thị trường điện thoại, điều này đã làm cho thị trường điện thoại luôn diễn ra mạnh mẽ vàsôi nổi.Trong bài báo cáo này, nhóm 3 xin trình bày về đề tài Thị trường điện thoại trênthế giớiBà
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Khái niệm nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập, phân tích thông tin về thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ được chào bán trên thị trường đó Nghiên cứu thị trường có thể thiết kế để nghiên cứu về chân dung khách hàng, tiềm năng sản phẩm mới và thị trường mới cũng như chuyển động ngành hàng nói chung.
Vai trò của nghiên cứu thị trường là cung cấp thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong quá trình hoạch định chiến lược, tổ chức và thực hiện hoạt động Marketing.
Nghiên cứu thị trường là công cụ giúp hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng từ đó đưa ra được các biện pháp thâm nhập thị trường thích hợp, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng càng có nhiều cơ hội để khách hàng chọn và tin dùng sản phẩm.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu điện thoại của nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu thị phần của doanh nghiệp chiếm được trong ngành.
Phân tích diễn biến cung cầu và giá trên thị trường trong 5 năm gần đây. Phân tích hệ số co giãn của cầu theo giá của sản phẩm.
Phân tích SWOT của các doanh nghiệp tham gia trong ngành.
Các giải pháp giúp ngành hoặc doanh nghiệp tham gia trong ngành có thể cải thiện hiệu quả của thị trường hoặc hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường.
Thị trường điện thoại là thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm (Oligopoly)
mẫu mã, màu sắc, nhiều tính năng và công dụng khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu to lớn của con người Hiện nay trên thị trường có các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như Apple, SamSung, Xiaomi, Vivo, Chúng là một nhóm các thị trường sản xuất phần lớn lượng cung của thị trường điện thoại, có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,nghĩa là khi một doanh nghiệp (của một hãng điện thoại) thay đổi giá cả, sản lượng,quảng cáo, thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp còn lại trong nhóm Ví dụ khi Apple cho ra mắt Iphone 13 với bộ 3 camera, thì ngay sau đó Xiaomi, Oppo, cũng đồng loạt cho ra mắt các ấn phẩm mới nhằm bảo vệ thị phần của mình trên thị trường Qua đó cho thấy, thị trường điện thoại chính là thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm.
CHUYÊN SÂU PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
Thị phần của doanh nghiệp chiếm được trong ngành
Trong và sau đại dịch Covid 19, nhiều lĩnh vực đang có mức doanh thu sụt giảm, thế nhưng thị trường điện thoại thông minh vẫn đang phát triển mạnh mẽ với giá trị vốn hóa thị trường ngày càng tăng Trong thời đại Công nghiệp 4.0, điện thoại thông minh không chỉ dừng lại ở việc nghe gọi, mà giờ đây nó còn được xem là vật
Biểu đồ cơ cấu thị phần điện thoại thế giới tính đến Quí 1/2022
SamSung AppleXiaomiVivoOppoKhác bất li thân với nhiều người bởi những công dụng mà nó mang lại Với tác động của đại dịch như việc học trực tuyến, làm việc tại nhà, giải trí, tăng cao đã và đang có tác động to lớn đến thị trường điện thoại Các nhà sản xuất liên tục tập trung vào việc mở rộng danh mục sản phẩm của họ để có được lợi thế cạnh tranh trong thị trường này Nhìn vào biểu đồ cơ cấu thị phần điện thoại thế giới tính đến Quí 1/2022, ta dễ dàng nhìn thấy SamSung dẫn đầu thế giới trên thị trường điện thoại toàn cầu Thị trường điện thoại đang được thống lĩnh bởi 5 thương hiệu hàng đầu gồm SamSung,Apple, Xiaomi, Oppo, Vivo Sự phổ biến của các nhà sản xuất địa phương và tăng trưởng ở những nước phát triển vẫn là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất điện toàn cầu.
Diễn biến cung cầu và giá trên thị trường trong giai đoạn 2017-2022
I Cung thị trường điện thoại di động
Sự phát triển của smartphone là một trong những biểu hiện mạnh mẽ cho sự phát triển của công nghệ Các nhà sản xuất rất nhạy bén với sự tiến bộ của KH-KT, áp dụng chúng vào dây chuyền sản xuất, phân phối sản phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, đồng thời, họ cũng rất tinh tế trước sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, nắm bắt xu hướng sử dụng điện thoại đời mới, mà các sản phẩm mới với công nghệ cao hơn và nhiều chức năng đó cũng là yếu tố làm thay đổi giá cả điện thoại trên thị trường.
Các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi, Vivo, có thể nói là liên tục cho ra mắt những sản phẩm thể hiện sự nâng cấp về công nghệ của hãng với nhiều tính năng, kiểu dáng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Apple với camera kép nhiều đột phá: Cả hai camera trên iPhone 13 và iPhone 13 Mini đều có tính năng ổn định hình ảnh quang học thay đổi cảm biến Cả iPhone
13 và iPhone 13 Mini đều có camera chính góc rộng 12MP với khẩu độ ƒ/1.6.Cùng với camera chính, chúng còn có một camera siêu rộng 12MP với khẩu độ ƒ/2.4, do đó cung cấp trường nhìn 120° Hơn thế, Apple đã giới thiệu một tính năng mới có tên là Cinematic Mode với dòng sản phẩm iPhone mới Cũng giống như chế độ Chân dung cho ảnh, Chế độ điện ảnh hoạt động bằng cách chụp bản đồ độ sâu của video khi video đang được quay và làm mờ hậu cảnh trong khi vẫn giữ toàn bộ tiêu điểm vào chủ thể chính.
Công nghệ sạc nhanh: Ví dụ như Công nghệ sạc nhanh điện thoại VOOC Flash Charge được Oppo nghiên cứu và phát triển có tốc độ sạc cực nhanh, sạc đầy 75% chỉ trong vòng 30 phút Hay Samsung Adaptive Fast Charging là công nghệ sạc nhanh độc quyền cho các dòng máy Galaxy giúp máy sạc nhanh hơn khoảng 60% so với sạc truyền thống được trang bị trên các dòng máy Samsung hiện nay. Samsung với Galaxy Z Flip: Năm 2020 – Công ty Điện tử Samsung Vina chính thức ra mắt Galaxy Z Flip tại thị trường Việt Nam, thiết bị đánh dấu bước tiến tiếp theo của một phân khúc điện thoại hoàn toàn mới – phân khúc màn hình gập Với thiết kế màn hình gập bằng kính đầu tiên thực sự bẻ cong các giới hạn vật lý, Galaxy Z Flip sở hữu thiết kế táo bạo và sành điệu – vốn dành cho những người muốn sử dụng thiết bị công nghệ hàng đầu như một tuyên ngôn cho gu thời trang cá nhân
Như vậy, ta có thể thấy yếu tố công nghệ có tác dụng thúc đẩy rất lớn trong ngành sản xuất điện thoại di động.
2 Chính sách của chính phủ
Thách thức cho các nhà phân phối và bán lẻ trong ngành hàng điện thoại di động không chỉ dừng lại ở việc có bắt kịp xu hướng công nghệ và xã hội hay không, mà còn là sự cản trở từ các chính sách của chính phủ Các thủ tục nhập khẩu điện thoại di động vào thị trường nước ta tốn rất nhiều thời gian để làm các thủ tục Hải quan Điê ‡n thoại di đô ‡ng là mă ‡t hàng nhâ ‡p khẩu có điều kiê ‡n: có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014); Người làm thủ tục hải quan / khai thuê hải quan cần phải thực hiện thủ tục để xin giấy phép nhập khẩu của
Bộ Thông tin và Truyền thông cho điê ‡n thoại di đô ‡ng Nghĩa là các nhà phân phối sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mất thêm nhiều thời gian và phát sinh thêm chi phí.
3 Giá của các yếu tố sản xuất a Chi phí linh kiện
Giá linh kiện có xu hướng tăng dần Theo thông tin từ hãng nghiên cứu thị trường Gartner, giá bán smartphone trong năm 2017 tăng thêm 4,3%, chủ yếu do việc thiếu các linh kiện cần thiết như chip nhớ, RAM vv…
Trong khi đó, những di động cao cấp ra mắt các năm gần đây liên tục yêu cầu linh kiện mới hoặc chất lượng cao hơn Chẳng hạn, những module camera trên Xperia XZ1, XZ2 hay Galaxy S9, S9+ đều là loại tốt nhất hiện nay hay màn hình OLED trên iPhone X có giá cao hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống.
Việc liên tục nâng cấp chip, RAM, hay thay đổi chất liệu thiết kế sản phẩm cũng góp phần khiến giá thành sản xuất của những di động này bị đẩy lên cao. b Chi phí nghiên cứu và phát triển:
Chi phí nghiên cứu và phát triển ngày càng được đầu tư Các khâu như lên ý tưởng, thiết kế, tìm kiếm giải pháp tối ưu và thử nghiệm sản phẩm cũng tiêu tốn của các nhà sản xuất một khoản chi phí lớn.
Năm 2018, Apple chi hơn 14 tỷ USD cho R&D, năm nay OPPO tuyên bố chi 1.4 tỷ USD, còn Huawei thành lập hơn 14 trung tâm nghiên cứu, bắt tay với Học viện công nghệ Massachusetts hàng đầu Hoa Kỳ (MIT) trong lĩnh vực mạng 5G Hay Samsung có hẳn một số phòng lab tại các trường đại học top đầu Hàn Quốc chuyên R&D riêng cho hãng.
Chi phí Apple dành cho R&D qua từng năm c Chi phí vận chuyển, các chi phí liên quan:
Hầu hết điện thoại trên thị trường Việt Nam là hàng nhập khẩu, vì vậy chi phí vận chuyển cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của một chiếc điện thoại.
Trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, thị trường smartphone có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến các thương hiệu, đại lý phân phối, bán lẻ ở Việt Nam. Các biện pháp chống dịch đã buộc các cửa hàng phải đóng cửa Theo thống kê của Counterpoint Research, doanh số smartphone trong quý 3/2021 tại Việt Nam tụt hơn một phần tư so với cùng kỳ năm trước Các hạn chế do COVID-19 gây ra ở các thành phố lớn của Việt Nam là nguyên nhân lớn nhất của sự giảm sút này Dịch bệnh gây ra tình trạng thiếu lao động, các cửa hàng và trung tâm thương mại đóng cửa Cộng thêm tình trạng thiếu hụt linh kiện do cuộc khủng hoảng Chip toàn cầu khiến thị trường đi xuống. Khoảng 70% cửa hàng trong nước phải đóng cửa vào tháng 7 Xu hướng mua sắm của người dùng chuyển sang hình thức trực tuyến Khoảng 13% doanh số bán hàng quý 3/2021 là từ mua online Tuy nhiên, loại hình này cũng gặp khó khăn về mặt giao hàng, khi ở nhiều nơi shipper không thể hoạt động.
Hiện tại, tình trạng trên đã và đang được cải thiện đáng kể khi cuộc sống người dân đang dần trở về bình thường và các thương hiệu smartphone như Apple, Samsung hay Oppo, nhanh chóng chiếm lĩnh lại thị trường smartphone.
II Cầu thị trường điện thoại di động
Hệ số co giãn của cầu theo giá sản phẩm
Độ co giãn của cầu về một loại hàng hóa cho biết mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố có liên quan khác vẫn giữ nguyên Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trọng lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá Nếu biểu thị eP là độ co giãn của cầu theo giá, ta có: e P =% ∆ QD
1 Các yếu tố hệ số co giãn phụ thuộc: Đối với các hàng hóa, dịch vụ nói chung hệ số co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào 4 yếu tố: a Tính khả dụng hay tính sẵn có của hàng hóa thay thế:
Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn vì người tiêu dùng sẽ dễ dàng chuyển hành vi từ tiêu dùng hàng hóa này sang tiêu dùng hàng hóa khác, khi có biến động về giá trên thị trường. Điện thoại nói chung là hàng hóa có cầu ít co giãn khi giá thay đổi, vì điện thoại là hàng hóa không có hàng hóa thay thế gần gũi Khi giá điện thoại tăng thì lượng điện thoại tiêu thụ giảm xuống không đáng kể trong ngắn hạn. b Chi tiêu cho hàng hóa đó so với tổng ngân sách của người tiêu dùng:
Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hóa càng cao thì cầu hàng hóa đó càng co giãn. Chi tiêu cho mặt hàng điện thoại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong ngân sách người tiêu dùng một cách thường xuyên, do đó, nếu giá điện thoại tăng (giảm) thì lượng điện thoại tiêu thụ sẽ giảm (tăng) rất ít và cầu về điện thoại ít co giãn theo giá.
Xét trên khía cạnh các hãng điện thoại khác nhau, nếu một hãng sản xuất kinh doanh mặt hàng mà chi tiêu cho mặt hàng đó chiếm tỷ trọng lớn hoặc rất lớn trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng (VD: Iphone, Samsung,…) thì cần cân nhắc trước khi có quyết định tăng giá sản phẩm, vì lượng cầu hàng hóa này sẽ phản ứng mạnh khi giá hàng hóa đó thay đổi, họ sẽ chuyển sang một hãng khác tốt hơn về chất lượng và giá thành. c Độ bền của sản phẩm:
Những sản phẩm có độ bền cao thì cầu ít co giãn hơn so với những sản phẩm có độ bền kém Vì nhìn chung, khách hàng vẫn tin tưởng dùng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. d Khoảng thời gian nghiên cứu:
Thông thường, thời gian nghiên cứu dài thì cầu sẽ co giãn mạnh hơn.
Cầu về điện thoại trong ngắn hạn sẽ ít co giãn hơn trong dài hạn Nếu giá điện thoại tăng trong thời gian ngắn hạn thì lượng tiêu thụ sẽ giảm không đáng kể, vì trong thời gian ngắn, người tiêu dùng khó có thể thay đổi thói quen mua sắm của mình Tuy nhiên, nếu giá tăng trong thời gian kéo dài, người tiêu dùng sẽ “phản ứng” bằng cách tiếp tục sử dụng điện thoại cũ hoặc ít mua điện thoại lại Khi đó, lượng tiêu thụ sẽ giảm mạnh.
Vì điện thoại trong thị trường rộng là hàng hóa thiết yếu, nên độ co giãn của cầu về giá thường nhỏ hơn 1.
Trong trường hợp trên, ta dùng số liệu điều tra trên toàn cầu để phân tích vì điện thoại là ngành kinh doanh mang tính toàn cầu và biên lợi nhuận có xu hướng trở nên giống nhau trên hầu hết các thị trường.
Bảng 1 – Tiêu thụ điện thoại trên toàn cầu, 2019-2021, tỷ USD/tỷ máy.
2019 2020 2021 Dân số (tỷ) Tiêu thụ/đầu người Giá trị Số lượng
Nguồn: Canalys Newsroom, Counterpoint Research. Lượng tiêu thụ điện thoại thông minh trên toàn cầu năm 2020 rơi vào khoảng 382 tỷ USD, tương đương 1,26 tỷ máy, giảm 7% so với 1,36 tỷ máy của năm 2019.
Thị trường đã bị ảnh hưởng bởi sự cố sức khỏe cộng đồng, Covid-19 là nguyên nhân chính Bên cạnh đó, mức giảm này còn một phần do thị trường Trung Quốc suy yếu.
Cụ thể, người dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tiêu thụ hơn 330 triệu smartphone trong năm 2020, giảm 11% so với năm 2019 Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số nội địa của Huawei giảm 13% trong cả năm, phần lớn do mức tụt sâu 44% trong quý cuối Mặc dù nhu cầu nội địa đối với các dòng máy Huawei rất lớn, nhưng hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc không đáp ứng kịp do thiếu nguồn cung linh kiện - hậu quả từ những hạn chế thương mại của Mỹ, đặc biệt từ sau khi các quy định liên quan được siết chặt từ tháng 8-2020 Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các nhà sản xuất Trung Quốc khác như Oppo, Vivo Đây là sự sụt giảm lớn nhất trong lịch sử.
Bước sang năm 2021, thị trường điện thoại toàn cầu có bước thay đổi tích cực hơn. Lượng tiêu thụ điện thoại đạt 449 tỷ USD, tương đương 1,36 tỷ máy, tăng 3,4% so với 1,29 tỷ của năm 2020 Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng về nguồn cung linh kiện và đại dịch Covid-19 nhưng thị trường điện thoại thông minh vẫn tăng trưởng ấn tượng.
Theo báo cáo của DigiTimes Research cho thấy, sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào sự gia tăng các mạng 5G thương mại đang ngày trở nên phổ cập hơn 5G là trang bị được các nhà sản xuất đưa ra để thuyết phục khách hàng rút thêm hầu bao sắm smartphone, bất kể sản phẩm thuộc phân khúc nào Kể cả tại những quốc gia 5G chưa được phủ sóng, việc mua điện thoại có 5G được cho là cách để đầu tư cho tương lai, đảm bảo sản phẩm không bị lỗi thời khi kết nối này trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó còn là nhờ nguồn thu lớn mà Apple nhận được từ sự ra đời của iPhone 12 và iPhone 13 khiến giá bán trung bình của iPhone tăng thêm 14% trong năm
2021, cộng thêm thị phần của Apple trong ngành gia tăng càng khiến giá trung bình của smartphone bị đẩy lên cao Tính trung bình cả thị trường, khách hàng tất nhiên càng phải bỏ thêm nhiều tiền để mua điện thoại trong năm 2021.
2 Chính sách giá mà doanh nghiệp áp dụng: a Giá thị trường một số thương hiệu điện thoại tiêu biểu:
Thương hiệu Giá dao động (Triệu đồng)
Huawei 1,3 – 67,8 b Lý do tại sao lại đưa ra các chính sách giá này?
Phân tích SWOT của các doanh nghiệp tham gia trong ngành
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
1 Điểm mạnh a Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo
Khả năng tự thiết kế từ phần cứng cho tới phần mềm trong các sản phẩm đã giúp Apple trở thành công ty hàng đầu sản xuất thiết bị công nghệ.
Mỗi năm, các sản phẩm mới của họ đều được cải tiến dựa trên các sản phẩm tiền nhiệm, ứng biến thiết kế, khả năng sử dụng sao cho dễ dàng nhất với sản phẩm Apple liên tục lọt TOP bảng xếp hạng 50 công ty của BDG kể từ 2005 nhờ sự đổi mới của họ trên các thiết bị điện tử.
Vd: Nhờ được trang bị bộ vi xử lý Apple A15 Bionic mới, iPhone 13 Pro Max có tốc độ xử lý các tác vụ cực nhanh và giành được danh hiệu điện thoại có hiệu suất mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Đó cũng là một trong những lý do tại sao thương hiệu của họ vẫn chiếm lĩnh được thị trường mặc dù giá cao hơn các đối thủ. b Công nghệ xuất sắc
Thỏa hiệp với chất lượng là cách nhanh nhất để phá hủy một thương hiệu Apple đang hoạt động với danh hiệu là công ty công nghệ hàng đầu, phát triển các sản phẩm tập trung vào chất lượng và đó là yếu tố tiên quyết để duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu Đổi mới liên tục, chất lượng tuyệt đỉnh nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp Apple vượt xa các đối thủ cạnh tranh với mức độ trung thành thương hiệu (brand loyalty) là 87%, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.
Các thương hiệu thường nhầm lẫn rằng sự tiến bộ công nghệ và sự xuất sắc về công nghệ chỉ cần sử dụng các yếu tố kỹ thuật phức tạp Nhưng Apple đi ngược lại Thương hiệu này luôn đơn giản hóa mọi thứ nhất có thể Đó là lý do tại sao hệ điều hành của iPhone hoặc iPad được coi là cực kỳ thân thiện với người dùng.
Nhắc đến giá trị thương hiệu chúng ta không thể không nhắc đến Apple
Theo Interbrand, giá trị thương hiệu của
Apple’s brand đã tăng lên 612 tỷ đô la trong năm thứ tám liên tiếp Apple chắc chắn là thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới nhờ các tính năng tiên tiến và thiết kế độc đáo Một số báo cáo ước tính rằng nó sẽ là thương hiệu có giá trị thứ ba vào năm 2020.
Khách hàng và khách hàng luôn hài lòng với các sản phẩm chất lượng cao của Apple. Một người dùng iPhone đã sử dụng thiết bị trong một thời gian dài mà không gặp bất kỳ vấn đề nào bên trong.
Một sản phẩm chất lượng cao đã mang lại cho nó sự công nhận thương hiệu đáng kể. Forbes xếp hạng Apple đầu tiên trong danh sách các thương hiệu có giá trị nhất, cho rằng Apple có giá trị gấp đôi Microsoft. d Chiến lược marketing
Samsung sử dụng nhiều kỹ thuật và chiến lược tiếp thị khác nhau để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và khuyến khích họ mua sản phẩm của hãng Một trong số những cách marketing hiệu quả nhất của hãng là hợp tác với những người nổi tiếng Thông qua mối quan hệ này, những người nổi tiếng có thể quảng cáo điện thoại của họ trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội Việc hợp tác với những người nổi tiếng có thể đảm bảo sự gia tăng khả năng hiển thị thương hiệu, doanh số do lượng người hâm mộ lớn của họ.
Cụ thể, Blackpink hiện đang là nhóm nhạc nữ phổ biến và thành công về mặt thương mại nhất hiện nay Các thành viên Blackpink đều có lượng người follow đông đảo nhất giới âm nhạc K-pop trên các nền tảng MXH “ăn khách” Để đáp ứng nhu cầu người hâm mộ, Samsung đã ra mắt phiên bản đặc biệt của Samsung Galaxy A80 với màu sắc hồng đen đặc trưng dành cho các Blink.
Bản thân Galaxy A80 cũng là một chiếc smartphone rất đặc biệt khi sở hữu màn hình tràn viền cùng với cụm camera lên đến 48MP, cấu hình được coi là khủng ở thời điểm ra mắt Chính vì những lý do trên mà Galaxy A80 phiên bản Blackpink đã cháy hàng ở nhiều thị trường chỉ sau một thời gian ngắn bày bán. e Giá cả cạnh tranh
Một trong những thế mạnh lớn nhất của Huawei là giá cả cực kỳ cạnh tranh Trong vài năm, thị trường điện thoại thông minh bị thống trị bởi các thương hiệu cao cấp như Samsung và Apple, với rất ít không gian cho các lựa chọn thay thế rẻ hơn để cạnh tranh Tuy nhiên, sự nổi bật của điện thoại thông minh đã tăng vọt trong 10 năm qua và điều đó dẫn đến nhu cầu rất lớn về các thiết bị phù hợp với túi tiền Huawei không phải là nhà sản xuất điện thoại thông minh rẻ nhất trên thị trường, nhưng nó rẻ hơn đáng kể so với những đối thủ cạnh tranh hạng sang mà chúng tôi đã đề cập
2 Điểm yếu a Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ:
Nước Mỹ được xem là thị trường đầy tiềm năng khi ước tính cả Apple và Samsung,những “gã khổng lồ” trong giới công nghệ, đều bán được ít nhất 70,8% sản phẩm smartphone tại đây Mặc dù Samsung đã đa dạng hóa nguồn lực và mở rộng hoạt động thị trường tại các nước châu Á nhưng doanh số tổng vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ rất khó lường và nếu suy thoái kinh tế xảy ra sẽ khiến doanh thu của Samsung gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên hoạt động của nó Đó là lý do tại sao Samsung cần mở rộng thị trường sang các nước châu Á và châu Âu để đảm bảo tính bền vững và tránh những thất bại tiềm tàng nếu nền kinh tế Mỹ bất ổn. b Mạng lưới phân phối hạn chế
Apple Inc có một mạng lưới phân phối hạn chế vì họ tự bán sản phẩm của mình và có rất ít cửa hàng nằm rải rác trên khắp thế giới Không giống như các sản phẩm điện thoại thông minh khác, khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm ở bất cứ cửa hàng điện thoại trên thế giới, nhưng với Apple, bạn khó có thể làm như vậy.