1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Kiểm Soát Sinh Học Bệnh Rụng Lá Corynespora Bằng Vi Khuẩn Bacillus Spp Tự Do Và Nội Sinh Cây Cao Su Từ In Vitro Đến Ex Vivo
Tác giả Lê Thanh Quỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Minh
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại báo cáo khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. TỔNG QUAN CÂY CAO SU (0)
      • 1.1.1. Sơ lược nguồn gốc (16)
      • 1.1.2 Vai trò (16)
      • 1.1.3 Tình hình chung (16)
    • 1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH RỤNG LÁ Corynespora (0)
      • 1.2.1 Biểu hiện bệnh (16)
      • 1.2.2 Ảnh hưởng của bệnh (18)
      • 1.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (19)
    • 1.3. TỔNG QUAN VỀ NẤM Corynespora cassiicola (0)
      • 1.3.1. Phân loại (21)
      • 1.3.2. Đặc điểm (21)
      • 1.3.3. Con đường xâm nhập và khả năng gây bệnh (22)
    • 1.4. TỔNG QUAN VỀ Bacillus (0)
      • 1.4.1. Phân loại (23)
      • 1.4.2. Đặc điểm (24)
      • 1.4.3. Ứng dụng (25)
  • CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU (27)
      • 2.2.1 Chủng vi khuẩn thử nghiệm (27)
      • 2.2.2 Chủng nấm thử nghiệm (27)
    • 2.3 THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - MÔI TRƯỜNG (27)
      • 2.3.1 Thiết bị (27)
      • 2.3.2 Dụng cụ (28)
      • 2.3.3 Môi trường – hóa chất – thuốc nhuộm (0)
    • 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
      • 2.4.1 Quy trình thí nghiệm (29)
      • 2.4.3 Lên men (32)
      • 2.4.4 Xác định hoạt tính chất kháng nấm chủng Bacillus sp. T3 và Bacillus sp (0)
      • 2.4.5 Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm Corynespora cassiicola trên lá cắt rời và hiệu quả kiểm soát (35)
      • 2.4.6 Phân tích tế bào xâm nhiễm bởi nấm Corynespora cassiicola (0)
      • 2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (39)
    • 3.1 TÁI PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH (40)
    • 3.2 THỬ KHẢ NĂNG KHÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHUẾCH TÁN GIẾNG THẠCH (45)
    • 3.3 ĐỌC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA NẤM (47)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (51)
    • 4.1 KẾT LUẬN (52)
    • 4.2 ĐỀ NGHỊ (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)

Nội dung

Biện pháp kiểm soát sinh học nấm bệnhC.cassiicola trên cây cao su mang lại nhiều lợi ích tiềm năng về phòng ngừa, điều trị cũng như hạn chế khả năng gây hại cho môi trường, là một biện p

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

− Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ vi sinh – Trường Đại học Mở Thành phố

Hồ Chí Minh (cơ sở 3), 68 Lê Thị Trung, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.1 Chủng vi khuẩn thử nghiệm

Chủng vi khuẩn Bacillus sp T3 là chủng nội sinh được phân lập từ mẫu lá cây cao su tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Công nghệ vi sinh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 3)

Chủng vi khuẩn Bacillus sp S29 phân lập từ vùng đất trồng cao su tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 3)

Chủng nấm Corynespora cassiicola BP5 gây bệnh trên cây cao su phân lập tại Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - MÔI TRƯỜNG

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 16

− Máy cô quay chân không

− Pipet (thủy tinh và pipetman)

2.3.3 Môi trường – hoá chất – thuốc nhuộm

− Nutrient broth (NB), Nutrient agar

− Thuốc nhuộm crystal violet, lugol, safanin O, lactophenol

− Nước cất, nước muối sinh lý 0,85%

− Các dung môi hữu cơ: acetone, n- hexan, dichloromethane, n- butanol, ethanol, methanol, diethyl ether

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 17

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào mục tiêu đề tài, tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Quy trình thí nghiệm

2.4.2 Tái phân lập chủng vi sinh vật thử nghiệm

Tiến hành cấy ria Bacillus sp T3 và Bacillus sp S29 trên đĩa môi trường NA, ủ ở nhiệt độ 30 độ C trong 24 giờ Sau đó, kiểm tra hình thái đại thể của khuẩn lạc, thử nghiệm catalase và nhuộm Gram để quan sát hình thái vi thể của vi khuẩn.

Lên men chủng vi khuẩn

Phân tích tế bào xâm nhiễm

Tách chiết hợp chất kháng nấm

Khảo sát khả năng kháng C cassiicola của dịch chiết Khảo sát khả năng kháng C cassiicola của dịch nguyên

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 18

Sự khác nhau giữa vách tế bào Gram (+) và Gram (–) làm cho khả năng bắt màu màng tế bào với thuốc nhuộm khác nhau Dựa vào đặc điểm này người ta phân thành hai nhóm vi khuẩn (Nguyễn Đức Lượng và cs., 2003)

Thao tác nhuộm Gram gồm các bước sau:

− Nhỏ giọt nước lên một phiến kính sạch Tạo huyền phù với vi khuẩn cần nhuộm, hơ nóng nhẹ phiến kính cho đến khô

− Phủ hoàn toàn vết bôi với crystal violet Để yên 1 – 2 phút rồi nhẹ nhàng rửa trôi thuốc nhuộm dư bằng nước

− Nhỏ dung dịch lugol trong khoảng 30 giây rồi lại rửa nhẹ nhàng với nước

− Tẩy cồn 96 o từ 15 – 30 giây, sau đó rửa nước Phủ hoàn toàn vết bôi với safranin O và để yên trong 1 phút Rửa với nước

− Thấm khô phiến kính với giấy thấm Khi phiến kính khô hoàn toàn, quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 100 Đọc kết quả

− Tế bào vi khuẩn Gram (+) bắt màu tím

− Tế bào vi khuẩn Gram (–) bắt màu hồng

− Vi khuẩn có bào tử, bào tử trong suốt không bắt màu

Các vi sinh vật hiếu khí hay kị khí tùy nghi chứa chuỗi điện tử có cytochrome đều có enzym catalase (trừ các Streptococcus spp.) Enzym này là một trong những enzym có vai trò bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương bởi những dẫn xuất độc tính cao của oxi phân tử trong tế bào Các vi sinh vật này có khả năng biến dưỡng năng lượng theo phương thức theo với oxi là chất nhận điện tử cuối cùng

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 19 trong chuỗi truyền điện tử, tạo H2O2 Catalase sẽ thủy phân hydrogen peroside (H2O2) thành H2O và O2 ngăn chặn sự tích tụ của các phân tử có độc tính cao này trong tế bào (Trần Linh Thước, 2010)

Nhỏ một giọt H2O2 3% vào phiến kính có sinh khối của vi khuẩn thử nghiệm Đọc kết quả

Thử nghiệm: (+) có bọt khí do O2 tạo ra

(–) không có sủi bọt khí

Thử nghiệm đối chứng: (+) Staphylococcus aureus

2.4.2.3 Giải trình tự hỗ trợ định danh

Việc giải trình tự 16S rDNA được tiến hành bởi dịch vụ của công ty Macrogen, Hàn Quốc

Loại bỏ những tín hiệu không chính xác ở hai đầu trình tự khảo sát: đối với các tín hiệu ở đầu gần mồi, tín hiệu thường lớn và biên độ không ổn định, các đỉnh tín hiệu không rõ ràng Với các tín hiệu gần cuối trình tự, cường độ thường rất thấp và không thể phân biệt rõ ràng các đỉnh Việc đọc base ở vùng này hoàn toàn không đảm bảo được độ tin cậy và cần được loại bỏ

Kiểm tra các sai lệch giữa hai kết quả giải trình tự với mồi xuôi và mồi ngược

So sánh với cơ sở dữ liệu GenBank:

Sau khi hiệu chỉnh các sai lệch, trình tự bảo tồn (consensus) được rút ra từ hai kết quả giải trình tự đã kiểm tra các sai lệch Trình tự consensus là trình tự tương đối chính xác cho đoạn DNA khảo sát Tuy nhiên, kết quả này cần được kiểm tra một lần nữa trên các cơ sở dữ liệu nucleotide như GenBank bằng BLASTn Các sai lệch nếu có giữa trình tự trên cơ cở dữ liệu và trình tự truy vấn cần được xem xét và kiểm tra tín hiệu huỳnh quang ở các vị trí này một lần nữa để xác nhận kết quả giải trình tự Ngoài ra, việc thực hiện BLAST còn giúp kiểm tra sự nhiễm mẫu và

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 20 đánh giá quá trình thu nhận và bảo quản mẫu

Xây dựng bộ dữ liệu DNA

Ngoài dữ liệu trình tự trực tiếp thu được, các trình tự của các chi khác thuộc họ Bacillus đã được lấy từ GenBank và được đưa vào phân tích phát sinh loài Các trình tự này được liệt kê chi tiết trong Phụ lục.

Xây dựng cây phát sinh loài

Theo phương pháp Maximum Likelihood: được tạo bằng phần mềm PhyML 3.1 và MEGA 6

− Hoạt hóa giống: sinh khối Bacillus sp T3 và Bacillus sp S29 từ ống giữ chủng 20% glycerol được cấy vào ống nghiệm chứa 5 mL môi trường NB Ủ

− Nhân giống: bổ sung 10% thể tích dịch khuẩn Bacillus sp T3 sau khi hoạt hóa vào 100ml môi trường tối ưu hóa tương ứng với chủng T3 (glucose: 19,49 g/L, NH4NO3: 6,35 g/L, MgSO4: 0,76 g/L, K2HPO4: 6,33 g/L (Nguyễn Văn Minh và cs., 2014)) Nuôi cấy lắc 200 vòng/ phút ở 30 o C trong 54 giờ

− Nhân giống: bổ sung 10% thể tích dịch khuẩn Bacillus sp S29 sau khi hoạt hóa vào 100ml môi trường tối ưu hóa tương ứng với chủng S29 (Tinh bột: 20,15 g/ L, Pepton 26,15 g/ L, KH2PO4 0,71 g/ L, MgSO4 1,05 g/ L (Đỗ Thị Thu

Hà, 2014)) Nuôi cấy lắc 200 vòng/ phút ở 30 o C trong 48 giờ

− Lên men: bổ sung 10% thể tích dịch khuẩn nhân giống cấp 2 vào môi trường tối ưu hóa tương ứng với chủng vi khuẩn Lên men bằng nồi lên men Bioflo 110 trong 54 giờ (tốc độ cánh khuấy: 200 vòng/phút, DO: 100%, pH: 7, nhiệt độ: 30 o C) Thể tích lên men: 3L (Shrivastava và cs., 2013)

2.4.4 Xác định hoạt tính chất kháng nấm Bacillus sp T3 và Bacillus sp S29

Chuẩn bị dịch nguyên thử nghiệm

− Sau quá trình lên men (mục 2.4.3) tiến hành ly tâm dịch khuẩn ở 13

000 vòng/ phút trong 10 phút Tiếp theo, dịch nổi được lọc qua màng lọc 0,45μm (Shrivastava và cs., 2013)

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 21

− Dịch lọc cần được sử dụng trong vòng 15 phút

Chuẩn bị dịch tách chiết thử nghiệm

Dịch tách chiết thử nghiệm được chuẩn bị theo quy trình sau

Sơ đồ 2.2 Quy trình tách chiết dịch thử nghiệm

− Sau quá trình lên men (mục 2.4.3) tiến hành ly tâm dịch khuẩn ở 13 000 vòng/ phút trong 10 phút Tiếp theo, dịch nổi được lọc qua màng lọc 0,45μm (Shrivastava và cs., 2013)

− Dịch nổi sau khi lọc được bổ sung với dung môi theo tỷ lệ 1:2, V:V

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 22

− Đối với dung môi dichloromethane phải tiến hành lóng mẫu để tách nước ra khỏi dung dịch Dung dịch được lắc đều trong bình lóng, để yên đến khi 2 pha dung môi và nước trở về trạng thái cân bằng thu dung môi kèm với các thành phần kháng nấm có trong nó

− Cô quay chân không phần dung môi thu được Nhiệt độ cô quay phụ thuộc vào nhiệt độ sôi của dung môi

− Sau khi đuổi hết dung môi bổ sung methanol vào chất kháng nấm thô thu được (tỉ lệ 1:1, V:V)

Chuẩn bị nấm Corynespora cassiicola thử nghiệm

− Nấm được cấy trên môi trường PDA ủ ở 30 o C trong 72 giờ

− Bổ sung một ít nước muối 0,85% có chứa 0,05% Tween 80 vào ống nấm, dùng que cấy cạo nhẹ trên mặt khóm nấm để nhận bào tử

− Điều chỉnh mật độ bào tử đạt 1 x 10 6 CFU/ mL bằng cách điều chỉnh OD

− Dịch nấm đã chuẩn bị cần được sử dụng trong vòng 15 phút

− Dùng que bông vô trùng nhúng vào dịch nấm đã chuẩn bị, ép que vào thành ống cho ráo nước, sau đó trải đều trên mặt thạch Lặp lại 3 lần, mỗi lần xoay đĩa 60 o

− Đục lỗ đường kính 6 mm trong bản thạch bằng dụng cụ tiệt trùng

− Dịch nguyên và dịch tách chiết đã chuẩn bị được nhỏ vào trong lỗ khoảng 70 μL

− Để yên khoảng 15 phút cho dịch khuếch tán vào lớp thạch

− Ủ 4 – 5 ngày ở 28 o C rồi xem Đọc kết quả vòng kháng nấm

− Thí nghiệm được thực hiện với 6 lần lặp lại Xử lý thống kê ANOVA một yếu tố bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.0 Đọc kết quả

− Vi khuẩn có khả năng kháng nấm khi xung quanh lỗ có vòng kháng nấm

− Ghi nhận Đọc kết quả đạt được

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 23

Hinh 2.1 Đọc kết quả kháng nấm của vi khuẩn

2.4.5 Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm Corynespora cassiicola trên lá cắt rời và hiệu quả kiểm soát

Tạo môi trường tương tự như tự nhiên khi nấm bệnh tương tác trực tiếp với lá cây cao su để khảo sát khả năng gây bệnh của nấm C cassiicola cũng như khả năng kháng bệnh của vi khuẩn Bacillus sp T3 và Bacillus sp S29

Để duy trì độ ẩm trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị hộp nhựa, lót bông thấm nước cất vào đáy hộp, sau đó đặt một lớp thanh chữ U lên trên Thanh chữ U có nhiệm vụ nâng đỡ lá, tránh tiếp xúc trực tiếp với bông ẩm.

Chuẩn bị dịch kháng nấm và nấm thử nghiệm

− Dịch kháng nấm sau khi tách chiết bằng dung môi được chỉnh pH = 7

− Cho vào ống nấm một ít nước muối 0,85% có chứa 0,05% Tween 80, dùng que cấy cạo nhẹ trên khóm lấm để lấy bào tử, đo OD 530 nm điều chỉnh sao cho đạt trong khoảng 0,08 – 0,12 tương đương với mật độ tế bào 1 x 10 6 CFU/ mL

Chuẩn bị lá cao su thử nghiệm

− Giống cao su được sử dụng là giống IAN 873, chọn lá 10 – 15 ngày tuổi, không bị nhiễm bệnh

− Lau sạch bằng bông và bông thấm cồn 70 o

SVTH: LÊ THANH QUỲNH NHƯ 24

− Sau đó rửa với thuốc chống mốc sodium benzoate trong 30 giây và rửa lại

3 lần với nước cất Thấm khô rồi đặt úp lá vào hộp nhựa đã được chuẩn bị

− 20 μL dịch bào tử nấm được nhỏ lên hai bên gân chính của lá, mỗi bên 2 giọt

− Theo dõi mẫu lá ở nhiệt độ phòng

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Triệu chứng bệnh hại trên cây cao su; - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
Hình 1.1 Triệu chứng bệnh hại trên cây cao su; (Trang 17)
Hình 1.2 Chu trình gây nhiễm nấm gây bệnh hại trên cây cao su - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
Hình 1.2 Chu trình gây nhiễm nấm gây bệnh hại trên cây cao su (Trang 23)
Sơ đồ 2.1 Quy trình thí nghiệm  2.4.2  Tái phân lập chủng vi sinh vật thử nghiệm - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
Sơ đồ 2.1 Quy trình thí nghiệm 2.4.2 Tái phân lập chủng vi sinh vật thử nghiệm (Trang 29)
Sơ đồ 2.2 Quy trình tách chiết dịch thử nghiệm - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
Sơ đồ 2.2 Quy trình tách chiết dịch thử nghiệm (Trang 33)
Hình của nhóm Bacillus, Gram dương có bào tử, catalase dương tính. - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
Hình c ủa nhóm Bacillus, Gram dương có bào tử, catalase dương tính (Trang 40)
Theo kết quả thí nghiệm ở bảng 3.2, hình 3.7, 3.8 và biểu đồ 3.1: - đánh giá khả năng kiểm soát sinh học bệnh rụng lá corynespora bằng vi khuẩn bacillus spp tự do và nội sinh cây cao su từ in vitro đến ex vivo
heo kết quả thí nghiệm ở bảng 3.2, hình 3.7, 3.8 và biểu đồ 3.1: (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN