dau thầu hạn chế trong đầu thầu cung cap dịch vụ tư vấn.

¢ Hai giải đoạn, một túi ho sơ

Phuong thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dung đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, da dạng và được thực hiện

theo trình tự sau đây:

+ Trong giai đoạn một, theo hỗ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thâu nộp để xuất về kỹ thuật, phương án tai chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ s

thầu giai đoạn hai;

Trang 15

xuất về kỹ thuật; dé xuất vé tải chính, trong đó có giá dự thâu; biện pháp bảo.

đảm dự thầu

1.1.3 Các loại hình dau thầu

a Đã thâu rộng rãi

+ Việc lựa chọn nhà thầu dé thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự “Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu

+ Đổi với đầu thiu rộng r

theo quy định tại Điều 5 của Luật dau thầu dé các nhà thầu biết thông tin tham.

‘dy Bên mời thầu phải cung cắp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu

tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bắt cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thé cho một hoặc

một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng,

b, Bau thaw hạn chế

‘Dau thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của nhà tai trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dung cho gối thầu

+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả

năng đáp ứng yêu cầu của gối thầu.

Khi thực hiện dau thầu hạn chế, phải mí thiểu năm nha thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu 1

thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quy

xem xét, quyết định cho phép tiếp tục t6 chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng.

hình thức lựa chọn khác.

Trang 16

© Chỉ định thầu

Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Sự cỗ bat kha kháng do thiên tai, địch họa, sự có cân khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chi định ngay nhà thầu dé thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư.

hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với

nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong

thời hạn không quá mười lim ngày ké từ ngày chỉ định thầu;

+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài:

+ Gối thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy

cần thiết,

+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bi, dây chuyền công nghệ sản xuất ma trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp.

khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ:

+ Gói thâu dich vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, g6i thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đầu thâu,

Khi thực hiện chỉ định thẳu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phái tuân thủ quy trình thực hiện chi định thầu do Chính phủ quy định

4Ä Mua sắm trực tiếp

+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội

dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.

Trang 17

+ Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được Iya chọn thông qua dau thầu dé thực hiện gói thau có nội dung tương tự.

+ Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp.

không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự

a ký hợp đồng trước đó.

+ Được áp dụng mua sắm trực tiếp đẻ thực hiện gói thầu tương tự thuộc

cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

4 Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các diềukiện sau đây:

+ Gói thầu có giá gói thâu dưới hai tỷ đồng;

+ Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chat lượng.

Khi thực hiện chào hang cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hang cho các nhà thầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực bing fax

hoặc qua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.

e Tự thực hiện

+ Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư la nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do.

mình quản lý và sử dung.

+ Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho g6i thầu phải được

phê duyệt theo quy định Đơn vị giám sat việc thực hiện gói thầu phải đvới chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

£ Lựa chọn nhà thâu trong trường hợp đặc biệt.

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các

hình thức lựa chọn nhà thầu quy định Luật thì chủ đầu tư phải lập phương án.

Trang 18

lựa chọn nhà thầu, bảo đám mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ

tướng Chính phủ xem xét, quyết định 1.1.4 Vai trò của đầu thâu

‘Dau thầu là một hình thức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của dự án Mục tiêu của đấu

thầu là đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả trong công

tác lựa chọn nhà thầu cho dự án, do vậy đấu thầu có một vai trò rit quan trọng đối với chủ đầu tư, nhà thầu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.

a Vai trẻ đi với chủ đầu ne

+ Thực hiện có hiệu quả yêu cầu về chất lượng công trình, tết kiệm được vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình.

+ Thông qua dau thầu xây lắp, tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất

thoát lãng phí.

+ Bảo đảm quyền chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà xây

dựng trong xây dựng công trình.

+ Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh.

nghiệp xây dựng.

+ Cho phép chủ đầu tư nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cần bộ kinh tế kỹ thuật của chính các chủ đầu tư.

b, Vai trỏ đối với nhà thầu

+ Tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thdu, các nhà thầu phải.

tự hoàn thiện mình tên tắt cả phương diện

+ Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu: các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối da tỉnh chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng

trúng thầu) tạo công ăn việc kim cho người lao động, phát triển sản xuất.

+ Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao.

Trang 19

năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình Từ đó sẽ nang cao năng lực của

doanh nghiệp trong tham gia đầu thầu.

+ Để đạt mục tiêu thắng thầu, các công ty xây lắp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đầu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.

+ Thông qua phương thức đấu thầu, các công ty xây lắp sẽ tự nâng cao.

hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đầy nâng

cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

e Vai trỏ đối với nền kinh tổ

Dau thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng that thoát, lang phi vốn đầu tư,

+ Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh

vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn nén kinh tế nói chung.

+ Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa.

đơn vị xây dựng Đây là động lục to lớn thúc day sự phát triển của ngành

công nghiệp xây dựng nước ta và tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng, từng bước hội nhập với khu vực và thé giới.

+ Diu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh iêng và toàn nền kinh tế nói chung.

ng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữavue xây dung cơ bản nồi

+ Đầu thầu tạo ra môi tru

các đơn vị xây dựng Day là động lực to lớn thúc day sự phát triển của ngành.công nghiệp xây dựng nước ta và tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật,

1.2, Cạnh tranh và kha năng cạnh tranh trong đầu t

1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh

Theo C.Marx thì cạnh tranh là sự ganh đua, sự dau tranh giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuấ và tiêu thy hàng

Trang 20

hoá dé thu được lợi nhuận siều ngạch Ong cũng coi cạnh tranh là một trong

những quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) thì canh tranh trong kinh

doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các

thương nhân, các nha kinh doanh trong nén kinh tế thị trường, chỉ phổi bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuắt, tiêu thụ, thị trường có.

lợi nhất

Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải,

song có nhiều điểm chung đó là:

+ Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thể đều hướng tới chiếm doat),

+ Có rằng buộc chung mã các chủ thé phải tuân thủ Đó là đặc điểm nhu

cầu của khách hàng, rằng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường.

+ Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và trong không gian không cổ định.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những, mặt tiêu cực nhất định Vấn dé đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, ma phải để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những thủ đoạn không lành mạnh, phái phát huy được mặt tích cực và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh Đó là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả các chủ thé kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

1.2.2 Hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đầu thâu xây lắp, Cạnh tranh trong đầu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là

+ Cạnh tranh giữa người bản và người mua: Người mua dịch vụ xây

dung (chủ đầu tư - bên mời thầu) và người bán dich vụ xây dựng công trình (doanh nghiệp xây đựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự

Trang 21

sôi động của thị trường xây dựng Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chỉ phí xây dựng (giá cả hợp lý) Còn mục tiêu của nhà thầu là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và it rủi ro nhất

+ Cạnh tranh giữa người mua địch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xây ra khi

có nhiều chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia dau thầu có kha năng, công nghệ độc quyền dé xây dựng các công trình ấy Trường hợp nay hiếm xảy ra trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.

+ Canh tranh giữa những ngườcung ứng dịch vụ xây dựng với nhau(cạnh tranh giữa các nha thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh

khốc liệt nhất gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.

Cạnh tranh là quá trình đầu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế

của mình về chất lượng, thời gian thi công và chỉ phí xây dựng công trình.Canh tranh, một mặt sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chỉ phí cao bằng các hìnhthức như loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu

được lợi nhuận thấp; mặt khác sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có chỉ phí thấp Chính nguyên tắc loại bỏ và khuyến khích của cạnh tranh sẽ tạo áp lực buộc các đoanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chỉ phí sản xuất -kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.

Một trong những vẫn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giảnh được lợi thé cạnh tranh trên thị trường, ký được nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi nhuận cao Vì thế, đấu thầu xây dựng có thẻ xem là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng.

Trang 22

Để thắng thầu được nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp phải có thực lực cạnh tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ tín với chủ đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủ đầu tư hiện tại và chủ đầu tư tiềm năng.

Để dự thầu doanh nghiệp phải tiếp cận với hàng loạt vấn để, từ khâu thiết kế đến thi công, ban giao đưa công trình vào sử dụng Hoạt động thi công phải được triển khai thực hiện theo một trình tự công nghệ nghiêm ngặt

(kỹ thuật và tổ chức thi công) đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi

và tiết kiệm nhất Đề thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế mong muốn thì xây dựng phải có bộ máy quản lý đủ năng lực để hành sản xuất Nếu hoạt động đấu thầu xây dựng được xem là hoạt động tiên trong quan hệ giữa doanh nghiệp xây dựng với chủ đầu tư, thì hoạt động

bản giao công trình hoàn thành có thể xem là hoạt động cuối cùng Những

công trình bản giao cho chủ đầu tư được xem là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận Hoạt động này có quan hệ tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động thầu xây dựng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp bàn giao công trình

đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thoi gian xây dựng thi uy tín cua doanh nghiệp

trên thị trường xây dựng được dé cao Ngược lại, nếu doanh nghiệp bàn giao những công trình xây dựng không đảm bảo như cam kết hợp đồng thì uy tín

của doanh nghiệp sẽ bi gi

Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư căn cứ vào

im sút

những chỉ tiêu chủ yếu sau của nhà thầu sau:- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu;- Tài chính;

~ Tiến độ thi công; - Giá dự thầu,

Trang 23

Trong các chỉ tiêu trên, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến ba chỉ tiêu.hàng đầu mà các doanh nghiệp xây dựng sử dụng như những phương thức

trọng tâm trong quá trình cạnh tranh đầu thầu, cụ thé: Canh tranh bằng giá dự thaw

Trong đấu thầu, chỉ tiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt đảm.

bảo được hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng

thầu cao.

Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tổ nó thể hiện tổng hợp các phẩm chit của doanh nghiệp xây dựng như:

+ Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp;

+ Kỹ thuật thi công, khả năng áp dung công nghệ tiên tiến;+ Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để giá bỏ thầu của doanh nghiệp có wu thé cạnh tranh đồi hỏi phải có

chính sách vé giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở: Năng lực thực sự của

doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dự án, địa

điểm của dự án, phong tục tập quán của địa phương có dự án được thi công,

Việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà thầu như để kiếm lợi nhuận, công ăn việc làm hay mở ra thị trường mới Một nhà thầu thường xây dựng các mức giá khác nhau với những mục tiêu đạt được khác nhau Tuỳ theo từng công trình cụ thể, tiềm lực nguồn lao động, kha năng về vốn, thiết bị máy móc v.v mục tiêu tham gia đấu thầu có chính sách định giá khác nhau trong việc quyết định giá bỏ thầu

Cạnh tranh bằng chất lượng công trình

Chat lượng công trình là tập hợp các thuộc tính của công trình trong điều kiện nhất định về kinh tế kĩ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thẻ hiện ở nhiều mặt khác nhau về tính cơ, lý, hoá của công trình.

Trang 24

Doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giảnh được thắng lợi trong cạnh tranh Do vậy, chất lượng công trình là vấn dé sống còn đối với doanh nghiệp xây dựng Nang cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trong thể hiện trên các giác độ:

+ Chất lượng công trình tăng lên sẽ góp phần tăng uy tín của doanh

nghiệp,ing cao khả năng cạnh tranh, mỡ rộng được thị trường.

+ Nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất

-kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu

È ra

mà doanh nghiệp đã

Trong phương thúc cạnh tranh bằng chit lượng công trình, các nhà xây dựng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết thực hiện của công trình đang được tổ chức đầu thả xây dựng mà còn cạnh tranh với

nhau qua chất lượng các công trình khác đã vàđang được xây dựng.

Chất lượng là một trong những yêu cầu chủ yếu đối với mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng của sản phẩm là công trình xây dựng lại

ang là một yếu tổ quan trọng, cũng chính vì vậy mà chất lượng công trình là

một công cụ mạnh đẻ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.

"Cạnh tranh bằng tiễn độ thi công

“Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thí của doanh nghiệp trong

công tác thi công công trình Chịu sự ảnh hưởng về sự cam kết đối với chất

lượng, an toàn lao động và thời hạn bàn giao công trình Thông qua tiến độ thicông của các công trình đã và đang thi công, chủ đầu tư có thể đánh giá nhà

thầu về các khía cạnh tranh độ quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy móc thiết bị, nhân lực của nhà thầu.

Cạnh tranh bằng những wu đãi và hỗ trợ kháe

Trang 25

Ngoài các hình thức cạnh tranh chính như trên, các nhà thầu còn có sự

cạnh tranh dưới nhiều hình thức khác như cạnh tranh trong bao tiêu sản phim,

cạnh tranh về chính trị, cạnh tranh về xã hội, cạnh tranh về tạo công an việc

làm tất cả các hình thức trên đều nhằm tạo ra lợi thé trước các đối thủ cạnh tranh Đây là một trong những hình thức cạnh tranh rat có hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp khoảng cách giữa các yếu tố cạnh trạnh chính như giá dự thầu, tiến độ, chất lượng của các nhà thầu là gần như nhau Khi đó nhà thầu nào có những hình thức ưu đãi và hỗ trợ tốt hơn thì sẽ tạo được lợi thể trong đấu thầu.

1.2.3 Các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

1.2.3.1 Cúc tiêu thức thé hiện khả năng cạnh tranh:

+ Số lượng công trình trúng thầu va giá trị trúng thầu.

Chi tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của.

doanh nghiệp, qua đó có thé đánh giá được hiệu quả, chất lượng của việc dự

thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng của các công trình trúng thầu + Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.

"Tỷ lệ này được tính như sau:

Tinh theo số dự án (hoặc số gói thầu dự thầu)

TI=DwDat x 100(%) (L1)

“Trong đó: T1: La ty lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu.

Dit: Là số dự án (số gói thầu) thắng thầu

Dat: Là số dự án (số gói thầu) dự thầu Tính theo giá tị dự án (hoặc gới thầu)

T2=GwGat x 100(%) (12)

Trong đó: La tỷ lệ trúng thấu theo giá trị dự án (gói thầu)

Gtt: La giá trị của các gói thầu (dự án) trúng thầu Gat: Là giá trị của các gói thầu (dự án) dự thầu

Trang 26

1.2.3.2 Các tiêu thức đảnh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của “doanh nghiệp xây lip

V6 năng lực và kính nghiệm:

Day là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham gia cạnh tranh dau thầu trong mỗi dự án (gói thầu) Chỉ tiêu này thé hiện kha năng hiện có của mỗi một nhà thầu về tổng thé khả năng trên các mặt: Kinh nghiệm, trình độ nhân lực, khả năng vẻ tài chính với những tiêu chuẩn nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dựán (gói thầu) Tiêu

chuẩn này được thể hiện qua bảng 2:

Bang 1.1: Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu.

Kinh nghiệm (K) | Nhan lực (N) | Tài chính (1)Ki NI TIK2 N2 T2

Nm Kn Nhà nước Th

Trong đó:

~ K là tiêu chuẩn kinh nghiệm của nha thầu: Được đánh giá bằng số nam kinh nghiệm hoạt động hoặc số lượng các hợp đồng quy mô tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây với các điều kiện tương tự.

“NI éu chuẩn nhân lực của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng,

trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật

~ Tà tiêu chuẩn năng lực tài chính của nhà thầu được đánh giá bằng chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu động trong vòng 3 đến 5

năm gần đây.

=n: Số nhà thầu tham dự, ¡

Trang 27

Nha thầu được xác định đủ năng lực kinh nghiệm dé tham gia dự thầu khi;

Ki > Ko với (i= 1+ n)

Ni> Ko với (i= I£n)Tỉ> Ko với (i= 1+ n)Trong đó:

Ko: Mức kinh nghiệm tối thiểu của nhà thầu

No: SỐ lượng và trì ih độ nhân lực tối thiêu của nhà thầu

To: Khả năng về tài chính tối thiểu của nhà thầu.

Ko, No, To được bên mời thầu qui định cụ thể đối với từng gói thầu tuỳ tính chất qui mô, yêu cầu kỹ thuật, tiền độ thi công của từng dự án (gói thần),

Về mặt kỹ thuật:

Chi tiêu này là tông hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ công trình.

+ Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng: đòi hỏi nhà thầu dự thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dung máy móc thiết bị với tính hợp lý và khả thi (được nêu cụ thé trong hồ sơ mời thầu) Trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của công trình Dua ra sơ đỗ tô chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp dam bảo an toàn lao động, vệ sinh môi.

trường hợp lý.

+Ti độ thi công là thời gian cần thiết để nhà thâu thi công hoàn thành công trình Tiến độ thi công phải được bố trí một cách tuần tự khoa học nhằm sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có của nhà thầu và mang tinh khả thi cao Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu Nhà thầu cần có sự nghiên cứu địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc vật liệu qua đó bố trí thi công các hạng mục, các phần việc hợp lý nhằm đưa ra được tổng

thời gian thi công côn;ngắn nhất Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quyđịnh và sự hợp lý vẻ tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phân việc công.trình có liên quan.

Trang 28

VỆ mat giá

Chi tiêu về giá là một chỉ tiêu kinh tế, có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không và ảnh hướng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghỉ

“Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức.cdự toán, đơn giá ca máy, giá vật liệu, chỉ phí nhân công và các chỉ phí khác.

Nếu tắt cả các nhà thầu đều tính đúng, tính đủ theo chế độ quy định thì sẽ có giá dự thầu giống nhau (có sai khác phần nảo là do phương pháp kỹ năng tính toán) và điều này sẽ làm mắt đi tính cạnh tranh trong đầu thầu Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thắp hơn, đây chính là khả năng “Trong thực tế việc xây dựng giá dự thầu để có thé trúng thầu là cực kỳ «quan trong và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yêu tổ bao gồm

+ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực thực hiện dự án như nguồn vật tư, vật liệu, hệ thống giao thông, điện nước, đời sống và dân trí của nhân dân trong khu vực có công trình xây dựng Đây là những yếu tố khá

‘quan trong trong việc xem xét giá bỏ thầu.

+ Đặc điểm yêu cầu của dự án: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ cụ thể về mã hiệu, chủng loại vật tu, loại hình dựán cũng là những yếu tố để các nhà.

thầu cân nđưa ra tỷ lệ giảm giá hợp lý.

Tiêu chí về giá thực chit là tổng thé của hai tiêu chí trên Bởi vi năng lựcinh quyết định đến vikinh nghiệm; trình độ kỹ thuật là những vấn đi

đưa ra mức giá dự thầu của nhà thầu.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 1.3.1, Nhóm nhân tổ bên trong

1.3.1.1 Tài chính

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật,

công nghệ, lao động phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá

Trang 29

tri, Hoạt động sản xuất - kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tai chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá

trình sin xuất - kinh doanh,

Trước hết kha năng tải chính của một doanh nghiệp được thé hiện ở qui mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất - kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Mặt khác, để đánh giá khả năng tải chính của một doanh nghiệp xây dựng, cần xem xét cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động.

Một doanh nghiệp xây dựng với khả năng tài chính cao, có thể tham gia

du thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ hội để đầu tư tăng thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cẩu thi công và đồi hỏi của qui tình công nghệ hiện đại Đồng thời giữ luôn được uy tin đổi với nhà cung cấp vật tư va

các tổ chức tín dụng.

Năng lực tài chính mang tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu Nó

được xét trên hai phương diện

+ Với những công trình đã thắng thẳu, năng lực tài chính mạnh giúp

cho doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thỉ công, đảm bảo công trình có kỹ

thuật, chất lượng tốt, tiến độ thi công đảm bao tạo uy tín và niềm tin cho chủ đầu tu,

+ Trong đấu thầu, khả năng tài chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu Điều quan trọng hơn là một doanh nghiệp với khả năng tài t định giá bỏ thầu một cách sáng suốt và

chính mạnh, cho phép đưa ra quihợp lý hơn

Trong đến thầu quốc tế, nếu xét trên phương tiện tài chính, các doanh nghiệp trong nước thường mắt ưu thế so với các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy, các nhà thầu trong nước thường phải liên doanh với nhà thầu nước ngoài và kết cục nếu trúng thầu thường là những nhà thầu phụ.

Trang 30

1.3.1.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công

Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố.

định của doanh nghiệp Nó là thước đo cho trình độ kỹ thuật là thể hiện năng

lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đầu thầu.

Năng lực về máy móc th bị được chủ đầu tư đánh giá cao, bởi nó liên

quan nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công Để đánh giá về năng lực máy móc thiế bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau

iêu hiện ở các thông số như.

thiết bị

+ Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ:

hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại c

th đồng bộ: Thiết bị đồng bộ I để đảm bảo sự phù hợp

giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức

tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra

+ Tính hiệu quả: Thẻ hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp, từ đó nó có tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích.

canh tranh của doanh nghiệp.

+ Tính đổi mới: là sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh và cũng là một trong những yếu tổ tăng cường khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp Trong sin xuất kinh doanh yếu tổ này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công Trong dau thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư.

Một nhà iu có năng lực máy móc thiết bị mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng

canh tranh và đặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu hợp lý.1.3.1.3 Nhân lực

Đây là yêu tổ cơ bản biệt quan trọng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp chủ đầu tư đặc.

chú trong

Trang 31

+ Cán bộ quản trị cắp cao (Ban Giám đốc doanh nghiệp) La những cán bộ quản trị cấp cao, họ quyết định sự thành công hay thất bị của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những quyết định kinh doanh của mình Một trong

những chức năng chính của các quản trị viên cao cấp là xây dựng chiến lượchành động và phát triển của doanh nghiệp Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo,

trình độ các hoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp và các môi quan hệ: sâu xa hon nữa là tinh than đoàn kết, hợp lòng của cần bộ công nhân cũng như của ékip lãnh đạo Điểu này vừa tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp, vừa tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư.

+ Cấn bộ quản trí cấp trung gian Đội ngũ cấp chỉ huy trung gian đứng trên cấp quản trị viên cơ sở và đưới cấp quản trị cao cấp Với cương vị này, họ vừa quản trị các quản trị cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác Ở cắp này các quản trị viên có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc được thực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung.

Dé đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tur thưởng tiếp cận trên các khía cạnh: một là, trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm công tác, ác phong làm việc, sự am higu về kinh doanh và luật phápcủa từng thành viên trong ê kíp quản lý và hai là, cơ cấu về các chuyên ngành.đảo tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hoá cũng nhưkhả năng đa dang hoá của doanh nghiệp.

+ Cẩn bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân Đây là đội ngũ các nhà quản trị

ở cấp bậcuối cùng trong hệ thống cấp bậc của c c nhà quản trị của mộtdoanh nghiệp Thông thường họ được gọi là đốc công, tổ trưởng, trưởng ca.

Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc cụ thé hàng ngày để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả

doanh nghiệp Đội ngũ quản trị này lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo

Trang 32

nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng,

tiến độ thi công công trình.

Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản trị (tố chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi người lao động, mới tạo ra được sự ủng hộ, lòng.

nhiệt thành từ phía người lao động, mới tạo ra được sự ủng hộ Tuy nhiên,

lãnh đạo đơn vị giỏi cũng chưa đủ, mà còn cần có đội ngũ lao động với trình độ tay nghề chuyên sâu, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc Ho chính là những người trực tiếp thực hiện những ‡ tưởng, chiến lược và chiến thuật kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo cấp trên, những người tạo nên chất

lượng công trình và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.1.3.1.4 Hoạt động marketing

Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận đóng vai trò quan trong trong việc giành ưu thé trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh.

iệp Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh.

nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Với mục đích và yêu cầu đã được đề ra, hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánh giá về những người phân phối, các

bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tốcó liên quan khác Ứng dụng của nghệ thuật quảng cáo để mở rộng thị trường,

tuyên truyền doanh nghiệp mình cho nhiều khách hàng biết.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng không giống như các

doanh nghiệp công nghiệp là các doanh nghiệp này có thé đưa sản phẩm của

mình ra thị trường cho khách hàng chọn mua Ngược lại, họ cin phải dựa vào

danh tiếng của mình để khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản phẩm

Trang 33

cần thiết Giữa các doanh nghiệp xây dựng có sự cạnh tranh trực tiếp đó là sự

so sánh về danh tiếng,

Danh tiếng của doanh nghiệp có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dự án Do vậy, trước khi đấu thầu làm tốt công tác quảng cáo sẽ tăng thêm mức độ tin cậy của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp, từ đó nâng cao ty

lệ trúng thầu

1.3.1.5 Khả năng liên doanh, liên kết

Liên doanh, liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để

tạo ra sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, khả năng tài chính Đây lả

một trong những yếu tổ đánh giá khả năng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng với những dự án có quy mô lớn, những yêu cầu đôi khi vượt khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh tranh dau thu.

"Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnh tranh, vấn đề mỡ rộng

các quan hệ liên danh, liên kết dưới những hình thức thích hợp là giải pháp‘quan trọng và phù hợp Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thé đáp ứng,

một cách toàn diện c¡yeu cầu cnhững công trình có quy mô lớn và mức

độ phức tạp cao.

Liên danh, liên kết trong dự thầu xây dựng có nhiều hình thức Mỗi

hình thức có sự thuận lợi, phù hợp riêng cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ

cụ thể Song các hình thức trên đều được dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình

đẳng, cùng có lợi+ Liên kết

Liên kết có thể thực hiện theo chiều ngang tức là khả năng liên kết củadoanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành để đảm nhận các dự án lớn;

liên kết theo chiều đọc tức là liên kết của doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp sản xuất nguyên nhiên vật liệu hoặc trang thiết bị (nhờ đó làm giảm được giá thành xây dựng ở mức tối đa).

Trang 34

+ Liên danh tham gia dự thầu:

Là hình thức các nhà thầu liên kết với nhau thành một nhà thầu dé tham cdự thu, Năng lực của nhà thầu này là năng lực tổng hợp của tắt cả các nhà thầu độc lập Điều này sẽ tăng sức mạnh vẻ tài chính, nhân lực, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Tập đoàn xây dựng:

Là hình thức liên kết giữa các chủ thé kinh tế, thúc đẩy nâng cao trình.

độ tập trung vốn trong ngành xây dựng,

“Tập đoàn xây dựng có thể hoạt động trên tit cả các lĩnh vực xây dựng.

Với tiềm năng mạnh mẽ về kinh tế và kỹ thuật, tập đoàn xây dựng có vị tí và

khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng.

hur vậy, việc mở rộng hình thức liên danh liên kết là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong dau thầu của các doanh nghiệp xây dựng Liên kết kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển chuyên môn hoá một cách có hiệu quả, khai thác được thế mạnh, khắc phục mặt yếu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư,

1.3.1.6 Trình độ tổ chức lập ho sơ dự thaw

Kha năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu Một nhà thầu có thé bị loại ngay từ vòng đầu do hỗ sơ dự thầu không đảm bảo các yêu cầu của tổ chức mời thầu.

“Tổ chức lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải qua các bước nghiên cứu hỗ sơ

mời thầu (công việc này đòi hỏi phải tỷ mỷ, nghiêm túc, hiểu rõ đầy đủ nội dung và yêu cầu của hỗ sơ mời thầu); điều tra môi trường đầu thầu: điều tra môi trường đầu thầu; điều tra dự án đấu thầu; khảo sắt hiện trường xây dựng công trình; lập phương án thi công; xây dụng giá dự thầu

Điều tra môi trường dau thau, đó là việc điều tra các điều kiện thi công, tự nhiên, kính tế và xã hội của dự án, những điều kiện này ảnh hướng trực tiếp

Trang 35

tới phương án thi công và cuối cùng là giá thành công trình Điều tra đặc điểm

vi trí của hiện trường thi công như vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa chất,

giao thông vận tải, thông tin liên lạc; điều kiện cung ứng vật tư nguyên nhiên

vật liệu, giá cả, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ; điều kiện cung cấp thầu phụ chuyên nghiệp và lao động phổ thông: khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm Hàng loạt số liệu, thông tin cần điều tra xác định trong một thời gian ngắn nói lên kết quả tiêu thụ phụ thuộc vào tổ chức, trình độ chuyên môn, phương tiện của đội ngũ cán bộ lập hỗ sơ dự thầu.

+ Điều tra dự án đấu thầu đồi hỏi phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đầu thầu; mức độ phức tạp về kỹ thuật của công trình; yêu cầu tiến độ, thời hạn hoàn thành hạng mục và hoàn thành tổng thể công trình; nguồn vốn; phương thức thanh toán; uy tín, năng lực công tác của tổ chức giám sắt.

+ Lập phương án thi công công trình là khâu có ảnh hưởng quyết định

đến giá dự thâu.

+ Công tác xác định giá dự thầu là một khâu có nội dung phức tạp với những yêu cầu nghiêm ngặt phải tuân thủ, đây là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu Công việc này đôi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của

các bộ phận chuyên môn khác.

'Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là công việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian thường rất hạn chế Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng.

thấu hay không.

1.3.1.7, Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm

Trong đầu thầu nói chung và đầu thầu xây lắp nói iêng, yéu tổ về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm là rất quan trọng giúp cho nhà thầu trước hết

là đáp ứng được lu của Bên mời thầu về năng lực chuyên môn, năng

Trang 36

kinh nghiệm va hơn thé nữa là tạo ra lợi thé cạnh tranh từ các yếu tố đó Khi nhà thầu có một đội ngũ cán bộ mạnh về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thi công thì khả năng đáp cạnh tranh trong đấu thầu của nhà thầu là rit lớn Do có kinh nghiệm thi công nên khối lượng công việc, các yếu tổ thuận lợi, khó khăn, các yếu tổ có thé phát sinh đều được nhà thầu tính toán và cân nhắc kỹ càng, kết hợp với đội ngũ cán bộ có chuyên môn tốt thì khả năng thắng thầu của nhà thầu rit cao.

1.3.2, Nhóm nhân tố bên ngoài

1.3.2.1, Cơ chế chính sách của Nhà nước

Co chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, Tác động trực tiếp đến các van đẻ tín dụng, về chồng độc quyền; về thuế; các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ; bảo vệ môi trường các tác

động này có thé tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp.

Sự 6n định chính trị cũng la một nhân tố thuận lợi làm tăng khả năng cạnh tranh quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

Một trong những bộ phận của yếu tổ chính trị ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp Mức độ én định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Ngược lại, doanh

nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổicủa pháp luật, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2.2 Chủ đầu tue

Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến dự án trước pháp luật Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rit lớn tới

các doanh nghiệp tham gia xây dựng công trình.

Với chủ đầu tư có tỉnh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tạo nên việc cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó chọn ra nhà thầu trúng thầu là thoả đáng, chính xác, ngược lại dễ tạo nên sự quan

liêu trong đầu thầu.

Trang 37

1.3.2.3 Cơ quan tự vấn

Công tác tư vấn gồm các khâu: Tư vấn thiết kế; tư cắn đấu thầu; tư vấn giám sát Các khâu này có thé do một hoặc nhiều tổ chức tư vấn thực hiện

+ Tư vấn thiết kế là tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm thiết kế, xác định giá trị dự toán của công trình Khi hồ sơ thiết kế thiếu chính xác dẫn đến việc lập dự toán thiếu chính xác và từ đó dẫn đến khó khăn trong phê duyệt giá gói thầu công trình.

+ Tư vấn đấu thầu giúp chủ đầu tư Lim công tác đấu thầu bao gồm các công việc: Chuẩn bị các ti liệu pháp lý, soạn thảo hd sơ mời thầu, liếp nhận

và quản lý hd sơ dự thầu; giúp chủ đầu tư đánh giá so sánh và xếp hạng các hỗ sơ dự thầu, tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập

báo cáo xét thầu

'Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, đề xuất ý kiến chọn thầu ảnh hưởng rắt lớn đến khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt khi các nhà thầu có khả năng trúng thầu tương đương Do đó, kinh nghiệm, trình độ và sự công tm, khách quan của tư vẫn cóảnh hưởng rất lớn tới việc trúng thầu của

nhà thầu

+ Tư vấn giám sát thi công: Thực hiện việc theo đõi kế hoạch tiền độ của đơn vị nhận thầu; kiềm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công trình Đôn đốc đơn vị nhận thầu thực hiện toàn diện hợp đồng.

'Với chức năng, nhiệm vụ nặng né như trên, cơ quan tư vấn luôn đi sát

mọi hoạt động của nhà thầu trong quá trình thi công công trình Trong điều

kiện còn nhiều kẽ hở, bat cập về chính sách quản lý xây dựng cơ bản như hiện nay càng làm tăng vai trỏ ảnh hưởng của cơ quan tư vấn đối với nhà thầu.

1.3.2.4, Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố cóảnh hưởng trực tiếp nhất đổi với khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Số lượng cũng như khả năng cạnh

Trang 38

tranh của các đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trong các cuộc

đấu thầu Dé trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tit cả các đối thủ tham gia dự thầu Tức là phải đảm bảo được năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại với tất cả các đối thủ cạnh tranh tiém ẩn Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Trong cạnh tranh các bên sẽ bộc lộ tính chất và mức độ tranh đua

hoặc thủ thuật giảnh ưu thể trên thị trường.

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tổ như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự đa dạng hoá của các đối

thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đổi thủ tiềm ẩn mới.

Hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng trong nước phải cạnh tranh với các

đối thủ mạnh là các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm mục tiêu ting nguồn vốn, tranh thủ.

công nghệ tiên tiến, thâm nhập thị trường và kỹ năng quản lý Việc này, mộtmặt tạo ra sức phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác làmcho mức độ cạnh tranh giữaic doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, phần yếu

thé trước mặt thường nghiêng về các doanh nghiệp trong nước, làm giảm co

hội trúng thấu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước,1.3.2.5 Các nhà cùng cấp

Các nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Các tô chức cung.

ấp vật tư, thiết bị có ưu thé có thé gây áp lực với các khách hàng dé thu lợinhuận bằng cách tăng giá, giảm clt lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dich

vụ di kèm.

'Các yếu tổ làm tăng thé mạnh của người bán - nhà cung cấp như trường hợp số lượng người cung cấp ít; không có hàng thay thế khác và không có các nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt thì lúc này các.

Trang 39

doanh nghiệp mua hàng bị sức ép đáng kể từ nhà cung cấp làm ảnh hưởng đến kha năng cạnh tranh nếu không có phương án giải quyết tốt.

Gitta các nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diỄn ra các cuộc thương

lượng về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng Khả năng thương lượng về giá cả của các nhà cung cấp tuỳ thuộc vào mức lãi và chất lượng hàng hod

(hay dich vụ) mà ho dự định cung ứng cho doanh nghiệp.

Nha cung cấp có nhiều cách để tác động vào khả năng thu lợi nhuận

của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng những loại vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo đúng tiến độ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc gây ra sự khan hiểm giả tạo Các nhà cung cắp có thể

gây áp lực mạnh khi có những điều kiện sau:

+ Độc quyển cung cấp một loại vật tư thiết yếu cho doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp không phải là khách hang quan trọng của nhà cung cấp:+ Loại vật tư cung cấp yếu tổđầu vào quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc đến chất lượng sản

phẩm của doanh nghiệp,

‘Tuy nhiên, khi nhà cung cấp có nhiều điều kiện thuận lợi để gây áp lực

với doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp với quy mô lớn lại tìm cách để cải

thiện vị trí của mình bằng cách tác động đến một hay nhiều yếu 16 nói trên Doanh nghiệp có thể đe doạ hội nhập dọc bằng cách thâm nhập vào kinh.

doanh ngành hang nay như mua lại các cơ sở cung cấp hàng cho chính họ.

Đối với thị trường xây dựng, danh tiếng, sự đảm bảo của nlsung cấp

có ảnh hưởng rit lớn đến chủ đầu tư do có sự liên quan trực tiếp đến chất lượng công Ay, tạo được những mỗi quan hệ tốt với c nhà cung

nâng cao khả năng cạnh tranh trong đầu thầu nói riêng,

tăng thé mạnh của doanh nghiệp n‘hung,

Trang 40

Đối với một số dự án doanh nghiệp không đáp ứng đủ về vốn, phải tìm.

kiếm, huy động từ các nguồn khác, như vay ngắn hạn, dài hạn từ các tổ chức

tín dụng và ngân hàng Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với cộng đồng tài chính thi doanh nghiệp sẽ có nhiễu cơ hội kinh doanh, có thể tham gia dự thầu các dựán có quy mô lớn.

1.3.2.6 Đặc điểm của các gói thầu (dự án) xây lắp dân dụng trên địa ban thành phố Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về điện tích đô thị sau thành phố Hỗ Chí Minh và cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người Nằm giữa đồng bằng sông Hồng tra

phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính tri và tôn giáo ngay từnhững buổi đầu của lịch sử Việt Nam Sau đợt mở rộng địa giới hành chínhvào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.3447 km2, gồm một thị

xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành Song việc tăng dân số quá nhanh cùng

quá trình đô thị hóa thiểu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chí

nhiễm và giao thông nội 6 thường xuyên ùn tắc Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành

và huyện ngoại thành.

Do Hà Nội có những đặc điểm riêng biệt không giống như các thành pho khác nên việc thi công xây lắp trên địa bàn thành phố đỏi hỏi các nhà thầu xây lắp phải nghiên cứu kỹ lưỡng Hỗ sơ thầu và lập biện pháp thi công hợp lý mới

dự án Vi

có thé dim bảo được thời gia in độ cũng như chất lượng ct

thi công xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội đồi hỏi nhà thầu phải rất có kinh nghiệm thi công trong thành phd, các yếu tổ như: giải phóng mặt bing, diện tích mặt bằng thi công, tập kết vật liệu, vận chuyển vật liệu phế thải, thời gian thi công, số lượng nhân công, số lượng máy, chủng loại máy đều là

các yếu tố hết sức quan trọng đòi hỏi nhà thầu phải tính toán kỹ lưỡng Các

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. KẾt quả tham gia đầu thầu của một số Công ty xây lắp năm 2010 - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.3. KẾt quả tham gia đầu thầu của một số Công ty xây lắp năm 2010 (Trang 50)
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả tham gia đầu thầu của một số Cong ty xây lắp (2006 - 2010) - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả tham gia đầu thầu của một số Cong ty xây lắp (2006 - 2010) (Trang 54)
Bảng 2.5: Kết quả tham gia đầu thầu của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (2008 và 2009) - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.5 Kết quả tham gia đầu thầu của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (2008 và 2009) (Trang 62)
Bảng 2.6: Lực lượng lao động của Công ty Cổ Phần Sông Đà 12 - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.6 Lực lượng lao động của Công ty Cổ Phần Sông Đà 12 (Trang 63)
Bảng 2.8: Tổng doanh thu và - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.8 Tổng doanh thu và (Trang 68)
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất - Luận án thạc sĩ Kinh tế TNTN và môi trường: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp - áp dụng cho các gói thầu xây lắp dân dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN