MỤC LỤC
Mức độ tín nhiệm: uy tín chất lượng của nhà cung cấp, xem xét khả năng của nhà cung cấp trong thời gian giao hàng không những với riêng công ty mình mà đối với cả những công ty khác có tốt hay không, nhà cung cấp phải vững vàng về nguyên liệu, có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và chất lượng mà công ty mình đưa ra hay không. Còn đối với các nhà cung cấp ngoài nước, đa số áp dụng giao hàng nguyên lô, thậm chí giao hàng quá sớm so với kế hoạch sản xuất (gộp nhiều PO lại và tiến hành đặt hàng một lần) trong khi đó có nhiều PO sản xuất trễ hơn so với các PO khác nhưng nguyên vật liệu để sản xuất nó đã nằm sẵn trong kho. Một số liệu như vinyl và vải, độ dày và kích thước tương đối chính xác ít khi xảy ra vấn đề, còn mộ số loại như dây giày hoặc webbing tape thì cần phải thật chính xác trong việc kiểm tra dày mỏng và bề rộng của chúng trước khi chuyển đến bộ phận sản xuất.
Thông thường khi nhà cung cấp giao hàng, chúng ta yêu cầu họ giao đến tận kho Sample (gần kho chính), kí chứng từ giao – nhận, chuyển giao mẫu (nếu có)…nhân viên giao hàng cũng là cầu nối trao đổi giữa nhân viên đặt hàng và nhân viên phụ trách đơn hàng của nhà cung cấp. Tạo tem, nhãn đính lên trên vật liệu và sắp xếp vào từng kệ hàng riêng biệt, phân chia theo chủng loại (da thuộc, da nhân tạo, vải và các vật liệu khác), số lượng (nhiều xếp vào kệ thấp, ít xếp lên kệ cao), màu sắc (tùy theo tông màu của vật liệu và xếp vào cùng một khu vực), sử dụng hệ thống theo dừi để quản lý chớnh xỏc vật liệu lưu – tồn kho. Đối với đợt hàng mới về (GTM) thì nguyên liệu sẽ được để ở khu vực chờ, nguyên liệu của mỗi mã hàng sẽ được để cùng một chỗ và được đánh số thứ tự (mục đích để nguyên liệu của mã hàng này không bị lộn với nguyên liệu của mã hàng khác).
Lúc này QC sẽ đi cắt mỗi cây hàng một mẫu nguyên liệu, đồng thời cũng đánh số thứ tự của mã hàng.( lưu ý:nguyên liệu của một mã hàng thường sẽ không về trong một ngày, để tránh trường hợp cắt nguyên liệu 2 lần, hay sót nguyên liệu chưa cắt, thì những cây hàng đã cắt sẽ được đánh dấu ký hiệu là đã cắt). Sau khi kiểm kê số lượng hoàn tất, QM sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, phân loại lỗi, kiểm tra độ dày, độ đồng màu của da, nếu đạt chất lượng, da sẽ được xếp vào từng khu vực riêng, với những con da không đạt chất lượng sẽ cho vào khu vực hàng reject. Người coi chuyền sẽ trực tiếp ra phân loại nguyên liệu, nguyên liệu nào cắt sống thì sẽ cho công nhân nhập chuyền và cập nhật số liệu vào, nguyên liệu nào cần ép lami thì sẽ đưa qua bên khu vực ép lami để ép, đối với những nguyên liệu cần kiểm tra tại máy quay thì đưa tới máy quay kiểm tra rồi mới nhập chuyền.
Do đó, nó mang giá trị cao, được dùng cho những chi tiết thường chịu tác động lớn của sự uốn gấp, va chạm, mài mòn trong quá trình sử dụng, lớp bề mặt tự nhiên rất bền, rất khó bị bong tróc, không bi mất màu hoặc phai màu trong quá trình sử dụng. Khi sử dụng loại keo này để quét, nó chỉ bị chảy tràn trên bề mặt da mà không thể thấm sâu hơn, vì thế độ bám dính là không cao, dẫn đến dễ bị bung keo, chất lượng, ngược lại với loại keo gốc dầu, tác dụng của keo sẽ đạt yêu cầu hơn (độ kết dính, bề mặt da sẽ ăn keo tốt hơn, độ thẩm thấu cao hơn…). Dụng nhựa PU để ép vào non-woven của lớp Backing cloth và làm đông đặc lại, sau đó là những công đoạn sau khi gia công rất đa dạng (Buffing, Empo, xử lí,…) rồi phết dung dịch làm bóng Poly Urethane (PU coating) lên trên lớp da nhân tạo đã được xông hơi ướt và lớp giấy Release rồi dán dính lại, do đó nguyên vật liệu làm ra được gọi là da nhân tạo PU bằng hình thức xông hơi khô.
Backing cloth: Lớp backing cloth của Non-woven được phết dung dịch PU coating có ảnh hưởng lớn nhất đến đặc tính của da nhân tạo PU (độ giãn khi kéo xoắn miếng da, độ giãn khi kéo theo chiều ngang miếng da, và tỉ lệ giãn theo chiều dài). Hiện nay trong công ty có rất nhiều loại emboss khác nhau, phù hợp cho nhiều mẫu thiết kế khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm giày, tạo ra nhiều sự chọn lựa cho khách hàng, dù cho đó là những thị trường khó tính nhất như là Nhật hay Mỹ đi chăng nữa …. Textile được sử dụng rất nhiều trong các chi tiết của một đôi giày: Quarter, tongue lining, collar,…mà mỗi chi tiết lại sử dụng một loại liệu khác nhau, nên yêu cầu đặt ra là tất cả chúng đều có chung một Emboss nhằm tạo nên sự đồng nhất trên đôi giày.
Ngoài ra nó còn là đặc trưng phần bề mặt của liệu: các loại sợi lớn khi đan hoặc dệt thành liệu thì bề mặt sẽ khít hơn là những loại liệu do những sợi liệu nhỏ tạo thành dẫn đến sự khác nhau về chất lượng và độ thẩm mỹ của loại liệu đó.
Vì đơn hàng nguyên vật liệu và kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu được thiết lập, nhưng nếu có sự thay đổi trong thiết kế, trong lịch sản xuất thì nhu cầu nguyên vật liệu phải được sản xuất cho phù hợp. Ví dụ: thời kỳ sản xuất được đánh giá thấp hơn một tuần lễ so với thực trạng đoài hỏi thì kế hoạch nhu cầu vật liệu phải tính toán đến tuần lễ thêm vào đây. Tương tự nếu một sự cải tiến thiết kế sản phẩm cho phép ta giảm bớt một phần hay một bộ phận trong hàng tồn kho thì việc thay đổi hóa đơn vật liệu và kế hoạch nhu cầu vật liệu là điều đương nhiên.
Tình trạng những bộ phận vật liệu bị hư hỏng, kém chất lượng, nhận hàng trễ cũng làm thay đổi kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu. Ngoài ra bản thân kế hoạch nhu cầu vật liệu cũng thể hiện một sự vận động, một trạng thái do đó phải thấy rằng cần có lịch tiến độ trước trang hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu,những sự biến đổi đo hay nói cách khác là phải có sự biến đổi cho phù hợp. Những rào chắn về thời gian sẽ thiết lập một số bộ phận của lịch tiến độ sản xuất được quy định là “không thể thiết lập lại lịch tiến độ cho các bộ phận này” do đó sẽ không bao giờ thay đổi trong quá trình đổi mới lịch tiến độ.
Thực hiện những phân tích về nguyên nhân gây ra biến đổi ở các laoij hàng từ hàng phát sinh đến hàng gốc, từ nhánh thấp đến nhánh cao trong sơ đồ cấu trúc sản phẩm.
Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu không phải là một phương pháp cố định mà nó luôn thay đổi. Vì da thuộc là một loại da tự nhiên nên sẽ không tránh được các lỗi bề mặt, do vậy người QC khi kiểm tra lỗi trên con da cần kiểm tra kỹ và đánh dấu lỗi trên con da phải chính xác. Cụ thể nếu kiểm tra lỗi không chính xác, có những vùng da bị lỗi mà không đánh dấu trừ ra thì khi sản xuất người cắt nguyên liệu sẽ không sử dụng được lượng da hư đó, sẽ dẫn dến thiếu nguyên liệu khi sản xuất.
Đối với khu vực QC kiểm tra tại máy quay cần đo rập khuôn chính xác, vì các chi tiết đã được tính theo khổ, nếu những chi tiết không khớp với khuôn đo thì khi lên xưởng sản xuất công nhân cũng không sử dụng được phần vật liệu đó và dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Phế liệu quá nhiều: Riêng đối với khu vực QC kiểm tra da cần khắc phục việc kiểm lỗi. Phải đánh dấu nối các vùng da lỗi theo các nét gạch chứ không được khoanh tròn vùng lỗi (chiếm diện tích).