1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình cung cầu cân bằng thị trường của mì hảo hảo của công ty cổ phần acecook việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Cung, Cầu, Cân Bằng Thị Trường Của Mì Hảo Hảo Của Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Trong đó,sản phẩm nổi bật nhất là mì Hảo Hảo với tên gọi ‘món ăn của mọi nhà”.Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình cung, cầu, cân bằngthị trường mì Hảo Hảo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG, CẦU, CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG CỦA MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

1 Lý do chọn đề tài:

Mì gói là món ăn xuất hiện lâu đời tại Nhật Bản vào năm 1958 tại Nhật Bản

nhanh chóng phổ biến trở thành một trong những sản phẩm ăn liền đạt lượng tiêu thụ nhanh nhất thế giới Từ năm 2000, mì ăn liền đã gia nhập vào thị trường Việt và được ưa chuộng ở cả thành thị và nông thôn với mức giá chỉ 1.000 đồng đã mở đầu cho hàng loạt thương hiệu mì ra đời tại Việt Nam

Trong đó, tiêu biểu nhất trong những thương hiệu đó là Công ty cổ phần Acecook Việt Nam - được thành lập vào ngày 15/12/1993, đơn vị đứng đầu lĩnh vực sản xuất mì ăn liền

Việt trong 27 năm qua Tự hào là top biểu tượng mì Việt với tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, không chỉ số 1 Việt Nam mà còn đưa sản phẩm đến hơn 46 quốc gia và

vùng lãnh thổ trên thế giới Công ty sở hữu 6 nhà máy trải rộng khắp cả nước với sứ

mệnh đem lại cho khách hàng sản phẩm bảo đảm SỨC KHỎE - AN TOÀN - AN TÂM.

Với sự đầu tư và nghiên cứu không ngừng trong công nghệ sản xuất thực phẩm ăn liền, thương hiệu Acecook đang dần đứng vững ở thị trường trong nước và thế giới Trong đó, sản phẩm nổi bật nhất là mì Hảo Hảo với tên gọi ‘món ăn của mọi nhà”

Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình cung, cầu, cân bằng thị trường mì Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam” Từ đó, nhận thấy các

khiếm khuyết của sản phẩm để đề ra giải pháp góp phần cải thiện, vươn tới vị trí trọng điểm trong thị trường cạnh tranh và tạo sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng

❖ Khái quát thị trường mì Hảo Hảo tại Việt Nam:

Trang 2

Năm 2020, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều thứ ba thế giới, tiêu thụ tổng cộng

7 tỷ gói mì trong năm 2020, tăng xấp xỉ 30% so với 2019 Trong đó, theo thống kê của Kantar Worldpanel, Hảo Hảo là 1 trong 4 nhãn hiệu mì gói lọt top 10 nhãn hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn, và là nhãn hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn Điều này giúp Acecook dẫn đầu thị phần đạt doanh thu thuần 10.648 tỉ đồng, lợi nhuận ròng lên tới 1.660 tỉ đồng, tỷ suất gần 16%

❖ ❖ Tổng quan về thị trường trong các năm vừa qua:

Thị trường mì gói Việt Nam được thống lĩnh bởi 5 ông lớn: Acecook, Masan, Asia food, Uniben và Vinfon, trong đó dẫn đầu là Acecook (Hảo Hảo) với doanh thu năm 2020 hơn 11.500 tỷ đồng Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu nhờ có sản phẩm “đinh” Hảo Hảo, hiện đang xếp thứ 3 về lợi nhuận trong số các công ty thực phẩm ở Việt Nam

Trang 3

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được hình thành trên nền tảng của Công ty Liên doanh Vifon Acecook ( thành lập năm 1993 giữa công ty sản xuất mì ăn liền Vifon -Việt Nam và tập đoàn thương mại tài chính Marubeni, Acecook - Nhật Bản) Công ty hoạt động phần lớn trên lĩnh vực sản xuất mì và phở ăn liền với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước Acecook Việt Nam chính thức hoạt động theo quy mô

cổ phần từ năm 2008, là công ty thực phẩm lớn nhất Việt Nam với 35,4% thị phần về doanh thu Doanh nghiệp sở hữu hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng khắp cả nước với

độ phủ mì Hảo Hảo hơn 95% điểm bán lẻ Toàn Quốc và xuất khẩu đến hơn 46 Quốc gia trên thế giới

❖ Lịch sử hình thành:

15/12/1993: thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook

07/07/1995: bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng VN Chất Lượng Cao

2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam

18/01/2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới

07/07/2010: đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất

2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới

❖ Các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp:

Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

Sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động, thực vật

Chế biến và bảo quản nước mắm, dầu mỡ

❖ Mì Hảo Hảo: từ một món ăn cứu đói đến “món ăn của mọi nhà”

Từ khi gia nhập thị trường Việt, mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam đã nhanh chóng phổ biến một cách rộng rãi trở thành món ăn “ruột” của nhiều tầng lớp trong xã hội

Mì Hảo Hảo luôn được Acecook đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn ATVSTP với đầy đủ tính chất cơ lý hóa sinh (cảm quan, hóa lý, vi sinh, kim loại,…)

Mì Hảo Hảo bổ sung thành phần đậu nành, khoai tây, trà xanh và các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ, omega 3 và các vitamin khác… là lựa chọn dinh dưỡng hàng đầu cho một bữa ăn nhanh tại Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích cầu của người dân với sản phẩm mì Hảo Hảo

Phân tích cung của công ty Acecook với sản phẩm mì Hảo Hảo

Phân tích giá cả thị trường mì Hảo Hảo tại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 4

Dựa trên những nghiên cứu, số liệu cập nhật trên hệ thống internet của công ty cổ phần Acecook Việt Nam và giáo trình “Kinh tế học đại cương” phần Kinh tế vi mô

4 Kết cấu của đề tài:

Cầu của người tiêu dùng Việt đối với mì Hảo Hảo

Cung mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam

Những đề xuất giải pháp nâng cao lượng tiêu thụ mì Hảo Hảo

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Phân tích cung - cầu và giá cả thị trường

1.1.CẦU

a) Khái niệm: là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có thể mua và sẵn lòng mua

ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các điều kiện khác không thay đổi

P Latte Q Latte

b) Cầu cá nhân và cầu thị trường:

Cầu cá nhân: cầu của một người mua với loại hàng hóa nào đó

Cầu thị trưởng: tổng các lượng cầu cá nhân của loại hàng hóa nào đó

c) Lượng cầu: là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có thể mua và sẵn lòng

mua trong một khoản thời gian nhất định

d) Quy luật cầu: Giá và lượng cầu tỉ lệ nghịch với các yếu tố khác không thay đổi e) Đường cầu: cho thấy ảnh hưởng của giá lên lượng cầu với sự không đổi của các

yếu tố khác (khi một trong những yếu tố này thay đổi cầu dịch chuyển)

f) Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:

- Thu nhập của người tiêu dùng:

Hình 1: Đối với hàng thông thường thu nhập tăng làm đường cầu dịch sang phải

Trang 6

Hình 2: Đối với hàng thứ cấp thu nhập tăng làm đường cầu dịch sang trái

- Giá cả của các hàng hóa có liên quan:

+ Hàng hóa bổ sung

+ Hàng hóa thay thế

- Thị hiếu

Trang 7

- Kỳ vọng của người mua

- Số lượng người mua

1.2.CUNG

a) Khái niệm: Cung là số lượng

hàng hóa hoặc dịch vụ mà

người sản xuất có khả năng và

sẵn sàng cung ứng ở các mức

giá khác nhau trong một thời

gian nhất định với các điều

kiện không đổi

b) Cung cá nhân và cung thị trường:

Cung cá nhân: là cung của từng nhà sản xuất đối với loại hàng nào đó

Cung thị trường: tổng tất cả các cung cá nhân của loại hàng nào đó

c) Lượng cung: số lượng hàng hóa mà người bán có thể và sẵn lòng bán

d) Quy luật cung: Lượng cung và giá tỉ lệ thuận khi các yếu tố khác không đổi e) Đường cung: biểu diễn giá ảnh hưởng như thế nào đến lượng cung, các yếu tố

khác không đổi

f) Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

- Chi phí sản xuất

Trang 8

- Công nghệ

- Số lượng người bán

- Kỳ vọng

Trang 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI

2.1.CẦU:

a) Thu nhập của người tiêu dùng:

Thu nhập chính là yếu tố quyết định khả năng mua của người tiêu dùng: khi thu nhập thay đổi thì khả năng mua hàng cũng thay đổi khiến cho cầu về hàng hóa và dịch vụ thay đổi theo

Do sự bùng nổ của covid-19, thu nhập của bình quân tháng của người lao động Việt năm

2021 đã sụt giảm so với năm 2020, giảm khoảng 32.000 đồng Bên cạnh đó, thu nhập bình quân ở thành thị là 7 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn 5 triệu đồng Tóm lại, với tình hình thu nhập như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng thứ cấp như mì hảo hảo sẽ tăng lên

Giá cả của hàng hóa liên quan:

Mì Hảo Hảo tôm chua cay 4.000đ/gói

Mì Trứng Vàng tôm chua cay 4.200đ/gói

Trang 10

Mì Hai Tôm Miliket tôm chua cay 5.300đ/gói

Mì Omachi tôm chua cay 8.400đ/gói

Dù mức giá tiền thấp hơn so với những sản phẩm trong thị trường nhưng mì Hảo Hảo luôn luôn đảm bảo chất lượng về khẩu vị phù hợp với người dùng Việt, dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng dẫn đến cầu của sản phẩm này tăng lên

b) Thị hiếu của người tiêu dùng:

Với nhịp sống hối hả và bận rộn khiến cho mì Hảo Hảo dần trở thành một trong những món ăn “quốc dân” của người tiêu dùng Việt bởi sự tiện lợi Đặc biệt là trong đợt giãn cách vừa rồi, người Việt đã ưu ái mì Hảo Hảo như một bữa ăn “chính” làm cho lượng tiêu thụ tăng 29,5% so với năm 2020 Tuy nhiên vào tháng 8/2021, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đã ra quyết định thu hồi một số lô mì Hảo Hảo do Công ty Acecook

Trang 11

gây nên những hậu quả như béo phì, rối loạn đường ruột, Điều này sẽ khiến cho kỳ vọng của người tiêu dùng tiêu cực dẫn đến sự sụt giảm cầu về các loại sản phẩm mì ăn liền như mì hảo hảo

d) Số lượng người tiêu dùng:

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), Việt Nam đang đứng thứ 3 với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% Nhờ vào độ nhận diện cao, mì Hảo Hảo đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục “Thương hiệu Mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam từ năm 2000”, và còn là “Thương hiệu Mì gói Việt Nam đầu tiên bán ra thị trường 30 tỷ gói” ( năm 2000-2021) Với thành tích này, mì Hảo Hảo đã thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng và khẳng định vị thế là “Thương hiệu mì gói quốc dân của Việt Nam”

2.2.CUNG:

a) Giá nguyên liệu đầu vào:

Những năm về trước, Acecook ưu tiên nhập khẩu 100% nguyên liệu sản xuất do khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta không phù hợp với việc trồng lúa mì (nhưng bột mì lại là nguyên liệu chính của sản phẩm)

Sau những năm trở lại đây, Acecook đã tối ưu hóa trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, thay thế trên 95% nguyên liệu nhập khẩu thành nguồn nguyên liệu trong nước Đối với nguyên liệu chính như bột mì, họ đã nhập nguyên liệu từ công ty Công ty cổ phần Tiến Hưng- đơn vị chuyên cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền,

Ngoài ra, Acecook để sản xuất các gói dầu gia vị, bột súp hay rau củ sấy đều được nhập nguyên liệu trực tiếp từ đơn vị trong nước

Ớt tươi Tiền Giang, Đồng Tháp, Củ Chi – TP

Hồ Chí Minh

khoảng 3.000kg /ngày

Trang 12

Định Quán, Đồng Nai trên 1.000kg/ngày

Riềng

Sả tươi

b) Công nghệ:

Ông Phạm Văn Nam - Giám đốc Khối sản xuất của Vina Acecook nhận định rằng

“chúng tôi đã tối ưu dây chuyền sản xuất hơn rất nhiều

Trang 13

chất lượng như máy cân trọng lượng, máy Xray, phòng kiểm nghiệm với các thiết bị vô cùng hiện đại, đảm bảo được chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng”

c) Người bán:

Năm 2016, Công ty Acecook Việt Nam đã tiến hành hợp tác với công ty TNHH Fujitsu với mục tiêu tiết kiệm chi phí logistics, tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa

Hiện nay, các sản phẩm của Acecook có mặt trên khắp 63 tỉnh thành với 7 chi nhánh tại các thành phố lớn, hơn 700 đại lý lớn nhỏ trên toàn quốc và xuất khẩu hơn 46 quốc gia trên thế giới

Trong bài công

bố top 10 công ty thực phẩm uy tín năm 2020 – nhóm ngành thực

phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn của Vietnam

Report, Acecook vẫn luôn nằm trong top dẫn

đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và

43% trên cả nước

d) Kỳ vọng:

Trang 14

Những chia sẻ của chuyên gia Nielsen trong cuộc khảo sát mới nhất: "Trong đó, lượng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh hiện nay chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 67 % và những ngành có xu hướng tăng khác".

Theo chia sẻ của ông Kajiwara Junichi-Tổng giám đốc Acecook Việt Nam,

mì Hảo Hảo đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực Việt

Vì thế, mì Hảo Hảo được đánh giá rất có tiềm năng trong cuộc đua mì ăn liền trong giai đoạn 2021-2026 Ngoài ra, Acecook còn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi hỗ trợ cho mì Hảo Hảo giữ vững được phong độ và đạt được vị trí cao trong thị trường Việt như: HẢO HẢO – MUSIC BOX, TẾT ĂN HẢO HẢO, RINH XE LEXUS…

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1 Thay đổi bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng trọng lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng:

Từ khi ra mắt đến nay, mì Hảo Hảo luôn ưu tiên giữ nguyên chất liệu và thiết kế bắt mắt của bao bì để duy trì mức độ nhận diện của sản phẩm Tuy nhiên, sự thay đổi ý thức của mọi người về môi trường khiến cho người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, vì vậy, bao bì nhựa nilon của mì Hảo hảo chưa

Trang 15

thay đổi bao bì giấy, cũng như cung cấp thông tin rõ ràng là chất xúc tác mạnh mẽ, chắc chắn sẽ làm cho người tiêu dùng có cái nhìn trực quan hơn về sản phẩm, và tăng cầu mì Hảo Hảo cao hơn

3.2 Xây dựng chiến lược mua bán sản phẩm, các hoạt động khuyến mãi qua sàn thương mại điện tử của công ty:

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc mua bán các sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng dần mất đi độ yêu thích của người tiêu dùng so với các sàn thương mại điện tử Do

đó, Vina Acecook nên đầu tư

và tạo ra một không gian thương mại điện tử độc quyền để khách hàng có thể truy cập mua hàng bất kỳ lúc nào, xóa bỏ những trường hợp mua phải hàng giả và doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí vận chuyển, chi phí mua bán qua trung gian để tối giản giá thành sản phẩm mì Hảo Hảo Ngoài ra, việc nhận những phản hồi và ý tưởng góp ý về sản phẩm trên hệ thống website cũng giúp công ty liên kết chặt chẽ hơn với khách hàng, nâng cao tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai

Thực tế, Acecook Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các hoạt động khuyến mãi khác nhau như: “Vạn lộc tết, gắn kết yêu thương”, để thu hút người người tiêu dùng mua hàng của mình Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thật sự phổ biến, vì vậy, sau khi xây dựng trang thương mại thì công ty nên tiếp tục triển khai mở rộng quy mô hoạt động khuyến mãi không chỉ trực tiếp tại điểm bán hàng mà còn thông qua các nền tảng trực tuyến bằng những hoạt động như: “Mua nhiều hàng, trúng nhiều deal nhân dịp 30/4” hay “Siêu sale đầu tháng 5.5” Từ đó, mà Acecook có thể kích thích thị hiếu người dùng và tăng cầu mì Hảo Hảo

Trang 16

3.3.Hạn chế rủi ro từ nhà cung ứng nguyên liệu

Có thể thấy, ví dụ điển hình nhất cho tầm quan trọng của việc kiểm định dòng nguyên liệu đầu vào là sự cố tồn dư lượng ethylene oxide (EO) trong sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook xảy ra vào tháng 8/2021 Trong sự việc này, Vina Acecook nên công khai nghiên cứu rõ nguyên nhân gây nên sự quá mức của hàm lượng ethylene oxide (EO) trong mì Hảo Hảo, truy xuất nguồn gốc các loại nguyên liệu từ nhà cung cấp đồng thời rà soát lại quy trình sản xuất Bên cạnh đó, công ty nên siết chặt kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm để không xảy ra sự cố đáng tiếc tương tự với những quy định bắt buộc về hàm lượng EO, đặc biệt là ở các thị trường “khó tính” như EU, Nhật Bản

3.4.Thực hiện tốt công tác truyền thông

Trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi một nhãn hàng đều phải duy trì hình ảnh đẹp trước công chúng nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Vì thế, Vina Acecook nên đầu tư quan tâm thực hiện tốt công tác truyền thông: không chỉ quảng bá mì Hảo Hảo đến với người tiêu dùng mà còn phải tận dụng truyền thông để loại bỏ những thông tin sai lệch Điển hình là sự việc mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu bị thu hồi do sử dụng quá mức chất Ethylene oxide Việc ngăn chặn kịp thời,

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w