1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tổng quan về doanh nghiệp tách sang trangmới tên doanh nghiệp habeco

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Tổng Quan Về Doanh Nghiệp Tách Sang Trang Mới Tên Doanh Nghiệp Habeco
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 9,74 MB

Nội dung

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANHNGHIỆP BIA HÀ NỘI2.1 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG2.1.1 Nguồn nhân lực NỘI DUNG CẦN CĂN ĐỀU HAI BÊN NHÉ Chất lượng nguồn nhân lực là một trong n

Trang 2

MỤC LỤC ĐÂU RÙI? KO CÓ MỤC LỤC À?

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TÁCH SANG TRANG

MỚI

1.1 Tên doanh nghiệp: HABECO

1.2. Địa chỉ doanh nghiệp: 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội 1.3 Lĩnh vực hoạt động:

 Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh

 Bia - Rượu - Nước giải khát và bao bì

1.4. Danh mục sản phẩm:

Hanoi Beer Premium Bia Hà Nội 1890

Trang 3

KÉO LÊN

1.5. Lịch sử hình thành và phát triển:

 Năm 1890: Nhà máy bia Hommel - Tiền thân của Tổng công ty Habeco được thành lập với quy mô 30 nhân công, với mục đích phục

vụ quân viễn chinh Pháp

 Năm 1957: Sau khi giải phóng tới năm 1957 theo chính sách phục hồi của Chính phủ, nhà máy Bia Hommel được khôi phục vào đổi tên thành nhà máy Bia Hà Nội

 Năm 1960: Bia Hữu Nghị và Bia hơi ra đời

 Năm 1991: Bia lon ra đời

 Năm 2003: Thành lập Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

 Năm 2008: Cổ phần hoá, chuyển đổi hoạt động thành Công ty cổ phần

 Năm 2013: Đầu tư dây chuyền nước tinh khiết

 Năm 2017: Thành lập nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám

 Năm 2019: Habeco chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu với sologan “Sức bật Việt Nam”

1.6 Sơ đầu cơ cấu tổ chức:

Trang 4

1.7 Chức năng bộ phận Marketing và bán hàng trong doanh nghiệp:

 Xây dựng và phát triển thương hiệu

 Nghiên cứu và dự báo thị trường

 Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

 Nhắm phân khúc thị trường và định vị thương hiệu

 Phát triển sản phẩm mới

 Tham mưu về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm

 Xây dựng quan hệ tốt với Báo chí & Truyền thông

1.8 Lộ trình công danh nghề marketing và bán hàng trong doanh nghiệp

 1 Thực tập sinh Marketing

 2 Nhân viên – Chuyên viên Marketing

 3 Trưởng bộ phận (Team Leader)

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH

NGHIỆP BIA HÀ NỘI 2.1 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

2.1.1 Nguồn nhân lực NỘI DUNG CẦN CĂN ĐỀU HAI BÊN NHÉ

 Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định

sự phát triển của Công ty, vì vậy Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũnhân viên có trình độ chuyên môn cao lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình

 Hiện tại, nguồn lực của HABECO bao gồm 753 người (năm 2011) trong đó

69 người đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm 10%; 411 người đạt trình

độ cao đẳng, trung cấp, kỹ thuật dạy nghề chiếm 59%; 216 người trình độ laođộng phổ thông chiếm 31% và trên 50 kỹ sư giàu kinh nghiệm và đôi ngũ lãnh đạo, quản lý đã gắn bó với Habeco qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ Độ tuổi làm việc trung bình của nhân viên Habeco là 38,5 tuổi

 Với đội ngũ lao động kỹ thuật như hiện nay - có tay nghề, kinh ngiệm giúp công ty sản suất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm tỷ lệ phế phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh có năng lực và trình độ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm bia Hà Nội diễn ra tốt trên thịtrường Trong những năm gần đây thu nhập của cán bộ công nhân còn luôn được nâng cao, ổn định, đảm bảo cho đời sống của họ Đây là tài sản lớn của Habeco

2.1.2 Nguồn lực tài chính

 Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm:

 Năm 1998 tổng doanh thu là 380.025 triệu đồng

 Năm 2000 tổng doanh thu là 437.605 triệu đồng tăng 8,31% so với năm

1999 Đồng thời doanh thu thuần của Công ty cũng tăng lên

Trang 6

 Tổng doanh thu tăng là kết quả của việc đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn tổng Công ty Điều này chứng tỏ quy mô kinhdoanh của tổng Công ty đã không ngừng phát triển

 Trong xu hướng phát triển chung, hiện nay Tổng công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành, phát triển các công ty thương mại để đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởngcủa Tổng công ty trong những năm gần đây liên tục tăng, bình quân sản lượng bia tăng 18%/năm; sản lượng rượu tăng 50%; tổng doanh thu tăng 33%; lợi nhuận tăng 29%; nộp ngân sách tăng 27% và thu nhập của người lao động tăng 30%

 Vì có lợi thế về nguồn lực tài chính giúp cho công ty có thể:

- Gia tăng năng lực sản xuất

- Nâng cao chất lượng sản phẩm , xây dựng hình ảnh cho thương hiệu

- Thâm nhập sâu vào thị trường nội địa

- Quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu

2.1.3 Nguồn lực marketing

 Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có một danh sách các nguồn lực nhưng điều quan trọng là nhà quản trị marketing phải xác định những nguồn lực nào có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, đồng thời giúp doanhnghiệp có khả năng dự đoán được tương lai

 Các nhà quản trị marketing đó chỉ ra rằng những nguồn lực có thể trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững khi chúng có khả năng chống lại với sự sao chép,bắt chước của đối thủ cạnh tranh

2.1.4 Cơ sở vật chất

Trang 7

 10 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh tự hào là đơn

vị mang sức trẻ của một nhà máy hiện đại, phát huy những truyền thống tốt đẹp của thương hiệu Bia Hà Nội song hành với việc đi đầu trong công tác cảitiến, sáng tạo

 Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh ra đời và đi vào hoạt động trước hết là đáp ứng chủ trương quy hoạch của Nhà nước về một Thủ đô xanh - sạch - đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường; đồng thời đáp ứng quy hoạch phát triển của HABECO

 Hiện nay, Nhà máy đóng vai trò là đơn vị sản xuất chủ lực của HABECO vớicông suất 200 triệu lít/năm, chiếm khoảng 25 - 30% sản lượng sản xuất của toàn tổ hợp; sản xuất các sản phẩm bia chai và bia lon của HABECO trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, với công suất dây chuyền cao nhất lên tới 60 nghìn chai, lon/giờ và tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thốngquản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường quốc tế như ISO

9000, 14000, 22000, HACCP,… Đội ngũ vận hành là các kỹ sư có tay nghề cao, thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp

 Trong nhiều năm qua, Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh luôn là đơn vị nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý nguồn tài nguyên, thường xuyêncập nhật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo các yêu cầu pháp luật bảo vệ môi trường, nhằm hướng tới một nền sản xuất xanh sạch và phát triển một cách bền vững

 Ngay từ khi xây dựng, Nhà máy đã được đầu tư đồng bộ các công trình bảo

vệ môi trường hiện đại và đồng bộ của Đức nhằm kiểm soát tốt quá trình xử

lý chất thải, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường với hệ thống xử lý nước thải công suất 4500m3/ngày đêm; 03 hệ thống xử lý khí thải đáp ứng cho 03

lò hơi (mỗi hệ thống xử lý có công suất 20.000 Nm3/giờ); các hệ thống xử lýbụi trong quá trình nhập, vận chuyển và xử lý nguyên liệu malt, gạo; các khu

Trang 8

vực lưu trữ chất thải rắn cũng được chia lô, phân loại chất thải tại nguồn Ghinhận những cố gắng, nỗ lực trong suốt 10 năm thành lập, ngày 5/7/2019 theoquyết định số 1161/QĐ-CTN Nhà máy Bia Hà Nội – Mê Linh đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2014 đến năm 2018, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đây được coi là điểm mạnh nhất của Bia Hà Nội vào thời điểm hiện tại.

2.1.5 Nghiên cứu và phát triển

 Điểm mạnh của Bia Hà Nội phải kể đến đó là: Dung tích lớn, giá bình dân, thương hiệu truyền thống

2.2.1 Môi trường vĩ mô của Bia Hà Nội

* Môi trường Chính phủ, luật pháp và chính trị :

 Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa chính vì vậy vấn đề đặt

ra cho Việt Nam là phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chuẩn mực và hiệu quả để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển

Trang 9

 Tuy nhiên, rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sửdụng Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến Ngành Bia-Rượu-Nước giải khát để đảm bảo sự phát triển hài hoà cho toàn xã hội

Do đó hoạt động quản trị, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít hay nhiều là điều khó tráng khỏi

* Môi trường kinh tế :

 Năm 2010 và 2011, kinh tế thế giới đang dần bước ra khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi còn chập chạp và tiếp tục là những năm có nhiều khó khăn với những diễn biến phức tạp của kinh tế trong và ngoài nước Cuộc khủng nợ công ở Hy Lạp và Tây Ba Nha; khủng hoảng chính trị ở một số nước Trung Đông và Châu Phi; hậu quả thiên tại ở Nhật Bản; nguy cơ khủng hoảng trong trường hợp xảy ra chiến tranh…đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thế giới 11Ở Việt Nam, tăng trưởng GDP trung bình là 7% năm nhưng năm 2010 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,78% trong khi chỉ số lạm phát lên tới 11,75%

 Giá cả các loại nguyên liệu, giá đô la vẫn có xu hướng tăng cao; khả năng thiếu điện lớn trong mùa khô,… khiến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành giảm mạnh so với năm 2009 Do đó môi trường kinh tế trong nước và quốc

tế ổn định là điều kiện khách quan quan trọng để Ngành và các doanh nghiệpphát triển ổn định

* Môi trường văn hoá – xã hội:

 Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu thế thay rượu bằng bia và bia bắt đầu được coi là một loại nước giải khát không thể thiếu trong các bữa tiệc Nhưng xu hướng lựa chọn ngành nghề liên quan đến: tài chính, ngân hàng,

du lịch, ngoại giao, luật pháp ngày càng tăng cao ở độ tuổi trẻ; cùng với việc đào tạo chuyên môn sinh, hoá, thực phẩm… tại các trường hiện nay ở Việt

Trang 10

Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành sản xuất kinh doanh Bia là một khó khăn cho sự phát triển ổn định của Ngành

* Môi trường nhân khẩu học:

 Dân số Việt Nam khoảng 87 triệu người và có cơ cấu dân số trẻ với hơn 75%dân số dưới 30 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là 1.21%, đây cũng là độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất Mức tiêu thụ bình quan đầu người của Việt Nam theo thống kê 2007 là 21.7lít/năm (2010 đạt khoảng 28lít/ năm) Tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 18%) nhưng mức tiêu thụ bia bình quân trênđầu người còn thấp so với Nhật, Trung Quốc và các quốc gia Châu Âu

 Dân số Việt Nam dự đoán đạt 100 triệu vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân Trong vòng 15 năm nữa, với sự tăng trưởng 20% về quy mô dân số

và khoảng 200% GDP đầu người (5% năm), ước tính mức tiêu thụ bia tăng 5 lần Đây là một mức tăng trưởng rất hấp dẫn Nhưng ngược lại đó cũng là một dấu hiệu thu hút thêm nhiều đối thủ cạnh tranh

* Môi trường công nghệ :

 Thực tế các doanh nghiệp trong Ngành Bia Việt Nam đang “chạy đua” đầu tưcác trang thiết bị, công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh Từ nhà nấu, lò hơi,

hệ thống xử lý nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải…đều được thay mới và cải tiến Nhà nhà nấumới có công suất cao và giảm hao phí và quan trọng là có tính tự động hoàn toàn Công nghệ mới này có hệ thống vệ sinh CIP riêng; hệ thống cấp nước, lọc nước hiện đại và điều khiển tự động

2.2.2 Môi trường vi mô của Bia Hà Nội

* Người tiêu dùng:

Trang 11

 Khách hàng của HABECO chủ yếu là nam giới độ tuổi 18 – 55 tuổi Nhu cầucủa khách hàng khi tiêu dùng rất khác nhau dẫn đến thói quen mua sắm và hành vi mua sắm cũng khác nhau Tùy thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau có thể phân chia các nhóm người tiêu dùng như sau:

 Nhóm khách hàng nghiền bia: đây là nhóm khách hàng trung thành với một hãng bia nhất định nào đó và ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng của mình Tần suất uống bia thường xuyên là 1 lần/1 ngày Đây là nhóm khách hàng không quan tâm nhiều đến hoạt động marketing của cửa hàng bia, hành vi lựa chọn cửa hàng bia dựa trên thói quen tiêu dùng sản phẩm trước đó

 Nhóm khách hàng uống bia để tụ tập bạn bè hay trao đổi công việc: nhóm khách hàng thường không trung thành với một điểm bán bia hay một nhãn bia nhất định họ thường quan tâm đến không gian quán, các chương trình marketing của quán hay thương hiệu đang diễn ra vào thời điểm họ có ý địnhuống bia Việc lựa chọn quán bia phụ thuộc vào mức độ thuận tiện lợi thế vị trí của quán bia

 Nhóm khách hàng uống bia để thỏa mãn nhu cầu giải khát thông thường: đây

là nhóm khách hàng uống bia theo thời điểm, họ quan tâm đến vị trí địa điểm

sự thuận tiện để tiêu dùng Họ thường mua bia tại các cửa hàng gần nhà và không quan tâm nhiều đến thương hiệu và chương trình marketing của của hàng hay công ty bia

* Đối thủ cạnh tranh:

 Các doanh nghiệp trong nước :

Theo các chuyên gia, cuộc chiến trên thị trường bia Việt Nam là “một cuộc cạnh tranh khốc liệt” Điều này quả không sai khi có quá nhiều “đại gia” đang tham gia vào cuộc chiến này 15 năm trước, Ngành bia Việt Nam chỉ là sân chơi của 2 “đại gia Nhà nước” là HABECO và SABECO

Trang 12

 Các loại rượu như: Sake, Soju, rượu gạo,… là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Bia Hà Nội, các loại nước tăng lực mạnh như Monster, Redbull,… cũng được liệt vào là danh sách những đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

 Ngoài các đồ uống có cồn, bia còn có thể bị thay thế bởi các sản phẩm giải khát khác: trà, cà phê, nước có ga Do người uống bia có thể gặp những vấn

đề liên quan đến sức khỏe, họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm đồ uống khác an toàn hơn

* Nhà cung cấp:

 Nguồn nguyên liệu sản xuất Bia Hà Nội phải luôn được đảm bảo theo tiêuchuẩn của HABECO Phần lớn nguồn nguyên liệu sản xuất bia phải là nhập khẩu nên HABECO không chủ động được vấn đề nguyên liệu mà phải phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu thế giới Tuy nhiên với kinh nghiệm và sức mạnh thị trường của mình luôn có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và đảm bảo Sức ép của nhà cung cấp lên HABCO là không quá lớn

2.3 Mô hình SWOT

Điểm mạnh

 Điểm mạnh của công ty bia

Hà Nội luôn đáp ứng đủ nhu

cầu cấp bách trong mọi đợt

cao điểm tiêu thụ bia

 Là thương hiệu lâu đời nên

được người dân tin tưởng sử

dụng Có thị trường bao phủ

toàn quốc Hiện công ty có

345 đại lý phân phối cấp 1 Hà

Nội (78 đại lý), Nghệ An (24

Điểm yếu

 Vẫn chỉ là doanh nghiệp trongnước, sản phẩm chưa được phủsóng ra toàn cầu

 Mạng lưới phân phối còn yếu.Chủ yếu tập trung ở các tỉnhmiền Bắc và Bắc Trung Bộ

 Kế hoạch mở rộng thị phần vàokhu vực phía Nam của Habecokém khả quan do chưa có kếhoạch mở nhà máy sản xuất ở

Trang 13

 Dây chuyền công nghệ hiện

đại, tiên tiến, với công suất

dây chuyền cao nhất lên tới

60 nghìn chai, lon/giờ và tuân

thủ nghiêm ngặt theo hệ

thống quản lý chất lượng, an

toàn thực phẩm, vệ sinh môi

trường quốc tế như ISO 9000,

14000, 22000, HACCP, …

 Đội ngũ vận hành là các kỹ

sư có tay nghề cao, thường

xuyên được đào tạo, nâng cao

 Chưa thực sự thu hút những đốitượng trẻ trung ở khu vực thànhthị - những người sẵn sàng chitrả ở mức cao hơn cho những sảnphẩm có phong cách hiện đại, trẻtrung, năng động

 Chiến lược marketing còn yếu.Chưa rộng và phủ hết các tỉnhtrên toàn miền Bắc, chưa cóthông điệp để người tiêu dùnghiểu sự khác biệt so với các loạiBia khác trên thị trường

Cơ hội

 Việt Nam trở thành thành viên

chính thức của WTO đã mang

Thách thức

 Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay tại thị trường nội địa giữa

Trang 14

đến cơ hội tham gia vào một thị

trường tiêu thụ bia rộng lớn của

150 quốc gia trên thế giới Với

chất lượng ổn định và giá cả

cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế

về nhân công, các sản phẩm bia

của Việt Nam sẽ dễ dàng thâm

nhập vào thị trường thế giới

 Hội nhập WTO giúp cho việc

tiếp cận trực tiếp với các nhà

cung cấp nguyên liệu được dễ

dàng hơn, làm phong phú hơn

trong việc lựa chọn các nhà cung

cấp, nhờ đó nhập được nguyên

liệu có chất lượng đảm bảo,

nguồn gốc rõ ràng

 Kinh tế đất nước đang phát triển,

thu nhập của người dân tăng cao

góp phần gia tăng như cầu tiêu

dùng bia

 Việt Nam là quốc gia có cơ cấu

dân số trẻ với 85% dân số trong

độ tuổi dưới 40 là cơ hội để sản

phẩm bia phát triển

bia sản xuất trong nước với bia ngoại nhập có giá rẻ hơn khi thuế nhập khẩu đồ uống các loại giảm mạnh Bia nhập ngoại càngngày càng phong phú đến từ các quốc gia có truyền thống sản xuất bia trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm cùng trình độ công nghệ cao, thiết bị hiện đại

 Trình độ dân trí và mức sống củangười dân được nâng cao đồng nghĩa với yêu cầu càng cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và đa dạng về chủng loại bia

 Tình trạng bia giả, bia nhái còn tràn lan trên thị trường ảnh hưởng đến uy tín của HABECO

 Tiêu hao năng lượng, nguyên vậtliệu trên 1000 lít bia thành phẩm còn cao do trình độ quản lý và công nghệ, thiết bị có phần bất cập, trong khi giá năng lượng, nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cùng với các yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững, bảo

vệ môi trường đối với các ngành công nghiệp nói chung và các

Trang 15

doanh nghiệp đồ uống nói riêng.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỘT SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Nghiên cứu chiến lược maketing của sản phẩm

3.1.1 Tên và đặc điểm sản phẩm lựa chọn

 Tên sản phẩm: Bia lon Hà Nội

 Đặc điểm: Bia màu vàng sáng trong vắt, vị đắng hài hòa, êm dịu, lớp bọt bềnmịn bắt mắt, lắng đọng hậu vị, Hà Nội nhãn đỏ đã trở nên thân thuộc từ bàn

ăn đến bàn tiệc của người Hà Nội

 Nồng độ cồn: Hà Nội nhãn lon 330 ml, nồng độ cồn 4.6%

 Giá thành: Đóng thùng 24 lon với giá khoảng 230.000đ/thùng

3.1.2 Xác định khách hàng mục tiêu của sản phẩm

 Với sản phẩm bia Hà Nội thì người tiêu dùng mục tiêu sẽ là những người từ

độ tuổi 20 – 50 tuổi, đã có thu nhập, mọi người trên các tỉnh thành

 Nhóm khách hàng nghiền bia (cá nhân): đây là nhóm khách hàng trung thànhvới một hãng bia nhất định nào đó và ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng của mình Tần suất uống bia thường xuyên là 1 lần/1 ngày Đây là nhóm khách hàng không quan tâm nhiều đến hoạt động marketing của cửa hàng bia, hành

vi lựa chọn cửa hàng bia dựa trên thói quen tiêu dùng sản phẩm trước đó

 Nhóm khách hàng uống bia để tụ tập bạn bè hay trao đổi công việc (tổ chức):nhóm khách hàng thường không trung thành với một điểm bán bia hay một

Trang 16

nhãn bia nhất định họ thường quan tâm đến không gian quán, các chương trình marketing của quán hay thương hiệu đang diễn ra vào thời điểm họ có ýđịnh uống bia Việc lựa chọn quán bia phụ thuộc vào mức độ thuận tiện lợi thế vị trí của quán bia.

 Nhóm khách hàng uống bia để thỏa mãn nhu cầu giải khát thông thường (cá nhân): đây là nhóm khách hàng uống bia theo thời điểm, họ quan tâm đến vị trí địa điểm sự thuận tiện để tiêu dùng Họ thường mua bia tại các cửa hàng gần nhà và không quan tâm nhiều đến thương hiệu và chương trình marketing của của hàng hay công ty bia

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng:

o Giới tính là nam bởi vì theo xu hướng hiện nay thì nam giới rất là ưathích uống bia, và theo xã hội hiện nay uống bia đã trở thành 1 phongtục

o Yếu tố nhân khẩu: Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thunhập dành cho tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của

số thu nhập đó), số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vaymượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm

o Yếu tố tâm lý: Tại những thời điểm khác nhau, những cảm xúc khácnhau, người ta bị thôi thúc bởi các nhu cầu khác nhau và cũng có thể dẫntới hành vi mua hàng

o Văn hóa: việc uống bia đã trở thành 1 văn hóa của đất nước chúng ta nên

nó ảnh hưởng nhiều đến các khách hàng tiêu dùng làm cho họ khi mà cứđến dịp lễ trong năm đề mua bia về để mời bạn bè của mình thưởngthức

o Các yếu tố xã hội : do đi đâu thì chúng ta đều bắt gặp những quán nhậungoài đường ai ai cũng uống bia và điều đó đã làm cho những người

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1.4. Sơ đồ định vị ĐÂU RÙI? CHƯA VẼ À EM? - tiểu luận tổng quan về doanh nghiệp tách sang trangmới tên doanh nghiệp habeco
3.1.4. Sơ đồ định vị ĐÂU RÙI? CHƯA VẼ À EM? (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w