1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế ( Combo Full Slides 5 Bài )

156 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế ( Combo Full Slides 5 Bài )
Tác giả Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng, Raj Bhala, Phạm Minh, Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào, Ray August
Trường học Đại Học Luật TPHCM
Chuyên ngành Luật Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tài liệu học tập
Năm xuất bản 2014
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu• Bài 1: Tổng quan về Luật thương mại Quốc tế • Bài 2: Các tổ chức liên chính phủ trong thương mại quốc tế • Bài 3: Hệ thống thương mại đa phương của WTO – GATT, GAT

Trang 1

LUẬT THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ

Trang 2

Nội dung nghiên cứu

Bài 1: Tổng quan về Luật thương mại Quốc tế

Bài 2: Các tổ chức liên chính phủ trong thương

mại quốc tế

Bài 3: Hệ thống thương mại đa phương của WTO

– GATT, GATS và TRIPs

Bài 4: Hợp đồng thương mại quốc tế

Bài 5: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương

mại quốc tế

Trang 3

Tài liệu học tập

Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

1 ĐHLTPHCM, NXB Hồng Đức – Hội LGVN 2014, Giáo trình Luật thương

mại quốc tế (Phần I và II)

2 Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng, NXB ĐHQG TPHCM 2012, Luật thương

mại quốc tế (tái bản lần I)

3 Raj Bhala, LexisNexis 2001, Luật thương mại quốc tế: Lý luận và Thực

tiễn (International Trade Law: Theory and Practice)

4 Phạm Minh, NXB Thống kê 2000, Luật thương mại quốc tế

5 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, NXB CAND 2004,

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trang 4

Tài liệu học tập

Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

1 Nguyễn Ngọc Lâm, NXB Hồng Đức 2014, Giải quyết tranh chấp Hợp

đồng thương mại quốc tế

2 Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào, NXB Đồng Nai 2000, Luật Kinh

doanh quốc tế

3 ĐHLTPHCM, NXB Lao động – Xã hội 2010, Giải quyết tranh chấp

thương mại WTO – Tóm tắt một số vụ kiện và phán quyết quan trọng của WTO

4 Ray August, NXB Pearson Education International 2004, International

Business Law: Text Cases and Readings

5 Sách, tài liệu khác…

Trang 5

Tài liệu học tập

• Điều ước quốc tế, văn bản pháp luật, tập quán quốc tế

1 Điều ước quốc tế

(i) Hiệp định chung của WTO về Thuế quan và thương mại (Thương mại hàng

hóa) – GATT 1994 (ii) Hiệp định chung của WTO về Thương mại dịch vụ - GATS 1994 (iii) Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT – TRIPs 1994 (iv) Các cam kết WTO của Việt Nam (trong từng lĩnh vực cụ thể)

(v) Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (vi) Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng

tài nước ngoài (vii) Các điều ước quốc tế về vận tải quốc tế (vận tải đường biển, đường hàng

không, đa phương thức…) (viii) Các hiệp định song phương về hợp tác thương mại và đầu tư…

Trang 6

Tài liệu học tập

• Điều ước quốc tế, văn bản pháp luật, tập quán quốc tế

1 Pháp luật Việt Nam

(i) Bộ luật dân sự 2005 (ii) Bộ luật hàng hải 2005 (iii) Luật thương mại 2005 (iv) Các văn bản pháp luật khác có liên quan và văn bản hướng dẫn thi

hành

2 Tập quán quốc tế

INCOTERMS 2010, UCP 600, URC 522…

Trang 7

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

• Khái niệm Luật thương

Trang 8

Khái niệm Luật thương mại quốc

tế

Thuật ngữ Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế có thể được hiểu: (i) là hệ thống các

chính sách và thiết chế thương mại điều chỉnh các hoạt động hợp tác, liên kết và phát triển thương mại giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế; và (ii) là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ (xuyên biên giới) giữa các thương nhân có quốc

tịch khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau

• Phân biệt một số thuật ngữ có liên quan:

• Pháp luật quốc tế về thương mại

• Kinh doanh quốc tế

• Kinh tế quốc tế

• Mậu dịch quốc tế

Trang 9

Khái niệm Luật thương mại quốc

tế

Định nghĩa Luật thương mại quốc tế

• Luật thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được ban hành hoặc thừa nhận

nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế

• Luật thương mại quốc tế bao gồm 2 hệ thống: pháp luật (nội địa) quốc gia và pháp luật quốc tế (ĐƯQT và TQQT)

Vai trò của Luật thương mại quốc tế

• Đối với hệ thống thương mại quốc gia

• Đối với hệ thống thương mại quốc tế

• Đối với nền kinh tế thế giới

Trang 10

Chủ thể của Luật thương mại quốc

tế

Khái niệm chủ thể của Luật thương

mại quốc tế

• Là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

thương mại quốc tế

• Bao gồm nhiều nhóm chủ thể khác nhau

Các nhóm chủ thể của Luật thương

mại quốc tế

• Quốc gia và vùng lãnh thổ

• Tổ chức thương mại quốc tế (GO – NGO)

• Thương nhân (thể nhân, pháp nhân)

Trang 11

Các nguyên tắc cơ bản của Luật

thương mại quốc tế

Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế

• Thế nào là nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế?

• Ý nghĩa, vai trò của các nguyên tắc cơ bản?

Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế

• Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại

• Nguyên tắc có đi có lại

Trang 12

Nguồn của Luật thương mại

quốc tế

• Khái niệm về nguồn của Luật thương mại quốc tế

• Nguồn luật?

• Nguồn của luật thương mại quốc tế?

• Nội dung các nhóm nguồn của Luật thương mại quốc tế

• Điều ước quốc tế

• Pháp luật quốc gia

• Tập quán (thương mại) quốc tế

• Nguồn khác (cases?, legal theories? Doctrines? )

Trang 13

BÀI 2

TỔ CHỨC LIÊN CHÍNH PHỦ TRONG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Khái niệm về các tổ chức thương mại quốc tế

Là những tổ chức được thành lập bởi các chính phủ (đại diện

cho các quốc gia), dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế phù

hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực kinh tế thương mại

Vai trò của các Tổ chức thương mại quốc tế?

 Thiết lập khung pháp lý làm cơ sở cho sự vận hành và phát

triển của hệ thống thương mại quốc tế

 Thiết lập các mối liên kết kinh tế - thương mại giữa các quốc

gia thành viên

 Đóng vai trò trung gian, điều phối hoạt động thương mại quốc

tế trên phạm vi rộng (toàn cầu hoặc khu vực)

 Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Trang 14

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng

Liên hợp quốc _ UN

• UN là Tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới và có tầm ảnh hưởng bao trùm lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế

• UN thực hiện chức năng của mình trong lĩnh vực kinh tế -

thương mại thông qua một số cơ quan chuyên môn của mình, bao gồm:

(i) Hội đồng kinh tế - xã hội (Economic and Social Council) và các

tổ chức chuyên môn

(ii)Đại hội đồng UN (National Assembly) – cụ thể và chủ yếu là

thông qua hai cơ quan chuyên trách là Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển – UNCTAD (thành lập năm 1964) và Ủy ban Luật thương mại quốc tế của LHQ – UNCITRAL (thành lập năm 1966)

(iii) Tòa án quốc tế (ICJ)

Trang 15

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng

Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF

• Được thành lập theo tinh thần Hiệp ước được ký kết tại Hội nghị Brenton Wood (Hoa Kỳ) năm 1944

• Là một trong 3 trụ cột của trật tự kinh tế quốc tế mới

• Cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn trong cán cân thanh toán, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, thiết lập cơ chế tư vấn và trao đổi để giải quyết khó khăn và tạo điều kiện mở rộng và cân đối sự tăng trưởng của thương mại quốc tế

Trang 16

Một số Tổ chức thương mại quốc tế

quan trọng

Ngân hàng thế giới – WB

• Được thành lập theo tinh thần Hiệp ước được ký kết tại Hội nghị Brenton Wood (Hoa Kỳ) năm 1944 (cùng với IMF)

• Là một trong 3 trụ cột của trật tự kinh tế quốc tế mới

• Cung cấp các khoản vay và hỗ trợ kỹ thuật cho những

dự án cụ thể cấp quốc gia, duy trì cân bằng thanh toán quốc tế bằng cách khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng trợ giúp tái thiết và phát triển kinh tế

Trang 17

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan trọng

– WTO

Lịch sử hình thành và phát triển của WTO

• Năm 1944, Hệ thống Bretton Woods được thành lập với kết cấu có ba trụ cột cơ bản là Ngân hàng Thế giới ( WB ), Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF ) và ITO với tính cách là một Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc.

• GATT 1947: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Hiệp định GATT 1947), có hiệu lực từ tháng 1-1948

• Thất bại của ITO: văn kiện pháp lý về tổ chức của ITO-Hiến

chương La Havana được thông qua tại Hội nghị Liên Hợp

quốc về thương mại và sử dụng lao động tổ chức tại La

Havana năm 1948, nhưng do một số nước lớn (Hoa Kỳ) không phê chuẩn Hiến chương La Havana, nên ITO không thể trở thành hiện thực

Trang 18

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng – WTO

• Lịch sử hình thành và phát triển của WTO

• Qua 8 vòng đàm phán gay go và quyết liệt, ngày 15/4/1994,

đa số các Bộ trưởng của 123 nước gia đàm phán đã ký Văn kiện cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay tại cuộc họp

diễn ra ở Marrakesh (Marốc), thống nhất mục tiêu chung

của tất cả các quốc gia là nhằm tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu

nhập trên toàn thế giới và thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

• Ngày 01/01/1995, WTO chính thức ra đời

Trang 19

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

• 04/12/2014: 160 thành viên (thành viên mới nhất là Yemen)

• Vòng đàm phán Doha (từ 11/2001 – dự kiến kết thúc 7/2004, nhưng không thể kết thúc vì còn nhiều nội dung đàm phán chưa đat được

sự thống nhất giữa các thành viên, sau đó Doha kết thúc trong thất bại vào ngày 31/12/2011)

• Một số thách thức đối với WTO trong bối cảnh hiện nay

Trang 20

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng – WTO

• Nâng cao mức sống và thu nhập, bảo đảm việc làm đầy đủ cho nhân dân của mọi quốc gia

• Mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu

• Sử dụng tối ưu các nguồn lực, tài nguyên của thế giới phù hợp với trình độ phát triển của các quốc gia, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Trang 21

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng – WTO

Chức năng và vai trò của WTO

• Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại

đa phương và hiệp định thương mại đa biên

• Giám sát, tạo điều kiện, hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của mình

• Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa

phương

• Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích các hiệp định thương mại của WTO

• Kiểm điểm, rà soát các chính sách thương mại của các quốc gia thành viên

• Hợp tác với các thiết chế kinh tế quốc tế khác (IMF và WB)

Trang 22

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan trọng

– WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO

Hội nghị Bộ trưởng: là cơ quan lãnh đạo và có quyền

lực cao nhất của WTO, họp ít nhất 2 năm 1 lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong khuôn khổ tất cả các hiệp định đa phương và đa biên của WTO, tuân theo nguyên tắc đồng thuận (consensus)

Trang 23

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng – WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO

Đại hội đồng WTO: là cơ quan ra quyết định cao nhất

của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên,

Đại Hội đồng bao gồm đại diện (cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước

thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân

danh Hội nghị bộ trưởng đối với tất cả các công việc của WTO

Đại hội đồng WTO đồng thời cũng là Hội đồng giải quyết tranh chấp (DSB – Dispute Settlement Body) và Hội đồng rà soát chính sách thương mại (TPRB – Trade Policy

Review Body)

Đại hội đồng WTO thông qua các quyết định theo nguyên tắc đồng thuận, ngoại trừ trường hợp giải quyết tranh chấp

Trang 24

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan

trọng – WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO

• Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các Hiệp

định thương mai:

• Hội đồng GATT

• Hội đồng GATS

• Hội đồng TRIPs

• Các ủy ban, nhóm công tác

• Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO

Trang 25

Một số Tổ chức thương mại quốc tế

quan trọng – WTO

Các hiệp định chủ yếu của WTO

• Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)  

• Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)  

• Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)  

• Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)  

• Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)  

• Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)  

• Hiệp định về Chống bán Phá giá  

• Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp

Trang 26

Một số Tổ chức thương mại quốc tế

• Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)  

• Hiệp định về Định giá Hải quan   

• Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển   

• Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)  

• Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp

Trang 27

Một số Tổ chức thương mại quốc tế quan trọng – Các liên minh kinh tế khu vực

Khái niệm về Liên minh kinh tế khu vực

• Thế nào là liên minh kinh tế khu vực? – là các liên kết về kinh tế

- thương mại được thiết lập giữa một nhóm quốc gia có cùng các điều kiện về địa lý, tự nhiên… nhằm xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực

• Vai trò của các liên minh kinh tế khu vực? – tạo liên kết kinh tế hiệu quả giữa các quốc gia, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, nhưng cũng làm trật tự thương mại quốc tế trở nên phức tạp hơn

Các loại hình liên minh kinh tế khu vực

• Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

• Liên minh hải quan

Trang 28

BÀI 3 – PHẦN 1 WTO – KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA (GATT 1994)

• Khái quát về Thương mại hàng hóa

• Nội dung cơ bản của GATT 1994

• Các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994

• Thuế quan và vấn đề cắt giảm thuế quan

• Một số định chế pháp lý cơ bản liên quan đến

Thương mại hàng hóa (Trợ cấp chính phủ và biện pháp đối kháng; Bán phá giá và chống bán phá

giá; Tự vệ thương mại)

Trang 29

Khái quát về Thương mại hàng

hóa

Khái niệm thương mại hàng hóa

• Là hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm là hàng hóa hữu hình trong thương mại quốc tế

• Thực hiện chủ yếu thông qua con đường xuất nhập khẩu

• Có tính truyền thống

• Lưu lượng hàng hóa trao đổi mậu dịch lớn

• Đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia

Trang 30

Khái quát về Thương mại hàng

• Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)  

• Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)  

• Hiệp định về Chống bán Phá giá  

• Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp

Trang 31

Khái quát về Thương mại hàng

Trang 32

GATT 1994

• Là kết quả tích cực (thành tựu) của

vòng đàm phán Uruguay

• Kế thừa hầu hết các quy định của GATT

1947, với những bổ sung, sửa đổi phù hợp

• Cùng với GATS và TRIPs, tạo nên 3 trụ cột pháp lý chính của WTO

Trang 33

GATT 1994

Nội dung chính của GATT 1994

• Đề ra các nguyên tắc không phân biệt đối xử: tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia (Điều 1, 3, 14);

• Đàm phán, sửa đổi, rút bỏ các ưu đãi (Điều 2, 27, 28);

• Các ngoại lệ Điều (20, 21);

• Quy định về thuế chống phá giá và thuế đối kháng (Điều 6), xác định trị giá hải quan (Điều 7), xuất xứ (Điều 9), hạn chế định lượng (Điều 11, 13), tự vệ (Điều

12, 19), trợ cấp (Điều 16), doanh nghiệp thương mại nhà nước (Điều 17);

• Ưu đãi dành cho các nước kém phát triển (Điều 36-38), được đưa vào nội

dung của GATT từ năm 1964.

Trang 34

GATT 1994

Các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994

Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

• Khái niệm:

• Cơ sở pháp lý: Điều 1 – GATT

Nội dung: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào

nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm

có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác

ngay lập tức và một cách không điều kiện”

Trang 35

GATT 1994

Các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994

Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

• Ngoại lệ: Thỏa thuận tự do mậu dịch (Điều 24 – GATT), ưu đãi dành cho các nước đang phát triển (Phần IV – GATT), chống hành vi thương mại không lành mạnh (Điều 6 – GATT), bảo vệ an ninh quốc gia (Điều 21 – GATT), ưu đãi cho các nước có chung

đường biên giới (Phụ lục E và F)

Trang 36

GATT 1994

Các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)

• Khái niệm

• Cơ sở pháp lý: Điều 3 – GATT

• Nội dung

Trang 37

GATT 1994

Các nguyên tắc cơ bản của

GATT 1994

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)

• Ngoại lệ: mất cân đối cán cân

thanh toán (Điều 12 và Điều 18b – GATT), trợ cấp chính phủ ở quốc gia đang phát triển (Điều 18c – GATT), bảo hộ ngành sản xuất nội địa (Điều 19 – GATT), lý do sức khỏe và vệ sinh (Điều 20 – GATT),

lý do an ninh quốc gia (Điều 21 – GATT)

Trang 38

THUẾ QUAN VÀ VẤN ĐỀ CẮT GIẢM THUẾ

QUAN

Khái niệm thuế quan

• Là thuế đánh trên hàng hóa khi thông quan/qua lại cửa khẩu biên giới giữa các quốc gia

• Thuế quan = thuế hải quan (do cơ quan hải quan thu)

Vấn đề cắt giảm thuế quan

• Là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của GATT

• Quốc gia thành viên của GATT/WTO đều phải chịu sự ràng buộc bởi Bản cam kết về lịch trình nhượng bộ thuế quan (Biểu nhân nhượng thuế quan)

• Biểu nhân nhượng thuế quan chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung khi có sự chấp thuận của quốc gia thành viên khác trên cơ sở:

• Thông qua tái đàm phán với các thành viên khác

• Thông qua quá trình đàm phán tại các vòng đàm phán thương mại mới trong khuôn khổ WTO

• Miễn trừ

Trang 39

TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ

Khái niệm

• Là khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt của chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước nhằm đạt đến một hoặc một số mục tiêu kinh tế hoặc xã hội nhất định

• Hình thức: chuyển khoản trực tiếp hoặc chuyển vốn hoặc nhận nợ

• Dấu hiệu nhận biết: (i) khoản đóng góp tài chính là của chính phủ hoặc cơ quan công quyền và (ii) mang lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp được trợ cấp

• Tác động của trợ cấp chính phủ:

• Phá vỡ/bóp méo môi trường cạnh tranh tự nhiên và bình đẳng

• Vô hiệu hóa ảnh hưởng của chính sách tự do hóa mậu dịch

Trang 40

• Hỗ trợ tài chính cụ thể và đặc thù của chính phủ dành cho doanh nghiệp nội địa

Ngày đăng: 13/05/2024, 19:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-  Công  ước  Brussels  1924:  100  bảng Anh/kiện  hàng,  không  xác  định đơn vị “kiện hàng” - Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế ( Combo Full Slides 5 Bài )
ng ước Brussels 1924: 100 bảng Anh/kiện hàng, không xác định đơn vị “kiện hàng” (Trang 113)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN