Tác giả thống kê, thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý do hình thành đề tài
Hiện đại, thế giới đang trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thực tế ảo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cũng tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương Việt Nam đang từng bước hội nhập khẳng định sự lớn mạnh trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước Với bản chất là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng thương mại được coi là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trên thị trường tài chính Vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có một vị trí hết sức đặc biệt trong các hoạt động của ngân hàng Cùng với xu hướng hội nhập của kinh tế thế giới và sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân ngày càng tăng, các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đem lại doanh thu lớn cho ngân hàng đồng thời hạn chế rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng thật hiệu quả
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều chứa đựng khá nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, do đó các ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề về an toàn vốn tín dụng, hiệu quả cho vay và phát triển bền vững ngân hàng Chất lượng tín dụng của ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự lớn mạnh của một ngân hàng Chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường được nâng lên Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 4.0 là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần
Thêm vào đó, xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các nguồn thị trường mở như thị trường như thị giấy tờ thương mại và trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng ngày càng có độ rủi ro cao hơn và không ổn định do tính chất cạnh cao và không ổn định của nền kinh tế Do vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các ngân hàng Tuy vậy để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi nghiên cứu đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm nay có cố gắng cũng chỉ tăng 10% Tuy nhiên, đến thời điểm này, tín dụng đã vượt dự đoán của các chuyên gia và quan trọng nhất là theo hướng tăng trưởng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên Trên cơ sở nhận thức sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với những vấn đề phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài với tên là: “Các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai” Làm luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của các yếu tố đến chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.
1 Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
2 Đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
3 Cuối cùng, tác giả đề xuất hàm ý chính sách để cải thiện chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Yếu tố nào tác động đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai?
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai như thế nào?
- Hàm ý chính sách nào nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đã và đang có sử dụng dịch vụ tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023 Phạm vi không gian: các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân hàng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định tính dựa trên các công trình nghiên cứu đã có trước đây, bài báo và các tài liệu về chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Nền tảng lý luận của đề tài được xây dựng trên cơ sở phân tích tổng hợp lý thuyết theo phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn 05 cán bộ, nhân viên tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai nhằm hiệu chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi Bên cạnh đó, luận văn này còn sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp như sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước, Internet…
Tác giả muốn tìm hiểu ý kiến của bảy cán bộ và nhân viên làm việc trong ngành ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Theo ý kiến của 05 cán bộ và nhân viên am hiểu về dịch vụ cho vay, tác giả đã xác định thông tin cần thiết bằng cách lấy ý kiến, sau đó đã tạo ra bảng hỏi Tác giả tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn các cán bộ, nhân viên trong ngành để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu và xây dựng các công cụ thu thập số liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức
Phương pháp nghiên cứu định lượng được triển khai trong luận văn được tiến hành qua các nội dung cụ thể như sau: Chính sách tín dụng, công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ Trên cơ sở khung lý thuyết về chất lượng tín dụng thể hiện qua 6 yếu tố đã trình bày ở trên, đồng thời kết hợp sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: 1 Hoàn toàn không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Trung dung; 4 Đồng ý; 5 Hoàn toàn đồng ý Luận văn đã thiết kế phiếu khảo sát và tiến hành điều tra thử với 15 khách hàng, từ đó điều chỉnh, hoàn thiện phiếu khảo sát, đảm bảo đơn giản, thuận lợi cho khách hàng khi trả lời
Tác giả tiến hành khảo sát Từ kinh nghiệm nghiên cứu của các đề tài thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng của các công trình khoa học đã triển khai, luận văn dự kiến phát 500 phiếu khảo sát, phân bổ cho các khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho khách hàng Thực hiện khảo sát trong thời gian 01 tháng từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2023 Tổng hợp phiếu khảo sát Trên cơ sở phiếu điều tra khảo sát thu được, luận văn tiến hành tổng hợp phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng những phiếu hợp lệ để tiến hành phân tích
Tác giả thống kê, thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ của ngân hàng, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp, một số chi nhánh để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn Cuối cùng, tác giả phân tích dữ liệu khảo sát Luận văn đã tiến hành mã hoá và làm sạch, dữ liệu trải qua các bước kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui bội và thực hiện các kiểm định T-test dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Một là: Luận văn đã tổng hợp và làm rõ thêm một số lý luận về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng
Hai là: Luận văn đã khảo sát được kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tại một số các ngân hàng thương mại nước ngoài Từ đó, luận văn rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai về nâng cao chất lượng tín dụng
Ba là: Luận văn đã xây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố: Chính sách tín dụng, công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ Những kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu đã công bố trước đây nhưng mức độ và thứ tự ảnh hưởng đã có nhiều thay đổi
Luận văn phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, chỉ ra kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân Từ đó, đề xuất hàm ý chính sách cho lãnh đạo đưa ra quyết sách nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu Luận văn cũng tiến hành khảo sát và xây dựng mô hình định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các yếu tố ảnh hưởng.
Sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng đã góp phần tăng chính sách tín dụng cho những nhận xét và đánh giá của luận văn về chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Trên cơ sở định hướng nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian đến, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp chủ yếu như: Thực hiện cho vay đúng đối tượng, mục đích, sử dụng vốn vay đúng mục đích; lựa chọn khách hàng vay vốn uy tín, có khả năng trả nợ và có nhu cầu vay vốn thực sự; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay, quản lý nợ và phân loại nợ trong nhóm nợ xấu./.
2030, luận văn đã đề xuất một số hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Các hàm ý chính sách và kiến nghị đã phần nào bám sát theo những phân tích lý luận và thực tế đánh giá về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và luận văn bao gồm 05 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này, tác giả trình bày lý do, mục tiêu, pham vi, đối tượng, ý nghĩa và cấu trúc của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này, tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết từ đó xây dưng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này, tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và điều chỉnh thang đo để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày cụ thể các phương pháp phân tích và kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng tín dụng
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này, tác giả tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, đề xuất hàm ý chính sách và những đóng góp cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nền tảng liên quan
Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay Bên cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay (Lê Thanh Điền, 2020) Đây chính là quan hệ tín dụng Thuật ngữ “Tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là “Creditum”, có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, ngày nay tín dụng được hiểu theo những quan niệm cơ bản sau:
Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả
Tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ sử dụng vốn của nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai (Dương Thị Hoàn, 2019)
Như vậy, nghĩa của tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này đều phản ánh: một bên là người cho vay và bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại Việc chuyển giao giá trị hay hiện vật giữa người đi vay và người cho vay có kỳ chuyển giao ngược lại Lượng giá trị hay hiện vật khi người đi vay hoàn trả cho người cho vay phải lớn hơn lượng họ nhận được ban đầu, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức cho người cho vay
Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
2.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường đã và đang tồn tại nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và các hình thức tín dụng kết hợp khác Tuy nhiên tín dụng ngân hàng với các đặc trưng riêng vẫn được coi là hình thức tín dụng cơ bản và giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tín dụng Trước tiên cần làm rõ khái niệm cấp tín dụng hiện nay Cấp tín dụng là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng bằng các nghiệp vụ như: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng (Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Nhàn, 2018)
Từ những nội dung trình bày ở trên, theo quan điểm của tác giả, tín dụng ngân hàng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển nhượng cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (Chính phủ, 2018)
2.1.3 Đặc điểm chủ yếu của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội
Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:
Nguyên tắc đầu tiên khi ngân hàng cho vay là dựa trên lòng tin Ngân hàng chỉ giải ngân khi tin tưởng khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn bao gồm cả gốc và lãi.
Thứ hai: Tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động
Thứ ba: Tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị gốc cho vay, nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh hoạt động kinh doanh ngân hàng
Thứ tư: Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng
Đáp ứng tiêu chí hợp lý của liên kết ngân hàng, "Tín dụng ngân hàng" được cung cấp dựa trên cam kết hoàn trả vô điều kiện của người vay tiền Quá trình cho vay được thực hiện trên nền tảng vững chắc của các căn cứ pháp lý, bao gồm Hợp đồng tín dụng, Khế ước vay tiền và Hợp đồng bảo lãnh Theo các văn bản pháp lý này, bên đi vay có nghĩa vụ trả lại khoản vay cho ngân hàng đúng hạn mà không cần điều kiện tiên quyết.
Thứ sáu: Ngân hàng cho vay có mục đích cụ thể được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng như: phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án hoặc cho tiêu dùng Điều này đảm bảo rằng ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật Quan trọng hơn, mục đích đi vay sẽ được ngân hàng thẩm định và ngân hàng tin rằng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì sẽ hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn.
Thứ bảy: Vay phải có bảo đảm theo quy định Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba NHTM coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được nợ Trong kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến NH không thu được nguồn thu nợ thứ nhất vì vậy cần có điều kiện bảo đảm tín dụng để hạn chế tổn thất cho NH trong tương lai (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016)
Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi vay Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác
2.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng
Việc xác định chính xác và phân loại mục đích vay, sử dụng vốn vay của khách hàng rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng Dựa trên cơ cấu của các lĩnh vực vay khác nhau, ngân hàng sẽ cân đối và phân bổ hợp lý các nguồn vốn của ngân hàng vào các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích phát triển, ít rủi ro và mang lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng Các hình thức phân chia tín dụng ngân hàng gồm có các loại sau: a Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng
Tổng quan về chất lượng tín dụng
2.2.1 Tổng quan về chất lượng
Chất lượng là vấn đề đặt ra đối với mọi loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng hoá dịch vụ và là khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tuỳ những góc độ của người quan sát mà khái niệm “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau:
- Từ góc độ nhà sản xuất: chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận (Nguyễn Văn Tiến, 2022)
- Theo quan điểm của người tiêu dùng: chất lượng là tổng thể các đặc tính của một thực thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay chất lượng là giá trị mà khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã đưa ra định nghĩa sau: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình
Từ các tổng hợp trên, tác giả đưa ra quan niệm về chất lượng như sau: Chất lượng là mức độ các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đạt được các quy định, tiêu chuẩn đặt ra về quy mô khách hàng, doanh số, mức độ an toàn và lợi nhuận phù hợp với lợi ích của những đối tượng quan tâm trong những điều kiện nhất định
2.2.2 Tổng quan về chất lượng tín dụng của NHTM
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng Vậy chất lượng tín dụng là gì? Chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung và hiện nay cũng chưa có một định nghĩa chính thống nào về chất lượng tín dụng Tuy nhiên, khi nói đến chất lượng tín dụng người ta thường đề cập nó ở ba góc độ: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế Mỗi đối tượng lại có các quan điểm khác nhau về chất lượng tín dụng, như:
Xét trên góc độ khách hàng
Khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng, thường đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe Họ ưu tiên lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản để giao dịch thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí Khi các yếu tố này được đáp ứng, thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.
Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của về khoản tín dụng trên các phương diện: lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ
Xét trên góc độ nền kinh tế
Chất lượng tín dụng thể hiện ở sự đóng góp vào việc tạo việc làm cho người lao động, hạn chế thất nghiệp, khai thác được các tiềm năng của nền kinh tế, tận dụng tối đa được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vay vốn nước ngoài có lợi cho sự phát triển kinh tế Tín dụng NHTM phải góp phần xây dựng thị trường tài chính phát triển an toàn, lành mạnh và ổn định
Xét trên góc độ ngân hàng
Chất lượng tín dụng phải quan tâm tới hai mục tiêu cơ bản: (1) Khẳng định vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, cung ứng vốn cho nền kinh tế; (2) Đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng, an toàn và sinh lời về vốn kinh doanh phù hợp với mục tiêu kế hoạch và các quy định pháp luật trong từng thời kỳ Hay nói cách khác, chất lượng tín dụng là luôn đảm bảo “lượng” phải đi đôi với “chất”, cụ thể:
Các NHTM cần thực hiện tốt vai trò trung gian tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và nền kinh tế, thể hiện cụ thể qua hoạt động tăng quy mô cho vay, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa đối tượng cho vay và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo quy định.
Về “chất”: thể hiện qua mức độ an toàn về vốn và khả năng sinh lời, giảm tỷ lệ nợ xấu Trước khi quyết định cho vay vấn đề luôn được các NHTM xem xét thận trọng là KH có mức độ tín nhiệm cao hay thấp? Tiền gốc và lãi có được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn hay không? Mức độ rủi ro của khoản vay là bao nhiêu? Một khoản vay có mức độ tín nhiệm thấp, hoặc có khả năng rủi ro thì khoản vay có chất lượng kém và ngược lại Mức độ an toàn vốn của NHTM thể hiện qua việc đảm bảo yêu cầu kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, chấp hành giới hạn tín dụng tốt, tỷ lệ an toàn vốn đúng quy định… Khả năng sinh lời của NHTM thể hiện qua thu nhập từ hoạt động tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng
Trong Luận văn này tác giả tiếp cận chất lượng tín dụng trên góc độ là Ngân hàng thương mại
CLTD ngân hàng phải quan tâm tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng đi đôi với tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn CLTD chính là thước đo mức độ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng Như vậy, việc nâng cao CLTD là một yêu cầu đặt ra rất cấp thiết đối với một ngân hàng trong mọi thời kỳ phát triển
Từ các quan điểm trên tác giả đưa ra khái niệm CLTD như sau: Chất lượng tín dụng là mức độ ngân hàng đạt được những mục tiêu về quy mô, an toàn, sinh lời phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong nước và thông lệ quốc tế Bên cạnh đó chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của NHTM, thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng
2.2.3 Tổng quan về các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng
Các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu liên quan trong nước
1 Dương Thị Hoàn (2019), Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD tại NHTMCP Việt Nam; (2) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến CLTD tại các ngân hàng Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua phần mềm SPSS 22.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy, (i) 08 yếu tố ảnh hưởng đến CLTD được sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần, đó là: Cán bộ tín dụng, Chính sách tín dụng, Năng lực quản trị, Công nghệ ngân hàng, Quy trình tín dụng, Quản lý rủi ro, Công tác tổ chức, Nguồn vốn huy động; (ii) trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLTD tại NHTMCP Việt Nam
2 Lê Thanh Điền (2020), Chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Cần Đước Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2017 Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới Kết quả nghiên cứu đã: (i) Hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; (ii) Phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước - Chi nhánh tỉnh Long An Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác cho vay chính sách tại Ngân hàng; và (iii) Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cần Đước chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới
3 Ai Huu Tran, Thanh Vinh Bui, Truc Cao Thi Thanh (2021), Factors influencing the quality of credit to VietinBank Tay Tien Giang, Vietnam Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng Tây Tiền Giang và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng Dữ liệu sử dụng được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 391 đối tượng khảo sát là nhân viên chỉ đạo hoạt động tín dụng tại Hội sở chính, cán bộ quản lý tín dụng tại một số chi nhánh ngân hàng và cán bộ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Kết quả nghiên cứu cho thấy, 08 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được sắp xếp theo thứ tự tác động giảm dần, đó là: Cán bộ tín dụng, Chính sách tín dụng, Năng lực quản lý, công nghệ ngân hàng Quy trình tín dụng, Quản lý rủi ro, Công tác tổ chức, Huy động vốn Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Tây Tiền Giang
2.3.2 Các nghiên cứu liên quan ngoài nước nước
Barra, C., & Ruggiero, N (2023), Bank-specific factors and credit risk: evidence from Italian banks in different local markets, Journal of Financial Regulation and Compliance, 31(3), 316-350 Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng quá cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Italy Tác giả đã áp dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, kiểm định hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình bằng Structural Equation Modeling (SEM) Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát 800 nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng tại 10 ngân hàng thương mại và trả lời 28 câu hỏi, xử lý 755 mẫu Phát hiện của bài viết có 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Italy với mức ý nghĩa 0,01 Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Các bài học kinh nghiệm
2.4.1 Kinh nghiệm chất lượng tín dụng tại ACB chi nhánh Bình Dương Để nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định: Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ Khi nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại, đòi hỏi chất lượng con người trong ngân hàng ngày càng phải biến đổi về chất, chất lượng ngày càng phải đáp ứng kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng
Theo khảo sát, trình độ và thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng của ACB chi nhánh Bình Dương được đánh giá cao, 12/12 cán bộ tín dụng có trình độ đại học Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong cơ chế thị trường và trong môi trường canh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn hiện nay, ACB chi nhánh Bình Dương cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng: Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay Theo đó, cán bộ tín dụng phải đủ yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp
Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin
Đạo đức nghề nghiệp vững vàng là nền tảng để cán bộ tín dụng đưa ra những quyết định chính xác, tránh nợ xấu Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh kiên định và tinh thần cầu tiến giúp cán bộ hoàn thành trách nhiệm với công việc, góp phần phát triển cơ quan Chi nhánh cần triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, hội thảo chuyên môn để xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có cả "tầm" và "tâm" Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần, bố trí cán bộ phù hợp năng lực, sở trường là những yếu tố quan trọng để duy trì đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, sự tận tâm và trách nhiệm.
2.4.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại SHB chi nhánh Bình Thuận
Hoàn thiện quy chế cho vay: Tuyệt đối tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng, nếu như trước đây tài sản thế chấp được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều kiện cấp tín dụng thì hiện nay ngân hàng thường quan tâm đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dòng tiền dự án, khả năng tài chính của khách khách hàng, các yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp Cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến phương án, dự án, khả năng tài chính của khách hàng, vì điều này dễ gây ra hậu quả tín dụng là nợ xấu sẽ tăng cao lúc đó chất lượng tín dụng sẽ không tốt
Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính chất nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng, như: Năng lực pháp lý của khách hàng, tư cách của khách hàng, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay
Việc xem trọng đánh giá, xếp hạng tín dụng tạo nên cơ sở khoa học để phân loại khách hàng, qua đó giúp doanh nghiệp đầu tư hiệu quả hơn Căn cứ vào kết quả xếp hạng, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng Đồng thời, xếp hạng tín dụng cũng là cơ sở để doanh nghiệp thiết lập chính sách lãi suất ưu đãi, mức phí áp dụng và các chương trình khuyến mại dành riêng cho từng đối tượng khách hàng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát là hoạt động thường xuyên trong quản trị điều hành, được tiến hành liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng Việc kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Nhận thức được tầm quan trọng này, ngân hàng cần phân tích thực trạng chất lượng tín dụng và đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động này.
2.4.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu
Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu: Cán bộ tín dụng trong trường hợp phát hiện một khoản vay để phát sinh nợ quá hạn gốc hoặ lãi thì việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc trực tiếp xuống kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau Ngân hàng có thể dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp Tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu của khách hàng để thu hồi nợ, đối với những khoản nợ có phát sinh nợ quá hạn được xác định là có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như tư vấn cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản nợ sau này Đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh có uy tín trong quan hệ tín dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu khó khăn, chung tay cùng tìm ra giải pháp hỗ trợ
2.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Từ thực tế những kết quả đạt được trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại của một số bài nghiên trên thế giới, luận văn rút ra những bài học cần nghiên cứu vận dụng đối với phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai như sau:
Thứ nhất: Tách bạch và phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện nghiệp vụ tín dụng
Sau khi giải ngân, các NHTM cần luôn giám sát chặt chẽ khoản vay của khách hàng Việc này được thực hiện thông qua việc thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá và xếp loại tín dụng của khách hàng Nhờ đó, NHTM có thể chủ động xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai: Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế;
Tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng Áp dụng mô hình định lượng hoặc kết hợp với mô hình định tính để chấm điểm tín dụng khách hàng từ đó đưa ra các quyết định cho vay
Thứ ba: Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện cụ thể của từng ngân hàng thương mại
Các NHTM trên thế giới rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực
Thứ tư: Phòng ngừa và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu nhằm trong sạch bảng tổng kết tài sản cũng như nâng cao năng lực tài chính của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Kinh nghiệm các nước cho thấy, để xử lý nợ xấu thành công thì trước hết phải làm rõ nợ xấu trên cơ sở áp dụng các quy định phân loại nợ chặt chẽ, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế Khi nợ xấu đã được lộ diện, tùy vào tình trạng và nguyên nhân để xử lý Thực tế, hai nhóm giải pháp xử lý nợ xấu thường được áp dụng ở các nước mà phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai có thể tham khảo là: Trước hết, phòng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai tự xử lý nợ xấu trên cơ sở sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hay tích cực đôn đốc, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ Biện pháp này được sử dụng phổ biến, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đủ khả năng tự xử lý nợ xấu do quy mô nợ xấu vượt quá tình trạng sức khỏe cho phép của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.5.1 Cơ sở để xây dựng mô hình
Dựa vào các nghiên cứu nêu trên, tác giả tổng hợp các yếu tố có tần suất xuất hiện cao nhất trong các nghiên cứu, đó là 06 yếu tố: Chính sách tín dụng, công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu trong nước Barra &
Quản trị rủi ro tín dụng
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu của tác giả)
2.5.2 Các giả thiết nghiên cứu
Chính sách tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh nhờ mức lãi suất hợp lý và ổn định Các quy định về lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất cho vay ngắn hạn đã được áp dụng cho 5 nhóm ngành lĩnh vực quan trọng Mặc dù chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng Ngân hàng cần lưu ý rủi ro tín dụng khi đầu tư vào các đối tượng vay vốn chưa được thẩm định kỹ lưỡng, như đầu tư vào đóng sà lan hay bất động sản.
H1: Chính sách tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của ngân hàng không ngừng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, năng lực thanh tra giám sát, đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế Hệ thống dự liệu của cả hệ thống ngân hàng đã được tin học hóa kết nối với cả hệ thống, cung cấp thông tin hàng ngày cho ngân hàng làm cơ sở hoạch định và thực thi các chính sách quản lý theo Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019)
H2: Công nghệ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Nguồn thông tin tín dụng nhanh chóng, tin cậy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, đặc biệt là trong thời đại ngân hàng số hiện nay Với kho dữ liệu đầy đủ, chính xác, cập nhật, việc phân tích thông tin tín dụng theo những tiêu chí, chỉ số khác nhau theo yêu cầu công tác quản lý, sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của ngân hàng và các đơn vị chức năng Điều này góp phần để mỗi đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng ngành ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm năm, nhiệm vụ nhiệm kỳ và quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng cũng như đạt được mục tiêu chiến lược phát triển ngành ngân hàng theo Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019)
Thông tin tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Điều này cho thấy việc thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hiệu quả giúp phòng giao dịch đánh giá chính xác hơn rủi ro tín dụng của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định cho vay phù hợp, giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng chung.
2.5.2.4 Quản trị rủi ro tín dụng Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong các quy trình quản trị rủi ro tín dụng như: ban hành chính sách, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn Ngân hàng xây dựng hệ thống chấm điểm chuyên biệt cho 3 loại khách hàng chính là cá nhân, tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế Về dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; thu thập các dữ liệu cần thiết để xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế theo Barra & Ruggiero
(2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn
H4: Quản trị rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào hoạt động phân tích, thẩm định và cho vay đối với khách hàng Một quyết định cho vay sai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của khoản vay đó Mức độ chính xác của quyết định cho vay phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tớn dụng (Laidroo & Mọnnasoo, 2017) Do đú, nõng cao chất lượng nhõn sự thực hiện nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng
Cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng tại các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Họ đóng vai trò là cầu nối trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt khoản vay, giám sát khoản vay và thu hồi nợ.
Năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là hoạt động rất quan trọng trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm các khoản vay có dấu hiệu rủi ro Hệ thống kiểm soát nội bộ có vị trí và vai trò quan trọng trong các tổ chức nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ khoa học và hữu hiệu sẽ giúp các ngân hàng thương mại hạn chế được các rủi ro gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, giúp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra Do đó, việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là hết sức cần thiết theo Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019).
H6: Kiểm soát nội bộ có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Với những phân tích trên, mô hình đề xuất dựa vào nghiên cứu của Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019), vì thang đo này được áp dụng phù hợp tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Như vậy, có thể thấy rằng các yếu tố trên đã được kiểm định qua những nghiên cứu trước đây Sau đây mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau
2.5.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu được đề xuất
Quản trị rủi ro tín dụng
Chương 2, tác giả đã trình bày chủ yếu các vấn đề trọng tâm như: khái niệm tín dụng, chất lượng tín dụng và các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chất lượng tín dụng Đồng thời tham khảo các mô hình nghiên cứu về chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Việc nghiên cứu tìm hàm ý chính sách nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai là việc làm hết sức cấp thiết, giúp cho ngân hàng làm tốt vai trò, vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam Việc nắm và hiểu rõ nền tảng lý thuyết trong đánh giá chất lượng tín dụng và là cơ sở vững chắc để trình bày tiếp chương 3 phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu
Cơ sở lý luận và mô hình Xử lý số liệu thu thập và phân tích
Thiết kế thang đo và xây dựng bảng khảo sát Kết luận và hàm ý chính sách
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu với các công cụ phân tích thống kê để đánh giá thang đo, các khái niệm trong nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã nêu ra trong mô hình Chương 3 gồm các phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) nghiên cứu định tính, (3) nghiên cứu định lượng.
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu là sự sắp xếp các điều kiện cho việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách có chủ đích để kết hợp đến các mục tiêu nghiên để tạo thành các kế hoạch chi tiết cho việc thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu Quy trình nghiên cứu với các bước thực hiện trong quy trình nghiên cứu như sau:
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tiến hành nghiên cứu thông qua hai giai đoạn chính Giai đoạn 01: nghiên cứu định tính và giai đoạn 02 nghiên cứu định lượng
Xác định vấn đề nghiên cứu Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thứ cấp và điều tra sơ bộ thông qua 05 cán bộ
Nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp năm nhân viên tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai để xác định các quan điểm về chất lượng tín dụng cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến Trước khi điều tra chính thức, một cuộc khảo sát sơ bộ tiếp theo được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 15 khách hàng để kiểm tra lại mức độ rõ nghĩa và cách sử dụng từ ngữ trong bảng câu hỏi liên quan đến nội dung các thang đo Kết quả của các cuộc phỏng vấn được tạo thành các bảng câu hỏi chính thức có nội dung rõ ràng và có ý nghĩa dễ hiểu đối với hầu hết các đối tượng tham gia nghiên cứu Tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, tất cả năm cán bộ và nhân viên đều đồng ý với thang đo tác giả cho các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng
Ngoài ra, tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhân viên tín dụng và đồng nghiệp Kết quả là, tác giả đã đề xuất xây dựng một mô hình nghiên cứu và thang đo chất lượng tín dụng Nghiên cứu này chỉ đánh giá sự thực hiện bằng cách sử dụng các thang đo: Chính sách tín dụng, công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ
3.2.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính
Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả thảo luận 5 cán bộ, nhân viên
STT Thang đo Kết quả 5 cán bộ, nhân viên
1 Chính sách tín dụng Đồng ý, có bổ sung
2 Công nghệ ngân hàng Đồng ý, có bổ sung
3 Thông tin tín dụng Đồng ý, có bổ sung
4 Quản trị rủi ro tín dụng Đồng ý, có bổ sung
5 Cán bộ tín dụng Đồng ý, có bổ sung
6 Kiểm soát nội bộ Đồng ý, có bổ sung
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 3.1 cho thấy tác giả đã thực hiện cuộc thảo luận nhóm với năm nhân viên, lãnh đạo tín dụng; trong cuộc thảo luận, tác giả đã đưa ra thiết kế thang đo gốc của mình để khảo sát ý kiến của các nhân viên, lãnh đạo và nhân viên tín dụng
Bảng 3.2: Bảng thể hiện thang đo gốc chi tiết các yếu tố
1.1 Chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng được quy định rõ ràng, cụ thể
1.2 Chính sách tín dụng được xây dựng tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà Nước
1.3 Chính sách tín dụng đủ sứ ccạnh tranh với ngân hàng khác
1.4 Quy trình, quy chế tín dụng được ban hành chặt chẽ, logic cho từng bước
1.5 Quy trình, quy chế tín dụng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về an toàn tín dụng
II Công nghệ ngân hàng Nguồn
2.1 Đẩy mạnh số hóa các hoạt động tín dụng trong thời đại công nghệ 4.0
2.2 Phần mềm quản lý và đánh giá tín dụng hoạt động tin cậy và an toàn
2.3 Hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng hiện nay là hiện đại
2.4 Trang thiết bị, máy tính, máy chủ, công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo liên tục, thông suốt 24/24
III Thông tin tín dụng Nguồn
3.1 Hệ thống dữ liệu thông tin tín dụng khách hàng được quản lý, lưu trữ khoa học, chi tiết, cập nhật kịp thời
3.2 Nguồn thông tin để xử lý tín dụng đa dạng, đầy đủ Naceur & Routlet
3.3 Cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp cận và khai thác thông tin tín dụng của khách hàng
3.4 Nguồn thông tin tín dụng của khách hàng chính xác, đáng tin cậy
IV Quản trị rủi ro tín dụng Nguồn
4.1 Các rủi ro tín dụng được nhận biết qua các dấu hiệu phát sinh từ khách hàng và ngân hàng
4.2 Ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro kịp thời
4.3 Cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá khách hàng từ khi tiếp xúc, trong quá trình cho vay và sau khi cho vay
4.4 Việc quản lý thông tin khách hàng theo danh mục và tạo lập báo cáo rất hiệu quả
4.5 Theo dõi, giám sát được đúng quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
V Cán bộ tín dụng Nguồn
5.1 Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, thao tác nghiệp vụ tín dụng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả
5.2 Cán bộ tín dụng có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tư vấn cho khách hàng nhiệt tình, dễ hiểu
Cán bộ tín dụng làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt
VI Kiểm soát nội bộ Nguồn
Bộ máy quản trị tín dụng cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm soát
6.2 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được triển khai thường xuyên, hiệu quả
6.3 Các tiêu chí đánh giá, kiểm tra, kiểm soát được quy định rõ ràng, phù hợp với thực tế nghiệp vụ
6.4 Nhân sự quản lý luôn quan tâm tới việc cải thiện chất lượng tín dụng
VII Chất lượng tín dụng Nguồn
7.1 Chất lượng tín dụng tại ngân hàng hiện nay là tốt Barra & Ruggiero
7.2 Tăng trưởng tín dụng có sự an toàn cao Naceur & Routlet
7.3 Nợ xấu của ngân hàng diễn biến không phức tạp Lê Thanh Điền
(2020) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Từ phương pháp này được sử dụng nhằm rà soát và tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan tới dịch vụ ngân hàng Sau đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu định lượng được dùng để kiểm định thang đo, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai và mức độ quan trọng của từng yếu tố
Phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi: Đây là phương pháp phù hợp nhất để triển khai những đề tài nghiên cứu có tính chất liên quan tới khảo sát khách hàng Trong luận văn, bảng câu hỏi sẽ được thiết kế dựa trên việc áp dụng phương pháp và các cấu trúc truyền thống từ những mô hình nghiên cứu liên quan đến sử dụng dịch vụ của khách hàng Dữ liệu được thu thập, tác giả nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, một phương pháp nghiên cứu khách quan Ngoài ra, dữ liệu sẽ được thu thập bằng cách sử dụng công cụ thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm định thang đo với Cronbach's Alpha và phân tích phương sai ANOVA (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được sử dụng để chọn mẫu Tiêu chuẩn 5:1 của Hair & ctg (2021) quy định kích thước mẫu Điều này có nghĩa là phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) phải có ít nhất năm quan sát cho mỗi biến và số lượng quan sát không thể dưới 100 Nghiên cứu sử dụng mô hình khảo sát bao gồm sáu yếu tố độc lập và 28 biến quan sát Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong phân tích nhân tố, cỡ mẫu (số quan sát) phải bằng ít nhất bốn hoặc năm lần số biến Phân tích nhân tố đã được sử dụng trong luận văn này, và trong mô hình nghiên cứu trên, có 28 biến tổng quan sát Do đó, kích thước mẫu tối thiểu là 28x5 = 140 Mẫu nghiên cứu này bao gồm 500 khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng tại phòng giao dịch; tác giả đã chọn kích thước mẫu này vì nó có đủ dữ liệu để kiểm tra thống kê Do đó, tổng số mẫu cần thiết là 28x5
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu a) Các bước tiến hành
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Bước 2: Xác định cỡ mẫu và thang đo cho việc khảo sát
Bước 3: Tiến hành khảo sát
Bước 4: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ SPSS 20.0 và tiến hành phân tích dữ liệu b) Thiết kế bảng câu hỏi
Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu chủ yếu dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập từ các phiếu điều tra khảo sát khách hàng cá nhân Dựa trên các thông tin cần thiết để thực hiện mô hình nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan về sự hài lòng lựa chọn và sửa đổi các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp và tham vấn với các chuyên gia và đồng nghiệp ngân hàng Để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, phỏng vấn thử mười lăm khách hàng ngẫu nhiên Bảng câu hỏi cuối cùng phải được chỉnh sửa và hoàn tất trước khi phát hành bảng câu hỏi chính thức Khảo sát thực tế được thực hiện với số phiếu là 500 và thu được 459 phiếu hợp lệ, 41 phiếu thiếu thông tin và tỷ lệ hợp lệ là 91,8% Sau quá trình kiểm tra, tác giả có 459 phiếu hợp lệ, bao gồm những phiếu có ô trống quá nhiều, đánh nhiều phương án trong cùng một phát biểu hoặc đánh tất cả các phát biểu với cùng một đáp án Tác giả đã đưa số mẫu chính thức vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
3.3.3 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2023, số liệu điều tra lấy từ tháng 8/2023 đến tháng 9/2023
3.3.4 Công cụ xử lý số liệu
Sau khi xác định xong cỡ mẫu và cách lấy mẫu, tác giả tiến hành xử lý số liệu từ 459 phiếu hợp lệ bằng phần mềm SPSS 20.0 Thang đo của tất cả các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert cấp độ 5 tương ứng (theo mức độ đồng ý tăng dần): (1) hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung dung;
(4) Dồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Mô tả thang đo
(Ông/bà vui lòng đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất)
Từ 18 đến dưới 25 tuổi Từ 25 đến dưới 35 tuổi
Từ 35 đến dưới 45 tuổi Từ 45 đến dưới 55 tuổi
3 Thu nhập hàng tháng của Ông/bà:
Dưới 5 triệu Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu
Từ 10 triệu đến dưới 15 triệu Trên 15 triệu đồng
4 Nghề nghiệp hiện tại của Ông/bà:
Buôn bán, kinh doanh Cán bộ công nhân viên
Lao động phổ thông Hưu trí Khác
3.4.1 Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng
Bảng 3.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo các biến
STT Thang đo Mã hóa
I Chính sách tín dụng (CSTD) 5 biến
CSTD1 Chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng được quy định rõ ràng, cụ thể (1) (2) (3) (4) (5) CSTD2 Chính sách tín dụng được xây dựng tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà Nước (1) (2) (3) (4) (5) CSTD3 Chính sách tín dụng đủ sứ ccạnh tranh với ngân hàng khác (1) (2) (3) (4) (5)
CSTD4 Quy trình, quy chế tín dụng được ban hành chặt chẽ, logic cho từng bước (1) (2) (3) (4) (5)
CSTD5 Quy trình, quy chế tín dụng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về an toàn tín dụng (1) (2) (3) (4) (5)
II Công nghệ ngân hàng (CNNH) 4 biến
CNNH1 Đẩy mạnh số hóa các hoạt động tín dụng trong thời đại công nghệ 4.0 (1) (2) (3) (4) (5)
CNNH2 Phần mềm quản lý và đánh giá tín dụng hoạt động tin cậy và an toàn (1) (2) (3) (4) (5)
CNNH3 Hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng hiện nay là hiện đại (1) (2) (3) (4) (5)
CNNH4 Trang thiết bị, máy tính, máy chủ, công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo liên tục, thông suốt 24/24 (1) (2) (3) (4) (5)
III Thông tin tín dụng (TTTD) 4 biến
TTTD1 Hệ thống dữ liệu thông tin tín dụng khách hàng được quản lý, lưu trữ khoa học, chi tiết, cập nhật kịp thời (1) (2) (3) (4) (5) TTTD2 Nguồn thông tin để xử lý tín dụng đa dạng, đầy đủ (1) (2) (3) (4) (5) TTTD3 Cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp cận và khai thác thông tin tín dụng của khách hàng (1) (2) (3) (4) (5)
TTTD4 Nguồn thông tin tín dụng của khách hàng chính xác, đáng tin cậy (1) (2) (3) (4) (5)
IV Quản trị rủi ro tín dụng (QTRR) 5 biến
QTRR1 Các rủi ro tín dụng được nhận biết qua các dấu hiệu phát sinh từ khách hàng và ngân hàng (1) (2) (3) (4) (5) QTRR2 Ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro kịp thời (1) (2) (3) (4) (5) QTRR3 Cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá khách hàng từ khi tiếp xúc, trong quá trình cho vay và sau khi cho vay
QTRR4 Việc quản lý thông tin khách hàng theo danh mục và tạo lập báo cáo rất hiệu quả (1) (2) (3) (4) (5) QTRR5 Theo dõi, giám sát được đúng quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng (1) (2) (3) (4) (5)
V Cán bộ tín dụng (CBTD) 3 biến
CBTD1 Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, thao tác nghiệp vụ tín dụng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả (1) (2) (3) (4) (5) CBTD2 Cán bộ tín dụng có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tư vấn cho khách hàng nhiệt tình, dễ hiểu (1) (2) (3) (4) (5) CBTD3 Cán bộ tín dụng làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt
VI Kiểm soát nội bộ (KSNB) 4 biến
KSNB1 Bộ máy quản trị tín dụng cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm soát
KSNB2 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được triển khai thường xuyên, hiệu quả (1) (2) (3) (4) (5)
KSNB3 Các tiêu chí đánh giá, kiểm tra, kiểm soát được quy định rõ ràng, phù hợp với thực tế nghiệp vụ (1) (2) (3) (4) (5) KSNB4 Nhân sự quản lý luôn quan tâm tới việc cải thiện chất lượng tín dụng (1) (2) (3) (4) (5)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Các biến quan sát trong các thang đo được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ đánh giá điểm từ (1) hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung dung;
(4) Dồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý
3.4.2 Thang đo về chất lượng tín dụng
Bảng 3.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo chất lượng tín dụng
STT Chất lượng tín dụng (CLTD) Mã hóa
CLTD1 Chất lượng tín dụng tại ngân hàng hiện nay là tốt (1) (2) (3) (4) (5)
CLTD2 Tăng trưởng tín dụng có sự an toàn cao (1) (2) (3) (4) (5) CLTD3 Nợ xấu của ngân hàng diễn biến không phức tạp (1) (2) (3) (4) (5)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Phương pháp phân tích dữ liệu
3.5.1 Kiểm định chính sách tín dụng của thang đo
Kiểm định thang đo: Các biến độc lập đưa vào nghiên cứu phải được đánh giá mức độ phù hợp, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Điều này liên quan đến tương quan giữa bản thân các biến và tương quan điểm số của từng biến đối với điểm số của toàn bộ các biến của một người trả lời Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo Theo quy ước thì những biến có hệ số tương quan của biến và tổng phải lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha lớn 0,6 được coi là chấp nhận được để đưa vào phân tích những bước tiếp theo
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá
Sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố để xác định các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Trong đó, điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố đối với các biến quan sát là kiểm định Barlett’s test of sphericity phải cho thấy có ý nghĩa thống kê và chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) phải nằm trong khoảng từ 0,5 – 1
3.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập Sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1 Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến
Hệ số R2 điều chỉnh là một thước đo cho thấy phần phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập sau khi đã tính đến số biến độc lập và kích thước mẫu Chỉ số này càng cao, mô hình hồi quy càng chính xác và các biến độc lập càng có khả năng dự báo chính xác giá trị của biến phụ thuộc.
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình bằng thống kê F để xác định mức ý nghĩa thống kê Giả thuyết vô hiệu (Ho) đặt ra là tất cả các hệ số Beta trong mô hình đều bằng 0 Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn 0,05, có thể bác bỏ Ho, ngụ ý rằng mô hình phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
3.5.4 Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy tuyến tính
Kiểm định phân phối chuẩn: hồi qui tuyến tính cũng như hầu hết các kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến khác đều có một số giả định ngầm cần phải tuân theo Các giả định này đòi hỏi các biến trong mô hình phải tuân theo phân phối chuẩn, phải đồng nhất và tuyến tính
Giả định liên hệ tuyến tính: đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa là một công cụ tốt giúp kiểm tra giả định về mối liên hệ tuyến tính Nếu các chấm trên đồ thị phân tán một cách ngẫu nhiên không theo bất kỳ qui luật nào thì giả định tuyến tính không bị vi phạm
Giả định phương sai của sai số không đổi: đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Sdardized predicted value) cũng là một công cụ giúp kiểm tra giả định phương sai của sai số không đổi Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm cùng với các giá trị dự đoán thì giả định phương sai của sai số không đổi đang bị vi phạm
Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư bằng cách vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn
Kiểm tra đa cộng tuyến: là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc, làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy Hệ số phóng đại phương sai VIF càng gần 1 càng tốt và không quá 2.0 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến
3.5.5 Kiểm định T-Test và phân tích phương sai ANOVA
Trước khi tiến hành phân tích phương sai ANOVA, cần kiểm định tính đồng nhất của phương sai Dựa vào kết quả tại Bảng Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances), nếu giá trị Sig (probability) < 0,05 thì phương sai đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Trong trường hợp này, quá trình phân tích phương sai ANOVA kết thúc.
Sau đó, tiến hành phân tích dựa vào kết quả ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig
> 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng tín dụng của khách hàng Ngược lại, nếu giá trị Sig < 0.05: kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng tín dụng của khách hàng theo thông tin nhân khẩu học cá nhân
Chương 3, tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài cũng như xây dựng thang đo nghiên cứu dựa trên mô hình đã có trước đó, gồm 6 yếu tố: Chính sách tín dụng, công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng và kiểm soát nội bộ Ngoài ra, tác giả đã trình bày cách hình thành thang đo, cách thức chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày một cách chi tiết trong chương này Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả mẫu, đánh giá chính sách tín dụng của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội để kiểm định giả thuyết mô hình đưa ra
Trên cơ sở những phân tích về mô hình nghiên cứu trong chất lượng tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, tác giả sẽ đi sâu phân tích kết quả nghiên cứu từ chương 4 Và chương này cũng là nền tảng, là cơ sở đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan về hoạt động tín dụng và thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu
Qua 03 năm gần đây, thu nhập của Phòng giao dịch không ngừng tăng lên Năm 2020, thu nhập đạt 13.205 triệu đồng, năm 2021 thu nhập đạt 13.646 triệu đồng, năm 2022 thu nhập đạt 13.797 triệu đồng Nhìn chung, nguồn thu của ngân hàng qua 3 năm tăng chủ yếu là do tăng từ thu lãi cho vay Sở dĩ nguồn thu này tăng là do quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng, dư nợ ngày càng tăng nên số lãi thu được cũng tăng Đồng thời, nguyên nhân khác làm thu lãi tăng là do Ngân hàng đã kết hợp với các Ban, Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (TCCT-XH) nhận ủy thác trong việc đôn đốc, vận động người vay trả nợ, trả lãi đúng hạn Dư nợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai được thể hiện trong bảng 3.1 sau:
Bảng 4.1: Chêch lệch thu chi qua 3 năm 2020-2022 Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ Excel) Bảng 4.1 cho thấy hầu hết các chương trình cho vay của NHCSXH đều thực hiện ủy thác thông qua các TCCT-XH (99%) do đó Ngân hàng còn phải chi trả phí ủy thác cho các TCCT- XH và hoa hồng phí cho các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, khoản chi này chiếm khoảng 1/5 từ tiền lãi thu được (20%) Trong các khoản chi của Ngân hàng thì chi trả phí ủy thác và hoa hồng phí cũng chiếm tỷ trọng cao do tiền lãi thu được tăng thì chi phí này cũng tăng và đây là khoản chi phí Ngân hàng không thể tiết kiệm được; còn chi trả lãi tiền gửi lại không đáng kể do đặc thù của NHCSXH là vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn
Bên cạnh đó, các sản phẩm cấp tín dụng khách hàng cá nhân của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai chủ yếu tập trung ở các sản phẩm truyền thống: cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, cho vay tiêu dùng, cho vay thẻ tín dụng và cho vay du học Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai chưa thực sự đa dạng ở các sản phẩm để phù hợp với thị trường một phần do nguồn lực của ngân hàng còn hạn chế về mạng lưới, nhân sự để triển khai hoạt động bán lẻ Mặt khác, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai chịu sự canh tranh gay gắt của các ngân hàng TMCP về chính sách, sản phẩm, lãi suất
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn và huy động vốn tại Phòng giao dịch ĐVT: triệu đồng
Nguồn vốn từ Trung ương 157.695 162.469 189.102
Nguồn vốn từ Ngân sách địa phương
- Hội LH phụ nữ Tỉnh 255 250 253
Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất Trong đó:
+ Tiền gửi của tổ chức và cá nhân 4.692 18.406 42.842
+ Tiền gửi của tổ tiết kiệm và vay vốn 4.994 7.35 11.26
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4.2 cho thấy cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn PGD NHCSXH huyện đang thực hiện cho vay chủ yếu là nguồn vốn do Trung ương chuyển về, vốn Ngân sách và huy động còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn
Qua báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh cho thấy trong các năm qua, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động có ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân như được mùa mất giá, Covid-19 nhưng PGD đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, triển khai và thực hiện kịp thời chỉ đạo của các cấp về các quy định của ngành, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, rà soát nợ xấu, cùng với sự quyết tâm vượt khó của tập thể cán bộ, nhân viên PGD và các TCCT-XH các cấp ngày càng nâng cao năng lực trong việc thực hiện một số công việc trong hợp đồng ủy thác đã ký
Với kết quả thực hiện trong thời gian qua, có thể khẳng định việc lựa chọn phương thức ủy thác qua các TCCT-XH là sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với mục đích hoạt động của các TCCT-XH, phù hợp với chủ trương chính sách, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao và Nhân dân đồng tình ủng hộ Phương thức ủy thác này phát huy được thế mạnh của TCCT-XH trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay Thông qua hoạt động của tổ giao dịch tại Điểm giao dịch Xã đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại của hộ vay Mô hình Tổ TK&VV đã gắn kết 4 nhà (Ngân hàng, chính quyền, TCCT-XH và tổ TK&VV) đồng sức giúp người nghèo và các đối tượng chính sách, đã làm tăng sự gắn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm tại các Ấp, khu phố trên địa bàn huyện
Qua phân tích số liệu trong 03 năm gần cho thấy phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai đã đạt được một số kết quả như sau: (1) Thực hiện tốt mô hình Điểm giao dịch tại xã, quản lý vốn thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn với sự ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội và sự giám sát, xét duyệt của Ban Giải quyết việc làm và Giảm nghèo và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, đã đưa đồng vốn đến các đối tượng thụ hưởng, thể hiện bước đi, cách làm thích hợp trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành (2) Phần lớn trình độ dân trí của các đối tượng thụ hưởng còn thấp nên việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế, lại phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp củả giá cả thị trường, được mùa mất giá… nên khi bị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì rất khó khăn trong việc khôi phục
Từ đó, hiệu quả của vốn vay không cao, dễ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn
4.1.2 Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu
Sau đây thể hiện kết quả của một số thông tin về khách hàng Kết quả nhân khẩu học cho thấy:
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo giới tính
Giới tính Khách hàng Phần trăm
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.3 cho thấy khách hàng là nam 185 người chiếm tương ứng là 41.4 % và 58.6 % còn lại là nữ trên 459 phiếu hợp lệ trên 500 phiếu điều tra
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo thu nhập, tuổi và nghề nghiệp
Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 96 20.9 20.9 25.1
Từ 10 triệu đến dưới 15 triệu 192 41.8 41.8 66.9
Cán bộ công nhân viên 149 32.5 32.5 60.8
Theo báo cáo từ SPSS 20.0, nhóm khách hàng có thu nhập hàng tháng dưới 5 triệu đồng chỉ chiếm 4,1% (19 người), là tỷ lệ thấp nhất Trong khi đó, nhóm có thu nhập từ 10 triệu đến dưới 15 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,8% (192 người) Đây là tỷ lệ cao nhất trong mẫu điều tra 500 người.
459 người trả lời hợp lệ
Bảng 4.5: Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.5 cho thấy số khách hàng có câu trả lời thấp nhất là 1 và cao nhất là
5 Giá trị trung bình phần lớn xoay quanh giá trị 3 Độ lệch chuẩn của dữ liệu cũng không có sự biến động nhiều, nằm xoay quanh giá trị 1 Các đối tượng được khảo sát tác giả hướng tới là những đối tượng có thời gian liên hệ với phòng tín dụng lâu năm, làm việc nhiều năm, trong đó, các đối tượng được khảo sát có kinh nghiệm tập trung nhiều nhất từ 1 – 10 năm Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 tính ra các giá trị như: nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn Kết quả này từ 459 khách hàng hợp lệ
Bảng 4.6: Thống kê mô tả về chất lượng tín dụng
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.6 cho thấy số khách hàng có câu trả lời thấp nhất là 2 và cao nhất là
5 Giá trị trung bình giữa các biến lệch nhau chưa tới 1 Độ lệch chuẩn của dữ liệu nằm xoay quanh giá trị 0.5, không có lệch nhau nhiều giữa các biến.
Kiểm định chính sách tín dụng của thang đo
4.2.1 Đánh giá thang đo các yếu tố của chất lượng tín dụng
Yếu tố chính sách tín dụng (CSTD) Đầu tiên chúng ta sẽ chạy kiểm định cả 5 biến đo lường chính sách tín dụng (CSTD) trong phân tích dữ liệu bằng SPSS 20.0 cho ra các bảng kết quả như sau:
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của yếu tố chính sách tín dụng Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.7 cho thấy đối với yếu tố chính sách tín dụng (CSTD) với hệ số Cronbach's Alpha 0.895 và tất cả các biến quan sát CSTD1, CSTD2, CSTD3, CSTD4, CSTD5 đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố chính sách tín dụng (CSTD) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép
Yếu tố công nghệ ngân hàng (CNNH) Để đo lường yếu tố công nghệ ngân hàng (CNNH) nghiên cứu sử dụng thang đo với 4 biến Kết quả kiểm định 4 biến như sau:
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của yếu tố công nghệ ngân hàng Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.8 cho thấy đi với yếu tố công nghệ ngân hàng (CNNH) với hệ số Cronbach's Alpha là 0.909 và tất cả các biến quan sát CNNH1, CNNH2, CNNH3, CNNH4 đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố công nghệ ngân hàng (CNNH) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép
Yếu tố thông tin tín dụng (TTTD) Để đo lường yếu tố thông tin tín dụng (TTTD) nghiên cứu sử dụng thang đo với 4 biến Kết quả kiểm định 4 biến như sau:
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của yếu tố thông tin tín dụng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.9 cho thấy đối với yếu tố thông tin tín dụng (TTTD) với hệ số Cronbach's Alpha là 0.928 và tất cả các biến quan sát TTTD1, TTTD2, TTTD3,
TTTD4 đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố thông tin tín dụng (TTTD) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép Yếu tố quản trị rủi ro tín dụng (QTRR) Để đo lường yếu tố quản trị rủi ro tín dụng (QTRR) nghiên cứu sử dụng thang đo với 5 biến Kết quả kiểm định 5 biến như sau:
Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố quản trị rủi ro tín dụng
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.10 cho thấy đối với yếu tố quản trị rủi ro tín dụng (QTRR) với hệ số Cronbach's Alpha là 0.913 và tất cả các biến quan sát QTRR1, QTRR2, QTRR3, QTRR4, QTRR5 đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố quản trị rủi ro tín dụng (QTRR) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép
Nhân tố cán bộ tín dụng (CBTD) Để đo lường yếu tố cán bộ tín dụng (CBTD) nghiên cứu sử dụng thang đo với 3 biến Kết quả kiểm định 3 biến sau:
Bảng 4.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố cán bộ tín dụng
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.11 cho thấy đối với yếu tố cán bộ tín dụng (CBTD) với hệ số Cronbach's Alpha là 0.872 và tất cả các biến quan sát CBTD1, CBTD2, CBTD3 đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố cán bộ tín dụng (CBTD) vì có hệ số thang đo tốt
Yếu tố kiểm soát nội bộ (KSNB) sử dụng thang đo với 4 biến Kết quả kiểm định 4 biến như sau:
Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha của yếu tố kiểm soát nội bộ
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Bảng 4.12 chỉ rõ yếu tố kiểm soát nội bộ (KSNB) có hệ số Cronbach's Alpha là 0,912 và tất cả các biến quan sát (KSNB1, KSNB2, KSNB3, KSNB4) đều lớn hơn 0,6 Đây là kết quả rất tốt, do đó, không loại bỏ bất kỳ biến nào trong yếu tố KSNB vì hệ số thang đo của các biến đều đạt mức chấp nhận cho phép.
4.2.2 Đánh giá thang đo chất lượng tín dụng Để đo lường yếu tố chất lượng tín dụng với 3 biến sau:
Bảng 4.13: Cronbach’s Alpha của yếu tố chất lượng tín dụng
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.13 cho thấy đối với yếu tố chất lượng tín dụng với hệ số Cronbach's Alpha là 0.668 và tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6 Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố chất lượng tín dụng vì có hệ số thang đo trên mức cho phép.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)
4.3.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập
Bảng 4.14: Bảng kiểm định KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.799
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.14 ta thấy hệ số KMO là 0.799 và mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO đạt giá trị 0.5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Hệ số KMO là 0.799 cho biết phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu khảo sát 500 khách hàng nhưng có 459 người trả lời hợp lệ
Bảng 4.15: Bảng về phương sai trích các yếu tố
Nhóm Chỉ tiêu: Initial Eigenvalues Tổng phương sai trích
% tích lũy Tổng % Phương sai
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.15 cho thấy Eigenvalues = 1.558 > 1 và tổng phương sai trích là 78.348% >50, do vậy phương sai đạt chuẩn Điều này cho biết được 78.348% sự biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi 6 yếu tố được rút ra Với 25 biến quan sát trong yếu tố độc lập và 03 biến quan sát trong biến phụ thuộc Kết quả cho thấy đủ điều kiện đưa dữ liệu vào phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội
Bảng 4.16: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.16 ta có ma trận nhân tố đã xoay theo phương pháp rút trích và phương pháp xoay promax được sử dụng trong nghiên cứu này Trong kết quả bảng 4.16 cho thấy 25 biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố khám phá được nhóm lại thành 6 nhóm nhân tố như sau:
Yếu tố 1: quản trị rủi ro tín dụng (QTRR), Tính trung bình cộng yếu tố 1
Ta có X1 = (QTRR1 + QTRR2 + QTRR3 + QTRR4 + QTRR5)/5
Yếu tố 2: chính sách tín dụng (CSTD), Tính trung bình cộng yếu tố 2
Ta có X2 = (CSTD1 + CSTD2 + CSTD3 + CSTD4 + CSTD5)/5
Yếu tố 3: thông tin tín dụng (TTTD), Tính trung bình cộng yếu tố 3
Ta có X3 = (TTTD1 + TTTD2 + TTTD3 + TTTD4)/4
Yếu tố 4: kiểm soát nội bộ (KSNB), Tính trung bình cộng yếu tố 4
Ta có X4 = (KSNB1 + KSNB2 + KSNB3 + KSNB4)/4
Yếu tố 5: công nghệ ngân hàng (CNNH), Tính trung bình cộng yếu tố 5
Ta có X5 = (CNNH1 + CNNH2 + CNNH3 + CNNH4)/4
Yếu tố 6: cán bộ tín dụng (CBTD), Tính trung bình cộng yếu tố 6
Ta có X6 = (CBTD1 + CBTD2 + CBTD3)/3
4.3.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Bảng 4.17: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.647
Tổng phương sai được giải thích
Nhóm Chỉ tiêu: Initial Eigenvalues Tổng phương sai trích
% tích lũy Tổng % Phương sai
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy 25 biến quan sát thuộc thành phần chất lượng tín dụng (CLTD) được nhóm thành 1 nhân tố (Y), đại diện cho biến phụ thuộc Hệ số KMO 0,647 và Sig 0,000 cho thấy dữ liệu phù hợp với phân tích nhân tố Phân tích cũng xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến CLTD, giải thích được 78,348% sự biến động dữ liệu.
Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội
4.4.1 Kết quả hồi quy tuyến tính bội
Bảng 4.18: Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội
Mô hình Hệ số tương quan
Hệ số xác định hiệu chỉnh
Sai số chuẩn ước lượng
1 0.783 0.613 0.608 0.327 1.851 a Predictors: X6, X5, X1, X3, X4, X2 b Dependent Variable: Y: chất lượng tín dụng
Mô hình Tổng bình phương
Model Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Thống kê đa cộng tuyến
B Std Error Beta Dung sai VIF
Quản trị rủi ro tín dụng (QTRR-X1)
Bảng 4.18 cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập và chất lượng tín dụng là đáng kể, với hệ số xác định hiệu chỉnh đạt 60,8% và mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% Tất cả các hệ số hồi quy đều dương, cho thấy các biến độc lập có tác động theo hướng thuận với chất lượng tín dụng và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Hình 4.1: Kết quả mô hình
Bảng 4.1 thể hiện kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy các hệ số beta chuẩn hóa có tác động cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Các hệ số beta chuẩn hóa phản ánh mức độ ưu tiên khi thực hiện chính sách Hệ số beta chuẩn hóa từ cao nhất đến thấp nhất là: Chính sách tín dụng (0,416), kiểm soát nội bộ (0,405), thông tin tín dụng (0,319), công nghệ ngân hàng (0,203), quản trị rủi ro tín dụng (0,159) và cán bộ tín dụng (0,092) Do đó, nên ưu tiên thực hiện chính sách tín dụng và để công tác cán bộ tín dụng ở mức độ sau cùng.
Quản trị rủi ro tín dụng
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
4.4.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Đặt giả thiết:
H0: hệ số của tất cả các biến độc lập bằng 0
H1: tồn tại ít nhất một hệ số của các biến độc lập khác 0
Bảng 4.19: Bảng kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mô hình Tổng bình phương
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.19 cho thấy với chính sách tín dụng 95%, giá trị sig = 0.000 < 0.05%, bác bỏ giả thiết H0 Kết luận tập dữ liệu phù hợp với mô hình nghiên cứu
4.4.3.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan (Durbin - Watson stat) Đặt giả thiết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0, cộng với kết quả bảng 4.18, ta có kết quả kiểm định như sau: Với kết quả hồi quy cho thấy chỉ số Durbin - Watson stat = 1.851 cho biết không có hiện tượng tự tương quan Theo nguyên tắc kinh nghiệm thì chỉ tiêu Durbin -Waston stat có giá trị trong khoảng từ 1 đến 3 là không vi phạm hiện tượng tự tương quan
4.4.3.3 Kiểm định sai số theo phân phối chuẩn
Với kết quả hồi quy của mô hình, ta thu được sai số Trên cơ sở thu thập số liệu sai số cộng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, tác giả đã tiến hành kiểm định xem sai số có theo phân phối chuẩn hay không? Đặt giả thiết:
H0: Sai số có phân phối chuẩn
H1: Sai số không có phân phối chuẩn
Kết xuất từ phần mềm SPSS cho kết quả sai số ước lượng theo phân phối chuẩn vì độ lệch chuẩn gần bằng 1
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân phối chuẩn
Biểu đồ 4.1 thể hiện giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn khoảng 1 Điều này cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, phù hợp với giả thiết đặt ra Do đó, có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn của phần dư là phù hợp.
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ P-P Plot
Nhận xét từ biểu đồ 4.2: Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: đồ thị phân phối chuẩn của phần dư có dạng phân phối chuẩn gần như hoàn hảo Quan sát đồ thị P-P lot của phần dư các điểm quan sát, phần dư tập trung rất sát với đường thẳng kỳ vọng Do đó giả định phân phố chuẩn của phần dư không bị vi phạm
4.4.3.4 Kiểm tra vi phạm giả định liên hệ tuyến tính
Giả định về liên hệ tuyến tính: đồ thị biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn hóa theo phần dư chuẩn hóa cho thấy sự phân tán ngẫu nhiên
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tần số Scatterplot về phân phối chuẩn phần dư
Biểu đồ 4.3 ta thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xunh quanh đường tung độ 0 tạo thành dạng đường thẳng, do vậy giả định quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập không bị vi phạm
4.4.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định giả thuyết không có mối tương quan giữa các biến độc lập hay còn gọi là hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến Dung sai VIF Quản trị rủi ro tín dụng (QTRR-X1) 0.882 1.134
Chính sách tín dụng (CSTD-X2) 0.802 1.247
Thông tin tín dụng (TTTD-X3) 0.901 1.110
Kiểm soát nội bộ (KSNB-X4) 0.866 1.154
Công nghệ ngân hàng (CNNH-X5) 0.814 1.229
Cán bộ tín dụng (CBTD-X6) 0.777 1.287
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.20 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 2.0 VIF là hệ số phóng đại phương sai, khi VIF có giá trị vượt quá 2.0 là thể hiện dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến Trong khi đó kết quả bảng 4.20 có thể khẳng định không có mối tương quan giữa các biến độc lập trong phương trình Nghĩa là không có hiện tượng đa cộng tuyến do các giá trị VIF nhỏ hơn 2.0.
Kiểm định sự khác biệt theo nhân khẩu học
Thực hiện việc kiểm định sự khác biệt giữa các thuộc tính theo nhân khẩu học đến các biến sử dụng phương pháp phân tích ANOVA như sau:
Bảng 4.21: Phân tích phương sai ANOVA về tình trạng giới tính
Tổng bình phương df Trung bình bình phương
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.21 cho thấy giới tính khác nhau không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tâm lý tiêu dùng của nam giới và nữ giới thường có sự khác biệt nhau rõ rệt Theo đó, đa phần nữ giới khi đánh giá sản phẩm hay dịch vụ mua hàng sẽ chọn mua những sản phẩm mà mình thích, chủ yếu dựa trên cảm tính của bản thân về sản phẩm Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xem xét đến những review, đánh giá từ các khách hàng trước đó và danh tiếng của thương hiệu Đó sẽ là những yếu tố chính tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ tín dụng
Bảng 4.22: Phân tích phương sai ANOVA về tình trạng tuổi
Test of Homogeneity of Variances
Tổng bình phương df Trung bình bình phương
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.22 cho thấy tuổi khác nhau không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Như vậy, không cần ghi nhận về độ tuổi trong mô hình chất lượng tín dụng.Như vậy, việc chia nhỏ nhóm đối tượng khách hàng độ tuổi khác nhau có tiềm năng qua các dữ liệu nhân khẩu học sẽ giúp ngân hàng nhận diện được các loại khách hàng riêng biệt cũng như nhu cầu trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của họ Thông qua những dữ liệu này, ngân hàng sẽ biết được hành vi hay sở thích của người dùng từ đó điều chỉnh dịch vụ/sản phẩm để phù hợp nhất với khách hàng
Bảng 4.23: Phân tích phương sai ANOVA về tình trạng thu nhập
Test of Homogeneity of Variances
Tổng bình phương df Trung bình bình phương
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.23 cho thấy thu nhập khác nhau không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Như vậy, không cần ghi nhận về thu nhập trong mô hình chất lượng tín dụng
Bảng 4.24: Phân tích phương sai ANOVA về tình trạng nghề nghiệp
Test of Homogeneity of Variances
Tổng bình phương df Trung bình bình phương
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.24 cho thấy nghề nghiệp khác nhau không có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai Như vậy, không cần ghi nhận về nghề nghiệp trong mô hình chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.Mỗi khách hàng một nghề nghiệp, ngành nghề lao động khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau.
Thảo luận kết quả
Qua thực tiễn hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy số lượng khách hàng trong địa bàn đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Để tạo điều kiện cho các khách hàng trên địa bàn phát triển và tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tích cực của nó, hướng tới chất lượng tín dụng trong mô hình đánh giá chất lượng tín dụng, luận văn đã chỉ ra một số kết quả đạt được về chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai được đánh giá như sau Tác giả đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra Từ kết quả nghiên cứu đã khẳng định 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như sau: Chính sách tín dụng (0.416), kiểm soát nội bộ (0.405), thông tin tín dụng (0.319), công nghệ ngân hàng (0.203), quản trị rủi ro tín dụng (0.159) và cán bộ tín dụng (0.092) Để cải tiến chất lượng tín dụng của ngân hàng theo hướng phù hợp, đúng như mong muốn của khách hàng và từ đó thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng thì các nhà chính sách cần lưu ý sau:
Một là, kết quả hồi quy cho thấy chính sách tín dụng: β = 0.416; Sig = 0.000 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5% Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1 Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018) và Dương Thị Hoàn (2019) Như vậy, ngân hàng cần định lượng rõ ràng các chỉ tiêu kế hoạch và trách nhiệm về hoạt động tín dụng Để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông đặt ra thì Hội đồng quản trị định hướng chiến lược hoạt động, Ban điều hành triển khai thực thi hành động theo các chiến lược đã được Hội đồng quản trị định hướng, toàn bộ CBNV nghiệp vụ TD hành động vì mục tiêu
Hai là, kết quả hồi quy cho thấy công nghệ ngân hàng: β = 0.203; Sig 0.000 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5% Kết quả này chấp nhận giả thuyết H2 Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019) Như vậy, ngân hàng cần ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình, sản phẩm, kênh phân phối phù hợp với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 Tập trung nguồn lực đẩy nhanh các dự án công nghệ nền tảng làm cơ sở phát triển ngân hàng số, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin
Ba là, kết quả hồi quy cho thấy thông tin tín dụng: β = 0.319; Sig = 0.000 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5% Kết quả này chấp nhận giả thuyết H3 Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019) Để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), cùng với việc phát triển nguồn nhân lực CNTT hợp lý, ngân hàng cần không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng một hệ thống CNTT hoàn chỉnh như: Nâng cấp hệ thống tường lửa, hệ thống IPS/IDS với công nghệ mới nhất cho mạng WAN/LAN; Trang bị hệ thống phòng chống virus có bản quyền, được cập nhật thường xuyên và dùng cho toàn hệ thống ngân hàng
Bốn là, kết quả hồi quy cho thấy quản trị rủi ro tín dụng: β = 0.159; Sig 0.000 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5% Kết quả này chấp nhận giả thuyết H4 Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền (2020) và Dương Thị Hoàn (2019).Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xây dựng và triển khai hệ thống quản trị rủi ro Trong đó, khẩu vị rủi ro tín dụng của Ngân hàng được xây dựng rõ ràng và thận trọng, hướng vào các phân khúc ít rủi ro hơn như khách hàng có thu nhập và khả năng trả nợ cao, các sản phẩm ít rủi ro hơn như cho vay thế chấp, cho vay ngắn hạn và các phân khúc ít tập trung rủi ro hơn như chuyển dịch từ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn sang cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân
Năm là, kết quả hồi quy cho thấy cán bộ tín dụng: β = 0.098; Sig = 0.001 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho thấy mức ý nghĩa 5% của CLTD ngân hàng Nhân tố con người, bao gồm cán bộ thẩm định và ra quyết định cho vay, đóng vai trò then chốt trong chất lượng khoản vay Các cán bộ liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay cần được trang bị kiến thức chuyên môn để nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo quá trình thẩm định và phê duyệt chặt chẽ.
Sáu là, kết quả hồi quy cho thấy kiểm soát nội bộ: β = 0.405; Sig = 0.000 có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5% Kết quả chấp nhận giả thuyết H6 Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Barra & Ruggiero (2023), Naceur & Routlet (2018), Lê Thanh Điền
(2020) và Dương Thị Hoàn (2019) Ngân hàng cần hoàn thiện các văn bản, quy trình, quy định hướng dẫn công tác kiểm soát và quản lý khoản vay Các văn bản này cần cụ thể hóa về trình tự, mục đích, nội dung và cách thức kiểm soát sau đối với khách hàng, bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức
Chương 4 của luận văn đã giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 Ngoài ra, tác giả đã đánh giá các yếu tố của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 6 yếu tố có hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt: Chính sách tín dụng (0.416), kiểm soát nội bộ (0.405), thông tin tín dụng (0.319), công nghệ ngân hàng (0.203), quản trị rủi ro tín dụng (0.159) và cán bộ tín dụng (0.092) Các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng với mức ý nghĩa 5% Kiểm tra tự tương quan, sai số theo phân phối chuẩn, hiện tượng đa cộng tuyến không bị vi phạm Tác giả đưa ra những kết luận và hàm ý chính sách ở chương 5.