tiểu luận môn đàn tranh 6

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn tranh 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhạc cụ truyền thống Việt Nam: - Đàn nhị: + Nguồn gốc: Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị tiếng Trung: 二胡; bính âm: èrhú; Hán Việt: nhị hồ, có

Trang 1

Cần Thơ, 10/10/2022

ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ**********************

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

Họ và tên: Nguyễn Phú QuốcMSSV: CS171743Mã môn học: ĐTR102

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 2

Cấu tạo:+

Cách dùng:- Đàn bầu

+

Nguồn gốc:+

Cấu tạo:+

1 Nhạc cụ truyền thống Việt Nam: - Đàn nhị:

+ Nguồn gốc: Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (tiếng Trung: 二胡; bính âm: èrhú; Hán Việt: nhị hồ), có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc sinh

Trang 3

sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa" Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãinhạc cụ này như Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau Người Kinh gọi là líu hay nhị líu (để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi là "Cò ke", người miền Nam gọi là Đờn cò Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó

+ Cấu tạo: Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:1 Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướngvới bát nhị.

2 Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.

3 Cung vĩ: làm bằng cành , cành tre mây hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa Những lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh Do những lông đuôi ngựa mắc liền hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn Ở Trung Quốc vẫn có một số loại đàn nhị và hồ cầm có cung vĩ rời.

4 Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau,gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.

5 Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng gỗ cứng Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia không bịt gì cả Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da Riêng đàn nhị Trung Quốc, bát nhị có hình bát giác hay hình trụ làm bằng gỗ, xưa là ống tre trụ tròn.6 Ngựa đàn nhị là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời với cây đàn của bạn Nó giúp nâng đỡ 2 dây đàn của bạn không chạm vào mặt da đànNgoài ra tiếng đàn của bạn có hay hay không cũng phụ thuộc 20% vào yếu tố ngựađàn (cách chế tác gia công và vật liệu gỗ).

Trang 4

7 Dây đàn dây đàn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên âm thanh đặc trưng của cây đàn.

Trang 5

- Những nhạc cụ tương tự ở các quốc gia châu Á:

+ Campuchia: Tro (tiếng Khmer: ទទទ, phát âm tiếng Khmer: [T’ru])

+ Nhật Bản: Kokyu

Trang 6

+ Triều Tiên: Hề cẩm

Trang 7

+ Bắc Triều Tiên:

Trang 8

+ Saw (phiên âm tiếng Thái: xò) như là: xò đuông, xò u, xò xảm xài, Xò krapăng, xò bang, xò píp, xò lò

Xò u:

Trang 9

+ Ấn Độ: Ekata+ Cape Verde: Cimboa+ Tuva: Byzaanchy- Cách sử dụng nhạc cụ:

+ Cách phát âm: Tay trái giữ dọc nhị và bấm vào dây đàn bằng lòng ngón tayhoặc đầu ngón tay Tay phải cầm cung vĩ kéo đẩy để tạo ra âm thanh Có nhiều kỹthuật đàn như ngón vuốt, ngón láy, ngón nhấn, ngón chuyền để cung vĩ ngắt,cung vĩ rung, cung vĩ rời, cung vĩ liền…

+ Kỹ thuật cơ bản dùng để diễn tấu:

- Tay phải: Là tay được sử dụng để cầm cung vĩ Người chơi càng điêu luyện thìcàng điều khiển được lựa chạm và kéo tạo ra âm thanh bay bổng, mềm mại hoặcmạnh mẽ, dứt khoát Có 4 kỹ thuật chơi đàn nhị, đó là cung vĩ liền, cung vĩ ngắt,cung vĩ rời và cung vĩ rung.

Cung vĩ liền: Cầm cung vĩ kéo những nốt nhạc quyện từ nốt này sang nốt khácnhư khi luyến láy giọng hát.

Cung vĩ rời: Cầm cung vi kéo những nốt nhạc, nốt nhạc này rời nốt nhạc kia.Điều này có nghĩa là không luyến.

Cung vĩ ngắn: Sử dụng cung vĩ kéo các nốt nhạc gãy gọn và dứt khoát.

Cung vĩ rung: Sử dụng cung vĩ kéo đi kéo lại liên tục một nốt thường để diễn tấunhững đoạn cao trào, khẩn cấp và vui vẻ.

- Tay trái: Dùng tay trái bấm ngón tay vào dây đàn để tạo tạo ra các nốt nhạc Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây đàn để tạo độ ngân rung mềm mại.

Trang 10

Ngón vuốt: Vuốt từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên dây đàn Âm vuốt cótác dụng làm tiếng đàn trở nên mềm mại, uyển chuyển gần giống như giọng hát.Ngón nhấn: Giúp âm thanh cao lên 1 cung.

Ngón láy hay ngón vỗ: Sử dụng ngón cái bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏthì ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái Sử dụng kỹ thuật ngón láy đểdiễn tả sự quyến luyến, bịn rịn, ngậm ngùi không nỡ chia xa.

Bật dây: Người dây không dùng cung vĩ, thay vào đó là dùng ngón tay khều khềudây đàn để tạo ra âm thanh.

- Đàn bầu:

+ Nguồn gốc: Đàn bầu (chữ Nôm: 彈匏) hay độc huyền cầm (giản thể: 独弦琴; phồn thể: 獨弦琴; bính âm: dúxiánqín) nghĩa là đàn một dây), là một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ Đàn bầu được du nhập tới [1] TrungQuốc bởi tộc người Kinh di cư từ vùng Đồ Sơn, Hải Phòng sang vùng đất Tam đảo(trước đây thuộc Việt Nam, sau Công ước Pháp – Thanh 1887 vùng này thuộc Trung Quốc) từ khoảng 500 năm trước Giới nghiên cứu âm nhạc hiện nay chưa tìm ra thời điểm xuất hiện đàn bầu Theo Tân Đường thư quyển 222, Liệt truyện 147: Nam Man hạ thì trong số các nhạc cụ do nước Phiếu (Phiếu, cổ Chu Ba dã, tự hào Đột La Chu, Đồ Bà quốc nhân viết Đồ Lý Chuyết Tại Vĩnh Xương nam 2.000 lý, khứ kinh sư 14.000 lý Đông lục Chân Lạp, tây tiếp Đông Thiên Trúc, tây nam Đọa Hòa La, nam chúc hải, bắc Nam Chiếu Địa trường 3000 lý, quảng 5000 lý ) dâng lên vua Đường (niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thời Đường Đức Tông) đãthấy xuất hiện độc huyền bào cầm (đàn bầu một dây)

+ Cấu tạo:Thành đànMặt đànĐáy đànCần đàn (vòi đàn)Bầu đàn

Trang 11

Trục lên dâyDây đàn

Cầu âm (hay cầu dây)

- Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật; một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng 10,5 cm Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn.- Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn Ngày nay người tadùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn Một đầu dây đàn buộc cốđịnh vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn

- Khi công nghệ điện tử ra đời, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp một cuộn cảm ứng điện từ có lõi sắt non vào dưới mặt đàn giáp với dây ở phía đầu to để cảm ứng âm thanh truyền qua bộ dây đồng trục, đưa tín hiệu đến khuếch đại âm thanh qua máy tăng âm Loại đàn này chỉ có thể dùng dây thép và có nhược điểm là độ méo âm thanh khá lớn so với âm thanh của loại đàn không dùng bộ khuếch đại điện từ (đàn mộc).

- Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.

Trang 12

- Những nhạc cụ tương tự ở các quốc gia châu Á:

Đàn bầu hay còn gọi là “Độc Huyền Cầm” là một nhạc cụ thuần việt nhất, độc

đáo nhất của người Việt Nam và cũng được coi là một trong số hiếm hoi những

cây đàn độc đáo của thế giới Bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản, với lối diễn tấu không giống bất cứ một nhạc cụ nào Vì thế chưa tìm ra được những nhạc cụ tươngtự ở các quốc gia Châu Á.

- Cách sử dụng nhạc cụ:

Trang 13

+ Cách phát âm: Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, còn đốt thứnhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trêndây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy

phải có khá nhiều kỹ thuật Đây hoàn toàn không phải là loại đàn dễ sử dụng

đàn có âm vực rộng 3 quãng 8 Âm thanh được phát ra trong vòng 2 quãng 8 nghe cũng khá rõ cho dù là âm bội Nếu người chơi sử dụng âm thực dưới sự tác động của việc kéo căng dây đàn Âm vực có thể vượt lên trên 3 quãng 8.

● Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ra tự như làn sóng thì ta có ngón rung Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được quy định

● Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh Ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào

● Ngón vuốt: Miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thanh âm quy định trong bản nhạc.

● Ngón luyến: Kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm quy định

● Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn

Trang 14

- Đàn tranh:

+ Nguồn gốc: Đàn tranh (chữ Nôm: 彈箏, tiếng Trung: 古箏; bính âm: Gǔzhēng, Hán Việt: cổ tranh) - còn được gọi là đàn thập lục hay đàn có trụ chắn, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc Đàn thuộc họ dây, chi gảy; ngoài ra họ đàn tranh có cả chi kéo và chi gõ Lịch sử của đàn tranh kéo dài từ lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu Đó là một trong những nhạc cụ có dây quan trọng nhất được tạo ra ở Trung Quốc, trước khi đàn cổ tranh ra đời, người Hoa đã chế tạo ra “đàn sắt” (sắt cầm hoặc cổ sắt) ( hoặc 瑟 古瑟 hay 瑟琴 Bính âm: Sè, gǔ sè, Sè qín), có âm vực rộng tới 5 quãng tám Đàn sắt là một nhạc cụ rất phổ biến trong thời Tây Chu và thời Xuân Thu Các mẫu vật còn sót lại đã được khai quật từ những nơi như tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam và khu vực Giang Nam của Trung Quốc Những nơi khác bao gồm Giang Tô, An Huy, Sơn Đông và Liêu Ninh Ở Hồ Bắc, lăng mộ của Tăng Hầu Ất (cuối thập niên 400 trước Công nguyên) là một kho báu của các nhạc cụ cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm một bộ hoàn chỉnh của biên chung (chuông đồng), đàn sắt và đàn cổ cầm, chuông đá (biên khánh) và trống.

+ Cấu tạo của đàn tranh: Trục đànCon nhạn

Trang 15

Mặt đànCầu đàn Thành đànĐáy đànThân đàn

Đàn tranh có dạng hình hộp dài Khung đàn hình thành, dài 110 – 120cm Đầu lớn rộng từ 25 – 30cm, có lỗ và con chắn để mắc dây đàn Đầu nhỏ rộng từ 15 – 20cm, được gắn từ 16 – 25 khóa lên dây chéo qua mặt đàn Mặt đàn uống hình vòm, đượclàm bằng gỗ ngô đồng dài 0,05cm Ngựa đàn hay con nhạn nằm ở khoảng giữa dùng để gác dây Con nhạn có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh Dây đàn trước khi sử dụng dây tơ, ngày nay được làm bằng kim loại, kích cỡ dây khác nhau Khi biểu diễn, nghệ nhân đeo 3 móng gẩy vào 3 ngón cái, trỏ, giữa của tay phải để gẩy Móng gẩy làm bằng chất liệu như kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

+ Các loại đàn tương tự ở các nước Châu Á:

Cũng từ đàn sắt và đàn cổ tranh mà người Trung Quốc còn chế tạo ra hai loại đàn là “đàn trúc” ( ) do Cao Tiệm Ly chế tác, sử dụng một que để gõ vào dây đàn 筑tương tự ‘đàn tam thập lục’, một tay dùng ngón để nhấn dây đàn (chi gõ) Đôi khi đàn trúc cũng được dùng 2 que gõ, ban đầu đàn trúc cũng chỉ vỏn vẹn 5 dây và không có con nhạn như cổ cầm, sau đó được mắc thêm con nhạn và kể từ đó đàn trúc có ba loại: 5 dây, 12 dây và 20 dây (phái trúc - 沛筑); ngưu cân cầm (牛筋琴) cũng thuộc đàn tranh chi gõ là loại đàn tranh kích thước từ nhỏ cho tới lớn như đàn

Trang 16

chuyên trị dòng nhạc dân ca ở Ôn Châu, Triết Giang và đàn yết tranh (轧筝) có từ thời nhà Đường, sử dụng cây vĩ để kéo (chi kéo) mà du nhập vào bán đảo Triều Tiên trở thành đàn ajaeng (hangul: 아쟁, Hanja: ; Hán Việt: nha tranh) Riêng 牙với người Choang, yết tranh của họ được gọi là tranh ni (琤尼) hay toả cầm (挫琴), nhỏ hơn yết tranh và văn chẩm cầm (文枕琴) - yết tranh cỡ nhỏ chỉ vỏn vẹn 9 dây Tuy nhiên thì văn chẩm cầm không dùng từng con nhạn rời rạc mà dây đàn của văn chẩm cầm được mắc bới một cầu đàn hình vòng cung Nếu yết tranh TrungQuốc cũng như ajaeng Triều Tiên kéo theo phương nằm ngang khi đặt đàn thì văn chẩm cầm và tranh ni được đặt dọc để chơi, giống như kéo đàn cello Cũng chính vì thế mà họ đàn tranh Châu Á ngày càng trở nên phong phú Ngưu cân cầm là đàntranh dùng que gõ truyền thống ở tỉnh Chiết Giang, trong đó huyện Bình Dương là cái nôi ra đời của nhạc cụ này Trước đây, dây đàn được làm từ gân bò, trải qua công đoạn rửa sạch, lấy gân từ xương bò, tách sợi, phơi khô nhưng ngày nay ngưu cân cầm hầu như sử dụng dây cước hay nhựa tổng hợp Về giá trị bảo vệ, ngưu câncầm có giá trị trong lịch sử, văn hóa, thực tiễn và sự khéo léo Về mặt giá trị lịch sử, nó đã được phát triển thành công vào thời Quảng Đông kể từ thời nhà Thanh vàcó lịch sử hơn 100 năm Toả cầm - đàn tranh dùng vĩ, cùng họ với yết tranh và văn chẩm cầm trong họ đàn tranh, chi kéo là một nhạc cụ cổ xưa và đặc biệt, chỉ được tìm thấy ở Thanh Châu Nguồn gốc của nghệ thuật đàn tỏa cầm Thanh Châu liên quan đến nguồn gốc của âm nhạc dây Trung Quốc và thậm chí cả thế giới của âm nhạc có dây Nó có giá trị lịch sử cao để nghiên cứu sự phát triển của âm nhạc cổ đại Vào ngày 10 tháng 12 năm 2008, hội nghị chuyên đề Thanh Châu tỏa cầm do Nhạc viện Trung Quốc tổ chức đã được tổ chức tại Bắc Kinh, đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ ngành công nghiệp âm nhạc về một nhạc cụ đã biến mất trong lịch sử nhạc cụ Trung Quốc cổ đại Tỏa cầm Thanh Châu đã được tái phát hiện và vẫn có một di sản kỹ năng sống động, làm cho lịch sử của các nhạc cụ dây Trung Quốc sớm hơn 1500 năm so với ở phương Tây Đàn tranh này có thể nói là có nghĩa là "hóa thạch sống" Loại toả cầm được sử dụng phổ biến nhất ở Thanh Châu là toả cầm sử dụng dây kép

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan