Phân tích thị trường điện thoại dưới góc nhìn kinh tế vi mô

MỤC LỤC

Công nghệ

Các nhà sản xuất rất nhạy bén với sự tiến bộ của KH-KT, áp dụng chúng vào dây chuyền sản xuất, phân phối sản phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, đồng thời, họ cũng rất tinh tế trước sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, nắm bắt xu hướng sử dụng điện thoại đời mới, mà các sản phẩm mới với công nghệ cao hơn và nhiều chức năng đó cũng là yếu tố làm thay đổi giá cả điện thoại trên thị trường. Apple với camera kép nhiều đột phá: Cả hai camera trên iPhone 13 và iPhone 13 Mini đều có tính năng ổn định hình ảnh quang học thay đổi cảm biến. Hơn thế, Apple đã giới thiệu một tính năng mới có tên là Cinematic Mode với dòng sản phẩm iPhone mới.

Công nghệ sạc nhanh: Ví dụ như Công nghệ sạc nhanh điện thoại VOOC Flash Charge được Oppo nghiên cứu và phát triển có tốc độ sạc cực nhanh, sạc đầy 75%. Hay Samsung Adaptive Fast Charging là công nghệ sạc nhanh độc quyền cho các dòng máy Galaxy giúp máy sạc nhanh hơn khoảng 60%. Samsung với Galaxy Z Flip: Năm 2020 – Công ty Điện tử Samsung Vina chính thức ra mắt Galaxy Z Flip tại thị trường Việt Nam, thiết bị đánh dấu bước tiến tiếp theo của một phân khúc điện thoại hoàn toàn mới – phân khúc màn hình gập.

Với thiết kế màn hình gập bằng kính đầu tiên thực sự bẻ cong các giới hạn vật lý, Galaxy Z Flip sở hữu thiết kế táo bạo và sành điệu – vốn dành cho những người muốn sử dụng thiết bị công nghệ hàng đầu như một tuyên ngôn cho gu thời trang cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy yếu tố công nghệ có tác dụng thúc đẩy rất lớn trong ngành sản xuất điện thoại di động.

Giá của các yếu tố sản xuất a. Chi phí linh kiện

Theo thông tin từ hãng nghiên cứu thị trường Gartner, giá bán smartphone trong năm 2017 tăng thêm 4,3%, chủ yếu do việc thiếu các linh kiện cần thiết như chip nhớ, RAM vv…. Trong khi đó, những di động cao cấp ra mắt các năm gần đây liên tục yêu cầu linh kiện mới hoặc chất lượng cao hơn. Chẳng hạn, những module camera trên Xperia XZ1, XZ2 hay Galaxy S9, S9+ đều là loại tốt nhất hiện nay hay màn hình OLED trên iPhone X có giá cao hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống.

Việc liên tục nâng cấp chip, RAM, hay thay đổi chất liệu thiết kế sản phẩm cũng góp phần khiến giá thành sản xuất của những di động này bị đẩy lên cao. Các khâu như lên ý tưởng, thiết kế, tìm kiếm giải pháp tối ưu và thử nghiệm sản phẩm cũng tiêu tốn của các nhà sản xuất một khoản chi phí lớn. Năm 2018, Apple chi hơn 14 tỷ USD cho R&D, năm nay OPPO tuyên bố chi 1.4 tỷ USD, còn Huawei thành lập hơn 14 trung tâm nghiên cứu, bắt tay với Học viện công nghệ Massachusetts hàng đầu Hoa Kỳ (MIT) trong lĩnh vực mạng 5G.

Hay Samsung có hẳn một số phòng lab tại các trường đại học top đầu Hàn Quốc chuyên R&D riêng cho hãng. Hầu hết điện thoại trên thị trường Việt Nam là hàng nhập khẩu, vì vậy chi phí vận chuyển cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của một chiếc điện thoại.

Cầu thị trường điện thoại di động

Thu nhập

Theo khảo sát của Statista, tính đến hết tháng 5/2021, Việt Nam có khoảng hơn 61,37 triệu người, tương đương tỷ lệ 64% dân số đang sở hữu smartphone và nằm trong top 10 quốc gia có nhiều người dùng smartphone nhất. Như vậy, khi thu nhập người dân tăng lên sẽ làm cho nhu cầu tận hưởng cuộc sống của họ cũng tỉ lệ thuận theo và nhu cầu sử dụng điện thoại không là ngoại lệ, đặc biệt là phân khúc smartphone có giá thành cao và thương hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng có nhu cầu và sẵn sàng mua một chiếc smartphone có giá cả hợp lý với thu nhập.

Số lượng người tiêu dùng

Trình độ dân trí tại Việt Nam đang ngày một cao khiến cho nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng tăng lên dẫn đến cầu tăng. Độ tuổi sử dụng điện thoại có kết nối Internet đang có xu hướng trẻ hóa do đặc thù cuộc sống hiện đại. Người tiêu dùng Việt Nam cũng ngày càng mua sắm thông minh hơn, có nhiều tiêu chí cho các sản phẩm điện thoại hơn như việc cân nhắc đến thương hiệu nổi tiếng, mẫu mã, độ bền, giá cả, tính năng phù hợp với nhu cầu,.

Đồ thị sự dịch chuyển cung cầu của thị trường giày dép

    Độ co giãn của cầu về một loại hàng hóa cho biết mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố có liên quan khác vẫn giữ nguyên. Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn vì người tiêu dùng sẽ dễ dàng chuyển hành vi từ tiêu dùng hàng hóa này sang tiêu dùng hàng hóa khác, khi có biến động về giá trên thị trường. Chi tiêu cho mặt hàng điện thoại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong ngân sách người tiêu dùng một cách thường xuyên, do đó, nếu giá điện thoại tăng (giảm) thì lượng điện thoại tiêu thụ sẽ giảm (tăng) rất ít và cầu về điện thoại ít co giãn theo giá.

    Xét trên khía cạnh các hãng điện thoại khác nhau, nếu một hãng sản xuất kinh doanh mặt hàng mà chi tiêu cho mặt hàng đó chiếm tỷ trọng lớn hoặc rất lớn trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng (VD: Iphone, Samsung,…) thì cần cân nhắc trước khi có quyết định tăng giá sản phẩm, vì lượng cầu hàng hóa này sẽ phản ứng mạnh khi giá hàng hóa đó thay đổi, họ sẽ chuyển sang một hãng khác tốt hơn về chất lượng và giá thành. Nếu giá điện thoại tăng trong thời gian ngắn hạn thì lượng tiêu thụ sẽ giảm không đáng kể, vì trong thời gian ngắn, người tiêu dùng khó có thể thay đổi thói quen mua sắm của mình. Trong trường hợp trên, ta dùng số liệu điều tra trên toàn cầu để phân tích vì điện thoại là ngành kinh doanh mang tính toàn cầu và biên lợi nhuận có xu hướng trở nên giống nhau trên hầu hết các thị trường.

    Mặc dù nhu cầu nội địa đối với các dòng máy Huawei rất lớn, nhưng hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc không đáp ứng kịp do thiếu nguồn cung linh kiện - hậu quả từ những hạn chế thương mại của Mỹ, đặc biệt từ sau khi các quy định liên quan được siết chặt từ tháng 8-2020. Kể cả tại những quốc gia 5G chưa được phủ sóng, việc mua điện thoại có 5G được cho là cách để đầu tư cho tương lai, đảm bảo sản phẩm không bị lỗi thời khi kết nối này trở nên phổ biến. Đối với một số người, khi so sánh với những thiết bị to lớn hơn như máy tính bảng, máy tính laptop thì điện thoại lại là lựa chọn ưu tiên hàng đầu bởi sự tiện nghi, nhỏ nhẹ của nó.

    Vd: Nhờ được trang bị bộ vi xử lý Apple A15 Bionic mới, iPhone 13 Pro Max có tốc độ xử lý các tác vụ cực nhanh và giành được danh hiệu điện thoại có hiệu suất mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Apple đang hoạt động với danh hiệu là công ty công nghệ hàng đầu, phát triển các sản phẩm tập trung vào chất lượng và đó là yếu tố tiên quyết để duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Đổi mới liên tục, chất lượng tuyệt đỉnh nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp Apple vượt xa các đối thủ cạnh tranh với mức độ trung thành thương hiệu (brand loyalty) là 87%, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.

    Trong vài năm, thị trường điện thoại thông minh bị thống trị bởi các thương hiệu cao cấp như Samsung và Apple, với rất ít không gian cho các lựa chọn thay thế rẻ hơn để cạnh tranh. Nước Mỹ được xem là thị trường đầy tiềm năng khi ước tính cả Apple và Samsung, những “gã khổng lồ” trong giới công nghệ, đều bán được ít nhất 70,8% sản phẩm smartphone tại đây. Không giống như các sản phẩm điện thoại thông minh khác, khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm ở bất cứ cửa hàng điện thoại trên thế giới, nhưng với Apple, bạn khó có thể làm như vậy.

    Tỷ suất lợi nhuận cao là lý do khiến sản phẩm này chỉ hướng đến một tầng lớp khách hàng cao cấp mặc dù đối tượng của họ là những người sử dụng điện thoại thông minh nói chung. Mặc dù Apple là một thương hiệu toàn cầu nhưng nó đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu khác như Samsung, Xiaomi và Lenovo đang sử dụng phần mềm Android để tạo ra điện thoại thông minh mới.