Acecook Việt Namkhẳng định mạnh mẽ “vị trí số 1” trên thị trường mì ăn liền trong nước và ngoài nước vàcòn là “đại diện” cho sự lựa chọn và tin dùng của người tiêu dùng đối với các sản p
Tổng quan về thị trường mì ăn liền Acecook Việt Nam trong các năm vừa
Theo khảo sát Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á do Nielsen thực hiện, Hảo Hảo của Công ty CP Acecook Việt Nam xếp hạng 636 (2017), tăng 18 hạng so với năm 2016 (hạng 654).
Hình 1.1: 11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 Thương hiệu hàng đầu Châu Á.
Hình 1.2: Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2017, tháng 10/2017.
Theo thống kê của Retail Data (số liệu tính đến 9 tháng đầu năm 2020), Acecook ViệtNam đang giữ 35,4% thị phần về doanh thu Dù vậy, đây lại là các con số thấp nhất củaAcecook tính trong giai đoạn 2017 đến 9 tháng đầu năm 2020 Xếp sau Acecook làMasan (27,9%), Uniben (12,2%), Asia Foods (8%) Kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy, Acecook dẫn đầu thị phần đạt doanh thu thuần 10.648 tỷ đồng, lợi nhuận ròng lên tới 1.660 tỷ đồng, tỷ suất gần 16%.
Hình 1.3: Thị phần theo sản lượng của các nhà sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam từ năm 2018 – 9 tháng 2020. ĐVT: phần trăm
Hình 1.4: Doanh thu của các công ty mì ăn liền. ĐVT: tỷ đồng
Hình 1.5: Lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam từ năm 2016
Acecook Việt Nam đã tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, gắn kết và chuyên nghiệp bằng việc học hỏi, tiếp thu, chắt lọc, kết hợp và phát huy những tinh hoa của hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, dựa trên những triết lý kinh doanh 3H (Happy): Hạnh phúc cho khách hàng (Happy Customers), Hạnh phúc cho cán bộ công nhân viên và gia đình (Happy Employees), Hạnh phúc cho toàn xã hội (Happy Society).
Ngày 22/12/2021, Anphabe công bố Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam là Doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc năm 2021 Công ty còn đạt thứ hạng cao trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, cụ thể là vị trí thứ 11, tăng 2 bậc so với năm 2020 Trong ngành hàng tiêu dùng (thực phẩm và phi thực phẩm), Acecook Việt Nam xếp hạng 6.
1.2 Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Giới thiệu chung
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 khởi nguồn từ công ty Vifon Acecook – liên doanh giữa Công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Việt Nam – Vifon và Công ty
Acecook Nhật Bản Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, đến năm 2008 đổi tên độc lập thành Acecook Việt Nam với
100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất
Nhật Bản, đồng thời là thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới Sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần
Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sau hơn 25 năm thành lập đã sở hữu 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý trên toàn quốc chiếm 60 % thị phần mì ăn liền trong nước và xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Cộng Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE… Năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn thiện và đạt được những chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượngISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu(IFS).
Lịch sử hình thành
15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook
07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
28/02/1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ
Thành lập chi nhánh Cần Thơ
1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo – bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền
2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam
2004: Chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình
2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay
2008: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (18/01)
Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới
07/07/2010: Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất
2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
2015: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.
Hình 1.6: Chuyển đổi thương hiệu cũ sang mới của Acecook.
Kể từ khi thành lập, Acecook Việt Nam không ngừng sáng tạo, thử thách cái mới, dựa trên "Công nghệ Nhật Bản, vị Việt Nam" để mang đến những sản phẩm chất lượng, tiện lợi, an toàn, tạo niềm vui và trải nghiệm ẩm thực phong phú cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới Acecook Việt Nam cam kết đồng hành cùng sự phát triển bền vững của xã hội, kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn với giá trị cốt lõi "Cook happiness" - "Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục tạo nên và đem lại niềm hạnh phúc đến từng bữa ăn, từng trái tim của người tiêu dùng".
Các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp
Sản xuất và chế biến đa dạng các loại mì ống, mì sợi, bún, phở, hủ tiếu, miến Ngoài ra còn sản xuất muối chấm và snack mì.
Hình 1.7: Acecook Việt Nam có 31 sản phẩm bán tại thị trường nội địa.
Sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam
Sản phẩm đầu tiên đánh dấu bước thành công cho Công ty cũng như nhận được nhiều sự tín nhiệm tin dùng của mọi gia đình Việt Nam trong khẩu phần thức ăn đó chính là mì ăn liền Hảo
Hảo. Để mỗi sản phẩm của Acecook Việt Nam trở thành những bữa ăn thơm ngon, đảm bảo chất lượng và mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm, toàn bộ quy trình sản xuất luôn được giám sát nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn khắt khe nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu.
Một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp cho cơ thể 300 – 350 kcal bao gồm các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, chất béo và năng lượng Tuy nhiên, nếu ăn chế độ ăn chỉ có một loại thực phẩm nhất định thì sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng Vì vậy, không chỉ riêng đối với mì ăn liền, các loại thực phẩm cũng tương tự, nên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn để đa dạng khẩu vị, chế độ sống lành mạnh.
Hình 1.8: Thành phần dinh dưỡng trong một sản phẩm mì ăn liền thông dụng (75g).
Cầu
Cầu (D-Demand) thị trường biểu thị số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, với giả định điều kiện các yếu tố khác không đổi Cầu được biểu thị dưới ba hình thức là biểu cầu, đường cầu và hàm số cầu.
Cầu thị trường và cầu cá nhân có mối quan hệ mật thiết Cầu cá nhân biểu thị nhu cầu của từng người tiêu dùng, bao gồm mong muốn mua và khả năng chi trả đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định Trong khi đó, cầu thị trường là tổng hợp của tất cả cầu cá nhân trong một thị trường, phản ánh nhu cầu tập thể của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
Phân biệt cầu và lượng cầu: Cầu được biểu thị thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau Lượng cầu (Q – Quantity ofD
Demand) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua, có khả năng và sẵn sàng mua ở mức giá xác định trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Quy luật cầu: Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ có mối quan hệ ngược chiều với giá cả Khi giá (P-Price) hàng hóa tăng thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm đi và ngược lại Quy luật cầu có thể tóm tắt như sau: P↑ => Q ↓; P↓ => Q ↑ (Các yếu tốD D khác không đổi). Đường cầu: Biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu, giá ảnh hưởng đến lượng cầu còn các yếu tố khác là không đổi. Khi một trong những yếu tố này thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu
Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến cầu và làm dịch chuyển đường cầu:
- Thu nhập người tiêu dùng:
Hình 2.1: Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyển sang phải.
Hình 2.2: Đường cầu về một loại hàng hóa thứ cấp dịch chuyển sang trái khi thu thập tăng.
- Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng:
Hình 2.3: Sự thay đổi của sở thích người tiêu dùng sẽ làm đường cầu dịch chuyển.
- Giá cả của các hàng hóa liên quan Các mặt hàng hóa có thể tồn tại mối quan hệ: o Hàng hóa thay thế
Hình 2.4: Tác động của sự thay đổi giá cả của hàng hóa thay thế đến cầu về một loại hàng hóa. o Hàng hóa bổ sung o Hàng hóa độc lập
- Quy mô tiêu thụ của thị trường.
- Sự dự đoán của người tiêu dùng về giá cả, thu nhập và chính sách của chính phủ trong tương lai….
Cung
Cung (S-Supply) thị trường biểu thị số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người sản xuất có khả năng cung cấp và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau, trong một thời gian nhất định, với giả định điều kiện các yếu tố khác không đổi Cung được biểu thị bằng biểu cung, đường cung hay hàm số cung.
Cung gồm có cung cá nhân và cung thị trường.
Cung cá nhân được hiểu là cung của từng người sản xuất đối với hàng hóa hay dịch vụ nào đó, họ có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Cung thị trường đối với loại hàng hóa hay dịch vụ là cung của tất cả những người bán trong thị trường và bằng tổng tất cả các cung cá nhân của loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
Phân biệt cung và lượng cung: Cung được biểu thị thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau Lượng cung (Q – Quantity of Supply) là số lượng cụ thể của hàngS hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán, có khả năng và sẵn sàng bán tại mức giá xác định trong thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Quy luật cung: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng cung của hàng hóa hoặc dịch vụ có mối quan hệ thuận chiều với giá cả Khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cung của hàng hóa đó cũng sẽ tăng Quy luật cung có thể tóm tắt như sau: P↑ => Q ↑; P↓ => Qs s
↓ (Các yếu tố khác không đổi). Đường cung: Biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung, giá ảnh hưởng đến lượng cung còn các yếu tố khác là không đổi Khi một trong những yếu tố này thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cung.
Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến cung và làm dịch chuyển đường cung:
- Giá các yếu tố sản xuất được sử dụng.
Hình 2.5: Khi chi phí sản xuất hàng hóa thay đổi, đường cung sẽ dịch chuyển.
Hình 2.8 và 2.9: Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Công ty Acecook.
- Các chính sách, quy định của chính phủ.
Hình 2.10: Thuế và sự dịch chuyển đường cung.
- Quy mô sản xuất của ngành (số lượng doanh nghiệp trong ngành).
- Giá dự kiến trong tương lai của sản phẩm.
Cầu của mì vina Acecook tại thị trường Việt Nam
3.1.1 Thu nhập người tiêu dùng:
Thu nhập của người tiêu dùng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu của các mặt hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến khả năng mua của người tiêu dùng. Đối với các khách hàng của sản phẩm mì
Hảo Hảo thông thường là những người có mức thu nhập trung bình thấp như học sinh, sinh viên, công nhân… hoặc những người luôn mong muốn một bữa ăn không quá cầu kì, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm được một khoản chi phí bởi kinh tế ngày càng phát triển, thời gian thì luôn hạn hẹp thì mọi người đều bận rộn và không dành nhiều thời gian cho việc nấu nướng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, nhiều người đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và giảm thời gian làm việc, dẫn đến suy giảm đáng kể thu nhập.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong quý III/2021 hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước và cùng kỳ năm trước Theo đó, người lao động làm việc trong khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng về thu nhập nặng nhất với mức thu nhập bình quân đạt 6,2 triệu đồng/tháng, giảm 13,5% so với quý trước Lao động khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân đạt 5,8 triệu đồng/tháng, giảm13,2% so với quý trước.
Thu nhập bình quân của lao động quý III/2021 đạt 5,2 triệu đồng/tháng, giảm 847.000 đồng so với quý trước và giảm 573.000 đồng so với cùng kỳ năm trước Trước ảnh hưởng xấu từ đại dịch nhu cầu tiêu thụ thức ăn nhanh nói chung và mì ăn liền nói riêng cũng ngày một tăng một cách nhanh chóng.
Hình 3.1: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế-xã hội quý II, quý III trong 2 năm 2020, 2021.
Các sản phẩm mì tôm trên thị trường hiện nay đều thuộc hàng hóa thứ cấp, có nghĩa rằng lượng cầu của mì tôm sẽ giảm khi thu nhập của họ tăng. Đối với với học sinh, sinh viên, việc doanh nghiệp định giá một gói mì Hảo Hảo của hãng Acecook Việt Nam dao động từ 3500 - 4000đ/gói là phù hợp để có một bữa sáng mà không cần tốn quá nhiều tiền và tốn quá nhiều thời gian, nhất là trong thời buổi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp Nhưng nếu họ có mức thu nhập khá hơn thì số lượng người ưa chuộng mì của Acecook Việt Nam sẽ bị giảm xuống và họ sẽ có nhiều lựa chọn khác cho bữa ăn của mình chẳng hạn như hamburger, sandwich, ….
3.1.2 Giá cả với các hãng liên quan:
Hãng Thương hiệu Giá mì ăn liền
Acecook Việt Nam Mì tôm Hảo hảo 3.500 - 5.000 đồng
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa
Công ty UNIBEN - Công ty TNHH
Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng
Tập đoàn Masan Mì Kokomi 2.200 - 3.500 đồng
Xét theo quy luật cầu, khi giá của một hàng hóa của Acecook Việt Nam tăng lên trong một mức giá nhất định thì cầu sẽ giảm và người dùng sẽ có xu hướng chuyển sang các mặt hàng mì tôm có thương hiệu từ các doanh nghiệp khác (Kokomi, Miliket, 3 miền, …) với giá phải chăng hơn nhưng có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với mì của Acecook Việt Nam để thay thế thay vì trung thành với các sản phẩm của Acecook Việt Nam như trước, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh với Acecook Việt Nam đã đồng loạt hạ giá hoặc giữ nguyên giá nhằm thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo việc tối đa hóalợi nhuận và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, do đó chắc chắn rằng lượng cầu của các mặt hàng thay thế này sẽ tăng, khiến cho cầu của hãng Vina Acecook bị sụt giảm.
3.1.3 Thị hiếu người tiêu dùng:
Người dùng Việt Nam từ lâu đã quá quen thuộc với hãng mì tôm Acecook Việt Nam vì đã ra mắt từ khá lâu và rất được nhiều người ưa chuộng, luôn được tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi Nhưng trong thị trường lương thực thực phẩm hiện nay luôn này càng mở rộng, việc cho ra mắt các sản phẩm mì tôm với nhiều thương hiệu mới mẻ ngày một gia tăng kèm theo là sự đa dạng, phong phú cả về chất và lượng. Đời sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày một tăng, cho nên trên thị trường xuất hiện nhiều nhân vật mới nổi tham gia vào việc cạnh tranh thương hiệu và chất lượng sản phẩm Trong thị trường mì ăn liền tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài đến từ các nước như: mì cay Hàn Quốc, mì gói Mama của Thái Lan, …thậm chí với mức giá cao hơn gấp nhiều lần của mì Ý so với mức giá bình dân của mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam thì người dùng vẫn sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm, nhằm thỏa mãn nhu cầu sành ăn ngày một tăng cao của người tiêu dùng đồng thời tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường Từ đó sẽ dần làm thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng khiến cho Acecook Việt Nam dần có những bước thụt lùi trên thị trường nếu như doanh nghiệp không có cải tiến mới.
Nhận định tầm quan trọng của nhu cầu người tiêu dùng, Acecook Việt Nam liên tục ra mắt các hương vị mì Hảo Hảo mới, như tôm chua cay, sa tế hành tím, chay rau nấm Ngoài dạng mì đóng gói truyền thống, Hảo Hảo còn mở rộng sang mì ly đa dạng hương vị, phù hợp với lối sống hiện đại Với chiến lược này, Hảo Hảo không ngừng đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của người dùng.
Hình 3.2: Năm 2019, Hảo Hảo của Acecook là một trong hai thương hiệu được sử dụng nhiều nhất.
3.1.4 Kỳ vọng của người tiêu dùng:
Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất tại Châu Á và theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019 Đặc biệt trên thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch, việc sử dụng các loại mì tôm hiện nay tăng đột biến, chứng tỏ rằng nhu cầu về mì ăn liền của người tiêu dùng ngày một tăng và nó được xem là vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống, đi kèm theo đó là những kỳ vọng, mong muốn của người tiêu dùng được trải nghiệm các sản phẩm mì tôm mới hơn và đảm bảo chất lượng Xuất phát từ kỳ vọng của người tiêu dùng,nhằm đảm bảo độ tin cậy và sự tin dùng cho người mua, Acecook Việt Nam không ngừng phát triển các loại sản phẩm mới, tập trung sản xuất và đa dạng hóa các loại mì gói truyền thống, mì ly, mì xào, …đảm bảo chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và mang đến sự mới lạ góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe từ người mua, và với việc đa dạng hóa sản phẩm của mình cũng làm tăng cầu của doanh nghiệp so với trước do bởi sự tin dùng của người dùng và các sản phẩm luôn mang phong cách hiện đại, phù hợp với thời thế.
3.1.5 Số lượng người tiêu dùng:
Với hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Acecook Việt Nam đã tạo dựng được vị thế vững chắc Các sản phẩm của Acecook hướng đến phân khúc khách hàng bình dân và trung lưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng với mức giá hợp lý Chất lượng sản phẩm đảm bảo sức khỏe và độ phủ sóng rộng rãi của thương hiệu đã giúp Acecook duy trì tần suất sử dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi biến động Dân số đông đảo của Việt Nam tạo nên tập khách hàng tiềm năng lớn, góp phần thúc đẩy nhu cầu và mang lại doanh thu đáng kể cho Acecook Việt Nam.
Hình 3.3: Doanh thu thuần của Acecook so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Cung của mì Hảo Hảo tại thị trường Việt Nam
3.2.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào:
Nguồn nguyên liệu đầu vào góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm của Acecook
Việt Nam Để một sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, quy trình quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào của Acecook được vận hành vô cùng chặt chẽ Các nguyên liệu làm gia vị và nguyên liệu thật được chế biến từ những nguyên liệu tươi nhập khẩu được công ty kiểm soát kỹ càng, uy tín, đảm bảo theo các tiêu chuẩn cụ thể.
Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm như mì, bún, miến, được Acecook nhập khẩu trực tiếp từ Úc và Canada Bên cạnh đó, dầu thực vật dùng trong sản xuất cũng được nhập khẩu từ Malaysia Một phần nguyên liệu đầu vào cũng được cung cấp từ trong nước, với Công ty Cổ phần Tiến Hưng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tham gia cung ứng nguyên liệu cho Acecook.
Về bao bì đóng gói, các sản phẩm củaAcecook không chỉ sử dụng cho thị trường nội địa mà còn cho cả thị trường quốc tế Chính vì vậy, các sản phẩm cần được sử dụng bao bì phù hợp và chất lượng, được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo tuân thủ quy định Cộng đồng chungChâu Âu (Regulation EUNo10/2011).
Mì ăn liền Hảo Hảo được 100% người tiêu dùng Viêt Nam nhận biết Mì Hảo Hảo chiếm 60% trong tổng doanh số của Acecook, 40% doanh số còn lại thuộc các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến Phú Hương, Bún Hằng Nga, ….
Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên cả nước hoạt động theo dây chuyền sản xuất khép kín với tự động Hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật Bản Đây là những dây chuyền tự động, hiện đại, toàn bộ các thiết bị được sử dụng đều là các thiết bị kỹ thuật hiện đại
Quy trình sản xuất tại Acecook Việt Nam được kiểm soát nghiêm ngặt 24/24, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế Các nguyên vật liệu và sản phẩm đều phải trải qua nhiều khâu kiểm soát chất lượng, được thực hiện nhanh chóng và chính xác tại Phòng thí nghiệm hiện đại được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025:2017 và được BoA chứng nhận từ năm 2015.
Trong năm 2015, Acecook tiếp tục đầu tư, cập nhật công nghệ hiện đại nhất - phòng thử nghiệm GMO (sinh vật biến đổi gen) cho quy trình thử nghiệm thực phẩm Từ năm 2018 đến nay, công ty tiếp tục đầu tư và phát triển thêm phòng thí nghiệm sắc ký, kiểm nghiệm các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và độc tố nấm trong thực phẩm
Acecook Việt Nam luôn đề cao yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Để đảm bảo điều này, công ty áp dụng quy trình kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, dựa trên 3 tiêu chí chính:
Thiết lập đầy đủ các chỉ tiêu nguyên vật liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) theo quy định của Luật thực phẩm trong nước và quốc tế, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Nhà cung cấp phải được đánh giá trước khi mua hàng và phải định kỳ hằng năm dựa theo các tiêu chí đạt chứng nhận ATVSTP trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, nhà cung cấp được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia ngoài danh mục, không chiếu xạ, NON GMO (không biến đổi gen) … và không vi phạm tiêu chuẩn về môi trường
100% nguyên vật liệu được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào sản xuất, bao gồm cả kiểm tra ngoại quan kho hàng và các phương tiện vận chuyển đạt chuẩn ATVSTP.
Sau nhiều năm hoạt động Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành công trở thành công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam chuyên đi cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng ăn liền chất lượng cao Các sản phẩm mì mà Acecook sản xuất được rất nhiều khách hàng yêu thích Acecook là thương hiệu mì nổi tiếng nhất thị trường, không chỉ trong nước mà người nước ngoài còn biết đến và ưu chuộng Hiện nay, có thể tìm kiếm mì Acecook ở bất kì đâu, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay các cửa hàng chuyên kinh doanh mì gói đều có thể bắt gặp Acecook có 11 nhà máy trải dài khắp Việt Nam nhưng vẫn luôn đảm bảo giữ vững về chất lượng và sự ổn định Một số nhà phân phối lớn như: Coopmart, Vinmart, Công ty TNHH Nguyên Đức – Đại lý phân phối mì Acecook, Thực phẩm OKFood, Iprice, Đại lý phân phối mì Acecook – Trường Hưng, Đại lý phân phối mì Acecook divinerank.vn, Nhà phân phối mì Acecook Lê Quang Hùng,
Các sản phẩm từ gạo chính là xu hướng và Acecook định hướng sẽ phát triển mạnh hơn. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, nguồn tài nguyên rất lớn là gạo Trước giờ chỉ chủ yếu xuất khẩu gạo thô, nay công ty mong muốn tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo, chế biến các sản phẩm sợi làm từ gạo để đưa ra thị trường thế giới.
Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam, mà còn vươn xa ra thế giới Trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường Những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo một nét ẩm thực phong phú Và các nhà phân phối mì tôm Hảo Hảo cũng ra đời Tạo nên một mạng lưới được kết nối từ công ty đến cửa hàng.
Sẽ gia tăng tiêu thụ mì ly từ 15-20% toàn ngành mì của Acecook, so với mức 5% hiện nay Công ty tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, với các sản phẩm như phở ly, miến tô
Tự chủ về nguyên liệu sản xuất
Bột mì của Acecook lựa chọn sử dụng để sản xuất mì ăn liền được nhập khẩu từ Australia, Canada Dầu thực vật được sử dụng là dầu cọ được nhập khẩu chủ yếu ở Malaysia Các nguyên liệu trong gói gia vị gồm: hành tím, tỏi, ớt, ngò om, … và các nguyên liệu thật như tôm, thịt, trứng, hải sản, … đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Việc phần lớn nguyên liệu chính của sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về ViệtNam khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, dẫn đến giá sản phẩm đến tay người dùng cũng tăng đáng kể, thêm việc nhu cầu sử dụng mì ăn liền ở Việt Nam ngày càng tăng cao Vì vậy, việc tân trang về mặt cơ sở sản xuất, mở rộng các khu sản xuất nguyên liệu, nâng cấp các máy móc trang bị hiện đại để có thể tự chủ về mặt nguyên liệu là điều cần thiết góp phần giảm giá thành sản phẩm, giúp người dùng tiếp cận gần hơn đến sản phẩn của Acecook, ngoài ra còn đảm bảo hơn trong khâu an toàn thực phẩm vì chu trình sản xuất khép kín hơn.
Mở rộng độ phủ sóng
Hiện nay, mì Hảo Hảo cũng như các chi nhánh của
Acecook phủ sóng rộng khắp thị trường trong và ngoài nước, chú trọng nhắm đến các tỉnh thành lớn do đây là nơi có nguồn tiêu thụ và khả năng sinh lời cao Nhu cầu "sống nhanh" tại các khu đô thị thúc đẩy nhu cầu sử dụng mì ăn liền, một lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng cho những người bận rộn muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng.
“Sống nhanh” tăng Cụ thể trụ sở Acecook ở TP Hồ Chí
Minh, ở miền Bắc có chi nhánh Hà Nội, miền Trung có chi nhánh ở Đà Nẵng.
Để mở rộng độ phủ sóng của Acecook, chiến lược đưa sản phẩm tiếp cận tới các tỉnh xa, vùng sâu vùng xa là rất cần thiết Mục tiêu ban đầu là gia tăng doanh thu, nhưng mục tiêu sâu xa hơn chính là mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, đưa sản phẩm Acecook trở thành một "sản phẩm quốc dân" được người tiêu dùng cả nước tin dùng.
Mở rộng các chiến lược quảng cáo, PR sản phẩm
Hiện nay trên thị trường, không khó để bắt gặp một loại sản phẩn “ăn nhanh” nào đó. Vậy nên việc biến của Acecook trở nên quen thuộc với người tiêu dùng là điều không dễ dàng Acecook luôn chú trọng việc lấy lòng khách hàng cũng như mang sản phẩm đến gần nhất với người tiêu dùng Vì vậy, để cạnh tranh với các đối thủ “ăn nhanh” khác trên thị trường, Acecook cần phải đẩy mạnh chiến lược quảng cáo, PR như sau:
Quảng cáo sản phẩm Acecook trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, Instagram, tiktok, … Đây là các nền tảng có sức ảnh hưởng lớn đến với giới trẻ hiện nay nên việc mở rộng PR đến các nền tảng này sẽ tác động đến một số đối tượng cụ thể, từ đó mở rộng độ phủ sóng của Acecook.
Quảng cáo sản phẩm trên các trang báo, miêu tả cụ thể những trải nghiệm thú vị và chân thật từ những người tiêu dùng yêu thích sử dụng sản phẩm Acecook nhằm tác động đến các khách hàng mới sự tin tưởng và tin dùng các sản phẩm của Acecook.
Đầu tư hợp tác với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến công chúng để tạo ra những video quảng cáo ấn tượng, thu hút người xem trên nền tảng Youtube Đây là nền tảng rộng rãi, gần gũi với nhiều đối tượng và là loại hình marketing không quá xa lạ với các doanh nghiệp sản xuất, vì thế, việc quảng cáo trên nền tảng này góp phần làm đa dạng hóa việc tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhằm mở rộng thị trường và củng cố niềm tin khách hàng, chiến lược đưa sản phẩm đến vùng sâu vùng xa thông qua các hoạt động thiện nguyện được triển khai hiệu quả Việc hỗ trợ vật tư từ thiện, cung cấp lương thực cho người dân tại những khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng, xây dựng sự gần gũi và lòng tin đối với thương hiệu.
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm “ăn thử và đánh giá sản phẩm” tại các siêu thị, các trung tâm thương mại Đánh vào tâm lý của khách hàng khi được ăn thử và để mỗi khách hàng được trải nghiệm thực tế chất lượng sản phẩm khi đưa ra lựa chọn sản phẩm cho gia đình và bản thân Ngoài ra, cần hướng đến các hoạt động khuyến mãi, mini game trúng thưởng như: “Vạn lộc Tết, gắn kết yêu thương”, “Tết phú quý rinh quà như ý”
Hình 4.1: Chương trình bóc thăm trúng thưởng “Vạn lộc Tết, gắn kết yêu thương”.
Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Acecook phải cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách lựa chọn nguyên liệu và đầu tư thiết bị sản xuất tiên tiến Hãng cam kết cung cấp các sản phẩm tiện lợi, đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việc nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài cũng gây áp lực lên Acecook, đòi hỏi hãng phải nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả.
Ngoài ra, việc đa dạng hóa các mặt hàng cũng là điều cấp thiết Vì Acecook đang hướng đến nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau nên cần phải đa dạng hóa sản phẩm, từ đó khách hàng cũng dễ dàng lựa chọn ra sản phẩm phù hợp với bản thân.
Giải pháp để giữ vững doanh thu trong bối cảnh đại dịch Covid – 19
Trong tình hình đại dịch Covid phức tạp, thức ăn chế biến nhanh với hạn sử dụng lâu dài là giải pháp được các gia đình lựa chọn Và việc sản xuất trong giai đoạn này là một vấn đề khó khăn Acecook đã đưa ra giải pháp “Ba tại chỗ” – sản xuất với chu trình khép kín đó là sản xuất – ăn – nghỉ tại chỗ, với dây chuyền sản xuất cũng như đội ngũ nhân viên được tiệt trùng tuyệt đối Giải pháp này có thể giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, ngoài ra còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối.Mặc dù đã gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng giải pháp “Ba tại chỗ” và trong việc cung ứng nguyên liệu, nhưng Acecook vẫn luôn cố gắng không tăng giá thành sản phẩm và vẫn giữ ở mức giá ổn định.