1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn học luật du lịch đề tài điểm du lịch

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Xã nằm trong phân khuvùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tựa mình vào núi Hoàng Liên Sơn.Từ trung tâm Sapa đến bản Cát Cát khoảng hơn 2km chính vì vậy để đi từ trungtâm thị trấn tới đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

BÁO CÁO NHÓM

MÔN HỌC: LUẬT DU LỊCH

ĐỀ TÀI: ĐIỂM DU LỊCH

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Nụ Cười Xuân

Nhóm lớp học: N02

TP Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 1 năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Đánh giá

1 Lữ Thị Thu Yến

(nhóm trưởng) 32200312

Khái niệm điểm du lịch, điều kiện công nhận điểm du lịch, Trình tụ thủ tục công nhận điểm du lịch theo nghị định 168

100%

2 Trần Phạm Hạ Vy 32200375

Điều kiện công nhận điểm du lịch Trình tự thủ tục thẩm quyền để công nhận điểm du lịch theo nghị định 168

98%

3 Ôn Hà Mỹ Ngọc 32200356

Trình tự thủ tục công nhận điểm du lịch theo nghị định 168 - liên hệ bản Cát Cát đã đúng thẩm quyền hay chưa

95%

4 Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên 32200335

Vị trí bản Cát Cát, làm thế nào để đi tới bản Cát Cát Đặc điểm chung của bản Cát Cát

98%

5 Lê Nguyễn Mỹ Duyên 32200303

Trình tự thủ tục công nhận điểm du lịch theo nghị định 168 - liên hệ bản Cát Cát đã đúng thẩm quyền hay chưa

99%

6 Lê Thị Huế Trân 32200308

Đặc điểm chung của bản Cát Cát Vị trí bản Cát Cát, làm thế nào để đi tới bản Cát Cát

100%

7 Huỳnh Thị Nguyên 32200293 Giá trị văn hoá của bản Cát Cát Điều

kiện công nhận điểm du lịch 98%

8 Đồng Chí Hiếu 32200281

Điều kiện công nhận điểm du lịch Trình tự thủ tục thẩm quyền để công nhận điểm du lịch theo nghị định 168

100%

9 Phạm Thị Chúc 32200358

Trình tự thủ tục công nhận điểm du lịch theo nghị định 168 - liên hệ bản Cát Cát đã đúng thẩm quyền hay chưa

95%

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

MỤC LỤC

I Giới thiệu bản Cát Cát 5

1.1 Vị trí của Bản Cát Cát, làm thế nào để đi đến Bản Cát Cát 5

1.2 Đặc điểm chung của Bản Cát Cát 5

1.3 Giá trị văn hóa 5

II.TÌM HIỂU VỀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 6

2.1 Điểm du lịch là gì 6

2.2 Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch: 6

III.TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM QUYỀN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MỘT ĐIỂM DU LỊCH (NGHỊ ĐỊNH 168) 6

3.1 Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm: 6

3.2 Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định như sau: 7

3.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này 7

3.3.1 Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch 7

3.3.2 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 8

3.3.3 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 8

IV ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN ĐIỂM DU LỊCH– LIÊN HỆ ĐIỂM DU LỊCH BẢN CÁT CÁT 8

4.1 Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định 8

4.2 Có kết cấu hạ tầng, có dịch vụ cần thiết để đảm bảo phục vụ khách du lịch 9

4.3 Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường 10

Trang 5

I Giới thiệu bản Cát Cát

1.1 Vị trí của Bản Cát Cát, làm thế nào để đi đến Bản Cát Cát

Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai Xã nằm trong phân khu vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tựa mình vào núi Hoàng Liên Sơn

Từ trung tâm Sapa đến bản Cát Cát khoảng hơn 2km chính vì vậy để đi từ trung tâm thị trấn tới đây có thể đi bộ hoặc đi xe máy

Có thể bắt đầu hành trình khám phá và trải nghiệm cuộc sống của người dân hai bên đường với những căn nhà nhỏ được xây dựng bên triền núi

1.2 Đặc điểm chung của Bản Cát Cát

Bản Cát Cát Bản Cát Cát tọa lạc tại vùng núi cao nên có khí hậu cận nhiệt đới ẩm

và ôn đới đặc trưng của vùng Tây Bắc Vào bất kỳ mùa nào trong năm, Cát Cát cũng đều mang những vẻ đẹp riêng, rất cuốn hút

Bản Cát Cát vào mùa thu đẹp mê hồn với những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ, tiết trời se lạnh và những dòng thác chảy cuồn cuộn quanh đảo sẽ tạo nên không gian thơ mộng, thu hút, lãng mạn

Mùa đông, bản Cát Cát đắm chìm trong mây phủ và tuyết trắng Đây cũng là điểm đến ngắm tuyết đẹp nổi tiếng tại SaPa hiện nay, với mây mù mờ ảo, tuyết phủ trắng xóa cả một vùng

Mùa hè, những dòng thác thiên nhiên tung bọt trắng xóa ở bản Cát Cát Du khách thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi rừng và những ngôi nhà mang đậm nét văn hóa của người Mông Bản Cát Cát khá rộng, và có đến 2 lối về, nên du khách đi du lịch Sapa có thể quên mất đường đi nếu không lưu ý

Trong tiết trời mùa xuân ấm áp, trên đường dẫn vào bản Cát Cát được trang điểm bằng hình ảnh các chiếc ô che nhiều màu sắc Lạc giữa không gian mùa xuân ở bản Cát Cát, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một thung lũng hoa, thác nước chảy và vòng quay bánh xe nước Dọc con đường bậc thang xuyên bản Cát Cát, thỉnh thoảng

du khách lại trầm trồ trước những khu vườn hoa bản địa các loại rất độc đáo, những vạt tam giác mạch, những vườn cải ngồng nở hoa vàng gợi cảm Đặc biệt là du khách còn có cơ hội được tham gia lễ hội Gầu Tào, một trong những lễ hội ngập tràn không khí xuân

1.3 Giá trị văn hóa

Bản Cát Cát được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ 19, và là nơi sinh sống của cộng đồng người H'Mông lâu đời nhất ở Sa Pa, vì thế Bản Cát Cát được biết đến như

là kho tàng văn hóa và truyền thống của dân tộc Bản Cát Cát được biết đến với những ngôi nhà truyền thống của người H'Mông, với kiến trúc độc đáo và sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ và tre Những ngôi nhà này thường được xây dựng trên những ngọn đồi, tạo nên bức tranh hùng vĩ và hấp dẫn Du khách có thể thưởng ngoạn những cánh đồng xanh rờn, những dãy núi đồ sộ, và những con suối trong lành Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nên khi đến với nơi đây, du khách có

Trang 6

thể tìm hiểu về phong tục tập quán (Ví dụ: tục ăn trầu, tục cưới hỏi, tục tang lễ), lễ hội truyền thống (nổi bật nhất là lễ hội Gầu Tào, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu), và các nghề thủ công truyền thống của người Mông (tiêu biểu là nghề dệt vải, đan lát)

Người H’Mông ở bản Cát Cát có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trong

đó nổi bật nhất là múa sạp, hát then, cồng chiêng Múa sạp là điệu múa truyền thống của người Mông, thường được biểu diễn trong các lễ hội Hát then là loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc của người Mông, thường được hát trong các dịp lễ tết, cưới hỏi Cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống của người Mông, thường được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và các dịp lễ hội

II.TÌM HIỂU VỀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1 Điểm du lịch là gì

Theo khoản 4, 7 Điều 3 Luật du lịch 2017, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch Trong đó, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

- Tài nguyên du lịch tự nhiên là cảnh quan thiên nhiên, núi rừng, khí hậu, thủy văn, hệ sinh vật, yếu tố địa chất, có thể khai thác để phát triển du lịch

- Tài nguyên văn hóa bao gồm các di tích cách mạng, di tích lịch sử-văn hóa có tầm quan trọng to lớn, truyền thống, nghệ thuật, các lễ hội dân gian hoặc các công trình sáng tạo của con người có thể sử dụng cho việc phát triển du lịch

2.2 Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch:

Theo khoản 1 điều 23 luật du lịch năm 2017, điều 11 nghị định số

168/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện công nhận như sau:

1 Điểm du lịch đó phải có tài nguyên du lịch, có ranh rới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận

2.Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách du lịch bao gồm: đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước sạch, biển chỉ dẫn, thuyết minh du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm

3 Đáp ứng đủ an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bao gồm: bộ phận anh ninh thúc trực bảo vệ, tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh của khách du lịch, biện pháp thu gom xử lý rác, biện pháp phòng chống cháy nổ,

III.TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM QUYỀN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MỘT ĐIỂM DU LỊCH (NGHỊ ĐỊNH 168)

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật du lịch 2017 có quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch như sau:

Trang 7

3.1 Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này

Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Luật du lịch 2017 có quy định như sau: 3.2 Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch; b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Trang 8

3.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này

3.3.1 Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở

Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch

3.3.2 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch

3.3.3 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 Có hiệu lực từ ngày

01 tháng 01 năm 2018

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018

IV ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN ĐIỂM DU LỊCH– LIÊN HỆ ĐIỂM DU LỊCH BẢN CÁT CÁT

Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch nêu rõ điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:

4.1 Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định

Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực

Một số tài nguyên du lịch ở bản Cát Cát (Sapa, Lào Cai):

Những ngôi nhà ở bản Cát Cát: bản Cát Cát là nơi sinh sống của rất nhiều những gia đình của người dân tộc H'Mông Họ sinh sống ở trên sườn đồi, sống quây quần với nhau và cùng chăn nuôi, trồng trọt tại những thửa ruộng bậc thang Đến thăm bản Cát Cát, du khách sẽ thấy lạ lẫm với những ngôi ba gian được xây dựng

Trang 9

bằng gỗ Những ngôi nhà bằng gỗ đó thường được gọi là “Nhà Trình Tường”, bên trong ngôi nhà khá đơn sơ, giản dị, có nơi thờ tự riêng, có 3 cửa đi, cửa chính nằm ở giữa và bếp ở trong nhà

Nghề thủ công ở bản Cát Cát: Ngoài làm ruộng, trồng trọt trên những thửa ruộng bậc thang đó, người dân bản Cát Cát còn sinh sống dựa vào làng nghề thủ công Đây cũng là lý do để giải thích cho việc những người dân sinh sống ở đây luôn giỏi trồng hoa, dệt vải, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức Vải thổ cẩm của người H'Mông chỉ có bốn màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng và vàng nhưng vải lại có nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo, tinh tế,… với kỹ thuật nhuộm màu từ tro, lá rừng đều là từ những nguyên liệu tự nhiên Các sản phẩm bạc, đồng, nhôm ở bản Cát Cát rất phong phú, đa dạng như vòng cổ, vòng tay, nhẫn, và được nhiều người dân ở đây vô cùng

ưa chuộng

Văn hóa lễ hội:

Người dân ở bản Cát Cát vẫn giữ tục "bắt vợ" Nếu họ yêu một cô gái nào đó, họ

sẽ thể hiện bằng cách "bắt cô gái đó về" và giữ cô gái đó ở nhà của họ trong ba ngày Sau đó, nếu cô ấy đồng ý làm vợ người đàn ông đó thì họ sẽ tổ chức đám cưới hoặc

sẽ làm bạn với nhau

Nếu đi thăm quan bản Cát Cát vào đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội Gầu Tào Lễ hội này được tổ chức để cầu may, cầu phúc cho mọi người dân Ngoài ra,

du khách còn được ngắm những điệu múa đặc trưng của dân tộc Mông, sáo, khèn, hát của người Mông hoặc thậm chí là được tự mình trải nghiệm những điều đặc biệt đó

Ẩm thực vùng cao Tây Bắc của bản Cát Cát: Những món ăn được chế biến rất độc đáo, công phu, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Chẳng hạn như rượu cần, thắng cố, thịt trâu gác bếp, gà, măng nhái, bánh ngô, đậu que,… Tất cả các món ăn này đều là những món ăn đặc sắc, ngon mắt, ngon miệng đối với tất cả mọi người để lại cho du khách những cảm giác khó quên

4.2 Có kết cấu hạ tầng, có dịch vụ cần thiết để đảm bảo phục vụ khách du lịch Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch nêu rõ điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:

Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm: a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;

Hiện nay, do du lịch được đẩy mạnh nên việc di chuyển đến Bản Cát Cát không còn khó khăn như trước Bản Cát Cát cách trung tâm chính của Sa Pa khoảng 3km nên

có thể di chuyển bẳng nhiều phương tiên như: thuê xe máy, taxi và xe điện

Tại các nhà nghỉ, khách sạn, homestay cũng có cung cấp dịch vụ wifi miễn phí, hoặc du khách cũng có thể truy cập internet tại các quán cà phê

=> Kết nối giao thông và thông tin liên lạc ở bản Cát Cát khá thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của du khách

Trang 10

b) Có điện, nước sạch;

Từ năm 1993, lưới điện quốc gia đã phủ đến Sa Pa và hiện nay tại các nhà nghỉ, homestay đã có thể cung cấp điện phục vụ khách du lịch

Trước đây, người dân bản Cát Cát sử dụng nước sông, suối để sinh hoạt Tuy nhiên, nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe Hiện nay, bản Cát Cát đã có hệ thống cấp nước sạch, cung cấp nước cho các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh du lịch

c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;

Tại trung tâm thị xã Sa Pa: Biển chỉ dẫn được đặt tại các ngã tư, ngã ba, và các điểm quan trọng trên đường đi đến bản Cát Cát

Trên tuyến đường đi đến bản Cát Cát: Biển chỉ dẫn được đặt cách nhau khoảng 500m, giúp du khách dễ dàng nhận biết đường đi

Tại cổng vào bản Cát Cát: Biển chỉ dẫn được đặt ngay cổng vào bản, cung cấp thông tin tổng quan về bản Cát Cát

Trước khi vào tham quan Bản Cát Cát, du khách sẽ phải mua vé Ở quầy bán vé

có rất nhiều những tấm bản đồ Bạn có thể lấy miễn phí và tấm bản đồ đó rất hữu dụng Trên đó có ghi tất cả các điểm tham quan nổi tiếng ở bản Cát Cát và hướng dẫn đường đi – sẽ rất hữu dụng cho cuộc khám phá của bạn, nhất là khi bạn chưa biết đường và chưa tới bản Cát Cát lần nào

d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm

Dịch vụ ăn uống: Tại bản Cát Cát, du khách có thể tìm thấy nhiều nhà hàng, quán

ăn phục vụ các món ăn truyền thống của người Mông và các món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc Một số món ăn đặc sản của bản Cát Cát mà du khách có thể thưởng thức bao gồm:

Thịt lợn cắp nách: Thịt lợn cắp nách là món ăn nổi tiếng của người Mông, được làm từ thịt lợn thăn, ướp với các loại gia vị đặc biệt rồi treo lên gác bếp để hun khói Thịt lợn cắp nách có vị thơm ngon, đậm đà, là món ăn đặc sản của người Mông mà du khách không nên bỏ qua

Lợn bản nướng: Lợn bản nướng là món ăn được làm từ thịt lợn bản, ướp với các loại gia vị đặc biệt rồi nướng trên than hoa Thịt lợn bản nướng có vị thơm ngon, ngọt thịt, là món ăn đặc sản của người Mông mà du khách có thể thưởng thức Thịt trâu gác bếp: Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Mông, được làm từ thịt trâu thăn, ướp với các loại gia vị đặc biệt rồi treo lên gác bếp để hun khói Thịt trâu gác bếp có vị thơm ngon, đậm đà, là món ăn đặc sản của người Mông mà du khách không nên bỏ qua

Rượu ngô: Rượu ngô là loại rượu truyền thống của người Mông, được làm từ ngô, có vị thơm ngon, nồng nàn Rượu ngô là món quà ý nghĩa mà du khách có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN