đánh giá hiệu quả kiểm soát sinh học nấm và tuyến trùng gây bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu piper nigrum l bằng bộ chế phẩm sinh học ở tỉnh gia lai

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đánh giá hiệu quả kiểm soát sinh học nấm và tuyến trùng gây bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu piper nigrum l bằng bộ chế phẩm sinh học ở tỉnh gia lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

--- ∞0∞--- PHAN THỊ MỸ LONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SINH HỌC NẤM VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU Piper nigrum L.. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 1

- ∞0∞ -

PHAN THỊ MỸ LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SINH HỌC NẤM

VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)

BẰNG BỘ CHẾ PHẨM SINH HỌC Ở TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ∞0∞ -

PHAN THỊ MỸ LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SINH HỌC NẤM

VÀ TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)

BẰNG BỘ CHẾ PHẨM SINH HỌC Ở TỈNH GIA LAI

Mã số sinh viên: 1853010084 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN VĂN MINH ThS DƯƠNG NHẬT LINH

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là : Phan Thị Mỹ Long

Chuyên ngành: Nông nghiệp – Môi trường Mã học viên: 1853010084 Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Phan Thị Mỹ Long Ngày sinh: 10/02/2000 Nơi sinh: Gia Lai

Trang 4

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN VĂN MINH

Học viên thực hiện: PHAN THỊ MỸ LONG Lớp: DH18NN01

Ngày sinh: 10-02-2000 Nơi sinh: Gia Lai

Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SINH HỌC NẤM VÀ TUYẾN TRÙNG

GÂY BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)

BẰNG BỘ CHẾ PHẨM SINH HỌC Ở TỈNH GIA LAI:

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép sinh viên:

được bảo vệ khóa luận trước Hội đồng:

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức và nền tảng bổ ích trong suốt quá trình học

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Minh, cô Dương Nhật Linh

Thầy cô luôn tận tình chỉ bảo, chia sẽ những kiến thức chuyên ngành hữu dụng và những bài học từ đời sống hằng ngày Bên cạnh đó, thầy cô luôn đốc thúc và tiếp thêm động lực để em hoàn thành đề tài

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cơ sở 3 Bình Dương, quý thầy cô và

anh Nguyễn Hoàng Minh đã tạo mọi điều kiện cho em được sử dụng phòng Lab

phục vụ cho việc thực hiện đề tài và đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm

Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Trần Thị Á Ni, anh Trần Hoàng Tú, bạn

Dương Ngọc Linh, bạn Trần Minh Đăng Khoa và bạn Vũ Thị Thúy Hằng đã bên

cạnh quan tâm, hỗ trợ và động viên em trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn các bạn trong phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh và Tế bào Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ em

Cuối cùng, con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, cảm ơn gia đình

đã tạo điều kiện cho con làm thực nghiệm đề tài trên vườn hồ tiêu tại nhà Hơn thế nữa, luôn bên con những lúc con gặp khó khăn nhất, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để con hoàn thành tốt việc học của mình

Kính chúc tất cả quý thầy cô, anh chị, bạn bè và ba mẹ sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Thủ Dầu Một, tháng 09 năm 2022

Phan Thị Mỹ Long

Trang 6

1.2 Phân bố và đặc điểm hình thái 15

1.3 Vai trò và tình hình sản xuất 15

1.4 Hiện trạng canh tác cây hồ tiêu ở Gia Lai 15

2 BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU 16

2.2.4Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22

1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)

2.1.2Phytophthora sp

Trang 7

3 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HỒ TIÊU BẰNG CHẾ PHẨM SINH

HỌC 23

3.1 Sơ lược về chế phẩm sinh học 23

3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 23

3.3 Một số cơ chế đối kháng trong bộ chế phẩm 24

PHẦN II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 27

1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27

1.1.1Đối tượng nghiên cứu 27

1.1.2Môi trường – hóa chất 32

Trang 8

1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG VI SINH VẬT CÓ LỢI TRONG MẪU Ủ

PHÂN SAU 1 THÁNG Ủ 46

1.1 Kết quả thí nghiệm của vườn 7 tháng tuổi 47

1.1.1Kết quả chỉ tiêu theo dõi khả năng kích thích sinh trưởng chiều cao của vườn 7 tháng tuổi 47

1.1.2Kết quả khảo sát mật độ một số vi sinh vật có lợi trong đất bao gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose 48

1.1.2.1Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật cố định đạm 49

1.1.2.2Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải lân 53

1.1.2.3Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose 57

2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CỦA VƯỜN 1 NĂM TUỔI 61

2.1Kết quả khảo sát một số vi sinh vật có lợi trong đất bao gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose 61

2.1.1.1Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật cố định đạm 61

2.1.1.2Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải lân 65

2.1.1.3Kết quả khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose 69

3 KẾT QUẢ NĂNG SUẤT CÂY HỒ TIÊU Error! Bookmark not defined.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT NẤM Phytophthora sp., Pythium sp., Fusarium sp GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU 76

5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG TUYẾN TRÙNG Meloidogyne sp GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU 78

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79

1 KẾT LUẬN 80

2 KIẾN NGHỊ 81

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Tài liệu Tiếng Việt 82

Tài liệu tiếng Anh 84

PHẦN V: PHỤ LỤC 89

1 PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 90

2 PHỤ LỤC MÔI TRƯỜNG 114

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Cây hồ tiêu (Piper nigrum Lour) 14

Hình 1.2 Vòng đời tuyến trùng gây u sần ở rễ (Courtesy V.Brewster) 21

Hình 2.1 Xã Konghtok huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai 25

Hình 2.2 Bộ chế phẩm sinh học 26

Hình 2.3 Mô hình bố trí thí nghiệm vườn 7 tháng tuổi 35

Hình 2.4 Mô hình bố trí thí nghiệm vườn 1 năm tuổi 35

Hình 3.1 Đống ủ 46

Hình 3.2 Vườn hồ tiêu 7 tháng tuổi Thực nghiệm (A), đối chứng (B) 46

Hình 3.3 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức thực nghiệm 47

Hình 3.4 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức đối chứng 51

Hình 3.5 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức thực nghiệm 52

Hình 3.6 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức đối chứng 55

Hình 3.7 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức thực nghiệm 57

Hình 3.8 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 7 tháng ở nghiệm thức đối chứng 60

Hình 3.9 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức thực nghiệm 62

Hình 3.10 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức đối chứng 64

Hình 3.11 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức thực nghiệm 67

Trang 11

Hình 3.12 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức đối chứng 70 Hình 3.13 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức thực nghiệm 71 Hình 3.14 Kết quả chỉ tiêu khảo sát mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 1 năm ở nghiệm thức thực nghiệm 73 Hình 3.15 Kết quả trọng lượng của 100 gié hồ tiêu tươi của thực nghiệm (A) và đối chứng (B) 75 Hình 3.16 Kết quả trọng lượng của 100 gié hồ tiêu khô của nghiệm thức thực nghiệm (A) và nghiệm thức đối chứng (B) 76 Hình 3.17 Vườn hồ tiêu 1 năm tuổi Thực nghiệm (A) và đối chứng (B) 77 Hình 3.18 Một số hình ảnh từ thí nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm gây bệnh 78 Hình 3.19 Hình ảnh rễ cây hồ tiêu ở vườn 1 năm tuổi Đối chứng (A), thực nghiệm (B) 79 Hình 3.20 Hình ảnh rễ cây hồ tiêu ở vườn 7 tháng tuổi Đối chứng (A), thực nghiệm

(B) 79

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần và công dụng của chế phẩm vi sinh 29 Bảng 2.2 Địa điểm và số lượng mẫu 37 Bảng 3.2 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật có lợi trong đống ủ 46Bảng 3.3 Kết quả độ chênh lệch chiều cao của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thực nghiệm vườn hồ tiêu 7 tháng tuổi 47 Bảng 3.4 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 7 tháng 49 Bảng 3.5 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 7 tháng .52 Bảng 3.6 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 7 tháng .56 Bảng 3.7 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật cố định đạm trong đất tại vườn 1 năm 61 Bảng 3.8 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật hòa tan lân trong đất tại vườn 1 năm .66 Bảng 3.9 Kết quả chỉ tiêu đánh giá mật độ vi sinh vật phân giải cellulose trong đất tại vườn 1 năm .70 Bảng 3.10 Kết quả trọng lượng 100 gié hồ tiêu tươi và khô 74

Trang 13

PDA: Potato Dextrose agar PCA: Thạch cà rốt khoai tây PPA: Môi trường Nash-Snyder TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao,

đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Hạt tiêu là gia vị quý, được sử dụng với số lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp, thực phẩm Hồ tiêu chủ yếu trồng tại 9 tỉnh trọng điểm của nước ta, với tổng diện tích 100000 ha Trong đó, Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi để mở rộng diện tích trồng hồ tiêu Tại 4 tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng có diện tích 55339 ha chiếm hơn một nửa tổng diện tích trồng hồ tiêu trên cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014)

Công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay đã và đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn là biện pháp chủ yếu nhưng tình trạng sử dụng thuốc BVTV không được quản lý chặt chẽ, cộng với sự thiếu kiến thức của không ít người dân dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã gây “lợi bất cập hại” Từ 77 loại hoạt chất được cho phép sử dụng năm 1991 đến năm 2010 có 437 thuốc trừ sâu, 304 thuốc diệt nấm và 160 thuốc diệt cỏ được cho phép sử dụng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010) Trong hai thập niên này số lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 20300 lên 72560 tấn (Nguyễn Hữu Huân, 2005; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010) Chính việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học đã thay đổi cấu trúc lý tính của đất và gây mất cân bằng sinh thái quần thể vi sinh vật, tạo môi trường thuận lợi cho bùng phát dịch bệnh Ngoài ra, dư lượng thuốc BVTV còn làm giảm chất lượng hạt tiêu, làm sản phẩm khó có thể đi vào các thị trường đòi hỏi chất lượng cao (Parween và cs., 2016) Từ năm 2015 đến giữa năm 2016, Việt Nam đã có 17 lô hàng hồ tiêu bị thị trường EU phát hiện chứa dư lượng của 9 loại thuốc BVTV vượt mức quy định và bị trả về Nguyên nhân chính là do nông dân trồng tiêu đã lạm dụng nhiều loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng… không bảo đảm chất lượng, không đúng quy trình kỹ thuật (https://cafef.vn/hang-xuat-di-bi-tra-lai-huong-di-nao-cho-cay-tieu-thoi-hoi-nhap-20161129142949913.chn)

Trang 15

Do đó để khắc phục tình trạng trên, hướng sử dụng vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh trong phòng chống bệnh cho cây trồng nói chung và cây hồ tiêu nói riêng, được xem là giải pháp cần thiết nhằm thay thế các loại thuốc BVTV gây độc hại môi trường Theo Pal và cộng sự, kiểm soát sinh học dịch hại cây trồng là việc sử dụng các sinh vật sống để ngăn chặn các hoạt động của quần thể hoặc của một tác nhân gây bệnh thực vật (Pal và cs., 2006) Nhiều vi sinh vật đối kháng đã được tuyển chọn, sử dụng cho sản xuất chế phẩm sinh học kiểm soát dịch hại vùng rễ cây và tiêu biểu là

các chi Trichoderma, Bacillus, Streptomyces kiểm soát nấm bệnh Phytophthora,

Pythium, Fusarium (Keswani và cs., (2013); Mardanova và cs., (2017); Gordon,

(2017); Hà Minh Thanh, (2017))

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu

quả kiểm soát sinh học nấm và tuyến trùng gây bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) bằng bộ chế phẩm sinh học ở tỉnh Gia Lai”

Mục tiêu:

Đánh giá hiệu quả kiểm soát sinh học nấm Phytophthora sp., Pythium sp.,

Fusarium sp và tuyến trùng Meloidogyne sp gây bệnh chết nhanh, chết chậm trên

cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) bằng bộ chế phẩm sinh học bao gồm TRI-BIOMI3X,

BIOMI-AntiFB 1, BIOMI-AntiN 1, BIOMI-Pest 1, BIOMI-Pest 2, BIOMI-Ferti

Nội dung thực hiện:

• Đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm Phytophthora sp., Pythium sp., Fusarium

sp trước và sau khi sử dụng bộ chế phẩm sinh học trên cây hồ tiêu

• Đánh giá hiệu quả kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne sp trước và sau khi

sử dụng bộ chế phẩm sinh học trên cây hồ tiêu

• Khảo sát mật độ vi sinh vật có lợi trong đất gồm vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải cellulose và vi sinh vật cố định đạm trước và sau khi sử dụng bộ chế phẩm sinh học trên cây hồ tiêu

• Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng đối với cây hồ tiêu sau khi sử dụng bộ chế phẩm sinh học

Trang 16

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 17

1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)

1.1 Phân loại khoa học:

Giới: Plantae

Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Piperales

Họ: Piperaceae Chi: Piper

Loài: Piper nigrum Lour

Tên khoa học: Piper nigrum Lour

Tên thường gọi: hồ tiêu, tiêu đen,

Hình 1.1 Cây hồ tiêu (Piper nigrum Lour)

Trang 18

1.2 Phân bố và đặc điểm hình thái

Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là một loại cây nho thân gỗ lâu năm trong họ hồ tiêu,

trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (Krishnamoorthy và cs., 2010) Quả của hồ tiêu, được gọi là hạt tiêu, dùng làm hương liệu thực phẩm, nước hoa và được sử dụng làm thuốc trong y học (Acharya và cs., 2012) Hạt và tinh dầu của cây hồ tiêu cũng đã được báo cáo là có các hoạt động chống oxy hóa, chống ung thư, hạ sốt, chống viêm (Ahmad và cs., 2012)

1.3 Vai trò và tình hình sản xuất

Hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế, là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nước ta, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước Năm 2010, diện tích trồng hồ tiêu mới chỉ đạt 51,3 nghìn ha Năm 2015, diện tích hồ tiêu đạt 101,6 nghìn ha, gấp 1,98 lần so với năm 2010 Diện tích hồ tiêu cao nhất đạt trên 150 nghìn ha trong năm 2017, sau đó do giá giảm và không ổn định nên đến năm 2020 còn 131,8 nghìn ha, tăng 30,2 nghìn ha so với năm 2015 và tăng 80,5 nghìn ha so với năm 2010 Việt Nam xuất khuẩn 95% khối lượng hạt tiêu, còn lại 5% tiêu thụ ở thị trường trong nước Giá hồ tiêu đạt cao điểm vào năm 2015 và năm 2016, trung bình ngoại tệ thu về từ 8000-9500 USD/tấn hồ tiêu xuất khẩu (Tổng cục thống kê, 2021)

Năm 2016, giá hồ tiêu liên tục giảm nên người trồng ít quan tâm chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh, hệ quả là năng suất và chất lượng kém Tuy nhiên, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu đến 105 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất năm 2016 với 1429,2 triệu USD (Tổng cục thống kê, 2021)

1.4 Hiện trạng canh tác cây hồ tiêu ở Gia Lai

Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi thích hợp để sản xuất cây hồ tiêu Hiện nay, tỉnh Gia Lai được xem như là thủ phủ hồ tiêu của cả nước với thương hiệu tiêu Chư Sê Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến tháng 11 năm 2021, toàn tỉnh có 13.673 ha (Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, 2021)

Trang 19

Việc sản xuất hồ tiêu tại Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng đang gặp nhiều khó khăn về giống, cây trụ, đặc biệt là sâu bệnh hại hồ tiêu Các loại sâu bệnh hại trên cây

hồ tiêu rất phức tạp và phong phú như: bệnh chết nhanh (Phytophthora sp.), bệnh chết chậm (Meloigyne sp., Fusarium sp.), tuyến trùng hại rễ (Meloigyne sp.,

Pratylenchys sp., ), bệnh thán thư (Collectotrichum sp., Phoma sp.), các loại rệp

sáp (Pseudococcus sp., Ferisia virgata), mối, sâu ăn lá, Trong đó các loại dịch hại

phát sinh từ đất hết sức nguy hiểm và khó phòng trừ (Lâm Văn Minh và cs., 2015) Hiện nay, việc sử dụng hóa chất diệt nấm và diệt tuyến trùng là những cách tiếp cận phổ biến nhất để quản lý bệnh hại hồ tiêu, nông dân sử dụng thuốc BVTV có mặt trên thị trường như: Trepachbul 607SL, Alpine 80WP, 800WDG, Mexyl MZ 72 WP Tuy nhiên, phương pháp này có hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường

2 BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU 2.1 Bệnh chết nhanh

2.1.1 Lịch sử và biểu hiện bệnh

Năm 1988, tên nấm bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu được Tsao và Alizadeh xác

với tên gọi là Phytophthora capsici (Tsao và Alizadeh, 1988)

Bệnh do những loại nấm sống dưới đất, ưa ẩm như Phytophthora sp gây ra, phát triển lây lan trong giai đoạn giữa và cuối mùa mưa Nấm Phytophthora sp kết hợp với các loại nấm trong đất khác như Fusarium sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp.,… xâm nhập vào vết thương ở rễ bởi tuyến trùng Rotylenchulus sp., Meloidogyne sp và

Tylenchulus sp làm cho bệnh nghiệm trọng hơn (Bui và cs., 2013; Toh và cs.,2016)

Khi bệnh tấn công vào rễ và thân làm cây hồ tiêu chết đột ngột Khi cây hồ tiêu bị bệnh, chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng và có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây Rễ bị thối làm phá hủy các mạch libe và các mô thực vật hạn chế sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận phía trên của cây (Ravindran và cs., 2000) Đây cũng chính là một trong những bệnh nghiêm trọng làm giảm sản lượng hồ tiêu Việt Nam và các nước Châu Á (Aravind và cs., 2009; Trinh và cs., 2019)

Trang 20

2.1.2 Phytophthora sp

❖ Phân loại khoa học • Giới: Chromista • Ngành: Oomycota • Lớp: Oomycetes • Bộ: Peronosporales

• Họ: Pythiaceae

• Giống (chi): Phytopthora

Kích thước bào tử nấm rộng từ 23-25 μm, dài 38-60 μm và đường kính của bào tử trứng ở các loài khác nhau dao động từ 27-38 μm (Granke và cs., 2011) Sinh sản vô tính, từ sợi nấm phát sinh ra cành mang bọc bào tử, bên trong chứa bào tử động, khi được phóng thích sẽ bơi trong nước đến xâm nhiễm vào cây trồng Sợi nấm cũng có thể phân hóa tạo ra bào tử hậu có vách dày và chịu được điều kiện khắc nghiệt Sinh sản hữu tính, từ sợi nấm hình thành nên bao đực và bao cái dung hợp để tạo ra bào tử trứng với vách dày có sức sống cao Bào tử hậu và bào tử trứng có thể tồn tại qua mùa đông rét lạnh và mùa hè khô hạn Bào tử trứng có thể sống trong hệ tiêu hóa của ốc sên, nên ốc sên là động vật có thể phát tán bào tử trứng theo phân của chúng (Nguyễn Vĩnh Trường, 2013)

Phytophthora là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên cây ăn quả, rau màu và cây

công nghiệp ở Việt Nam Cách thức xâm nhiễm tùy thuộc từng loài, bào tử trứng, bọc bào tử động và du động bào tử tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm vào các bộ phận khác nhau của cây Mưa làm phân tán bào tử lên bộ lá của cây vì vậy quá trình xâm

nhiễm có thể bắt đầu từ thân, lá và quả, tùy thuộc loài Phytophthora và ký chủ Côn

trùng bò hoặc bay cũng có thể mang nấm từ đất tới các bộ phận phía trên của cây (W Burgess và cs., 2009)

Trang 21

2.1.3 Pythium sp

❖ Phân loại khoa học

• Giới: Chromista • Ngành: Oomycota • Lớp: Oomycetes • Bộ: Pythiales • Họ: Pythiaceae

• Giống (chi): Pythium

Pythium sp có các bọc bào tử động được hình thành ở đỉnh hoặc đoạn giữa các

sợi nấm, hình tròn (hình cầu) hoặc hình sợi Sinh sản bằng cả phương pháp vô tính

và hữu tính Sinh sản hữu tính liên quan đến sự hình thành các túi noãn và túi đực Sau khi thụ tinh, noãn cầu trong túi noãn phát triển thành bào tử trứng có vách dày Bào tử trứng là bào tử bảo tồn và có vai trò quan trọng trong chu kỳ bệnh Bào tử

trứng của Pythium sp có thể có vách mịn hoặc dạng trang trí như sừng (W Burgess

và cs., 2009)

Pythium sp gây thối rễ con ở cây trưởng thành, gây thối củ khoai tây, cà rốt và

các nông sản bảo quản khác Trong đất ướt, du động bào tử được thu hút tới đầu rễ con, ở đó chúng tạo ra các ống mầm (sợi nấm còn non) xâm nhập qua đầu rễ con và bắt đầu quá trình làm thối rễ ( W Burgess và cs., 2009)

2.1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Lần đầu tiên 4 chủng Pythium gây bệnh chết nhanh được Akira Matsuda phân lập

từ đất và rễ cây hồ tiêu tại Cộng hòa Dominica năm 1998 (Matsuda, 1998)

Tác giả Aragaki và Uchida đã đề xuất Phytophthora capsici được phân chia thành 2 loài: Phytophthora capsici và Phytophthora fropicalis sp dựa theo sự khác biệt về

kích thước và hình thái bào tử nang cũng như phạm vi ký chủ của chúng (Aragaki và cs., 2001)

Năm 2013, Farhana và cộng sự phát hiện 13 vườn tiêu ở 4 khu vực tại bang

Sarawak, Malaysia đã bị bệnh thối gốc do Phytophthora và tỷ lệ mắc bệnh rất nghiêm

trọng trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh (Farhana và cs., 2013)

Trang 22

Năm 2015, Munjal và cộng sự công bố chủng vi khuẩn nội sinh phân lập từ rễ hồ

tiêu Bacillus megaterium có hoạt tính kháng nấm bệnh Phytophthora capsici,

Pythium, Rhizotocnia mạnh do sản sinh một số hợp chất kháng nấm (Munjal và cs.,

2015)

Năm 1990, Phạm Văn Biên và cộng sự, ghi nhận tác nhân gây bệnh chết nhanh

cây hồ tiêu là nấm Phytophthora palmivora (Phạm Văn Biên và cs., 2015)

Năm 2006, Trần Kim Loang và cộng sự, sử dụng phương pháp PCR bước đầu đã xác định tác nhân gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu tại Tây Nguyên là nấm

Phytophthora palmivora (Trần Kim Loang và cs., 2006)

Năm 2012, Nguyễn Văn Tuất tìm ra biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp nấm

Phytophthora gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu (Nguyễn Văn Tuất và cs., 2012)

2.2 Bệnh chết chậm

2.2.1 Lịch sử và biểu hiện bệnh

Bệnh chết chậm là bệnh do tuyến trùng Meloidogyne sp., Pratylenchys sp và nấm

Fusarium sp gây ra Bệnh làm cho hồ tiêu sinh trưởng chậm, lá bị vàng héo và rụng

dần, sau đó rụng đốt, xuất hiện thành từng vùng, lúc đầu là một vài cây sau đó lan sang các cây bên cạnh và tạo thành vùng bệnh Theo thời gian sợi nấm và bào tử sẽ lan dần lên phần thân, cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết (Sahar Shahnazi và cs., 2012) Bệnh gây hại phổ biến ở các nước trồng tiêu gây giảm năng suất từ 12-47% ở Ấn Độ, 2-95% ở Malaysia, 10-32% ở Indonesia Ở nước ta bệnh khá phổ biến ở các

vùng trồng tiêu trong đó có Quảng Trị (Nguyễn Vĩnh Trường, 2013)

Tuyến trùng gây hại rễ là một trong những loài nguy hiểm nhất, làm suy giảm năng suất và chất lượng cây trồng từ đó gián tiếp gây nhiều thiệt hại về kinh tế (Luc và cs., 2005)

Trang 23

2.2.2 Fusarium sp

❖ Phân loại khoa học

• Giới: Fungi

• Ngành: Ascomycota • Lớp: Deuteraulariaceae • Bộ: Monilialcs

• Họ: Nectriaceae • Chi: Fusarium • Loài: Solani

Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm không màu, chuyển màu nâu khi già Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ Cơ thể dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, vách ngăn có lỗ thủng đơn giản ở giữa Vách tế bào bằng chitin, glucan Sống kí sinh trên thực vật gặp phổ biến trong đất Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển ở 25-30oC (Nguyễn Lân Dũng và cs., 1982)

Sinh sản sinh dưỡng là từ 1 sợi nấm riêng rẽ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh trưởng và phân nhánh thành hệ sợi nấm Bào tử hậu chứa nhiều chất dự trữ và có thể chịu đựng những điều kiện bất lợi trong thời gian dài (Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam, 2009)

Sợi nấm và bào tử vô tính nảy mầm trong tàn dư cây bệnh và đất xâm nhiễm vào rễ còn non và lan dần vào các mạch xylem Nấm bệnh sau đó sẽ phát triển trong mạch xylem và lan lên hệ thống mạch rây trong thân Hiện tượng tắc mạch xylem làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cây bệnh bị héo rồi chết Ngoài ra, nấm còn xâm nhập qua các vết thương mà tuyến trùng gây ra (Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam, 2009)

2.2.3 Meloidogyne sp

❖ Phân loại khoa học • Ngành: Nematoda • Lớp: Chromadorea • Phân lớp: Chromadoria

Trang 24

• Bộ: Rhabditida • Phân bộ: Tylenchina • Họ: Meloidogynidae • Loài: Meloidogyne

Trên hồ tiêu, tuyến trùng Meloidogyne ký sinh hủy hoại rễ, ảnh hưởng đến quá

trình hút nước và dinh dưỡng khoáng làm cho cây sinh trưởng kém, gây hiện tượng vàng lá giống như thiếu dinh dưỡng nhưng khi bón phân cây khó hấp thụ được Năm

1976, Braxil ghi nhận 91% cây hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng trong đó Meloidogyne

incognita là loài được bắt gặp nhiều nhất (Minoru, 1976) Năm 2000, loài Meloidogyne piperi được mô tả là loài mới trên hồ tiêu tại Ấn Độ (Sahoo và cs.,

2005)

❖ Vòng đời tuyến trùng: (Mitkowski và cs., 2022)

Hình 1.2 Vòng đời tuyến trùng gây u sần ở rễ (Courtesy V.Brewster)

Trang 25

Tuyến trùng đẻ trứng trong đất, trứng phát triển thành ấu trùng tuổi 1 ngay bên trong trứng Ấu trùng tuổi 1 lột xác thành ấu trùng tuổi 2 và xâm nhập vào rễ Các chất hữu cơ tiết ra từ rễ hấp dẫn tuyến trùng đến xâm nhiễm Ấu trùng tuổi 2 cắm phần đầu vào rễ để ký sinh và các chất tiết của chúng làm cho rễ sưng lên tạo thành sần rễ Trải qua 3 lần lột xác ấu trùng trở thành con trưởng thành, con đực có hình giun, con cái có dạng hình tròn như quả lê Các yếu tố như độ ẩm đất, độ thoáng khí, độ kiềm, vi sinh vật đất ảnh hưởng lớn đến sự sống sót, khả năng sinh sản và gây hại của tuyến trùng (Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam, 2009)

2.2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Năm 1977, Nambiar và Sarma cho rằng nguyên nhân gây bệnh chết chậm trên

cây hồ tiêu tại Ấn Độ bao gồm các loại nấm như Fusarium sp., Rhizoctonia sp và tuyến trùng Meloidogyne incognita (Nambiar và Sarma, 1977)

Theo Whitehead (1998), tuyến trùng Meloidogyne incognita là nguyên nhân chính

gây bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu, có phạm vi phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Whitehead, 1998)

Trên thế giới, nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài đồng

ruộng, cho thấy nấm Paecilomyces sp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp và Pratylenchus sp (Tiyagi và cs., 2004; Kiewnick và

cs., 2006)

Năm 1991, tác giả Nguyễn Ngọc Châu cho biết hiện tượng một số cây hồ tiêu hoặc toàn bộ vườn chết toàn bộ, gây thiệt hại rất lớn ở tất cả các vùng trồng tiêu của Việt Nam (Nguyễn Ngọc Châu và cs., 1991)

Năm 1995, Nguyễn Ngọc Châu đã ghi nhận cây hồ tiêu không chỉ bị bệnh do

nhiều loại tuyến trùng ký sinh trên rễ như: Meloidogyne sp., Radophonus sp.,

Rotylencholus sp.,… mà còn có một số nấm như: Fusarium sp., Rhizoctonia sp.,…

cùng tác động gây hại lên bộ rễ của cây hồ tiêu (Nguyễn Ngọc Châu và cs., 1995)

Trong một nghiên cứu của Thủy và cộng sự (2012), Fusarium solani được phân

lập từ cây hồ tiêu trưởng thành bị vàng lá và có khả năng gây hại khi kết hợp với tuyến trùng tại tỉnh Quảng Trị (Thuy và cs., 2012)

Trang 26

3 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI HỒ TIÊU BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

3.1 Sơ lược về chế phẩm sinh học

Năm 1989, giáo sư Fuller R định nghĩa chế phẩm sinh học là một loại thức ăn có nguồn gốc từ những vi sinh vật sống và có ảnh hưởng có lợi cho đất và vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh trong đất và trong đường ruột của vật chủ (Fuller R, 1989)

Đến năm 2015, trong công bố của Lâm Văn Minh đã định nghĩa chế phẩm sinh học là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học Chúng được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ các loại sâu, bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp và kích thích sinh trưởng của cây (Lâm Văn Minh, 2015)

❖ Ưu điểm (Nguyễn Thị Hoàn, 2019):

• Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái

• Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng, ) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung

• Ứng dụng chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, thoái hóa đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất

• Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản

• Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường như các thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác

3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2004, Nguyễn Thân kết luận việc sử dụng nấm Trichoderma virens dòng T41 có hiệu lực mạnh trong phòng trừ nấm Phytophthora spp gây bệnh chết nhanh

Trang 27

Trần Kim Loang đã sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ một số

bệnh hại cây trồng trong đó có chế phẩm sinh học đa chức năng SH1 của Viện Bảo vệ thực vật ứng dụng trong phòng trừ bệnh chết nhanh trên hồ tiêu do nấm

Phytophthora sp (Trần Kim Loang và cs., 2008)

Gần đây, Ngô Vân Anh và cộng sự đã phân lập thành công các loài Bacillus

siamensis, Bacillus velezensis và Bacillus methylotrophicus trong năm 2020, chúng

có cả hoạt động đối kháng với nấm bệnh và các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng thực vật (Van Anh Ngo và cs., 2020)

3.3 Một số cơ chế đối kháng trong bộ chế phẩm

*Cơ chế đối kháng của nấm Paecilomyces, Trichoderma

Nấm ký sinh là nhóm vi sinh vật có nhiều trong đất và có tiềm năng lớn trong

phòng trừ tuyến trùng thực vật (Jatala, 1986) Trong đó, nấm Paecilomyces sp có

tiềm năng ký sinh và khả năng kiểm soát quần thể tuyến trùng thực vật tốt (Brand và

cs., 2010) Nấm Paecilomyces sp ký sinh trực tiếp lên trứng, ấu trùng hoặc con trưởng

thành bởi các sợi nấm, đồng thời sản sinh ra các hoạt chất, enzym như acid acetic, leucinotoxin, chitinase và protease có khả năng phân hủy lớp kitin bên ngoài của trứng và tuyến trùng trưởng thành (Kiewnick và cs., 2006) Các enzym phân hủy lớp vỏ trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho sợi nấm xâm nhập và phá hủy các giai đoạn phát triển ở giai đoạn sớm (Mukhtar và cs., 2013) Trên thế giới, nhiều thử nghiệm trong

phòng thí nghiệm cũng như ngoài đồng ruộng, cho thấy nấm Paecilomyces sp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp và

Pratylenchus sp ( Kiewnick và cs., 2006)

Ngoài ra, nấm Trichoderma đã được chứng minh có thể kiểm soát sinh học

Alternaria, Colletotrichum, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia, Sclerotinia, Verticillium, … Các cơ chế đối kháng của nấm này là ký sinh sợi nấm, tiết kháng

sinh, cạnh tranh không gian và dinh dưỡng đồng thời kích hoạt cây chống lại mầm

bệnh Hơn nữa, nấm Trichoderma được cho là tiết các enzyme ngoại bào như

glucanase, chitinase,… có thể phân hủy sợi nấm bệnh do đó hạn chế được sự phát triển và xâm thực vào mô ký chủ (Amrita và cs., 2016)

Trang 28

*Cơ chế đối kháng của vi khuẩn Bacillus

Trong các vi sinh vật đối kháng, Bacillus được sử dụng để kiểm soát nhiều vi

sinh vật gây bệnh cho cây trồng vì chúng có thể tiết nhiều chất kháng khuẩn hay kháng nấm, có thể cạnh tranh không gian và dinh dưỡng với vi sinh vật gây bệnh hay tăng sức đề kháng của cây trồng để chống lại các tác nhân gây bệnh Nhóm vi khuẩn

Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia sp., Sclerotinia, Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora sp và một số

Trang 29

PHẦN II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 30

1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian: từ tháng 11/2021-06/2022 Địa điểm:

• Phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh, cơ sở 3 Bình Dương, 68 Lê Thị Trung, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

• Vườn hồ tiêu kinh doanh 7 tháng tuổi (0,7 ha) và 1 năm tuổi (1 ha) của ông Phan Văn Bình tại Xã Konghtok huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai

1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

1.1.1 Đối tượng nghiên cứu

• Các mẫu cây hồ tiêu Srilanca, Thenken được thu thập tại xã Konghtok huyện

Chư Sê tỉnh Gia Lai • Phân bón:

Hình 2.1 Xã Konghtok huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai (13.728058, 108.109237)

Trang 31

▪ Phân bón vô cơ: NPK 16:16:8 cung cấp bởi công ty cổ phần phân bón Bình Điền

▪ Bánh dầu đậu phộng: được thu mua tại các cơ sở ép dầu đậu phộng ở địa phương Trong bánh dầu chứa từ 28-51% đạm, ngoài ra còn có các muối khoáng, vitamin và acid amin

▪ P có nguồn gốc hữu cơ: cung cấp bởi công ty phân lân nung chảy Văn Điển ▪ K hữu cơ khai thác từ quặng: cung cấp bởi công ty cổ phần HACHECO

• Bộ chế phẩm sinh học được cung cấp bởi Công ty TNHH MIDOLI có chứa các

chủng vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh Phytophthora sp., Pythium sp.,

Fusarium sp và tuyến trùng Meloidogyne sp

❖ Nguồn gốc: Bộ chế phẩm sinh học sử dụng trong đề tài được cung cấp bởi công

ty TNHH MIDOLI

❖ Bộ sản phẩm sử dụng thử nghiệm trên vườn hồ tiêu gồm: chế phẩm vi sinh

TRI-BIOMI3X, AntiFB 1, AntiN 1, Pest 1,

BIOMI-Pest 2, BIOMI-Ferti Thành phần vi sinh và công dụng của mỗi sản phẩm được

mô tả chi tiết ở bảng 2.1

Hình 2.2 Bộ chế phẩm sinh học

Trang 32

Bảng 2.1 Thành phần và công dụng của chế phẩm vi sinh

Chế phẩm vi sinh Chi tiết sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng Tri-BIOMI 3X

(viên nén): Chế phẩm vi sinh (bón

rễ và ủ phân)

Thành phần:

- Tổng VSV phân giải cellulose (Trichoderma viride, Aspergillus

oryzae, Bacillus velezensis, Streptomyces rochei, Phanerochaete chrysosporium): ≥ 1x108 CFU/g

+ Tổng VSV cố định đạm vùng rễ và nội sinh (Azotobacter sp.,

Azospirillum sp., Bacillus velezensis): ≥ 1x106 CFU/g

+ Tổng VSV phân giải lân (Bacillus sp., Azospirillum sp.):

≥1x106 CFU/g

Công dụng:

- Kích thích tăng trưởng, tăng năng suất

- Các chủng vi sinh trong sản phẩm có khả năng chịu mặn, thích hợp cho các ruộng lúa, các nhà vườn trồng cây ăn quả nằm trong khu vực bị nhiễm mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Dùng ủ lên men cho tất cả các nguyên liệu hữu cơ: bã bùn mía, rơm, bã trồng nấm, phân chuồng, vỏ cà phê, xác bã thực vật, phế phẩm hữu cơ của các nhà máy,…

- Cải tạo đất bạc màu

Sử dụng: Pha 1 viên trong 40-50 lít nước Ủ phân 1 viên (3 g)

dùng ủ 1 tấn nguyên liệu

BIOMI-AntiFB 1

(viên nén): Chế phẩm vi sinh (phòng trừ nấm và khuẩn)

Thành phần:

- Bacillus polyfermenticus (kháng nấm) ≥ 1x107 CFU/g

- Trichoderma viride ≥ 1x106 CFU/g

- Bacillus amyloliquefaciens ≥ 1x107 CFU/g

Công dụng:

- Phòng và trừ nấm gây bệnh - cung cấp hệ vi sinh vật đối kháng mạnh với nấm, khuẩn bệnh hại cây trồng

Trang 33

Chế phẩm vi sinh Chi tiết sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng

- Vi khuẩn Bacillus sinh chất kháng nấm, kháng khuẩn

- Chế phẩm ức chế nhiều loại nấm (Phytophthora, Pythium,

Rhizoctonia solani, Neoscytalidium, Fusarium, Colletotrichum,…) gây bệnh vàng lá, thối cổ rễ, khô cành trên

mắc ca, chết chậm trên cây hồ tiêu, khô vằn trên cây lúa, đốm trắng trên cây thanh long, cháy lá, xoắn cổ lá, thối đỏ trên cây mía, thối rễ, thối thân, thối trái, … trên nhiều loại cây trồng - Có khả năng cải tạo đất, giúp bộ rễ phát triển mạnh, hỗ trợ cây

Thành phần:

- Paecilomyces sp ≥ 106 CFU/g

- Bacillus subtilis ≥ 107 CFU/g

- Trichoderma viride ≥ 106 CFU/g

- Phụ gia: dịch chiết cây Neem (Azadirachta indica)

Công dụng:

- Phòng trừ đặc trị tuyến trùng tối ưu hơn với sự kết hợp giữa vi

sinh vật và dịch chiết thực vật

- Phòng trừ côn trùng gây hại, ức chế nấm bệnh

- Có tác dụng như phân bón vi sinh vật (hoạt tính cố định đạm, sinh hoocmon tăng trưởng IAA, phân giải lân) qua đó hỗ trợ cây

Trang 34

Chế phẩm vi sinh Chi tiết sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng

phẩm vi sinh (trừ sâu)

BIOMI-Pest 2

(dạng lỏng): Chế phẩm vi sinh (trừ sâu)

- Beauveria bassiana ≥ 1x106 CFU/g

- Metarhizium sp ≥ 1x106 CFU/g

- Phụ gia: dịch ủ hạt Neem

Công dụng:

- Bào tử của vi khuẩn Bacillus thuringiensis và tinh thể độc sẽ đi

qua đường tiêu hóa, sau đó độc tố được kích hoạt, bào tử nẩy mầm và tiếp tục sinh độc tố để diệt sâu Sự kết hợp với dịch chiết hạt Neem sẽ tối ưu hóa hoạt tính diệt sâu Có khả năng diệt các loại sâu phổ biến trong nông nghiệp như: sâu xanh, sâu xanh bướm trắng, sâu đo, sâu cuốn lá, sâu đục thân/rau màu,

Sử dụng: Pha 1 viên trong 40-50 lít nước Nên phun vào lúc sáng

sớm hay chiều mát

BIOMI-Ferti

(dạng lỏng): Phân bón hữu cơ vi sinh kích thích tăng trưởng cây trồng

Thành phần:

- Hàm lượng hữu cơ thủy phân từ đậu nành, trùn quế, sinh khối nấm men

-Tổng VSV cố định đạm ≥ 106 CFU/ml -Tổng VSV phân giải lân ≥ 106 CFU/ml -Tổng VSV phân giải cellulose ≥ 106 CFU/ml - Tổng VSV phân giải kali ≥ 106 CFU/ml

Công dụng:

- Kích thích bộ rễ phát triển, tăng cường hấp thu phân bón - Cung cấp hệ vi sinh vật vùng rễ và vi sinh vật nội sinh thực vật (cố định đạm, sinh auxin, phân giải lân) giúp cây tăng trưởng tốt Cung cấp hệ vi sinh giúp phân giải cellulose, xác bã thực vật giúp tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng hữu cơ tại chỗ - Cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu, bổ sung dịch lên men vi sinh vật giúp phát triển rễ, cây hấp thu nhanh và hiệu quả, tăng trưởng tốt

Trang 35

Chế phẩm vi sinh Chi tiết sản phẩm, chỉ tiêu chất lượng

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt theo giai đoạn

- Dùng bón bổ sung cho cây trồng và phục hồi sinh trưởng sau mùa thu hoạch, cải tạo đất bạc màu, hạ phèn

Sử dụng: 1 lít pha trong 100-200 lít nước

1.1.2 Môi trường – hóa chất

- PDA, PCA và PPA - Cồn 96o, cồn 70o

- Thuốc nhuộm lacto phenol cotton, lugol - Jensen và Pikovskaya

- Các chất khác: Saccarose, nước muối sinh lý 0,85%, nước cất, CMC

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Bố trí thí nghiệm

Phương pháp: Bố trí thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức so sánh giữa nghiệm thức

đối chứng và nghiệm thức sử dụng bộ chế phẩm sinh học được thể hiện ở hình 2.3 và

2.4

Quy trình: Nghiệm thức đối chứng áp dụng quy trình kỹ thuật phân bón và chăm

sóc cây hồ tiêu của chủ hộ Nghiệm thức sử dụng bộ chế phẩm sinh học điều chỉnh quy trình kỹ thuật phân bón và chăm sóc cây hồ tiêu dựa trên nghiệm thức đối chứng

Trang 36

Vườn đối chứng

(áp dụng cả 2 vườn)

Vườn thực nghiệm 7 tháng

Vườn thực nghiệm 1 năm tuổi

⮚ Phân bón:

• Bón phân hữu cơ: 8 kg/cây vào tháng 4 âm lịch đầu mùa mưa (không sử dụng chế phẩm)

• Bón phân vô cơ: chia làm 4 đợt bón NPK (16:16:8) vào đầu mùa mưa 0,3 kg/cây, 2 lần giữa mùa mưa 0,25 kg/cây và cuối mùa mưa 0,2 kg/cây

⮚ Phân bón:

• Cách ủ: 7 tấn nguyên liệu (3 tấn phân chuồng, 4 tấn vỏ cà phê) ủ với 9 kg mật rỉ đường và 20 viên chế phẩm TRI-BIOMI3X, tưới nước và trộn đều, dùng bạt ni lông tủ kín, ủ trong 2 tháng Bón 8 kg/cây vào đầu tháng 4 âm lịch

▪ N: sử dụng hỗn hợp ủ gồm: 50 kg bánh dầu đậu phộng, 100 lít nước, 4 kg mật rỉ và 1 viên chế phẩm TRI-BIOMI3X , ủ 1 tháng trong thùng phuy Pha loãng hỗn hợp ủ với nước (v:v/1:50), phun ướt đẫm mỗi cây (lá và gốc) với 4 lít hỗn hợp đã pha loãng, phun vào đầu, giữa và cuối mùa mưa

⮚ Phân bón:

• Cách ủ: 7 tấn nguyên liệu (3 tấn phân chuồng, 4 tấn vỏ cà phê) ủ với 9 kg mật rỉ đường và 20 viên chế phẩm TRI-BIOMI3X, tưới nước và trộn đều, dùng bạt ni lông tủ kín, ủ trong 2 tháng Bón 8 kg/cây vào đầu tháng 4 âm lịch

▪ N: sử dụng hỗn hợp ủ gồm: 50 kg bánh dầu đậu phộng, 100 lít nước, 4 kg mật rỉ và 1 viên chế phẩm TRI-BIOMI3X, ủ 1 tháng trong thùng phuy Pha loãng hỗn hợp ủ với nước (v:v/1:50), phun ướt đẫm mỗi cây (lá và gốc) với 4 lít hỗn hợp đã pha loãng, phun vào đầu, giữa và cuối mùa mưa

Trang 37

⮚ Chăm sóc vườn tiêu:

▪ P: sử dụng phân lân Văn Điển bón 0,2 kg/cây vào đầu mùa mưa

▪ Sử dụng bộ chế phẩm gồm TRI-BIOMI3X (viên), BIOMI-AntiFB 1 (viên), BIOMI-AntiN 1 (viên), BIOMI-Pest 1 (viên), BIOMI-Pest 2 (lít), BIOMI Ferti (lít) phun tưới bề mặt đất và phun ướt đẫm cây định kỳ 30 ngày/lần trong 6 tháng Cách pha 2 viên, lít/1 loại chế phẩm/200L, đối với BIOMI Ferti 2 lít /100 lít Liều 400-500 lít /1 lần/1 ha

⮚ Chăm sóc vườn

tiêu:

▪ P: sử dụng phân lân Văn Điển bón 0,5 kg/cây vào thời điểm sau khi thu hoạch ▪ K hữu cơ khai thác từ

quặng: bón 0,1 kg/cây vào tháng 3 âm lịch và 0,2 kg/ cây vào tháng 10 âm lịch

▪ Sử dụng bộ chế phẩm gồm TRI-BIOMI3X (viên), BIOMI-AntiFB 1 (viên), BIOMI-AntiN 1 (viên), BIOMI-Pest 1 (viên), BIOMI-Pest 2 (lít), BIOMI Ferti (lít) phun tưới bề mặt đất và phun ướt đẫm cây định kỳ 30 ngày/lần trong 6 tháng Cách pha 2 viên, lít/1 loại chế phẩm/200 lít, đối với BIOMI Ferti 2 lít /100 lít Liều 400-500 lít /1 lần/1 ha

⮚ Chăm sóc vườn

tiêu:

Trang 38

• Quản lý cỏ dại trong vườn: làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc, tránh làm tổn thương rễ

• Tủ gốc: dùng rơm rạ, vỏ ngô, tủ xung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây

• Buộc dây tiêu vào trụ • Thiết kế hệ thống thoát nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước • Phát hiện cây bị bệnh

chết nhanh, chết chậm xử lý bằng thuốc hóa học

• Quản lý cỏ dại trong vườn: làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc, tránh làm tổn thương rễ

• Tủ gốc: dùng rơm rạ, vỏ ngô, tủ xung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây

• Buộc dây tiêu vào trụ • Thiết kế hệ thống thoát

nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước

• Quản lý cỏ dại trong vườn: làm sạch cỏ, nhổ cỏ trong gốc, tránh làm tổn thương rễ

• Tủ gốc: dùng rơm rạ, vỏ ngô, tủ xung quanh gốc tiêu vào mùa khô để giữ ẩm cho cây

• Buộc dây tiêu vào trụ • Thiết kế hệ thống thoát

nước bằng các mương rãnh, vun gốc không để đọng nước

Ghi chú: Quy trình công nghệ này có thể điều chỉnh phù hợp theo tình hình trồng và chăm sóc thực tế

⮚ Chỉ tiêu theo dõi:

• Đống ủ: Đánh giá mật độ vi sinh vật có lợi trong đống ủ gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose sau 2 tháng ủ • Vườn đối chứng:

▪ Đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm, tuyến trùng: đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Khảo sát mật độ một số vi sinh vật có lợi trong đất gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

Trang 39

▪ Đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng: chiều dài thân chính (đối với vườn 7 tháng) đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Đánh giá năng suất cây hồ tiêu ở vườn 1 năm tuổi • Vườn thực nghiệm 7 tháng tuổi:

▪ Đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm, tuyến trùng: đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Khảo sát mật độ một số vi sinh vật có lợi trong đất gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Theo dõi khả năng kích thích sinh trưởng: chiều dài thân chính đối với vườn 7 tháng định kì 30 ngày/ lần

• Vườn thực nghiệm 1 năm tuổi:

▪ Đánh giá hiệu quả kiểm soát nấm, tuyến trùng: đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Khảo sát mật độ một số vi sinh vật có lợi trong đất gồm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải cellulose đánh giá định kỳ 30 ngày/lần

▪ Đánh giá năng suất hồ tiêu

Trang 40

2.2 Thu thập mẫu đất

Mẫu đất trồng hồ tiêu được thu thập theo dạng mẫu phức, tại 5 điểm theo nguyên tắc chéo gốc Cách gốc 30 cm, độ sâu từ 15-20 cm, lấy mẫu theo góc của tam giác đều, gốc cây là trung tâm, mẫu đất lấy khối lượng 100 g/mẫu, trộn 5 điểm lại thành mẫu chung Bảo quản mẫu trong túi ni-lông có lỗ thông khí, ở nhiệt độ phòng (Lamsal và cs., 2012)

Hình 2.3 Mô hình bố trí thí nghiệm vườn 7 tháng tuổi

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Hình 2.4 Mô hình bố trí thí nghiệm vườn 1 năm tuổi

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan