Mục tiêu dự án nghiên cứu- Hiểu về tổng quan Công ty Tapioca Việt Nam- Hiểu về chuỗi cung ứng và hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp- Hiểu các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụn
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Tapioca Việt Nam
- Tên quốc tế: VIETNAM TAPIOCA CO., LTD
- Trụ sở chính: Số 043, ấp Cầu, Xã Tân Phong, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
- Năm 2000: thành lập công ty Tapioca Việt Nam, cho tới nay có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tinh bột, bao gồm: tinh bột sắn, tinh bột khoai mì,… Nhà máy được đặt trên khu đất vào khoảng 40.000 ha tại huyện Tân Biên khu vực có nguồn nguyên liệu sắn lớn nhất Việt Nam và cách thành phố HCM 140 km về phía Tây Nam.
- Năm 2010: để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thì công ty đã mở rộng thêm một nhà máy lớn ở Kon Tum.
- Từ năm 2010 đến nay: Công ty mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường hơn.
1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Trong những năm tới công ty sẽ đặt mục tiêu nâng cao hiệu suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu về tinh bột sắn ngày càng tăng trên thị trường Bên cạnh đó công ty sẽ mở rộng thêm nhiều thị trường khác để phát triển kinh doanh.
Sản phẩm được sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và quốc tế đem lại sự hài lòng của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Tapioca Việt Nam
Phòng tổ chức hành chính
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
- Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công ty theo quy định tại Điều 123 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Ban kiểm soát của Công ty dự kiến 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
1.3.3 Giám đốc và các Phó giám đốc
Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật – Tư vấn là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho HĐQT, Giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra giám sát của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc về: khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng, phòng chống bão lụt, sáng kiến cải tiến, quản lý thiết bị thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành của Nhà nước liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chủ trì lập biện pháp đấu thầu thi công công trình khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.
- Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra xử lý trình Giám đốc, Hội đồng quản trị công ty.
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
- Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình theo ngành nghề kinh doanh của Công ty.
- Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng.
- Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.
- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.
- Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.
- Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các hoạt động chung của toàn công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công các công trình nhận thầu Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
- Phối hợp với các phòng thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác PCCN-ATLĐ, bảo vệ, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công các công trình của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.
1.3.5 Phòng kế toán – tài chính
- Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự toán các công trình, giá ca máy các loại thiết bị mới.
- Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.
- Phối hợp với đơn vị cấp trên giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, cơ chế thanh toán và các chế độ.
- Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải quyết vướng mắc với các đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.
- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu vốn của các đơn vị Kiểm tra phiếu giá thanh toán của các hợp đồng do Công ty ký chuyển Phòng Tài chính Kế toán.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan lập hồ sơ dự thầu, lập giá đấu thầu các công trình.
- Chủ trì soạn thảo và tham gia đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế bao gồm: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy định của Nhà nước.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty
Công Ty TNHH Tapioca Việt Nam có 70% vốn đầu tư Thái Lan, 30% vốn đầu tư Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm như là: tinh bột khoai mì, tinh bột sắn…
- Sản phẩm dịch vụ chủ yếu
CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
Mô tả chuỗi cung ứng và hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp
2.1.1 Chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp
Hình 1.2 Chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Tapioca Việt Nam
2.1.1.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.Với Tapioca Việt Nam, sắn tươi là nguyên liệu chính tiên quyết công ty cần mua vì phần lớn trong đơn đặt hàng thì tinh bột sắn chiếm phần trăm rất cao trong những lần xuất khẩu.
Sắn tươi được lấy từ vườn sắn Gia Lai
Khoai mì tươi được nhập từ Công ty cổ phần khoai mì Tây Ninh
Máy bơm phục vụ sản xuất tinh bột các loại được nhập từ Công ty Cổ phần cơ khí GMEK
Máy li tâm được nhập từ Công ty cổ phần Thương Mại Dịch vụ Nguyên Long
Máy sấy khô được nhập từ Công ty TNHH máy móc thiết bị Hoàng Long. 2.1.1.2 Sản xuất
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những công nhân có kinh nghiệm trong việc làm ra các loại tinh bột chất lượng là lợi thế của Tapioca Việt Nam Tapioca Việt Nam có vốn đầu tư lớn từ Công ty tập toàn lớn ở Thái Lan, đây cũng là Công ty sản xuất và xuất khẩu các loại tinh bột hàng đầu trên thế giới Từ một cơ sở chế biến tinh bột sắn nhỏ ở Gia Lai, giờ đây Tapioca Việt Nam đã phát triển trở thành một Công ty lớn nhất Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu tinh bột các loại với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc Quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm tinh bột sắn là tổ hợp của các hoạt động sơ chế, chế biến, và đóng gói thành phẩm Đây cũng là các hoạt động mà các nhà máy sản xuất chịu trách nhiệm chính trong toàn chuỗi
2.1.1.3 Quản lí kho và vận chuyển
Sau khi sản xuất ra sản phẩm, Tapioca Việt Nam sẽ tiến hành đưa hàng hóa vào kho trung chuyển để bảo quản, lưu trữ và kiểm soát hàng hóa trước khi hàng được chuyển đi Hàng hóa của Tapioca Việt Nam phần lớn được vận chuyển ra cảng để xuất khẩu sang Thái Lan, Trung Quốc Còn lại thì được vận chuyển tới các đại lý phân phối trên toàn quốc.
Hệ thống phân phối của Tapioca Việt Nam được chia làm hai phần Một phần lớn xuất khẩu sang các nước, phần còn lại được phân phối đến các đại lý trên toàn quốc. Các bên tham gia vào hệ thống phân phối bao gồm Công ty Forwarder, hãng tàu, đại lý khách hàng nội địa, khách hàng nước nhập khẩu Với năng lực sản xuất quy mô lớn cũng như có được sự uy tín cao mà Tapioca Việt Nam có được lượng khách hàng lớn từ các nước có nhu cầu tiêu thụ tinh bột cao.
Chuỗi cung ứng của Tapioca Việt Nam được đánh giá là mỗi chuỗi ung ứng thành
2.1.2 Hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn là hoạt động chủ đạo của Tapioca Việt Nam Công ty xuất khẩu tinh bột sắn sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan, TrungQuốc, Đài Loan,… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, sản xuất giấy,
Đối tác, thị trường, khách hàng của doanh nghiệp và các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế
2.2.1 Đối tác của doanh nghiệp
Tên công ty Địa chỉ Mặt hàng/dịch vụ
Các hộ dân trồng sắn Huyện Krông Pa, Ayun Pa, la Pa Sắn tươi Công ty Cổ phần khoai mì Tây
Số 37 Nguyễn Trọng Cát, Hiệp
Nghĩa, Tây Ninh Khoai mì tươi
Công ty Cổ phần cơ khí GMEK Số nhà 10 ngách 19/8 Ngõ 19, đường Chùa Võ – Tp Hà Nội
Máy bơm phục vụ sản xuất tinh bột các loại Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Nguyên Long
Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh Máy li tâm
Công ty TNHH máy móc thiết bị
116/129 Đường số 8, Khu phố 8, Quận Bình Tân, Tp Hồ Chí
Công ty Forwarder Đà Nẵng – Việt Nam
Cung cấp các dịch vụ thuê tàu, vận chuyển, thông quan,
Công ty bảo hiểm Việt Nam Bảo hiểm các loại hàng hóa đường biển. Bảng 1.1 Đối tác doanh nghiệp
Thị trường xuất khẩu chủ yêu của công ty là Thái Lan, Trung Quốc,… Vì 2 thị trường này có nhu cầu sử dụng tinh bột sắn lớn Họ dùng tinh bột sắn để sản xuất các sản phẩm như miến khô, phấn làm trắng, chất độn trong dược phẩm, nhằm mục đích tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng ấy sang thị trường Mỹ, Châu Âu.
2.2.3 Khách hàng của doanh nghiêp
Tên công ty Địa chỉ Mặt hàng
Thái Lan Tinh bột sắn
Trung Quốc Tinh bột sắn
Trung Quốc Tinh bột khoai mì
Bảng 1.2 Khách hàng của doanh nghiệp
2.2.4 Các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế
- Trả tiền phí dịch vụ cho ngân hàng
- Thanh toán cho các thương lái, nhà cung cấp nội địa bằng phương thức chuyển tiền ngân hàng.
- Trả tiền phí cho nhà vận chuyển và công ty Forwarder
- Thanh toán phí cho công ty bảo hiểm
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
Phương thức chuyển tiền T/T (chuyển tiền trả sau)
Vì trong trường hợp này, Thaiwah Alpha Starch Co.,Ltd thuộc tệp khách hàng truyền thống lâu năm của Tapioca Việt Nam nên hai bên thường thoả thuận phương thức thanh toán cho mọi đơn hàng là phương thức chuyển tiền T/T trả sau.
Sơ đồ quy trình
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình phương thức chuyển tiền trả sau
- Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng xong thì Công ty Tapioca Việt Nam sẽ tiến hành sản xuất cho đủ lượng hàng trong hợp đồng sau đó liên hệ với công ty Forwarder đặt Booking lấy container rỗng về đóng gói và xếp hàng vào container rồi vận chuyển ra cảng làm thủ tục hải quan xuất khẩu Công ty Tapioca Việt Nam sẽ giao đầy đủ đơn hàng tinh bột sắn kèm bộ chứng từ cho Công ty nhập khẩu là Thaiwah Alpha Starch Co.,Ltd.
Ngân hàng thanh toán (Vietcombank)
Starch Co., Ltd Tapioca Việt Nam
Bộ chứng từ bao gồm:
+ Phiếu đóng gói hàng hóa
- Bước 2: Sau khi nhận được đơn hàng chuyển đến, Thaiwah sẽ lập lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền gồm có: Lệnh chuyển tiền, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ, tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn để nhờ ngân hàng chuyển số tiền này cho Tapioca Việt Nam.
- Bước 3: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng Bangkok sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ hợp lệ hay chưa Nếu đã hợp lệ, ngân hàng sẽ trích tiền từ tải khoản của Thaiwah Alpha Starch Co.,Ltd để chuyển cho ngân hàng thanh toán là ngân hàng Vietcombank và báo nợ tài khoản cho bên Thaiwah Alpha Starch Co.,Ltd.
- Bước 4: Ngân hàng Bankok thực hiện phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý Vietcombank.
- Bước 5: Cuối cùng, sau khi ngân hàng Vietcombank nhận được tiền thì sẽ chuyển lại tiền vào tài khoản của Tapioca Việt Nam Quy trình thanh toán được hoàn tất.
3.2.2 Nhận xét ưu và nhược điểm của phương thức chuyển tiền trả sau
- Quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ thực hiện.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho Tapioca Việt Nam
- Bộ chứng từ hàng hóa đơn giản, không bắt buộc nhiều như L/C
- Nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì Tapioca Việt Nam sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã có thể nhận được và hàng hoá đã được sử dụng.
- Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì Tapioca Việt Nam phải mất nhiều chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được công ty Tapioca Việt Nam áp dụng khi các khách hàng nhập số lượng lớn sản phẩm của công ty và không phải khách hàng thân thiết lâu năm Công ty Shandong Wheat Sun Food của Trung Quốc thường nhập số lượng lớn tinh bột sắn của công ty Tapioca Việt Nam nhưng không thường xuyên.
Hình 1.4 Sơ đồ phương thức tín dụng chứng từ
Tapioca Việt Nam Shandong Wheat Sun
Ngân hàng phát hành L/C (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc)
- Bước 1: Công ty Shandong Wheat Sun Food căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Tapioca Việt Nam để yêu cầu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mở L/C
- Bước 2: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C của Công ty Shandong Wheat Sun Food để mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông báo là Ngân hàng Vietcombank.
- Bước 3: Ngân hàng Thông báo sẽ kiểm tra L/C và chuyển L/C cho Tapioca Việt Nam
- Bước 4: Tapioca sẽ kiểm tra L/C lúc này có 2 trường hợp
TH1: Nếu đồng ý với nội dung L/C thì Tapioca Việt Nam sẽ tiến hành sản xuất và giao hàng
TH2: Nếu không đồng y với nội dung L/C thì Tapioca Việt Nam sẽ yêu cầu Công ty Shandong Wheat Sun Food đề nghị Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tu chỉnh L/C
- Bước 5: Công ty Tapioca Việt Nam sẽ lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân hàng thông báo.
- Bước 6: Ngân hàng thông báo kiểm tra và gửi/xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C
- Bước 7: Ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì ngân hàng mở L/C sẽ chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.
- Bước 8: Ngân hàng thông báo sẽ báo cho Tapioca Việt Nam tiền đã vào tài khoản của công ty.
- Bước 9: Ngân hàng mở L/C sẽ xuất trình bộ chứng từ để Công ty Shandong WheatSun Food kiểm tra và giao chứng từ đó cho công ty Công ty Shandong Wheat SunFood đi nhận hàng.
- Nếu Tapioca Việt Nam không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền cho Tapioca Việt Nam.
- Mất nhiều thời gian ở khâu lập và kiểm tra chứng từ.
- Chi phí giao dịch với ngân hàng lớn.
- Chi phí lưu hàng, bảo quản hàng hóa tại cảng lớn nếu chứng từ sai sót và bên mua không nhận được hàng.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
Các rủi ro trong thanh toán quốc tế đang tồn tại doanh nghiệp
4.1.1 Các rủi ro trong thanh toán chuyển tiền trả sau tại doanh nghiệp
- Bên nhập khẩu đã nhận được hàng nhưng không trả tiền hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh toán cho Tapioca Việt Nam.
- Thường lấy lý do hàng hoá kém chất lượng nhằm ép giá Tapioca Việt Nam.
- Bên nhập khẩu không nhận hàng dẫn đến tình trạng Tapioca Việt Nam phải chịu tổn thất chi phí cho việc vận chuyển hàng về.
4.1.2 Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp
- Bộ chứng từ bị lỗi
- Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán.
- Các tài khoản của Ngân hàng phát hành không may bị đóng băng theo lệnh của toà án.
- Bên phía khách hàng, đối tác, thị trường, hàng hoá bị vướng vào danh sách cấm vận.
Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt dộng thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp
4.2.1 Giải pháp hoàn thiệt hoạt động thanh toán quốc tế đối với phương thức chuyển tiền trả sau
- Chỉ áp dụng phương thức này đối với khách hàng thân thiết lâu năm, cùng hệ thống với Tapioca Việt Nam hoặc những đơn hàng có tổng giá trị nhỏ.
- Nếu bên nhập khẩu lấy lý do hàng kém chất lượng để ép giá thì chúng ta sẽ thương lượng giá cuối thấp nhất có thể để làm sao vẫn giữ được lợi nhuận cho công ty sau khi trừ hết các chi phí.
- Nếu bên nhập khẩu không nhận hàng chúng ta sẽ liên hệ với một công ty Forwarder uy tín bên nước nhập khẩu để tái xuất khẩu sang nước khác.
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế đối với phương thức
⁃ Chọn ngân hàng uy tín, khó bị phá sản nhất để phòng ngừa trường hợp Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán.
PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tên tác giả (năm), tên tài liệu, NXB
Hướng dẫn: Danh mục tài liệu tham khảo phải ghi theo thứ tự quy định: Học hàm tác giả, tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản