1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp - đề tài - HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU MẪU TẠI CÔNG TY TAEKWANG VINA

39 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Bộ phận PMM trong phòng tạo mẫu là nơi quản lý nguyên vật liệu cho các giai đoạnphát triển giày mẫu.Phòng kỹ thuật: kết hợp với các phân xưởng sản xuất pha chế hóa chất đảm bảo chất lượn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHOA QUẢN TRỊ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU MẪU

TẠI CÔNG TY TAEKWANG VINA

CBHD: Công ty Taekwang Vina

LỚP: 12DQT2LT3

Biên hòa, ngày….tháng….năm…

Trang 2

Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn tới các anh-chị cán bộ công nhân viên của công tyTaekwang Vina đã tạo cơ hội và giúp cho em hiểu rõ hơn về công việc thực tế tại nơi em thựctập (PCC-Production Creat Center), tạo cho em cơ hội được học hỏi và hiểu biết rõ hơn vềchuyên ngành của mình Dù đã có nhiều cố gắng bổ sung, chỉnh sửa, bài báo cáo không hẵnkhông có sai sót Em rất mong được sự nhận xét và góp ý của quý thầy cô cùng quý công ty để

em có thể sữa chữa và bổ sung thêm những gì em còn thiếu sót, rút ra được kinh ngiệm, bàihọc bổ ích cho mình trước khi ra trường và làm việc tại công ty sau này

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, đồng thời kính chúc các anh chị cán bộ côngnhân viên trong công ty một sức khỏe dồi dào và công tác tốt

Em xin cảm ơn!

Sàn Văn Hưng

Trang 3

Lời Mở Đầu

Ngày nay trong xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa về kinh tế , chất lượng sản phẩm hànghóa , mẫu mã có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức lớn đối vớiquốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sốngngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thời trang ngày càng gia tăng Giày dépluôn được đi theo cùng

Trong quá trình hội nhập, thị trường thế giới đã không ngừng mở rộng và trở nên tự do hơn.Đồng thời với quá trình đó là sự hình thành các quy tắc , trật tự mới trong thương mại quốc tế.Khi các hàng rào thuế quan dần được tháo gỡ thì những khó khăn trên hàng rào kỹ thuật lạixuất hiện Muốn vượt qua hàng rào đó, sản phẩm phải thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng vàcác bên liên quan Cụ thể xác định và lựa chọn các nhà cung cập chủ yếu, xây dựng mối quan

hệ với nhà cung cấp qua việc cân bằng các lợi ích ngắn hạn với sự quan tâm dài hạn, đánh giánhà cung cấp Nguyên phụ liệu là cái đầu tiên, cốt lõi nhất mà nhà sản xuất cần quan tâm.Nền kinh tế Việt Nam có những biến đổi sâu sắc Việt Nam đã ra nhập ASEAN, APEC vàWTO Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải trang bị cho mình những yếu tố quan trọng cầnthiết để cạnh tranh và hòa nhập vào thị trường.muốn cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường quốc

tế và trong nước, muốn thõa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như đạt lợi nhuận cao Cầnthiết lập hệ thống quản lý có hiệu quả, mẫu mã đẹp và chắc chắn

Trang 4

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề

Với xu thế xã hội phát triển thì ngành công nghệ giày cũng là một trong những ngành pháttriển để phục vụ cho xu thế của xã hội Nó góp phần thúc đẩy cho sự phát triển nền kinh tế đấtnước, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu không những trong nước mà còn nhiều hơn nữa ở cácnước bạn, nhằm mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, nâng cao thu nhập vàphúc lợi cho xã hội

Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Có sựquản lý của nhà nước cùng với đường lối mở rộng và hội nhập vào thị trường thế giới đòi hỏicác doanh nghiệp nói chung và ngành giày da nói riêng phải cạnh tranh gay gắt với nhau đểđứng vững trên thị trường

Công ty Taekwang Vina là công ty chuyên sản xuất giày thương hiệu NIKE xuất khẩu, ngoàicác phân xưởng lớn chuyên sản xuất hàng số lượng lớn, còn có những khoa chuyên phát triểngiày mẫu, gọi là Trung tâm sáng tạo sản phẩm (Product Creation Center – PCC) Trong đó córất nhiều bộ phận cùng làm việc với nhau như quản lý dự án (Project Manager – PM), quản lýnguyên vật liệu (Project Material Management – PMM), quy trình giày (Process Flow Chart –PFC)…Bài báo cáo của em được xây dựng sau khi em kết thúc chương trình thực tập 4 tháng ở

bộ phận PMM, là bộ phận đặt mua và kiểm soát nguyên vật liệu cho PCC

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động đặt mua nguyên vật liệu cho giai đoạn phát triểngiày mẫu, hoạt động kho Sample, môi trường hoạt động của công ty Nhận xét về những mặttích cực và góp ý những mặt hạn chế trong quá trình thu mua, sử dụng và xử lý hàng dư cũngnhư hàng sai hỏng cho công ty Thực tế tại công ty, học hỏi và thu thập kiến thức về cho cánhân mình cũng như chia sẻ đến các bạn có quan tâm về lĩnh vực này

Trang 5

Dựa trên thông tin từ phía nhà cung cấp và khách hàng (Nike), xây dựng kế hoạch mua hàng

và tồn kho hợp lý, quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

PHẦN 2: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI BỘ PHẬN PMM

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY

I.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tếquốc dân Do đó Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam phát triển kinh tế Trong đó Đồng Nai là một trong những tỉnh được các nhà đầu tư nướcngoài quan tâm nhất Với luận chứng kinh tế sản xuất giày thể thao phục vụ cho xuất khẩu,Công ty TAE KWANG VINA một trong những công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam sớmnhất trong thời kỳ chính sách mở cửa nền kinh tế

Căn cứ vào luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 06 năm 1990 và ngày 23 tháng 12 năm 1992.Căn cứvào nghị định 39/CP ngày 09 tháng 06 năm 1993, với giấy phép đầu tư số: 910/CP vào ngày

13 tháng 07 năm 1994 của uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cho phép thành lập công ty

có tên gọi là : công ty TNHH TAE KWANG VINA Tên giao dịch là TAE KWANG VINAINDUSTRIAL CO.,LTD trụ sở chính đặt tại : Số 8, Đường 9A, Khu Công Nghiệp Biên Hòa

II, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Vốn đầu tư: 100% của nước ngoài Sản xuất 100% giành cho xuất khẩu

Trang 6

Tổng số vốn đầu tư ban đầu của công ty là: 65 triệu USD

Vốn pháp định của công ty là: 18.5 triệu USD

Vốn kinh doanh hiện nay là: 45 triệu USD Trong đó:

- Vốn cố định: 22 triệu USD

- Vốn lưu động: 23 triệu USD

Với thời gian hoạt động của công ty là 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất giày thể thao cao cấp (thương hiệu NIKE) và các bộ phậncủa giày, sản xuất khuôn đúc và các thành phần của khuôn để sản xuất giày thể thao

Tất cả máy móc, trang thiết bị của quy trình sản xuất đều nhập từ nước ngoài, đa số là từ HànQuốc và Nhật Bản Đồng thời với đội ngũ công nhân kỹ thuật đào tạo từ nước ngoài Do đócông ty có lợi thế rất mạnh trong quá trình sản xuất Khi có quyết định thành lập công ty bắtđầu xây dựng cơ bản gồm: văn phòng, nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ vào hoạt độngsản xuất ngày 01 tháng 06 năm 1995

Công ty TAE KWANG VINA là một công ty sản xuất giày thể thao nhãn hiệu NIKE chấtlượng hàng đầu thế giới với nhu cầu ngày càng tăng Với uy tín sẵn có của mình và khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã được nhiều khách hàng trên thế giới ưachuộng và tin dùng Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hơn 30 quốc gia trên thế giớinhư : Mỹ, Anh, Nhât Bản, Úc, Pháp, Italia, Hồng Kông…Công ty Taekwang Vina trở thànhđối tác quan trọng bậc nhất của NIKE trong hệ thống 36 nhà máy sản xuất giày NIKE trên toànthế giới

Hầu hết các thị trường đã nêu trên là những thị trường ổn định nhất Do đó để giữ vững thịtrường và tạo ra thị trường mới, công ty luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa măt hàng, để bắtkịp thị hiếu nhu cầu của từng khu vực, luôn luôn áp dụng và nâng cao trình độ khoa học kỹthuật vào sản xuất, nhằm tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời yêu cầu của kháchhàng

Trước đây, Taekwang Vina chỉ chuyên sản xuất đại trà, tất cả những đơn hàng có được từ phíaNIKE đều do công ty mẹ Taekwang Korea (viết tắt là T2) chuyền đơn về Bắt đầu từ năm

Trang 7

2009, nhà máy Taekwang Vina đã xây dựng và đưa vào hoạt động tòa nhà (khoa) PCC chuyênnghiên cứu, phát triển giày mẫu dựa trên thiết kế và ý tưởng, yêu cầu của NIKE

I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- Ngày 30/04/1994 nhận giấy chứng nhận giấy phép đầu tư số: 910/GP, là nhà thầu đầutiên của NIKE tại Việt Nam

- Ngày 30/04/1995: Hoàn thành lắp đặt thiết bị

- Ngày 28/06/1995: Xuất lô hàng giày NIKE đầu tiên (5.004 đôi)

- Ngày 15/07/1995: Sản xuất sản phẩm giày NIKE đầu tiên tại Việt Nam

- Ngày 31/10/1996: Đưa 10 chuyền chế tạo vào hoạt động

- Tháng 11/1998: Đạt chứng nhận theo hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 &

14001 (Quản Lý Chất Lượng Và Môi Trường)

- Ngày 01/10/2001: Thiết lập hệ thống ERP

- Ngày 15/03/2002: Hoàn tất xây dựng xưởng NOS

- Tháng 10/2002: Vận hành chuyền NOS mẫu đầu tiên tại công ty

- Tháng 12/2003: Vận hành 8 chuyền NOS mẫu tại công ty và cho đến nay, ngay tại phânxưởng chính, chúng ta đã được NIKE công nhận 8 chuyền NOS

- Ngày 15/05/2008: Tae Kwang Vina được NIKE công nhận 100% thực hiện NOS

- Tháng 6/2009: Đưa tòa nhà PCC vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt mới về lĩnh vựckhai phá và khả năng cạnh tranh đơn hàng của nhà máy

I.1.2 Thành quả đạt được

Về con người:

- Đảm bảo tốt chế độ, chính sách cho người lao động

- Nâng cao kỹ năng cho các quản lý thông qua các khóa học huấn luyện NOS và hệ thốngLEAN Chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người lao động Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khámbệnh nghề nghiệp

- Nâng cao nhận thức của người lao động thông qua việc tổ chức lớp học BTVH miễn phívào buổi tối, huấn luyện về Môi trường – An toàn – Sức khỏe hàng năm, cập nhật kịp thời cácthông tin sức khỏe, văn hóa, xã hội qua hệ thống phát thanh nội bộ, mail…v.v

- Thúc đẩy động cơ học tập của CBNV thông qua việc tổ chức các kỳ thi ngoại ngữ theođịnh kỳ

Trang 8

- Tổ chức các cuộc thi về chất lượng mang tên “sạch – chắc – thẳng” để nâng cao ý thứctrách nhiệm của mỗi người công nhân và quản lý về vấn đề bảo đảm chất lượng đầu vào – đầura…

Môi trường làm việc:

- Tăng cường hệ thống thông gió trong nhà xưởng, cải tạo lại hệ thống nhà xưởng để đảm

bảo tuân thủ tốt các tiêu chuẩn của luật về: nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi…

- Che chắn máy móc, thiết bị, đảm bảo cho người lao động

- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất gốc dầu

- Quản lý tốt hệ thống rác-nước thải trong công ty

- Cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ăn

Thời gian làm việc:

- Tiêu chuẩn: 8h/ ngày; 6ngày/ tuần; 48h/ tuần

- Giới hạn tăng ca: 300h/ năm; 4h/ ngày; 12h/ tuần

- Làm việc 1 ca: Assembly, Stockfit, Stitching, Material, Kho, Văn phòng (50%)

- Làm việc 2 ca: Cắt, Thêu, Prefit stith, Cup insole, TPR (35%)

- Làm việc 3 ca: PU, O/S press (ép đế), Roll/ Mix, Phylon, Molding (khuôn) (15%).Chiến lược và cam kết:

- Trở thành đối tác tầm cỡ thế giới thông qua cải tiến công nghệ và những nguyên tắcLean

- Đóng góp cho sự phát triển ổn định của tập đoàn Taekwang bằng việc tạo ra giá trị caonhất cho khách hàng

- Đóng góp sự phát triển và thịnh vượng của địa phương

- Chăm sóc phúc lợi và ổn định cuộc sống cho mọi cán bộ công nhân viên

- Phương châm chất lượng của công ty chính là “sạch – chắc – thẳng”

I.2 - BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCSẢN XUẤT

PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCHÀNH CHÁNH

Trang 9

Bộ phận lãnh đạo: gồm 4 người trong đó có một chủ tịch hội đồng quản trị, một giám đốc, haiphó giám đốc.

Giám đốc: là người lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, chỉ đạo và điều hành các lĩnh vực hoạtđộng của công ty Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty

Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành các công việc đãđược phân công, đề ra những biện pháp tích cực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinhdoanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ đã được giao

Các phòng ban: thực hiện các chức năng quản lý của công ty

Kế toán trưởng: là người cho giám đốc biết về chế độ chính sách – kế toán, soạn thảo các vănbản có liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng, thiết lập kế hoạch tài chính, phântích hoạt động tài chính

Phòng kinh doanh – tài vụ: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, nghiên cứu thựctrạng, tiềm năng triển vọng của các ngành kinh tế có liên quan, thu thập và xử lý các thông tinkinh tế về nhu cầu hàng hóa, lập kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty, tham gia đàm phán, kýkết hợp đồng kinh tế, thu thập và nghiên cứu chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đếnhoạt động kinh doanh của toàn công ty

Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý giờ công Thực hiện chức năng tuyển dụng xây dựng cácchỉ tiêu về lao động, tổ chức sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý của công ty, xây dựng chế độ côngtác, lập kế hoạch đề bạt nâng lương, chính sách khen thưởng, giải quyết chế độ bảo hiểm xãhội, kỷ luật và xây dựng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

Trang 10

Phòng tạo mẫu: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sảnphẩm Bộ phận PMM trong phòng tạo mẫu là nơi quản lý nguyên vật liệu cho các giai đoạnphát triển giày mẫu.

Phòng kỹ thuật: kết hợp với các phân xưởng sản xuất pha chế hóa chất đảm bảo chất lượngđúng quy cách

Phòng nguyên vật liệu: quản lý mọi hoạt động về vật liệu sản xuất của công ty

Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập nguyên vật liệu để sản xuất và xuấtkhẩu hàng thành phẩm

Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm và thành phẩm vậtliệu để sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU NIKE

II.1 Lịch sử

Thành lập năm 1965 bởi Phil Knight và Bowerman tại BEVERTON, Mỹ với cái tênban đầu là công ty Blue Ribbon Sports Họ tin rằng giày xuất khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc vớigiá rẻ và công nghệ cao có thể chiếm lĩnh được thị trường giày thể thao ở Mỹ và các nước châuÂu

Năm 1971, NIKE logo, the Swoosh, được thiết kế bởi Carolyn Davidsion trong mộtcuộc thi sáng tạo biểu tượng NIKE với giá 35$ Cũng trong cuộc thi này, cái tên NIKE đượcđặt ra bởi một nhân viên khác tên Jeff Johnson, cũng là nhân viên toàn thời gian đầu tiên củaNIKE kể từ năm 1965 Biểu tượng Swoosh của NIKE trở thành 1 trong 5 biểu tượng phổ biếnnhất trên thế giới, lấy ý tưởng tượng trưng cho đôi cánh của Nữ thần Chiến thắng trong thầnthoại Hy Lạp, được NIKE chính thức đăng ký bản quyền năm 1995

Năm 1972, lần đâu tiên giày thương hiệu NIKE được giới thiệu ở Thế vận hội USA, tạiEugene Năm 1974 sau đó, giày chạy bộ mang thương hiệu NIKE bán chạy nhất trong nước.Năm 1973, NIKE tìm kiếm đối tác ở khu vực châu Á, mà tập đoàn Taekwang là một trongnhững đối tác hàng đầu của NIKE, cho đến tận bây giờ Năm 1995, cột mốc quan trong củaTaekwang Vina, được thành lập và hợp tác lâu dài với NIKE

II.2 Phương châm hoạt động

Trang 11

Những phương châm của NIKE, được lấy cảm hứng từ phong cách làm việc củaBowerman, đã trở thành văn hóa của NIKE sau này:

 Phương châm 1: Nhu cầu cải tiến tự nhiên

 Phương châm 2: Nike là một công ty

 Phương châm 3: Nike là một thương hiệu

 Phương châm 4: Đơn giản hóa và tiến hành

 Phương châm 5: Người tiêu dùng quyết định

 Phương châm 6: Hãy nhìn xung quanh

 Phương châm 7: Cải tiến ngay

 Phương châm 8: Lựa chọn điều đúng đắn

 Phương châm 9: Làm chủ những điều cơ bản

 Phương châm 10: Chúng ta luôn ở thế chủ động

 Phương châm 11: Hãy nhớ đến con người

Các nhà máy thuộc tập đoàn Taekwang, đang hợp tác với NIKE bao gồm QT (Qingdao,China), VT (Taekwang Vina, Việt Nam), VM (Taekwang Mộc Bài, Việt Nam), TT(Indonesia)

Trang 12

Các nhà máy hợp tác với NIKE thuộc tập đoàn Taekwang

CHƯƠNG II: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM PMM

II.1 HOẠT ĐỘNG CỦA PMM

II.1.1 Giới thiệu về nhóm PMM

Quá trình hình thành: Bộ phận PMM được thành lập cùng thời gian với tòa nhà tạomẫu, có nhiệm vụ kiểm soát nguyên vật liệu cho giai đoạn phát triển mẫu, đồng thời hỗ trợ sảnxuất về mảng nguyên vật liệu

Trang 13

Bộ phận PMM được chia làm 2 nhóm nhỏ: nhóm PMC (Project Material Control) vànhóm Ordering (đặt hàng).

II.1.2 Các giai đoạn phát triển giày mẫu ở Taekwang Vina

Các giai đoạn phát triển giày mẫu của NIKE được chia theo bốn mùa trong một năm:SPRING (SP), SUMER (SU), FALL (FA) và HOLIDAY (HO) và các giai đoạn trong mỗi mùanhư bên dưới:

o CAM: Category Aligment Meeting

o CAF: Category Assortment Finalization

o GTM: Go To Market

o RFC: Ready for Commercialization

o PROD CFM: Production Confirm

Trong đó, giai đoạn RFC là giai đoạn chuẩn bị cho hàng sản xuất đại trà (massproduction), vật liệu được đặt và quản lý bởi nhóm vật liệu sản xuất, tách biệt với nhóm PMM

Ở bốn giai đoạn còn lại, PMM đặt vật liệu bắt đầu từ mùa CAM và kết thúc ở mùa PRODCFM Trong cùng một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2,5 đến 3 tháng liên tục), NIKE sẽ

Trang 14

đổ BOM cho 4 giai đoạn của 4 mùa chồng lên nhau, ví dụ: HO14 PROD CFM, SP15 GTM,SU15 CAF và FA15 CAM sẽ được chạy từ tháng 1 đến tháng 3/2014, và SP15 PROD CFM,SU15 GTM, FA15 CAF và HO15 CAM sẽ được chạy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014 Khốilượng BOM do NIKE yêu cầu ngày một tăng, ngày một đa dạng về chủng loại vật liệu và màusắc.

Một mẫu BOM được đổ từ phía NIKE

II.1.3 Quy trình mua hàng

Điều kiện chọn lựa nhà cung cấp: Thông thường, đa số nhà cung cấp và vật liệu dùngcho mã hàng đều được NIKE đề cập trong BOM (Bill of Materials) Tuy nhiên, đối với một sốvật liệu thông dụng hay vật liệu chưa được đề cập trong BOM, nhóm PMM có nhiệm vụ tìm,

so sánh, chọn lựa những nhà cung cấp mang lại dịch vụ tốt nhất và lợi nhuận cao nhất có thểcho nhà máy Việc chọn lựa nhà cung cấp là nhiệm vụ của nhóm PMC, dựa trên những nguyêntắc về chất lượng, khả năng cung ứng, khả năng hỗ trợ, thái độ làm việc cũng như điều kiệntrao đổi công việc Theo như chính sách của công ty, ngoài những điều kiện trên, PMC phảituân theo một nguyên tắc về thứ tự ưu tiên của các nhà cung cấp, từ nhà cung cấp nội địa, đếnnhà cung cấp Hàn Quốc, cuối cùng là nhà cung cấp ở nước ngoài

Trang 15

Đầu tiên, chất lượng và giá cả của nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

và đầu ra của sản phẩm, do đó việc lựa chọn nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu phù hợp

là rất quan trọng Các tiêu chuẩn yêu cầu cần phải có ở một nhà cung cấp là:

Mức độ tín nhiệm: uy tín chất lượng của nhà cung cấp, xem xét khả năng của nhà cungcấp trong thời gian giao hàng không những với riêng công ty mình mà đối với cả những công

ty khác có tốt hay không, nhà cung cấp phải vững vàng về nguyên liệu, có khả năng đáp ứngtiêu chuẩn và chất lượng mà công ty mình đưa ra hay không

Khả năng giao hàng: đảm bảo nguyên vật liệu được giao phải đúng thời hạn mà bênmình đề ra Nguyên liệu mình nhập về có đúng như những gì đã đặt về màu sắc, chất lượng và

số lượng Khả năng của nhà cung cấp phải đáp ứng được quy mô về số lượng và màu sắc yêucầu như trong đơn đặt hàng của công ty mình

Giá cả: trước khi lựa chọn nhà cung cấp cần xem xét và so sánh giá cả với một số công

ty khác và giá ước lượng nội bộ, xem có phù hợp hay không, giá cả luôn luôn đi cùng với chấtlượng sản phẩm Ví dụ: nhập nguyên vật liệu tốt, đương nhiên giá sẽ cao, nhưng đó chỉ phùhợp với những vật liệu bên ngoài, còn những vật lệu dùng làm lớp lót thi không cần thiết lắm(ít quan trọng hơn) Vậy nên phải lựa chọn đúng, phù hợp để đầu ra của sản phẩm đem lại thunhập cho doanh nghiệp mà vẫn giữ được uy tín Chi phí vận chuyển, nên đặt hàng ở nhữngcông ty gần hơn để giảm lượng thuế, chi phí vận chuyển Đối với hàng nhập từ các công tynước ngoài thì cần xem xét điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng v.v

Chất lượng sản phẩm: chất lương sản phẩm có tốt hay không, có phù hợp với giá cả haykhông? Đã được NIKE kiểm tra và vượt qua những bài kiểm tra chất lượng hay chưa?

Thích ứng:

Khả năng chấp nhận thay đổi: nhà cung cấp phải đáp ứng được sự thay đổi

về mẫu mã đa dạng của công ty mình

Tốc độ phản ứng trước nhu cầu thay đổi: nhà cung cấp phải kịp thời đáp ứng mẫu mãmới mà khách hàng yêu cầu

Dịch vụ hậu mãi: các chưng trình khuyến mãi, tri ân khách hàng

II.1.3 Điều kiện đặt mua và kiểm soát nguyên vật liệu

Trang 16

Bô phận thu mua sẽ sử dụng những số liệu từ BOM cũng như yêu cầu từ phía kháchhàng (NIKE) để lọc ra những dữ liệu cần thiết để tiến hành đặt hàng Kiểm tra xem BOM đãhoàn thành những dữ liệu cần thiết để đặt hàng chưa? Nếu đã đầy đủ chỉ tiến hành tạo PO đặthàng Nếu thiếu: Kiểm tra thông tin với các bộ phận liên quan, tiến hành bổ sung và đặt hàngđầy đủ.

Nếu là nguyên liệu đã từng sử dụng rồi, cần tiến hành kiểm tra lượng hàng tồn kho, xemliệu đó có tồn không, tiến hành trừ tồn nếu có, tránh đặt hàng quá nhiều, chiếm kho gây lãngphí Nếu là nguyên liệu mới, chưa sử dụng lần nào, chúng ta cần cung cấp mẫu cho nhà cungcấp hoặc dựa trên mẫu do nhà cung cấp đề nghị trong catalog giới thiệu sản phẩm của họ

Về màu sắc, thông thường khi đặt hàng, chúng ta yêu cầu nhà cung cấp sử dụng tôngmàu chuẩn của NIKE, tức là Color Standard Information (CSI) Trong một số trường hợp,chúng ta sẽ cung cấp mẫu cho nhà cung cấp theo yêu cầu của NIKE hoặc PM

Trên một PO sẽ có các dữ liệu:

o Model name

o Gender, buy month, order quantity

o Số lượng đơn hàng, Material code

o Mô tả nguyên liệu (description): thường là mô tả về tính chất, cấu trúc bề mặt, màu sắccủa nguyên liệu

o Đơn vị, định mức nguyên liệu, số lượng đặt thực tế (PO quantity)

o Giá cả, đơn vị tiền tệ

o Ngày giao hàng (quan trọng, các nhà cung cấp phải giao hàng đúng hạn, có như thế việcsản xuất mới được tiến hành như đã định, kế hoạch sản xuất không bị đình trệ)

Sau khi các nhà cung cấp nhận được đơn đăt hàng từ bộ phận thu mua, họ sẽ gửi đến PI(profoma-invoice) PI được gửi từ nhà cung cấp nhằm xác định một lần nữa những thông tincủa đơn hàng đã chính xác, không sai sót Xác định về số lượng đơn hàng, màu sắc, kích cỡ,đơn giá và ngày giao hàng (delivery date), kỳ hạn thanh toán hóa đơn v.v

So sánh kết hợp giữa ngày giao hàng với kế hoạch sản xuất, nếu thời gian giao hàng quátrể so với kế hoạch sản xuất Cần thảo luận với nhà cung cấp để tìm ra biện pháp xử lý sao chonguyên liệu đến công ty kịp thời không làm gián đoạn lịch sản xuất

Trang 17

Các biện pháp thường áp dụng là các supplier rút ngắn thời gian sản xuất hoặc thay đổiphương pháp vận chuyển hàng hóa (shipment way).

Trong thời gian chờ hàng được giao, tiến hành kiểm tra theo dõi đơn hàng, hàng về baonhiêu, cần bổ sung bao nhiêu… Tất cả đều phải được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát đươclượng hàng cung cấp kịp thời cho săn xuất

Song song đó cần tiến hành kiểm tra bảng kế hoạch sản suất từ chuyền sản xuất mẫu gửilên, từ bảng kế hoạch sản xuất sẽ cho biết tất cả những thông tin cần thiết về tiến độ sản xuấtđang chạy model nào? Khi nào nguyên vật liệu sẽ lên chuyền? Tất cả những thông tin đó cầnnắm rõ để dễ dàng kiểm soát lượng nguyên vật liệu về kho phục vụ cho sản xuất

Khi hàng về đến kho, tiến hành kiểm tra:

Số lượng hàng về thực tế so với số lượng hàng đã đặt có trùng khớp không Có hai cách phânphối hàng từ phía nhà cung cấp:

o Hàng về nguyên lô: Đặt bao nhiêu hàng thì nhà cung cấp sẽ giao bấy nhiêu

o Hàng về từng đợt: Một lô hàng mà chúng ta đặt sẽ được phân ra và về thành từng đợtnhỏ

Các phương pháp này được áp dụng như thế nào còn tuỳ thuộc vào từng truờng hợp:Hàng cần gấp hay không, số lượng đơn hàng là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, vị trí địa lý của các nhàcung cấp…

Nếu hàng cần quá gấp, các nhà cung cấp sẽ giao hàng dưới dạng có bao nhiêu về bấynhiêu để chúng ta kịp thời sản xuất Hoặc đơn hàng quá lớn, số lượng quá nhiều Các nhà cungcấp sẽ ch hàng về từng đợt

Đó là đối với các nhà cung cấp nội địa, không gặp trở ngại về vấn đề vận chuyển Cònđối với các nhà cung cấp ngoài nước, đa số áp dụng giao hàng nguyên lô, thậm chí giao hàngquá sớm so với kế hoạch sản xuất (gộp nhiều PO lại và tiến hành đặt hàng một lần) trong khi

đó có nhiều PO sản xuất trễ hơn so với các PO khác nhưng nguyên vật liệu để sản xuất nó đãnằm sẵn trong kho Kết quả là lượng hàng tồn kho quá lớn, vươt cả mức chỉ định

Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu Kiểm tra độ đồng đều của màu sắc: màu sắc củanguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú Do đó có những vấn đề về màu sắc có thể xảy ranhư: Màu sắc của nguyên vật liệu mà khách hàng cung cấp không trùng khớp với mau trongswatch book Đậm hơn hoặc nhạt hơn so với yêu cầu Các vấn đề phát sinh và giải quyếtnhững vật liệu bị biến đổi màu do chủ quan hoặc khách quan Sự không đồng dều về màu sắctrên một tấm liệu, màu bị loan lổ

Nguyên nhân:

Trang 18

Từ phía nhà cung cấp: sản xuất lệch so với yêu cầu.

Từ phía đặt hàng: cung cấp mẫu màu bị sai (phần mô tả nguyên vật liệu rất là quantrọng) Ví dụ: cùng là màu pink nhưng nếu là pink pow thì sẽ khác hoàn toàn so với pink glowhoặc hyper pink

Kiểm tra kích thước, độ dày của nguyên vật liệu có đúng với yêu cầu không Một số liệunhư vinyl và vải, độ dày và kích thước tương đối chính xác ít khi xảy ra vấn đề, còn mộ số loạinhư dây giày hoặc webbing tape thì cần phải thật chính xác trong việc kiểm tra dày mỏng và

bề rộng của chúng trước khi chuyển đến bộ phận sản xuất

II.1.4 Phân tích BOM và quy trình đặt hàng

Các sản phẩm được cung cấp bởi nhiều chi tiết, nhiều bộ phận, để xác định chủng loại,

số lượng của từng chủng loại cấu thành sản phẩm cần thiết lập hóa đơn nguyên vật liệu(BOM) Thông thường, BOM sẽ được gửi tới từ NIKE developer cho PM, PM sẽ trích lọcthông tin cần thiết và chia công việc cho từng bộ phận theo chức năng của bộ phận đó Ví dụ:gửi thông tin khuôn cho nhóm Pattern để làm khuôn cắt, gửi thông tin vật liệu chọ PMM đặtvật liệu, gửi thông tin cho nhóm PFC để hoàn chỉnh bổ sung quy trình may giày…

Việc đầu tiên khi PMM nhận được BOM đó là tạo PO list (Purchase Order List), liệt kê

số lượng các bộ phận cấu thành, những chi tiết khác nhau và phân chia lại cho từng người đặthàng Dựa vào đơn hàng số lượng bao nhiêu để đặt cho phù hợp, tránh tình trạng lưu kho gâylãng phí và tăng chi phí kho bãi Người phân tích Bom sẽ phân tích và phân chia ra từng cụmnguyên liệu, giao cho từng người thuộc bộ phận đó Người đặt hàng phải đặt loại gì? Màu sắc?

số lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu phải có hàng?

Gửi vật liệu cho

bộ phận may mẫu sản xuất giày

Tới ngày nhận vật liệu

từ nhà cung cấp

Cập nhật ngày nhận vật liệu vào PO List

Gửi đơn hàng cho nhà cung cấp vật

liệu

Làm

PO List (Purc hasin

g Orde

r List)

Trang 19

Trong bộ phận PMM, nhóm Ordering phụ trách việc đặt hàng, sẽ có người đảm nhận dathuộc, da nhận tạo, vải, các chi tiết phụ Việc phân chia theo chủng loại vật liệu giúp kiểm soát

dễ dàng và trao đổi với nhà cung cấp đơn giản hơn, rút ngắn nhiều quy trình thừa không cầnthiết

Tất cả thông tin về đơn hàng, về quy cách sản xuất, lịch trình sản xuất… từ các bộ phậnkhác nhau sẽ được update lên hệ thống à khi có lệnh, bộ phận thu mua sẽ show chúng ra vàtiến hành đặt hàng như quy định

 Lấy dữ liệu từ BOM

Tất cả các đơn hàng đã đặt sẽ được cập nhật lên hệ thống (VT_CMS, Excel file) để tiệnthể trong quá trình kiểm soát, theo dõi, tránh sự cố đặt lại hay đặt sót hàng

Ngày đăng: 10/05/2024, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w