1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập quá trình môn quản trị hệ thống thông tin how harmful are smartphones

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với đề tài này, và dựa vào thông tin mà giáo viên bộ môn Quản trị hệ thống thông tin cung cấp, nhóm chúng em vận dụng những kiến thức đã học từ những môn đã được học, kỹ năng sống nói ch

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH

HOW HARMFUL ARE SMARTPHONES?

Người hướng dẫn : GV HỒ THỊ LINH Người thực hiện : NGUYỄN THÀNH ĐÔ - 52100012

TRƯƠNG ANH KIỆT - 52100053

Nhóm : 11

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH

HOW HARMFUL ARE SMARTPHONES?

Người hướng dẫn : GV HỒ THỊ LINH Người thực hiện : NGUYỄN THÀNH ĐÔ - 52100012

TRƯƠNG ANH KIỆT - 52100053

Nhóm : 11

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Hồ Thị Linh, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, vì đã hết lòng hỗ trợ và đồng hành cùng chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tập quá trình này

Chúng em xin gửi lời tri ân đặc biệt tới toàn thể Thầy Cô giảng viên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, đặc biệt là Thầy Cô giảng viên tại Khoa Công nghệ thông tin, vì đã chia sẻ và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Mặc dù chúng em đã cố gắng hết mình trong quá trình thực hiện bài tập, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô để bài tập được hoàn thiện và hoàn hảo hơn Chân thành cảm ơn!

Trang 4

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngchúngtôi và được sự hướng dẫn khoa học của GV Hồ Thị Linh Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả

(ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thành Đô Trương Anh Kiệt

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nhóm chúng em với tựa đề: “How Harmful Are Smartphones?”, tạm dịch: “Điện thoại thông minh có hại như thế nào?” Với đề tài này, và dựa vào thông tin mà giáo viên bộ môn Quản trị hệ thống thông tin cung cấp, nhóm chúng em vận dụng những kiến thức đã học từ những môn đã được học, kỹ năng sống nói chung và môn Quản trị hệ thống thông tin nói riêng, để tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sâu về những ảnh hưởng của điện thoại thông minh, bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, lứa tuổi từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người trưởng thành Nhóm đã thống nhất thông qua những cuộc họp để đề ra những giải pháp, bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm, từ nhà sản xuất đến người sử dụng điện thoại Qua đó có thể có được cái nhìn sâu sắc và đầy thuyết phục về những tác động tiêu cực của smartphones đến cơ thể con người đáng báo động như thế nào, và từ đó có thể rút ra được bài học cho từng thành viên trong nhóm và có thể là tất thảy toàn thể mọi người

Trang 6

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2 – TÓM TẮT CÁC SỰ VIỆC, SỰ KIỆN QUAN TRỌNG 2

CHƯƠNG 3 - NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 3

3.1 Dựa trên kiến thức trong sách vở: 3

3.2 Dựa trêm sự việc, sự kiện thực tế: 4

CHƯƠNG 4 – ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP 5

4.1 Đối với nhà sản xuất: 5

4.2 Đối với người sử dụng 5

CHƯƠNG 5 – LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 6

5.1 Đối với nhà sản xuất 6

5.2 Đối với người sử dụng 6

Trang 7

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU

Trong thời đại có sự chi phối bởi những tiến bộ khoa học công nghệ, điện thoại thông minh đã và đang len lỏi vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta, trở thành công cụ không thể thiếu để liên lạc, giải trí và truy cập thông tin Tuy nhiên, khi những thiết bị này thâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội, đã nảy sinh những lo ngại, đặc biệt là về tác động của chúng đối với sự phát triển nhận thức và sức khỏe của trẻ em Mối lo ngại này đã được nêu rõ trong một bức thư ngỏ từ hai nhà đầu tư lớn của Tập đoàn Apple là JANA Partners và Hệ thống Hưu trí Giáo viên Tiểu bang California (CalSTRS) Khi chúng ta bàn luận về sự ảnh hưởng phức tạp của công nghệ đối với sức khỏe con người, việc làm sáng tỏ những tác hại nhiều mặt do chứng nghiện điện thoại thông minh gây ra và tìm kiếm các biện pháp khả thi để giải quyết chúng là việc phải làm

Trang 8

CHƯƠNG 2 CÁC SỰ VIỆC, SỰ KIỆN QUAN TRỌNG–

Như đã đề cập, hai nhà đầu tư lớn cùng kiểm soát một khoản đáng kể khoảng 2 tỷ đô la Mỹ trong cổ phiếu của Apple là JANA Partners và Hệ thống Hưu trí Giáo viên Tiểu bang California (CalSTRS) Ngày 6 tháng 1 năm 2018, họ đã gửi một bức thư đề nghị Tập đoàn công nghệ lớn này phải hành động trước sự gia tăng đáng sợ của chứng nghiện điện thoại thông minh ở trẻ em.

Trong bức thư, các nhà đầu tư đã thúc giục Apple phải hành động nhiều hơn nữa so với những hỗ trợ hiện có Các tính năng được đề xuất bao gồm cho phép phụ huynh thiết lập độ tuổi, thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị và chặn các dịch vụ truyền thông xã hội Các nhà đầu tư tin rằng, việc này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nghiện điện thoại thông minh và cung cấp nhiều phương án hơn cho phụ huynh để theo dõi việc sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ em.

Theo nghiên cứu, một thanh thiếu niên người Mỹ thường sở hữu chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của riêng mình vào năm 10 tuổi và dành khoảng 4 tiếng rưỡi mỗi ngày để sử dụng nó với nhiều mục đích khác với mục đích liên lạc Trong đó, cứ mỗi giờ có khoảng 78% thanh thiếu niên mở điện thoại lên và 50% cho biết họ cảm thấy "nghiện" điện thoại

Từ đây, thư ngỏ của các nhà đầu tư đã trích dẫn một số nghiên cứu về tác động tiêu cực của việc sử dụng nhiều điện thoại thông minh và mạng xã hội đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em có bộ não vẫn đang phát triển Những điều này bao gồm từ sự xao lãng trong lớp học đến nguy cơ tự tử và trầm cảm cao hơn

Trang 9

CHƯƠNG 3 - NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 3.1 Kiến thức trong sách vở:

+ Nicholas Carr, nhà nghiên cứu tác động của công nghệ đến kinh doanh và văn hóa đã chia sẻ những lo ngại về tác động của điện thoại thông minh Theo ông, điện thoại thông minh định hình suy nghĩ của chúng ta một cách sâu sắc và phức tạp kể cả khi chúng ta đã ngưng sử dụng dẫn đến sự yếu dần của trí tuệ Ngoài ra, độ phổ biến của điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ và kỹ năng xã hội vì gặp gỡ qua điện thoại thông minh không thể thay thế cho các mối quan hệ thực sự giữa người với người và các cuộc trò chuyện trực tiếp

+ Adrian Ward, một nhà tâm lý học nhận thức và giáo sư marketing tại Đại học Texas ở Austin đã dành một thập kỷ để nghiên cứu về cách điện thoại thông minh và Internet ảnh hưởng đến suy nghĩ và phán đoán của con người Ông cho biết, khi đang làm việc, chỉ cần một tiếng chuông hoặc rung của điện thoại sẽ làm chúng ta mất tập trung Điều này làm cản trở khả năng suy nghĩ và tiến độ làm việc

Truyền thông và Sức khỏe Trẻ em hợp tác với Đại học Alberta đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 2300 giáo viên Theo đó, có khoảng 67% giáo viên cho biết ngày càng nhiều học sinh bị phân tâm bởi thiết bị công nghệ trong lớp học và 75% đồng ý rằng cho rằng khả năng tập trung vào việc học của học sinh đã giảm

+ Vào tháng 4 năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Tâm lý học nhận thức ứng dụng đã xem xét kết quả học tập của 160 sinh viên trong một lớp học tại Đại học Arkansas ở Monticello Nhóm tác giả đã phát hiện ra rằng, điểm toàn phần của những sinh viên không mang điện thoại cao

Trang 10

hơn những sinh viên có mang điện thoại thông minh, dù cho họ sử dụng hay không

+ Năm 2016, một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Kinh tế Lao động Kết quả của nghiên cứu cho thấy, trong 91 trường trung học tại Vương quốc Anh, điểm thi của học sinh tăng lên đáng kể nếu có quy định cấm điện thoại thông minh

bang San Diego đã công bố một nghiên cứu về tác động của điện thoại thông minh đối với sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên Mỹ Giáo sư đã chỉ ra rằng, so với người sử dụng thiết bị điện tử ít hơn 1 giờ mỗi ngày, nguy cơ mắc phải các vấn đề tinh thần dẫn đến tự tử của người dành 3 giờ mỗi ngày cao hơn 35% và dành 5 giờ trở lên cao hơn 71% Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng hơn 27% học sinh lớp 8 có nguy cơ trầm cảm nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều Ngoài ra, hơn 51% thanh thiếu niên dành 5 giờ trở lên mỗi ngày cho các thiết bị điện tử có thể bị giảm 2 tiếng thời gian ngủ mỗi đêm so với khuyến nghị

3.2 Sự việc, sự kiện thực tế:

đột tử sau khi thức trắng đêm nghịch điện thoại Nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô gái này được xác định là do nghịch điện thoại với cường độ quá nhiều, dẫn đến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi quá độ

của một nữ sinh tên N.N.Linh (18 tuổi, Hà Nội) vì mắc chứng nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội nên đã trở nên sống thu mình, khép kín với mọi người xung quanh, học lực sa sút trầm trọng Đến mức ba mẹ cô đã đánh thuốc mê cô để đưa đến bệnh viện tâm thần Được biết, trước đây Linh là một học sinh giỏi, ưu tú và năng động tham gia các hoạt động, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Trang 11

CHƯƠNG 4 ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP– 4.1 Đối với nhà sản xuất:

Phát triển tính năng quản lý thời gian sử dụng: Cho phép phụ huynh có thể thiết lập giới hạn thời gian tối đa sử dụng thiết bị cho con em mình Đồng thời, tính năng này còn hỗ trợ người dùng tự giới hạn thời điểm có thể dùng thiết bị.

Đưa ra các cảnh báo cần thiết cho người sử dụng: Phát triển tính năng tự động nhắc nhở người dùng khi thời gian sử dụng điện thoại đủ lâu Có biện pháp tuyên truyền về việc không nên sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong một khoảng thời gian dài.

Phát triển các phần mềm, công cụ hay ứng dụng hỗ trợ theo dõi sức khỏe thể chất người dùng: Các công cụ này sẽ hỗ trợ theo dõi và ghi lại các biểu đồ trạng thái hoạt động của cá nhân trong một ngày như giấc ngủ, vận động, mức độ sử dụng điện thoại của bạn, từ đó đưa ra cảnh báo hoặc lời khuyên hữu ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

4.2 Đối với người sử dụng

Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại: Sử dụng tính năng như ScreenTime (iOS) hoặc ứng dụng giúp người sử dụng có thể kiểm soát được thời gian sử dụng điện thoại thông minh.

Bật chế độ “Không làm phiền” hoặc “Chế độ máy bay”: Nên sử dụng khi muốn tập trung làm việc hoặc cải thiện giấc ngủ.

Tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí khác: Thay vì sử dụng điện thoại để giải trí trong nhiều giờ liên tục, có thể tham gia các hoạt động khác như chạy bộ, đọc sách, chơi thể thao hay gặp gỡ bạn bè,

Lập các quy tắc sử dụng điện thoại riêng cho bản thân: Tự thoả thuận với bản thân về lượng thời gian và thời điểm có thể sử dụng điện thoại cho những mục đích khác mục đích liên lạc Kỷ luật với bản thân, tránh tình trạng gián đoạn công việc để sử dụng điện thoại thông minh nhằm mục đích giải trí.

Trang 12

CHƯƠNG 5 – LỰA CHỌN GIẢI PHÁP5.1 Đối với nhà sản xuất

+ Ưu điểm: Giúp người dùng có thể duy trì sự cân bằng giữa sử dụng điện

trợ phụ huynh trong việc quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con cái + Nhược điểm: Tính năng này có nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư cá nhân Từ đó, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, phản đối từ người dùng, đặc biệt là ở nhóm tuổi thanh thiếu niên.

- Đưa ra các cảnh báo cần thiết cho người sử dụng:

+ Ưu điểm: Nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng xấu đến từ điện thoại thông minh

+ Nhược điểm: Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

- Phát triển các phần mềm, công cụ hay ứng dụng hỗ trợ theo dõi sức khỏe thể chất người dùng:

+ Ưu điểm: Cung cấp cái nhìn toàn diện về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người dùng

+ Nhược điểm: Khó triển khai, đòi hỏi công nghệ tiên tiến

5.2 Đối với người sử dụng

- Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại:

+ Ưu điểm: Hỗ trợ được người dùng theo dõi và quản lý thời gian sử dụng điện thoại của mình Ngoài ra, nó còn giúp cho người dùng hình thành được thói quen sử dụng điện thoại một cách hiệu quả

Trang 13

+ Nhược điểm: Giải pháp này có thể thể gây ra áp lực nhất định đối với người sử dụng, kèm theo là sự khó khăn trong việc sử dụng điện thoại để giải quyết nhu cầu cá nhân trong thời gian thiết bị bị giới hạn sử dụng

- Bật chế độ “Không làm phiền” hoặc “Chế độ máy bay”:

+ Ưu điểm: Giúp giảm thiểu sự làm phiền từ các thông báo của các ứng dụng trên điện thoại Hơn nữa, việc bật chế độ máy bay trước khi ngủ cũng

+ Nhược điểm: Đôi lúc có thể sẽ bỏ lỡ những thông báo và cuộc gọi quan trọng trong khi bật các chế độ này

- Tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí khác:

+ Ưu điểm: Giúp cải thiện về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần Ngoài ra, việc làm này còn xây dựng các mối quan hệ và nâng cao Các kỹ năng xã hội

+ Nhược điểm: Cần tính sẵn sàng đổi mới và tính kiên trì để hình thành các thói quen lành mạnh này

- Lập các quy tắc sử dụng điện thoại riêng cho bản thân:

+ Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện tuỳ vào mục tiêu của mỗi cá nhân + Nhược điểm: Không có ràng buộc nên dễ chán nản, dẫn đến bỏ cuộc

5.3 Lựa chọn giải pháp

Nhìn chung, mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Để giải quyết tối ưu và nhanh chóng những tác động tiêu cực do điện thoại thông minh gây ra, chúng ta cần phải tự mình hành động Hành động cho chính bản thân mình không chỉ thông qua những giải pháp được đề xuất nêu trên mà có thể là bất kỳ giải pháp nào miễn là nó giúp giảm thiểu được tác hại của điện thoại thông minh Đối với nhà sản xuất, việc có nhiều người nghiện điện thoại thông minh là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công trong kinh doanh của họ Vì vậy, sẽ rất khó để các nhà sản xuất có thể cùng chung tay với cộng đồng xóa bỏ hoàn toàn vấn đề này

Trang 14

CHƯƠNG 6 – THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Xác định mục tiêu và lợi ích: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc giảm thời gian sử dụng điện thoại và lý do muốn thực hiện điều này là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất Ngoài ra, việc nắm bắt và hiểu rõ những lợi ích sẽ có được từ việc giảm sự phụ thuộc vào điện thoại cũng rất quan trọng.

Lập quy tắc cụ thể: Người muốn giảm thời gian dùng điện thoại nên đặt thời gian không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, xác định các khung giờ trong ngày chỉ cho phép sử dụng điện thoại cho công việc hoặc mục đích cụ thể.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Khuyến khích người dùng sử dụng các ứng dụng và công cụ hỗ trợ như Screen Time (iOS), Digital Wellbeing (Android), hoặc RescueTime để theo dõi và giới hạn thời gian sử dụng Có thể bật chức năng “Không làm phiền” trong những khoảng thời gian quan trọng.

Đánh giá định kỳ: Tự đánh giá định kỳ hiệu suất của bản thân trong việc thực hiện quy tắc.

Duy trì và thực hiện linh hoạt: Duy trì quy tắc và linh hoạt để có thể điều chỉnh thời gian cho các tình huống phát sinh.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đã làm sáng tỏ những tác hại của điện thoại thông minh đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và nhiều mặt khác Từ đó, có ý thức hơn về việc bảo vệ bản thân trước những tác động tiêu cực này Xa hơn nữa, cần phải nhìn nhận rằng lợi ích kinh doanh là quan trọng nhưng lợi ích của cộng đồng thì quan trọng hơn Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo có sự quan tâm đến những mặt tồn đọng gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội.

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w