Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh công ty TNHH mr forwarding tại Hà Nội Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh công ty TNHH mr forwarding tại Hà Nội Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh công ty TNHH mr forwarding tại Hà Nội
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, đây là cơ hội cho việc phát triển kinh tế quốc tế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Theo xu hướng ấy, số lượng các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy, xưởng, có sự gia tăng mạnh mẽ Chính vì thế việc gia tăng của các công ty dịch vụ logistics cũng là điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa của thị trường Những công ty này được xem như một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu và góp phần mở rộng hoặc tối ưu cho các hoạt động kinh tế quốc tế Hiện nay, thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế diễn ra hết sức sôi nổi cũng như có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty logistics với nhau Thế nên để tồn tại và phát triển được các công ty logistics cần liên tục học hỏi, tối ưu nhằm nâng cao năng lực cung ứng ứng dịch vụ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất
Tận dụng cơ hội từ thế giới, Việt Nam đã và đang liên tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Trong năm 2023, theo xu hướng ảm đạm nói chung của kinh tế trên toàn thế giới thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 683 tỷ USD tuy có giảm 6.6% so với năm trước nhưng đây đã là năm thứ 8 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2022 (Tổng Cục Thống Kê, 2023) Xuất nhập khẩu phát triển kéo theo sự phát triển về đa dạng các phương thức như: dịch vụ logistics đường biển, dịch vụ logistics đường bộ và đặc biệt phải kể đến dịch vụ logistics hàng không Phải nói rằng dịch vụ logistics hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống logistics tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Ưu điểm của vận tải bằng đường hàng không là tốc độ nhanh và an toàn, rất phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có giá trị cao và chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời gian Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hiện nay lĩnh vực hàng không Việt Nam mới chỉ vận chuyển khoảng 2% số lượng hàng hóa hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng chiếm tới 25% tổng giá trị Sản lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể trong năm 2022 sản lượng hàng hóa đạt 1,22 triệu tấn (VLA, 2022) Với tiềm năng ngành cực kì lớn thì sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp logistics là điều tất yếu, cụ thể số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng năm 2022 là 5.500 doanh nghiệp, tăng 30,4% về số lượng, 85% về số vốn đăng ký và 24,6% về số lao động so cùng kỳ năm
2021 (Bộ Tài Chính, 2023) Có thể thấy doanh nghiệp logistics tăng cả về số lượng và chất lượng khi mà số vốn tăng mạnh, quy mô lao động giảm phần nào thể hiện sự hiện đại hóa về quy trình Vậy nên các doanh nghiệp logistics hiện tại cần cần phải nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ hơn nữa làm sao để có thể tạo khoảng cách với các doanh nghiệp mới và có thể đủ khác biệt đủ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình
Với những xu hướng từ thị trường thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển dịch vụ logistics đường hàng không và chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội cũng là một trong số đó Trong suốt hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp logistics có kinh nghiệm dày dặn và cùng với chất lượng dịch vụ tốt Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty luôn coi trọng việc học hỏi, đổi mới với mong muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất Trước thị trường vận tải ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, các công ty vận tải mới được mở ra liên tục bên cạnh đó là sự đầu tư mạnh mẽ từ những đối thủ lâu năm Điều đó đòi hỏi công ty phải nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics hơn nữa để có thể phát triển một cách dài hạn trong tương lai Do đó trong quá trình thực tập tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội sinh viên đã thực hiện nghiên cứu và đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ logistics hàng không Từ đó, sinh viên đã lựa chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội”
Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu về đề tài về năng lực cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp, sinh viên đã tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm mục đích kế thừa cũng như chỉ ra những điểm khác biệt để đảm bảo rằng sẽ không có sự trùng lặp Dưới đây là các nghiên cứu mà sinh viên đã tổng hợp được:
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Việt và Phan Đình Quyết (2022) về “Tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” Ở công trình này, tác giả đề cập đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics và tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến hoạt động của doanh nghiệp logistics Qua đó phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ logistics và tác động của nó tới doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng như là nâng cao năng lực thấu cảm thị trường, nâng cao năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ,
(2) Nghiên cứu của Lâm Tuấn Hưng (2020) về “Năng lực cung ứng dịch vụ của Doanh nghiệp Logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” Trong nghiên cứu này tác giả đã góp phần hoàn thiện lý luận cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Qua việc đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics: nhóm giải pháp nâng cao năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhóm giải pháp nâng cao năng lực tác nghiệp, nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý thông tin, nhóm giải pháp nâng cao năng lực tích hợp và kết nối và các giải pháp khác
(3) Nghiên cứu của Lục Thị Thu Hương (2022) về "Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics tuyến Trung Quốc - Việt Nam bằng đường bộ tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại quốc tế Thăng Long" Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics như là năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng, năng lực tác nghiệp, năng lực quản lý thông tin, năng lực tích hợp và kết nối để phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành và đánh giá về năng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại quốc tế Thăng Long Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty
(4) Nghiên cứu của Kotonen và Suomaki (2012) về “Phát triển năng lực của trung tâm logistics - Competence development of logistics centers” đã chỉ ra rằng quy trình kinh doanh là cực kỳ quan trọng, vậy nên các doanh nghiệp logistics sẽ cần tập trung vào quy trình kinh doanh hơn là quản trị chức năng Trong nghiên cứu đã cũng chỉ ra quy trình kinh doanh đang có những bước chuyển quan trọng như tập trung vào khách hàng thay vì tập trung vào các nhà cung ứng, từ trao đổi sang mối quan hệ, từ đẩy chuyển sang kéo
(5) Nghiên cứu của Ding Ming Juan (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dịch vụ logistics: Một nghiên cứu thực nghiệm về các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Trung Quốc - Factors affecting logistics service competencies: An empirical study of logistics service providers in China” đã chỉ ra được năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics được cấu thành 3 khía cạnh: (i) năng lực định vị được thể hiện qua việc lựa chọn cách tiếp cận chiến lược và định hướng cấu trúc của các hoạt động logistics; (ii) năng lực tích hợp liên quan đến các kỹ thuật được sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu của các hoạt động logistics và (iii) năng lực thích ứng với các yêu cầu một cách nhanh chóng và xử lý tình huống bất ngờ
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ logistics cùng với đó là thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ logistics về của vùng và các doanh nghiệp Tuy nhiên có thể thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu trực diện về năng lực cung ứng dịch vụ logistic đường hàng không tại một doanh nghiệp Trong thị trường vận tải cạnh tranh cực kỳ gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần giải quyết vấn đề “Làm thế nào để dịch vụ của mình trở nên vượt trội trên thị trường?” Từ mối bận tâm của hầu hết các các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, sinh viên đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ logistics cũng như phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp này
1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên khóa luận cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Tổng hợp được cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không Đánh giá được thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội Đề xuất và khuyến nghị một số phương án để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Năng lực cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề thực trạng các yếu tố cấu thành đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không tại chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội Sau khi tập hợp đầy đủ thông tin về vấn đề nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của doanh nghiệp
Phạm vi không gian: Hoạt động nghiên cứu được triển khai với dịch vụ logistics cung cấp cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Phạm vi thời gian: Các dữ liệu được thu thập và sử dụng cho nghiên cứu từ năm
2021 đến năm 2023, định hướng giải pháp đến năm 2026.
Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua: Báo cáo kinh doanh, Báo cáo tài chính của chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại
Hà Nội giai đoạn (2021-2023), Website của công ty
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc tiến hành phỏng vấn cá nhân từ các bộ phận trong công ty nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của doanh nghiệp Ngoài ra sinh viên thực hiện khảo sát nhằm thu thập thông tin về đánh giá của khách hàng với dịch vụ logistics bằng đường hàng không của doanh nghiệp
1.5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sinh viên thống kê các số liệu thu thập được thông qua phần mềm Excel Sau khi đã thống kê số liệu dưới dạng bảng và sắp xếp phù hợp, tiến hành so sánh đối chiếu số liệu trong giai đoạn 2021 - 2023 để làm rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của công ty.
Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Khái quát về năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Năng lực cung ứng dịch vụ
Hiện tại đã có xuất hiện nhiều khái niệm liên quan đến năng lực cũng như là cung ứng dịch vụ Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu mà sinh viên đã tổng hợp được từ các đề tài nghiên cứu cũng như bộ luật của Việt Nam:
Thứ nhất là về khái niệm “Năng lực” Theo Sanchez và Heene (1995, 2004),
“Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực theo phương thức phù hợp để công ty đạt được mục tiêu trong bối cảnh cạnh tranh" Năng lực sẽ bao hàm về nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức, kết hợp các nguồn lực nhằm đạt đến mục tiêu
Thứ hai là về khái niệm “Cung ứng dịch vụ” Theo Luật Thương mại (2005),
“Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận” (khoản 9, điều 3) Ngoài ra theo Mai Thanh Lan (2012), “Cung ứng dịch vụ được xem là một trong những hoạt động nền tảng, góp phần tạo yếu tố đầu vào đảm bảo mục tiêu chiến lược trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới những dịch vụ có hiệu quả tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”
Qua việc kết hợp nội hàm của các khái niệm trên, sinh viên đã đúc kết về năng lực cung ứng dịch vụ như sau: Năng lực cung ứng dịch vụ là khả năng sử dụng các nguồn lực để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
2.1.1.2 Dịch vụ logistics đường hàng không
Theo luật thương mại 2005, tại điều 233 đã quy định: ”Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP cũng quy định các loại hình dịch vụ logistics bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại
Dịch vụ logistics đường hàng không
Theo Vũ Ngọc Ánh (2021), dịch vụ logistics đường hàng không là dịch vụ mà trong đó người vận tải thực hiện yêu cầu của của khách hàng theo sự thỏa thuận để vận tải hàng hóa từ nơi này đến nơi khác qua đường hàng không nhằm thu được lợi nhuận kinh tế Bên cạnh việc vận chuyển hàng hóa còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như tư vấn xuất nhập khẩu, khai hải quan, làm CO, mua bảo hiểm hàng hóa, hướng tới dịch vụ giao nhận trọn gói, đáp ứng nhu cầu khách hàng
Việc vận chuyển bằng đường hàng không có thể được thực hiện bằng máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chứa hàng của máy bay dân dụng Hàng hóa phải được chất xếp và đóng gói theo tiêu chuẩn của ngành hàng không
Như vậy có thể hiểu rằng: Dịch vụ logistics đường hàng không là tất cả các hoạt động dịch vụ thương mại mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không một cách có tổ chức và đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra hiệu quả
Phạm vi dịch vụ logistics đường hàng không
Dịch vụ logistics hiện nay có đa dạng các hình thức khác nhau như logistics đường biển, logistics đường bộ, logistics đường sắt, và đặc biệt là logistics đường hàng không Logistics đường hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hóa cũng như kết hợp với các hình thức khác một các có hiệu quả Cụ thể dịch vụ logistics đường hàng không bao gồm một số nội dung dịch vụ sau:
- Nhận hàng từ người gửi để vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe, sân bay theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển
- Làm các thủ tục giấy tờ, xử lý giấy tờ cần thiết: thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận chuyển đến
- Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến
- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng
2.1.1.3 Năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
Qua quá trình tìm hiểu về các đề tài có liên quan, sinh viên thấy rằng chưa có một khái niệm chính thức cho năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không Vậy nên, sinh viên đã tổng hợp các khái niệm có liên quan để có thể kết hợp nội hàm của các khái niệm này
Theo Phan Đình Quyết (2021), năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics được hiểu là “tích hợp các năng lực thành phần trong quá trình khai thác, chuyển hóa, phối hợp các hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhằm tạo lập lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu”
Các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, có đa dạng các yếu tố cấu thành nên năng lực cung ứng dịch vụ logistics Đối với nghiên cứu nước ngoài, theo Ding (2011), thì năng lực cung ứng dịch vụ được cấu thành từ: (i) năng lực định vị được thể hiện qua việc lựa chọn cách tiếp cận và và định hướng cấu trúc của các hoạt động logistics; (ii) năng lực tích hợp liên quan đến các kỹ thuật được sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu của các hoạt động logistics và (iii) năng lực thích ứng với các yêu cầu một cách nhanh chóng và xử lý các tình huống bất ngờ Đối với nghiên cứu trong nước, theo Phan Đình Quyết (2021), có 8 yếu tố cấu thành nên năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics: (i) năng lực thấu cảm thị trường; (ii) năng lực tích hợp logistics với các thành viên trong chuỗi cung ứng; (iii) năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ logistics; (iv) năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp logistics; (v) quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp; (vi) năng lực quản trị nguồn nhân lực; (vii) năng lực phát triển mối quan hệ đối tác và (viii) năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ Bên cạnh đó theo Lâm Tuấn Hưng (2020) đã xây dựng 4 yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics: (i) năng lực tích hợp và kết nối; (ii) năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng; (iii) năng lực tác nghiệp và (iv) năng lực quản lý thông tin Sau quá trình tìm hiểu gắn với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bằng đường hàng không, sinh viên thấy rằng những yếu tố sau là những yếu tố quan trọng, và có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với việc tổng hợp dựa trên cơ sở đặc điểm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không, sinh viên nhận thấy có bốn năng lực được lặp lại và có tính quan trọng như sau: (i) Năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng; (ii) Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; (iii) Năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ; (iv) Năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan Những yếu tố cấu thành được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của chi nhánh
Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ nghiên cứu của Ding, Phan Đình Quyết và Lâm Tuấn Hưng
2.2.1 Năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng
Năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng là một năng lực rất quan trọng nó quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Theo Morash và cộng sự (1996), mọi hoạt động kinh doanh đều bắt nguồn từ khách hàng, nên để đáp ứng tốt khách hàng thì đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu khách hàng Theo Mentzer và cộng sự (2004), kết quả của quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức độ cao nhất Năng lực này bao gồm một số khía cạnh sau:
Thứ nhất là khả năng xác định và đáp ứng chính xác yêu cầu dịch vụ của khách hàng Việc tập trung vào khách hàng, nghiên cứu hành vi và biết được họ muốn gì giúp cho doanh nghiệp logistics đáp ứng được chính xác nhu cầu và tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Năng lực tập trung vào khách hàng có nhiều tác động đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics, do đó các doanh nghiệp cần thúc đẩy sự gần gũi và cam kết trong quá trình liên kết với khách hàng (Zhao và cộng sự, 2001) Liên hệ với doanh nghiệp logistics đường hàng không thì việc xác định và đáp ứng chính xác yêu cầu dịch vụ khách hàng có thể thể hiện ở việc tiếp nhận đa dạng các mặt hàng vận chuyển qua máy bay ngoài trừ các mặt hàng nguy hiểm Ngoài ra còn là việc khảo sát, nghiên cứu hoạt động của khách hàng để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và đề ra chính sách phù hợp
Thứ hai là khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu dịch vụ của khách hàng, tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng: Theo Li và cộng sự (2008), khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng đề cập đến khả năng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp logistics có thể phản ứng chủ động và phản ứng với những thay đổi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ Muốn có được sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các nguồn lực, khi ấy nếu có trường hợp bất như ý xảy ra, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo được lợi ích của khách hàng Theo Zhao và cộng sự (2001), đã chỉ ra được sự ảnh hưởng tích cực của năng lực đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Với doanh nghiệp logistics đường hàng không việc đáp ứng linh hoạt các yêu cầu dịch vụ của khách hàng có thể thể hiện ở điểm vận chuyển hàng hóa mau hỏng, hàng hóa trong dịp lễ tết, vận chuyển giới hạn hàng hóa nguy hiểm,
Thứ ba là khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng Khả năng này giúp cho doanh nghiệp logistics phản ứng kịp thời với những biến đổi của thị trường, từ đó tạo nên sự khác biệt cũng như là năng lực cung ứng vượt trội Ví dụ như dịch vụ giao hàng nhanh, thời gian phản hồi khách hàng nhanh là những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Khả năng đáp ứng nhanh với thay đổi bất thường được tìm thấy có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (Bowersox và cộng sự, 1989) Với doanh nghiệp logistics đường hàng không khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng thể hiện ở việc công ty có những chính sách đặc biệt nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng Ví dụ như chính sách ưu tiên cho các đơn hàng gấp, hay là việc luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng các yêu cầu mới của khách hàng
Thứ tư là khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics Sự phát triển và sự thay đổi xu hướng thị trường là rất nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải thích nghi và nắm bắt những xu hướng đó Theo Li và cộng sự (2008), sự cảnh giác trong hoạt động nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cảm nhận xu hướng thị trường mới nổi, lắng nghe khách hàng, theo dõi nhu cầu thực thông qua dữ liệu điểm bán hàng ngày làm cơ sở để xác định nhu cầu tiềm năng cho sản phẩm mới
2.2.2 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Bowersox và cộng sự (1989), vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những lợi thế then chốt giữa các doanh nghiệp logistics, đặc biệt đánh giá cao về năng lực sẵn sàng đầu tư và ứng dụng CNTT tiên tiến Có thể khẳng định rằng doanh nghiệp nào có thể tận dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả sẽ là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó Trong nghiên cứu của Orlikowski và Gash (1992) đã định nghĩa năng lực ứng dụng công nghệ thông tin như sau là “năng lực ứng dụng bất kỳ cách thức nào của hệ thống thông tin trên máy tính, bao gồm máy tính lớn và các ứng dụng vi tính điện tử” Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất là khả năng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến để quản lý và xử lý các giao dịch kinh doanh Khả năng công nghệ thông tin của các nhà cung cấp là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics (Lai và cộng sự, 2008) Khả năng này giúp cho doanh nghiệp tối ưu việc sắp xếp nhân lực và các nguồn lực khác để xử lý các giao dịch kinh doanh một cách hiệu quả
Thứ hai là khả năng sử dụng công nghệ thông tin an toàn để thực hiện các giao dịch Theo Phan Đình Quyết (2021), hệ thống công nghệ thông tin với giải pháp an toàn, bảo mật cao cho phép các doanh nghiệp logistics thực hiện các giao dịch an toàn, bảo mật thông tin kinh doanh Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho khách hàng thực sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
Thứ ba là khả năng tích hợp các hoạt động của doanh nghiệp với khách hàng hoặc nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng thông qua hệ thống thông tin Gustin và cộng sự (1995) cho rằng CNTT có vai trò quan trọng đối với việc triển khai thành công mô hình logistics tích hợp bởi nó cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, cho phép chia sẻ thông tin trong công ty, giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng
2.2.3 Năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ
Năng lực quản trị nguồn nhân lực là khả năng tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng năng lực nội bộ và giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng ở các doanh nghiệp logistics Khả năng thu hút, thúc đẩy, đào tạo, thẩm định, khen thưởng và giữ chân nhân viên có giá trị rất quan trọng đối với các công ty logistics (Zhu, Cooper và Dowling, 2005) Trong một lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực, Harel và Tzafrir (1999) đã chỉ ra năng lực tuyển dụng, lựa chọn, bồi dưỡng, sự tham gia của nhân viên, thị trường lao động nội bộ và đào tạo có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường Năng lực quản trị nguồn nhân lực bao gồm một số khía cạnh sau:
Thứ nhất là hoạt động thu hút và tuyển dụng Doanh nghiệp logistics cần nhận diện được nhu cầu về nhân sự cũng như doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hình ảnh tích cực và uy tín để thu hút ứng viên tiềm năng Ngoài ra doanh nghiệp cần có quy trình tuyển dụng mạch lạc, chuyên nghiệp cũng như liên tục đánh giá và cải thiện
Thứ hai là quản lý hiệu quả Doanh nghiệp logistics cần có hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng như cần đánh giá một cách minh bạch năng lực nhân viên qua hàng năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý cũng như động lực cho nhân sự
Thứ ba là các hoạt động đào tạo phát triển Để có thể thu hút cũng như giữ chân những nhân sự chất lượng thì công tác đào tạo phát triển là rất quan trọng Nhân viên cần được xây dựng lộ trình học tập, nâng cao năng lực một cách cụ thể Điều này giúp cho nhân viên có niềm tin và cảm hứng trong công việc Bên cạnh đó một số nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện các hoạt động tuyển dụng mới để tìm kiếm và phát triển các nhân sự chất lượng, chẳng hạn như sử dụng các nhà tuyển dụng địa phương am hiểu thị trường, hoặc phát triển các chương trình đào tạo quốc tế, các buổi đào tạo nội bộ và bên ngoài, các mô đun đào tạo trực tuyến và trao đổi nhân viên, các biện pháp tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên (Ding, 2011)
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của doanh nghiệp
2.3.1.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng logistics
Theo Wong và Tang (2018), với dịch vụ logistics, để quá trình vận chuyển hàng hóa và việc trao đổi thông tin được hiệu quả và kịp thời, không thể thiếu các cơ sở hạ tầng đủ về quy mô, phù hợp với loại hàng Yếu tố này nhằm nâng cao và đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp từ các doanh nghiệp logistics Đây là một yếu tố tiên quyết và cần đầu tư mạnh mẽ để tạo nền tảng cho việc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Cở hạ tầng tốt sẽ cung cấp các quy trình cung ứng dịch vụ logistics được diễn ra liên tục, cụ thể là đảm bảo tính đồng bộ, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng phương tiện, giúp giảm thời gian tập hợp và giao nhận hàng hóa, tối thiểu hóa thời gian trễ và nâng cao hoạt động cung ứng (Phan Đình Quyết, 2021)
2.3.1.2 Đội ngũ nhân lực cung ứng dịch vụ
Sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào Theo Bùi Duy Linh (2018), nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ được cung ứng, cụ thể là giảm theo tác công việc, giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường có thể xảy ra Ngoài ra theo Phan Đình Quyết (2021), các vị trí làm việc được phân bổ đa dạng và linh hoạt sẽ giúp lực lượng lao động có kỹ năng được đảm nhận vị trí phù hợp mà không bị gián đoạn nhiều trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics
2.3.1.3 Kinh nghiệm hoạt động trong ngành
Yếu tố kinh nghiệm trong ngành là một yếu tố quan trọng và có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Kinh nghiệm của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá uy tín cũng như năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Phan Đình Quyết, 2021) Ngoài ra về việc quan hệ hợp tác thì Hong và cộng sự (2007) đã chỉ ra, thời gian hoạt động lâu cũng là nền tảng để doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài, thúc đẩy năng lực cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng
Có một tiềm lực tài chính tốt giúp cho doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn để thử nghiệm và phát triển, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp mình Theo Phan Đình Quyết (2021) tài chính kém khiến doanh nghiệp không đủ năng lực để trang bị và nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết bị, cũng như lao động có chuyên môn cao, dẫn đến những tổn thất và thiệt hại đáng kể ở hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ Nhìn chung doanh nghiệp logistics cần tháo gỡ những khó khăn về tài chính để tạo tiền đề nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp mình
Các yếu tố bên ngoài sẽ gây nên những tác động một cách gián tiếp tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dưới đây là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của doanh nghiệp:
Môi trường chính trị là một môi trường cơ bản của mọi quốc gia trên thế giới Môi trường chính trị bao gồm các yếu tố liên quan đến sự ổn định của nền chính trị, mức độ can thiệp của chính phủ, vai trò và thái độ của chính phủ đối với kinh doanh quốc tế, các chính sách về thuế và luật lao động, môi trường…(Mai Thanh Lan và cộng sự, 2015) Có một thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện giúp cho năng lực cung ứng dịch vụ được diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả kinh doanh tích cực cho doanh nghiệp logistics
Môi trường pháp lý sẽ liên quan đến những quy định pháp lý để điều chỉnh hoạt động logistics Hai yếu tố môi trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ logistics là sự ổn định của quản lý nhà nước và tham nhũng (Phan Đình Quyết, 2021) Trong đó thì sự ổn định của nhà nước là sự ổn định và chắc chắn trong chính sách của chính phủ như luật pháp, thuế, tài sản hoặc nhân quyền (Wong và Tang, 2018) Sự ổn định của sự quản lý nhà nước hay sự ổn định về chính sách của chính phủ giúp cho các doanh nghiệp logistics hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn Ngoài ra đối với trường hợp doanh nghiệp vận tải hàng hóa hàng không thì ngoài chịu tác động bởi môi trường pháp lý của Việt Nam, các doanh nghiệp này còn sẽ chịu những quy định tại thị trường nước ngoài họ đang hoạt động (Nguyễn Thị Việt Hà, 2023)
Môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics cũng như là năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp đó Theo Nguyễn Hữu Duy (2007), Có một số các nhân tố của môi trường kinh tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp logistics như: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP), lạm phát, lãi suất, khuynh hướng người tiêu dùng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mức độ sẵn sàng của hệ thống tín dụng, kim ngạch xuất khẩu tăng đều có những ảnh hưởng tích cực đối với năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Một môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo cơ hội phát triển cũng như các doanh nghiệp logistics có thể khai thác tối đa năng lực cung ứng dịch vụ của mình Mở rộng ra đối với logistics đường hàng không khi mà kinh tế phát triển tích cực sẽ tạo điều kiện cho nhà nước có ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sân bay, máy bay, giúp cho những doanh nghiệp logistics cũng được hưởng lợi
Môi trường công nghệ đóng một vai trò quan trọng giúp phục vụ cho hoạt động logistics đặc biệt là logistics bằng đường hàng không Theo Lee (2004), Công nghệ đã cách mạng hóa dịch vụ logistics và đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics dựa trên mối liên kết giữa năng lực thích ứng, liên kết và linh hoạt Có thể liệt kê ra một số các hoạt động logistics cần sự phục vụ mạnh mẽ của công nghệ như nhận dạng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho, Về lâu về dài các công nghệ có thể giảm chi phí vận hành và cải thiện đáng kể kết quả dịch vụ logistics (Wong và Tang, 2018)
Do đặc điểm của dịch của loại hình dịch vụ logistics nên khách hàng sử dụng dịch vụ logistics thường là những doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối cùng (Nguyễn Hữu Duy, 2007) Yếu tố khách hàng được coi là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics (Nguyễn Mạnh Tuân, 2019) Cũng theo Phan Đình Quyết (2021), Khách hàng có quyền được đưa ra các yêu cầu và điều kiện tốt nhất liên quan đến đến sản phẩm như chất lượng, giá cả, thanh toán…Vậy nên doanh nghiệp logistics cần phải liên tục nâng cao năng lực cung ứng, áp dụng khoa học công nghệ, để có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
2.3.2.6 Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics là cuộc chạy đua giữa cách doanh nghiệp cung cấp logistics để giành lấy thị phần và tìm kiếm lợi nhuận (Phan Đình Quyết, 2021) Các doanh nghiệp logistics không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế lớn mạnh Các doanh nghiệp logistics toàn cầu có thế mạnh về mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với chủ hàng toàn cầu (Lâm Tuấn Hưng, 2020) Việc cạnh tranh tuy khó khăn những là yếu tố giúp cho doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của mình, qua việc tối ưu dịch vụ, tối ưu nhân sự, tối ưu kế hoạch kinh doanh, để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, qua đó doanh nghiệp sẽ càng có uy tín trên thị trường
2.3.2.7 Yếu tố đối tác dịch vụ
Cũng theo Lâm Tuấn Hưng (2020), việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác dịch vụ sẽ giúp DNDV logistics khắc phục đáng kể các hạn chế, thiếu sót, qua đó nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của mình Trong chuỗi cung ứng logistics thì doanh nghiệp cần hợp tác một các linh hoạt với nhiều bên đối tác khác nhau, đảm bảo cho quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Năng lực trong việc củng cố mối quan hệ với các đối tác được coi là một yếu tố quan trọng quyết định việc kinh doanh của doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH M&R
Khái quát về chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 2015; là chi nhánh tại Hà nội, Việt nam của The M+R Spedag Group chuyên cung cấp dịch vụ logistics quốc tế
Bảng 3.1 Giới thiệu chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Tên công ty CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH M&R FORWARDING TẠI
HÀ NỘI Địa chỉ Tầng 2, tòa nhà Dragon Building, số 24 - 26 Triệu Việt Vương,
Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại 04 6278 3788
Vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng)
Người đại diện GARETH JOHN DAVID EVANS
Loại hình công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Hà nội
0312984687-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 10 năm 2015
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chi nhánh Công ty TNHH
Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding được thành lập vào năm 2015 tại
Hà Nội nhằm kết nối tốt hơn cho việc vận tải hàng hóa toàn cầu khi mà Việt Nam là một trong những nơi giao thương cực kì quan trọng của dòng chảy hàng hóa thế giới
Về lịch sử trước đây thì vào Năm 1952, hai doanh nhân Thụy Sĩ Roger Metzger và Hansruedi Richner đã thành lập công ty giao nhận Metzger+Richner Transport AG tại Basel Ban đầu, công ty trẻ tập trung vào vận tải đường bộ với thủ tục hải quan giữa Đức và Thụy Sĩ và dần dần mở rộng phạm vi dịch vụ của mình ra toàn bộ Châu Âu
Vào năm 1979 với việc mua lại SPEDAG SPEDITIONS AG, một công ty giao nhận vận tải Basel được thành lập vào năm 1928 và đã xây dựng được thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài Spedag Nam Phi là công ty con đầu tiên của họ trên lục địa châu Phi Kể từ đó trở đi, tổ chức này hoạt động với tên thương mại M+R Spedag Group Công ty dần mở rộng hoạt động bằng việc thành lập chi nhánh tại vùng khác như Châu Phi cho đến Châu Á Thái Bình Dương như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, và cho đến 2014 tập đoàn đã lập nên chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và sang đến 2015 là ở Hà Nội với tên gọi là chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội đã phát triển để trở thành một trong những công ty giao nhận lớn với việc tập trung vào vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không cũng như cung cấp các dịch vụ hậu cần quốc tế
Công ty hay Tập đoàn nói chung theo đuổi chính sách kinh doanh bền vững Trọng tâm là các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái Đảm bảo việc làm ở Châu Âu, Châu Á và Châu Phi là một phần quan trọng trong triết lý công ty và là khoản đầu tư tốt nhất cho một tương lai ổn định của công ty Doanh nghiệp luôn luôn cố gắng thúc đẩy hành động độc lập cũng như đào tạo và giáo dục nâng cao cho nhân viên của mình, không ngừng tối ưu hóa việc vận chuyển, đẩy nhanh tiến bộ công nghệ và áp dụng CNTT thông minh vì môi trường, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho hàng hóa nguy hiểm
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính
Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế, dưới đây là các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty:
Dịch vụ logistics cho hàng hóa vận tải bằng đường biển: Cung cấp dịch vụ vận chuyển Full Container Load (FCL) hoặc dịch vụ gom hàng lẻ Less than container load (LCL), nhờ sự đa dạng dịch vụ mà đã mang lại sự linh hoạt cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu khác nhau của từng khách hàng, giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển của lô hàng
Dịch vụ logistics cho hàng hóa vận tải bằng đường hàng không: Cung cấp dịch vụ logistics với đa dạng về gói dịch vụ, cũng như hợp lý cả về thời gian và giá thành Công ty đã xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhiều hãng hàng không nổi tiếng để mang đến dịch vụ vận chuyển uy tín và nhanh chóng tới cho khách hàng
Dịch vụ hải quan: Công ty cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn cho khách hàng về hình thức khai hải quan, tính thuế, và các chính sách thuế có liên quan
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Nguồn: Phòng nhân sự chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch chiến lượng tổng thể và quản lý rủi ro cho công ty Ngoài ra giám đốc phải phối hợp với các phòng ban khác đặc biệt là các trưởng nhóm để có thể kịp thời nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh chính sách phù hợp một cách kịp thời
Phó giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ với giám đốc trong việc lập kế hoạch công ty và điều phối việc vận hành của các phòng ban Phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo việc vận hành công ty một cách ổn định và hướng tới đạt được mục tiêu chiến lược
Phòng Nhân Sự chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý và phát triển tài nguyên quan trọng nhất của công ty đó là con người Cụ thể phòng nhân sự chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo phát triển năng lực nhân viên, quản lý về lương thưởng và phúc lợi Bên cạnh đó phòng nhân sự đảm bảo tạo nên một môi trường làm việc tốt giúp thúc đẩy hiệu quả công việc cũng như là hạnh phúc của nhân viên
Phòng Kinh Doanh Quốc Tế và Phát Triển Thị Trường chịu trách nhiệm thực hiện việc tìm kiếm khách hàng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty Ngoài ra là phải kết nối với các phòng ban khác thật chặt chẽ để đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp, hiệu quả cũng như phải làm hài lòng được khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
Phòng Tài Chính và Kế Toán chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán - tài chính, quản lý nguồn thu và chi của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có sự cập nhật liên tục về sự biến động của tài sản đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng luật pháp quy định của Việt Nam
Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
3.2.1 Năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng
Kết quả đánh giá về năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội được thể hiện qua bảng:
Bảng 3.5 Đánh giá của khách hàng về năng lực nhận biết về đáp ứng nhu cầu khách hàng chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Khả năng xác định và đáp ứng chính xác yêu cầu dịch vụ của khách hàng 3,90 Khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu dịch vụ của khách hàng 3,52 Khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng 4,11
Khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Dựa vào kết quả khảo sát từ khách hàng của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội, thực trạng năng lực nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách hàng cho thấy còn một số hạn chế tuy nhiên đã đáp ứng khá tốt được nhu cầu của khách hàng, cụ thể:
Khả năng xác định và đáp ứng chính xác yêu cầu dịch vụ của khách hàng
Theo khảo sát điểm trung bình của khả năng này là 3,90, đây là một mức khá cao gần mức đánh giá tốt Để có thể thực hiện tốt khả năng này công ty cũng thường xuyên thực hiện các khảo sát ví dụ như bố trí nhân viên ở trong các hội nhóm trên mạng xã hội để thu thập thông tin về khách hàng, họ đang muốn gửi loại hàng gì, số lượng ra sao, gửi đi đâu sau đó các thông tin sẽ được nhận viên tự tổng hợp lại hai tuần một lần rồi báo cáo lên cấp quản lý Bên cạnh đó đội chăm sóc khách hàng luôn hướng đến làm bạn với khách hàng chứ không chỉ giữ quan hệ buôn bán, làm sao cho xây dựng được những cuộc trò chuyện sâu để thấu hiểu những nhu cầu họ gặp phải qua đó thiết kế giải pháp dịch vụ một cách hợp lý hơn Tuy nhiên đã xuất hiện một số vấn đề không mong muốn đó là hiện tượng thất lạc chứng từ và sai thông tin người nhận hàng Những hiện tượng này đang được ban lãnh đạo gấp rút khắc phục triệt để
Khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu dịch vụ của khách hàng
Về khả năng này điểm trung bình đạt mức 3,52, đây là một mức điểm trung bình nhưng cũng không quá thấp Trong quá trình cung cấp dịch vụ có những khách hàng mong muốn vận chuyển những loại hàng hóa đặc biệt như hàng hóa nguy hiểm bị giới hạn vận chuyển Với yêu cầu như vậy công ty cũng cố gắng thực hiện trong khả năng cho phép của mình cũng như của đơn vị đối tác Sự linh hoạt còn thể hiện ở việc với những địa điểm vận tải đặc biệt và khó khăn công ty sẽ cố gắng sử dụng mối quan hệ để kết nối với các tuyến đường bay phù hợp cũng như kết hợp vận tải đa phương thức để phục vụ yêu cầu của khách hàng Bên cạnh đó với những lô hàng có yêu cầu về lịch trình vận chuyển đặc biệt công ty cũng linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu đó
Khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng
Với khả năng này điểm đánh giá trung bình đạt mức cao lên tới 4,11 cho thấy rằng khách hàng hài lòng với mức độ phục vụ của doanh nghiệp Hệ thống nhân viên chăm sóc khách hàng gần như luôn luôn sẵn sàng kể cả ngoài giờ làm việc để có thể cập nhật cho khách hàng những biến động bất ngờ hoặc có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu gấp của khách hàng
Do đặc điểm của ngành logistics hàng không là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thường phải phụ thuộc vào các hãng máy bay, vậy nên trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không công ty luôn cố gắng hết sức để làm tốt nhất những phần việc mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và tối ưu được nhằm đặt mục đích thời gian từ khi đặt đơn đến khi tới tay khách hàng là thấp nhất Cụ thể như bước nhận và xác nhận yêu cầu của khách hàng, đặt chỗ với hãng hàng không và thông báo cho khách là hai bước doanh nghiệp đã tối ưu để chỉ còn trong 1 – 2 ngày Với các bước như chuẩn bị chứng từ, khai báo hải quan tuy phải phụ thuộc vào việc trao đổi thông tin với hãng hàng không, bộ phận hải quan nhưng công ty luôn làm việc đảm bảo đúng quy trình để tránh những vấn đề không đáng có Tới bước xử lý tại kho và vận chuyển nội địa luôn được công ty bố trí nhân viên cụ thể và làm việc một cách hết sức khẩn trương Và sau cùng là vẫn giữ theo dõi lô hàng liên tục tới khi khách hàng nhận được
Ngoài ra đối với những đơn hàng gấp công ty cũng tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng, nhằm phối hợp giữa các phòng ban một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả về vận chuyển hàng hóa Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó là công ty bị phụ thuộc vào các hãng hàng không cũng như điều kiện thời tiết, vậy nên có một số đơn hàng không đảm bảo như thời gian đã cam kết ban đầu
Khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics
Khả năng này được đánh giá với mức điểm trung bình 3,47 Trong những khoảng thời gian cao điểm như những dịp lễ tết hoặc khoảng thời gian cuối năm khi các hãng công nghệ lớn liên tục ra mắt sản phẩm mới thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không sẽ tăng mạnh Để thích ứng mới điều này công ty không chọn giải pháp ngắn hạn mà luôn đặt ra mục tiêu tối ưu hóa quy trình, hiệu suất của doanh nghiệp để từ đó có thể nắm bắt được cơ hội khi thị trường hoạt động mạnh mẽ Tuy nhiên việc chưa nắm được trước kế hoạch đặt hàng của khách vậy nên việc chuẩn bị trước nguồn lực vẫn còn gặp nhiều hạn chế
Bên cạnh đó, trong những năm trở lại đây những đơn hàng vận chuyển sản phẩm nông sản như vải, dâu, có xu hướng tăng mạnh Mặc dù có sự cố gắng thích nghi thế nhưng việc nắm bắt nhu cầu này chưa thực sự tốt do hạn chế trong việc đảm bảo đúng thời gian và hạn chế khối lượng vận chuyển, gây ra ảnh hưởng chất lượng hàng hóa Nhìn chung công ty chưa thể đáp ứng tối đa được các yêu cầu vận chuyển của khách hàng
3.2.2 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì doanh nghiệp logistics nào nắm bắt cũng như ứng dụng được chúng trong hoạt động cung ứng dịch vụ thì sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ các khâu hoạt động của doanh nghiệp Và chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội cung đang cố gắng để hoàn thiện điều đó, dưới đây là thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp:
Khả năng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến để quản lý và xử lý các giao dịch kinh doanh
Tại chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội hiện tại đang sử dụng phần mềm L-Shipping để quản lý và xử lý các giao dịch kinh doanh (Hình 3.3) Phần mềm L-Shipping sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ các thông tin về khách hàng, đối tác cung cấp dịch vụ, cũng như các lô hàng đã và đang cung ứng dịch vụ
Hình 3.3 Giao diện phần mềm L-Shipping
Nguồn: Phòng Vận Hành và Logistics Quốc tế chi nhánh công ty TNHH M&R
Phần mềm tạo nên một cổng thông tin chung giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ và ra các quyết định trực tiếp, ngoài ra các phòng ban khác như phòng kinh doanh quốc tế và phòng vận hành và logistics quốc tế có thể kết nối với nhau và thực hiện nhiệm vụ của mình
Trong quá trình làm việc sinh viên thấy phần mềm có một tính năng cho phép ghi chép nhật ký chăm sóc cho từng khách hàng từ khi mới tiếp cận đến khi chinh phục được và chăm sóc về sau và thông tin này sẽ được theo dõi bởi đội trưởng và ban lãnh đạo (Hình 3.4) Là một nhân viên kinh doanh sinh viên sẽ phải điền thông tin cập nhật về đặc điểm khách hàng, kế hoạch chăm sóc cũng như các hành động cần phải làm để chinh phục khách hàng, nếu không hợp lý sẽ được đội trưởng chỉ dẫn và chỉnh sửa Chính vì thế tính năng giúp cho cả team không phải mất thời gian báo cáo và họp bàn quá nhiều thay vào đó là những góp ý nhanh chóng và trực tiếp từ đội trường sẽ giúp nhân viên có thể đưa ra phương án tiếp theo một cách nhanh chóng, tăng cơ hội nhận được đơn đặt hàng Qua quá trình làm việc tại doanh nghiệp, sinh viên thấy rằng phần mềm sử dụng trơn tru và rất nhanh chóng
Bên cạnh đó cũng như hầu hết như các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ logistics khác chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội đang sử dụng phần mềm ECUS5VNACCS được cung cấp bởi Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn Phần mềm có tác dụng giúp công ty thực hiện hoạt động khai báo hải quan điện tử của mình
Hình 3.4 Hình ảnh tính năng nhật ký khách hàng
Nguồn: Phòng Vận Hành và Logistics Quốc tế chi nhánh công ty TNHH M&R
Forwarding tại Hà Nội Khả năng sử dụng công nghệ thông tin an toàn để thực hiện các giao dịch
Đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của
3.4.1 Một số kết quả đạt được
Thứ nhất, chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội nhìn chung đã đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng Công ty có sự kiểm soát chặt chẽ từ những bước chăm sóc khách hàng đầu tiên cho đến khi thực hiện xong dịch vụ, nhờ có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban cũng như mối quan hệ tốt với các bên đối tác, chính quyền đã giúp cho quá trình cung ứng dịch vụ của công ty diễn ra một cách trơn tru và thuận lợi Minh chứng là doanh thu của công ty tăng đột biến trong năm
2022, tuy rằng có sự suy giảm vào năm 2023 nhưng đó vẫn là một con số ấn tượng nếu so sánh với năm 2021 Bên cạnh đó thì lượng khách hàng của công ty cũng được mở rộng, có thể nói rằng uy tín của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội trên thị trường ngày càng được khẳng định
Thứ hai, chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các bên đối tác đặc biệt là các hãng hàng không lớn trên thế giới như Turkish Airlines, ETIHAD Airways, Cathay Pacific, Qatar Airways, Cargolux, United Airlines, Singapore Airlines, DHL, UPS Vì vậy nên công ty có lợi thế trong việc đẩy nhanh quá trình dịch vụ mà không cần qua các bên trung gian khác cũng như sở hữu mức giá dịch vụ cạnh tranh hơn Bên cạnh đó công ty cũng luôn chú trọng trong việc phát triển quan hệ đối tác với cấp chính quyền, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương và đường lối được đề ra, qua đó đảm bảo việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng được diễn ra thuận lợi
Thứ ba, phải nói rằng việc áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình cung ứng logistics đường hàng không đã nâng cao hiệu suất cũng như trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Với sự hỗ trợ từ phần mềm L-Shipping nhân viên thông tin có một nguồn thông tin chung để kết nối và hợp tác với nhau một các hiệu quả hơn, hơn nữa nhờ sự cập nhật nhật ký chăm sóc khách hàng thường xuyên mà giúp cho tiết kiệm thời gian cho đội nhóm và tăng khả năng nhận được đơn đặt hàng Ngoài với những tính năng bổ trợ kèm theo mà công ty có thể theo dõi và cập nhật tình hình đơn hàng một cách nhanh chóng cũng như phát hiện và khắc phục các trường hợp bất thường một cách kịp thời
Thứ tư, về năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ Trong những năm qua công ty vẫn đã và đang hướng đến tạo nên một môi trường làm việc tích cực nơi mà mọi người được có cơ hội phát huy hết tiềm năng của bản thân mình Bên cạnh đó nhân viên thường xuyên được tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ Có thể nói rằng nhờ tinh thần không ngừng học hỏi và cải tiến mà công ty có thể bước qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn hơn nữa còn đạt được những thành công ngoài mong đợi
3.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp còn có những hạn chế Phải nói rằng công ty nói chung và đội ngũ ban lãnh đạo nói riêng có sự nhanh nhạy cần thiết để nhận biết được những biến động về nhu cầu của khách hàng và thị trường, tuy nhiên sự thích ứng với chúng thì chưa được thực hiện thực sự hiệu quả gây nên doanh nghiệp mất đi những khách hàng tiềm năng và không cạnh tranh tốt được với những đối thủ
Nguyên nhân là do công ty là một chi nhánh của một doanh nghiệp toàn cầu vậy nên còn bị phù thuộc vào công ty mẹ và mục tiêu quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sự hoạt động ổn định của tổng công ty Bên cạnh đó là công ty chưa có những khách hàng có quan hệ thân thiết với doanh nghiệp và báo trước lịch trình đặt hàng để công ty có sự chuẩn bị từ trước Ngoài ra do tình hình kinh tế bất ổn và dự đoán về những khó khăn trong năm 2024 vẫn còn vậy nên ban lãnh đạo công ty cũng có sự thận trọng nhất định trong việc đầu tư đón đầu xu hướng nhu cầu của khách hàng và thị trường
Thứ hai, công ty gặp hạn chế trong năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ đó là về chế độ đãi ngộ còn tập trung quá nhiều vào doanh thu gây nên thiếu hụt động lực, sự nhiệt tình của nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng mới, doanh thu của công ty phụ thuộc nhiều vào lượng khách hàng lâu năm và rất dễ gặp rủi ro khi mà thị trường ngày càng cạnh tranh hơn, những khách hàng tưởng chừng như đã chinh phục được có thể quyết định chuyển đơn vị cung cấp dịch vụ bất kỳ lúc nào
Nguyên nhân là do công ty có chính sách về lương thưởng cho nhân viên kinh doanh chưa thực sự hợp lý chưa thúc đẩy nhân viên đi tìm khách hàng tiềm năng mới
Cụ thể đối với mỗi nhân viên kinh doanh công ty sẽ cố định một mức doanh thu hàng tháng và một lượng khách mới cần tìm thêm mỗi tháng Chính vì áp lực với số lượng khách hàng mới nên các nhân viên thường sẽ tìm kiếm những khách hàng nhỏ lẻ và không thực sự tiềm năng với doanh nghiệp và rồi vẫn phụ thuộc nhiều vào khách hàng cũ để đạt được mức yêu cầu mà công ty đề ra
Thứ ba, hạn chế tiếp theo mà doanh nghiệp gặp phải đó là hiện tượng thất lạc chứng từ và sai thông tin người nhận hàng trong quá trình vận chuyển Cụ thể khi một lô hàng bị thất lạc chứng từ, đại lý của công ty tại nước nhập khẩu sẽ phải làm công văn bổ sung chứng từ cho hải quan nước đó, vô hình chung làm kéo dài thời gian xử lý lô hàng Và khi thông tin người nhận hàng không trùng khớp với thông tin trên hệ thống hải quan thì công ty phải yêu cầu hãng hàng không truyền lại FWB/FHL để đại lý tại nước sở tại sửa chứng từ Vấn đề này gây nên ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch của khách hàng cũng như thiệt hại về tiền bạc và giảm độ uy tín của doanh nghiệp
Nguyên nhân của hiện tượng thất lạc chứng từ là do công ty có sự sơ suất trong việc vận chuyển chứng từ, và chưa có cam kết rõ ràng với hãng hàng không do khả năng cung ứng dịch vụ của các hàng hàng không còn chưa đạt yêu cầu Bên cạnh đó nguyên nhân cho việc sai thông tin người nhận hàng là do người gửi hàng cung cấp thông tin không chính xác.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
Định hướng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
4.1 Định hướng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
4.1.1 Xu hướng của vận tải hàng không trong thời gian tới
Theo Cục Hàng không Việt Nam dự báo thị trường hàng không Việt Nam sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024 Cụ thể về vận tải hàng hóa, tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đạt 1,16 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2023 và phục hồi 92% so với năm 2019 Và theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), vận tải hàng hóa đường hàng không của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2035 có thể đạt mức 6,7%/năm, cao hơn mức 3,9%/năm của thế giới và 4,6%/năm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương Có thể thấy rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không hơn nữa và trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực
Việt Nam cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu trong việc quan hệ quốc tế Điển hình là việc tham gia vào các tổ chức thương mại lớn trên thế giới như ASEAN, APEC, WTO, hay là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, Cụ thể việc các rào cản về thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ và giảm đi sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, qua đó thúc đẩy nhu cầu dịch vụ logistics nói chung và logistics bằng đường hàng không nói riêng Theo nghiên cứu của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 33,06% vào năm 2025 Chính những chính sách kết nối quốc tế đúng đắn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics đường hàng không tại Việt Nam phát triển
Về mặt chính sách, Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến năm 2030 quy hoạch 28 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không nội địa Định hướng đến năm 2050 quy hoạch 29 cảng hàng không bao gồm
14 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa Trong đó Quy hoạch trung tâm logistics tại các cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai, Vân Đồn, Cần Thơ và một số cảng hàng không khác khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đạt nhu cầu vận tải lớn hơn 250.000 tấn/năm (Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 -
Bộ Công Thương) Nhằm tận dụng được vị đắc địa chính phủ cũng đang có những chính sách đầu tư hướng tới Việt Nam trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa qua đường hàng không trọng yếu
Tuy có những cố gắng trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhưng hạ tầng phục vụ vận chuyển qua đường hàng không còn chưa khai thác hết tiềm năng của Việt Nam Bên cạnh đó là là ảnh hưởng của những sự kiện chính trị đang ảnh hưởng mạnh tới ngành
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
4.1.2 Định hướng của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Kéo theo xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của logistics bằng đường hàng không thì mức độ cạnh tranh cũng như nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng được nâng cao Nhận thức được điều đó ban lãnh đạo chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội đã đề ra những định hướng phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa Dưới đây là một số định hướng của công ty:
- Định hướng phát triển chung
Trở thành một thương hiệu uy tín và tin cậy hàng đầu Việt Nam, nơi mà mỗi khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ logistics xuất sắc cũng như mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội
- Định hướng phát triển dịch vụ logistics đường hàng không
Thứ nhất, phát triển năng lực quản trị của ban lãnh đạo cũng như trình độ của toàn thể nhân viên công ty Cần xây dựng một lộ trình đào tạo bài bản, liên tục với tinh thần không ngừng học hỏi và cải tiến, đồng thời là tạo điều kiện cho nhân sự có cơ hội đóng góp ý kiến, gia tăng tính tự chủ trong công việc để mỗi cá nhân đều đóng góp hết mình vào mục tiêu chung của tổ chức
Thứ hai, hướng đến chinh phục khách hàng mới khách hàng mục tiêu của công ty thay vì phụ thuộc vào khách hàng cũ Để thực hiện điều đó công ty cần mở rộng thị trường hơn nữa và vẫn cần duy trì khách hàng từ hai vùng chính là Châu Âu và Mỹ Và điều đặc biệt quan trọng là mở rộng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài cũng như duy trì mối quan hệ hợp tác vác các hãng máy bay
Thứ ba, nâng cao chất lượng của dịch vụ công ty đang cung cấp Để làm được điều đó công ty cần phải tối ưu hơn nữa quy trình cung ứng dịch vụ logistics, nâng cao tinh thần trách nhiệm hết lòng vì khách hàng của nhân viên công ty, và bên cạnh đó cần thích nghi tốt với các xu hướng các nhu cầu đặc biệt của khách hàng qua đó tạo nên sự khác biệt cũng như ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
4.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
4.2.1 Giải pháp tăng khả năng thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường
Việc là chi nhánh của một công ty đa quốc gia vừa là cơ hội cũng như là thách thức cho chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội Thách thức đó là chi nhánh sẽ hoạt động dựa trên việc thực hiện mục tiêu của công ty mẹ nên có thể sẽ gặp hạn chế cho ban lãnh đạo trong việc quyết định định hướng của công ty, tuy nhiên lợi thế cực lớn đó là chi nhánh sẽ có được nguồn thông tin về thị trường và về khách hàng từ khắp các chi nhánh trên thế giới, điều này sẽ tiết kiệm cho công ty một khoản đầu tư khổng lồ
Giải pháp sinh viên đề xuất nhằm giúp công ty có thể tăng khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường đó là dựa vào mối quan hệ với các chi nhánh anh em như chi nhánh từ Pháp, Đức, Singapore, China, và thực hiện việc khảo sát về nhu cầu và khách hàng nội địa qua các hội nhóm và triển lãm để cập nhật thông tin, xu hướng ngành logistics, và xu hướng biến động về nhu cầu khách hàng Ngoài ra công ty hướng đến xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm nắm bắt trước kế hoạch đặt hàng của khách để có sự chuẩn bị vào những thời gian cao điểm trong năm Qua những thông tin trên để phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược hợp lý để có thể thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng như không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng
4.2.2 Giải pháp cải thiện khả năng quản trị nhân lực
Như đã trình bày ở phần nguyên nhân hạn chế thì do việc đặt cách tính lương thưởng cho nhân viên kinh doanh chưa có sự hợp lý đó là chỉ chú trọng về doanh thu và chỉ quan tâm về số lượng khách mới chứ không quan tâm nhiều đến chất lượng của khách mới thu về, vậy nên kéo theo bộ phần đầu não tìm kiếm khách hàng trở nên dần phụ thuộc vào nguồn khách hàng cũ và không chú trọng tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng
Giải pháp đó là thay đổi cơ chế tính lương thưởng của nhân viên kinh doanh Công ty có thể giảm yêu cầu về doanh thu cho mỗi nhân viên xuống và thêm vào đó là yêu cầu về chinh phục khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu là những khách hàng tiềm năng có thể đặt hàng lớn trong tương lại và là nguồn nuôi dưỡng công ty trong tương lai Ví dụ như thay vì yêu cầu trước kia là $40000 + 3 khách mới thì có thể thay đổi thành $30000 + 1 khách hàng mục tiêu và ràng buộc thêm điều kiện nếu không đạt hai điều trên sẽ bị trừ % hoa hồng Khách hàng mục tiêu là khách hàng mà sau khi thử dịch vụ sẽ đặt một đơn lớn hoặc có thể là đặt đơn khá lớn ngay lần đầu sử dụng dịch vụ, công ty có thể quy định khách hàng mục tiêu là khách hàng đặt lớn hơn $5000 trong đơn đầu hoặc đơn thứ hai
4.2.3 Giải pháp tăng cường đào tạo nhân lực và phối hợp chặt chẽ với các bên đối tác trong việc phát hành và vận chuyển chứng từ Để có thể khắc phục được hiện tượng thất lạc chứng từ cũng như sai thông tin của chứng từ, công ty cần có các biện pháp nhanh chóng để khắc phục tình trạng này
Cụ thể công ty cần đàm phán với các đối tác cung cấp dịch vụ, các hãng hàng không về việc quy định rõ trách nhiệm trong việc để thất lạc chứng từ, cũng như cần có những cam kết khắt khe hơn từ phía các hãng vận tải, ví dụ như những cam kết đền bù thiệt hại nếu trường hợp mất chứng từ xảy ra Còn đối với việc sai thông tin chứng từ công ty cần có sự kiểm tra lại thông tin trước khi làm chứng từ cũng như đào tạo bộ phận nhân viên kinh doanh có sự xác nhận, trao đổi thông tin với khách hàng nhằm tránh sự sai sót đến mức tối đa.
Kiến nghị với Nhà nước
Mặc dù Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực logistics bằng đường hàng không, tuy nhiên cho đến hiện tại ngành logistics hàng không tại nước ta chưa khai thác hết được tiềm năng ấy Việc phát triển của ngành là yếu tố quyết định chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội có thể tồn tại và phát triển hay không Chính vì vậy sinh viên có một số đề xuất về việc cải tiến như sau:
Cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp logistics Phải nói rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cung cấp dịch vụ đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn mặc dụ đặc trưng của hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam là vừa và nhỏ thế nên tiềm lực đầu tư chưa thực sự mạnh Chính vì vậy Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cũng như khuyến khích để doanh nghiệp nâng cao năng suất, nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài
Cần phải phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho logistics bằng đường hàng không Hiện tại hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics tại Việt Nam có sự quá tải và phụ thuộc vào hai sân bay lớn là sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất Chính vì vậy Nhà nước cần đầu tư phát triển hạ tầng sân bay, cảng hàng không, hệ thống giao thông đồng bộ và liên kết giữa các phương thức vận tải cũng như đầu tư vào các dự án kết nối giao thông đường hàng không trong nước và quốc tế
Hoàn thiện hệ thống pháp luật logistics bằng đường hàng không Cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như tiếp tục cải tiến các thủ tục giao nhận, thủ tục hải quan sao cho quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng Ngoài ra cần phải đàm bảo an toàn và an ninh cho hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay một cách tốt nhất.
Đề xuất của sinh viên
Sinh viên đã trình bày ở phần thực trạng khả năng sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến để quản lý và xử lý các giao dịch kinh doanh Sinh viên nhận thấy phần mềm L- Shipping mà công ty đang sử dụng có một tính năng hay đó là cho phép nhân viên kinh doanh ghi chép lại nhật ký chăm sóc cho từng khách hàng Nhờ những thông tin này mà người quản lý hoặc đội trưởng có thể nắm bắt được đặc điểm khách hàng, cách thức và kế hoạch mà nhân viên này đang làm để có thể chinh phục khách hàng, sau đó có thể đưa ra những góp ý cho nhân viên một cách nhanh chóng và có thể tăng cơ hội nhận được đơn đặt hàng Tính năng này mang lại sự tiết kiệm thời gian cho công ty khi mà đội nhóm không phải báo cáo và họp quá nhiều để bàn về nhân viên đang chăm sóc ai, chăm sóc như thế nào Hơn nữa nếu không có những góp ý kịp thời từ những người có kinh nghiệm thì rất có thể sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng
Tuy nhiên tính năng này vẫn có thể cải tiến hơn nữa, cụ thể phần mềm L-Shipping chưa cho phép tính năng mà người quản lý hoặc đội trưởng có thể nhận xét và đưa ra những giải pháp trực tiếp trên phần mềm mà sau khi nắm được thông tin và muốn giúp đỡ họ sẽ phải nhắn tin hoặc góp ý trực tiếp tại văn phòng Vậy nên sinh viên đề xuất công ty sẽ thuê doanh nghiệp cung cấp phần mềm tích hợp tính năng comment và thả cảm xúc vào phần ghi chép nhật ký chăm sóc khách hàng của nhân viên kinh doanh Sinh viên tin rằng tính năng mới này sẽ còn tiết kiệm thời gian của người quản lý hoặc đội trưởng nhiều hơn nữa và đặc biệt đôi khi họ sẽ phải có những chuyến công tác xa thì đây sẽ là điều cực kỳ hữu ích trong việc cập nhật tình hình chăm sóc khách hàng của nhân viên bất kể thời gian nào một cách nhanh chóng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa mà các dịch vụ logistics ngày càng đóng một vai trò quan trọng và cũng là thời cơ để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyển mình
Cơ hội có tuy nhiên thách thức cũng là rất nhiều với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics như chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
Khóa luận tập trung thực hiện phân tích năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của chi nhánh công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội Với những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, khóa luận tổng kết được một số điểm sau:
- Tổng hợp được cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
- Đánh giá được thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không tại Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
- Đề xuất và khuyến nghị một số phương án để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics đường hàng không
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu, vậy nên khóa luận còn hạn chế sau: Khóa luận tập trung vào phân tích năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không của doanh nghiệp mà chưa thể đi sau vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không
Vì vậy, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo thì có thể tập trung về nghiên cứu quản lý của Nhà nước với dịch vụ logistics đường hàng không, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không,…
Sinh viên hy vọng những kiến thức được phân tích trong khóa luận có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo đối với loại hình dịch vụ logistics bằng đường hàng không đang ngày càng phát triển tại Việt Nam
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Tài Chính (2023) Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics Truy cập ngày 30/2/2024, từ: https://mof.gov.vn/
2 Bùi Duy Linh (2018), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế
Quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương
3 Lâm Tuấn Hưng (2020) Năng lực cung ứng dịch vụ của Doanh nghiệp Logistics Việt
Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
4 Lục Thị Thu Hương (2022) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics tuyến Trung Quốc - Việt Nam bằng đường bộ tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại quốc tế Thăng Long, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội
5 Mai Thanh Lan (2012), Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý của các DN tư vấn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại
6 Mai Thanh Lan và cộng sự (2015) Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thống kê
7 Nguyễn Hoàng Việt và Phan Đình Quyết (2022) Tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng NXB Hà Nội
8 Nguyễn Hữu Duy (2007) Xây dựng chiến lược phát triển công ty APL logistics Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2011, luận văn thạc sĩ kinh tế - chuyên ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Kinh Tế TP.HCM
9 Nguyễn Thị Việt Hà (2023) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của Công ty Cổ phần VietjetAir Cargo, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại
10 Phan Đình Quyết (2021), Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương Mại
11 Phòng Kinh Doanh Quốc Tế và Phát Triển Thị Trường, Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
12 Phòng Tài chính và Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2021, Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
13 Phòng Tài chính và Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2022, Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
14 Phòng Tài chính và Kế toán, Báo cáo tài chính năm 2023, Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
15 Phòng Tổ chức - Hành chính, Chi nhánh Công ty TNHH M&R Forwarding tại Hà Nội
16 Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp 2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
17 Tổng cục thống kê (2023) Xuất nhập khẩu năm 2023 nỗ lực phục hồi, tạo đà bứt phá cho năm 2024 Truy cập ngày 30/2/2024, từ: https://www.gso.gov.vn/
18 Trang web chính thức của công ty: https://www.mrspedag.com/
19 VOV Giao Thông (2023) Làm chủ miếng bánh thị phần logistic hàng không Truy cập ngày 30/2/2024, từ: https://vovgiaothong.vn/
1 Ahlstrom D., Bruton G D., Chan E S (2001), “Human resource management by foreign firms in China: Solving the human resource quandary of managing host country personnel”, Business Horizons, 44(3), 59–68
2 Bowersox D J., Daugherty P J., Drửge C L., Rogers D S., Wardlow D L (1989), Leading edge logistics: competitive positioning for the 1990s Oak Brook, IL: Council of Logistics Management
3 Ding Ming Juan (2011), Factors affecting logistics service competencies: An empirical study of logistics service providers in China, PhD Thesis, School of Business
Information Technology and Logistics, Business Portfolio, RMIT University
4 Gustin C.M., Daugherty P.J., Stank T.P (1995) “The effects of information availability on logistics integration” Journal of Business Logistics, 16 (1), 1–21
5 Harel G.H., Tzafrir S.S (1999) ‘The Effect of Human Resource Management Practices on the Perceptions of Organizational and Market Performance of the Firm’, Human Resource Management, 38(3): 185–200
6 Hong J., Chin A T H., Liu B (2007) “Logistics Service Providers in China: Current Status and Future Prospects.” Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 19 (2):168–81
7 Kotonen Ulla, Suomaki Anu (2012), Competence development of logistics centers,
Lahti University of Applied Sciences
8 Lai Kee-Hung, Wong Christina W.Y., Cheng T.C.E (2008), “A coordination theoretical investigation of the impact of electronic integration on logistics performance”, Information & Management, Volume 45, Issue 1, January 2008, Pages 10-20
9 Lee, H L (2004) “The Triple-A Supply Chain”, Harvard Business Review 82 (10): 102–112
10 Li X., Chung C., Goldsby T J., Holsapple C W (2008) “A Unified Model of Supply Chain Agility: The Work-Design Perspective.” International Journal of Logistics Management, 19 (3): 408–35
11 Mentzer John T., Stank Theodore P., Esper Terry L (2008) “Supply chain management and its relationship to logistics, marketing, production, and operations management.” Journal of Business Logistics, Volume 29, Issue 1, Pages 31-46
12 Morash E A., Drửge C L M., Vickery S K (1996), “Strategic logistics capabilities for competitive advantage and firm success” Journal of Business Logistics 17(1) 1-22
13 Orlikowski W.J., Gash D.C (1992), Changing Frames: Understanding Technological Change in Organizations Massachusetts Institute of Technology
14 Wong Wai Peng, Tang Chor Foon (2018), “The major determinants of logistics performance in a global perspective: evidence from panel data analysis”, International Journal of Logistics Research and Applications, Volume 21, Issue 4, p 1-13
15 Zhao M., Drửge C., Stank T (2001) “The effects of logistics capabilities on firm performance: customer-focused versus information-focused capabilities” Journal of Business Logistics 22(2) 91-107
16 Zhu C.J., Cooper B., De Cieri H., Dowling P.J (2005), “A Problematic Transition to a Strategic Role: Human Resource Management in Industrial Enterprises in China”, International Journal of Human Resource Management, 16(4): 513–41.