1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn đàn tranh

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Nhạc cụ truyền thống của Việt Nam: Việt Nam được biết đến là một kho tàng hết sức phong phú về các loại nhạc cụtruyền thống, mỗi loại nhạc cụ đều mang một âm hưởng và đặc tính riêng biệt

Trang 1

FPT UNIVERSITY- CAMPUS CAN THO



TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

Họ Tên: Lê Nguyễn Phương Vy MSSV: CS160130

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Cần Thơ, 4/2022

Trang 3

1 Nhạc cụ truyền thống của Việt Nam:

Việt Nam được biết đến là một kho tàng hết sức phong phú về các loại nhạc cụ truyền thống, mỗi loại nhạc cụ đều mang một âm hưởng và đặc tính riêng biệt tạo nên những nét đặc sắc cho âm nhạc truyền thống của Việt Nam Chính sự đa đạng

đó được hình thành trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Có những loại nhạc cụ được sáng chế từ bàn tay của những nghệ nhân nước ta, cũng

có những loại nhạc cụ được du nhập từ các nước khác trên thế giới Tuy nhiên, các loại nhạc cụ du nhập về Việt Nam đều được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa cũng như đặc trưng riêng từng vùng miền của Việt Nam Dưới đây là một số loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam:

- Đàn tranh

- Sáo trúc

- Đàn bầu

- Đàn tỳ bà

- Đàn đáy

- Đàn nguyệt

- Đàn nhị (đàn cò)

- Đàn tam thập lục

- Đàn tam

- Đàn đá

- Đàn sến

- Đàn gáo

- Đàn T’Rưng

- Khèn

- Cồng chiêng

- Đàn Đoản (đàn tứ)

2 Đàn Tranh:

2.1 Nguồn gốc của đàn tranh:

Đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh của Trung Quốc (còn gọi là guzheng), được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỉ 13 đời nhà Trần Trải qua nhiều thập kỷ, người Việt đã “Việt hoá” cây đàn, tạo ra những đặc điểm phù hợp với nền âm nhạc và đời sống của Việt Nam Đàn Tranh còn có các loại 17 dây, 19 dây, 21 dây Đàn Tranh có phong cách diễn tấu thoải mái, mềm mại, trong trẻo của

âm sắc mang chất trữ tình

Trang 4

2.2 Cấu tạo của đàn tranh:

Đàn tranh được cấu tạo từ các bộ phận chính đó là:

- Hộp đàn: dù được biến tấu thành 16 dây hay 19 dây thì đàn tranh đều có dạng hình hộp dài Phần khung đàn tranh thiết kế hình thang có chiều dài dao động từ 110–120 cm Đầu lớn của đàn rộng khoảng từ 25–30 cm đây là là phần đầu đàn có thanh chốt đàn có tác dụng mắc dây Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15–20 cm có gắn khoảng 16 tới 25 khóa lên dây chéo qua mặt đàn

- Mặt đàn: mặt đàn tranh được thiết kế vồng lên tượng trưng cho vòm trời, thân dày khoảng 5mm và thường được làm bằng cây gỗ sưa hoặc cây tùng

- Thành đàn: làm bằng gỗ trắc, mun, cẩm lai hoặc gỗ gụ

- Đáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ hình bán nguyệt dùng để thoát âm và lắp dây đàn Ở giữa đàn có một lỗ hình chữ nhật

để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ dùng để treo đàn

- Cầu đàn: ở đầu lớn của hộp đàn là một miếng gỗ cong nhô lên gần vòm trên Phần này được gọi là cầu nối Cầu có 16 lỗ nhỏ liên tiếp giúp luồn dây và cố định dây không bị xê dịch khi sử dụng

- Ngựa đàn: trên mặt đàn có số nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây

- Dây đàn: trước đây dây đàn được làm bằng tơ, còn ngày nay đa số dây đàn tranh được làm bằng kim loại như đồng, sắt và inox

- Trục đàn: ở phía đầu nhỏ của đàn tranh có 1 trục đàn dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên những âm thanh đa dạng cho đàn tranh

2.3 Một số loại nhạc cụ tương tự đàn tranh:

- Chakhe

- Đàn Ognyugeum

- Đàn KoTaMo

- Mi gyaung

Nguồn ảnh: mimo-international

Trang 5

- Kacapi.

Nguồn ảnh: wikipedia

- Đàn Jetigen

Nguồn ảnh: istockphoto

2.4 Cách sử dụng nhạc cụ:

- Tư thế: có 4 tư thế khi đánh đàn:

+ Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu

+ Ngồi thẳng hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt trên đùi, một đầu đàn gác trên giá hoặc đôn

+ Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay người chơi đàn ngồi trên ghế + Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao

- Kỹ thuật đánh đàn cơ bản:

+ Ngón Á: là cách gãy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc

+ Á lên: kỹ thuật lướt qua hàng dây, vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên những âm cao

+ Á xuống: đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc từ một âm cao xuống những âm thấp

+ Á vòng: là sự kết hợp từ Á lên và Á xuống Trong một số trường hợp, Á vòng dùng để tả cảnh mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vòng liên tiếp tiếp với nhiều âm

Trang 6

+ Tremolo (Vê): dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 Gảy trên dây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại Cổ tay cần kết hợp với ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn

+ Song thanh: đây là lối gảy 2 đồng âm ở hai dây khác nhau

- Kỹ thuật bàn tay trái:

+ Ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn mà tay phải mới gảy

+ Ngón nhấn: Sử dụng 3 đầu ngón tay trái nhấn xuống nhẹ 1/2 cung, nặng hơn nếu là 1 cung Cách nhấn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào yêu cầu của bài

+ Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác nhau Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần với thanh điệu của tiếng nói

3 Đàn Nguyệt:

3.1 Nguồn gốc của đàn nguyệt:

Theo Giáo sư Trần Văn Khê, đàn nguyệt của người Việt có nguồn gốc từ cây nguyệt cầm (Yue k’in) của người Trung Hoa do Nguyễn Hàn tự là Trọng Dung đời nhà Tấn chế tạo ra Nguyệt cầm của Trung Hoa có mặt đàn hình tròn tựa mặt trăng, được làm từ gỗ cây ngô đồng, có 4 dây, gắn phím thấp và đánh theo thất cung Khi vào tới Việt Nam, đàn nguyệt đã được biến đổi để phù hợp với thẩm âm của người Việt, mặt đàn vẫn hình tròn, một số đàn vẫn giữ 4 tai nhưng rút xuống còn 2 dây, cần đàn dài hơn, phím đàn gắn cao hơn để có thể diễn tả những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy và đánh theo ngũ cung

Nguồn ảnh: nhacculinhnhi

3.2 Cấu tạo của đàn nguyệt:

Đàn nguyệt được cấu tạo từ các bộ phận chính đó là:

Trang 7

- Bầu vang đàn nguyệt: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây Bầu vang không có lỗ thoát âm

- Cần đàn nguyệt (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn

8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím) Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau

- Đầu đàn nguyệt: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục

- Dây đàn nguyệt: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ)

3.3 Một số loại nhạc cụ tương tự đàn nguyệt:

- Đàn Chạpet

3.4 Cách sử dụng nhạc cụ:

- Tư thế:

Có 3 kiểu ngồi:

+ Ngồi xếp chân lên chiếu

+ Ngồi vắt chéo chân trên ghế

+ Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế

Tư thế đứng Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi, thường dùng để vừa đi vừa: đàn Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây Cánh tay phải đè vào mặt đàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên

Cách cầm móng gảy Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm: móng gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn Khi gảy không nên đặt móng hờ trên dây vì như vậy tiếng đàn sẽ yếu, tuy vậy cũng không nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sự linh hoạt của cổ tay

- Kỹ thuật đánh đàn cơ bản:

+ Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn Có 2 kiểu biểu diễn ngón phi là: phi lên và phi xuống

+ Ngón vê: khảy liên tiếp trên dây đàn Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được

Trang 8

+ Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động

+ Bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm các cách sau: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật, ngón vuốt, ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm)

4 Đàn Nhị:

4.1 Nguồn gốc của đàn nhị:

Đàn nhị có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc

từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ trong thời kỳ thịnh đạt của

"Con đường tơ lụa" Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X Người ta cho rằng đàn Nhị hay đàn Cò Việt Nam có xuất xứ từ cây đàn Erhu (Nhị Hồ) hay Huqin (Hồ cầm) của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều thấy rằng qua khối óc và trái tim của những nghệ nhân Việt Nam, từ cây đàn Erhu kia nay đã thành cây đàn Nhị hay đàn Cò Việt Nam

Nguồn ảnh: hocguitarcoban

4.2Cấu tạo của đàn nhị:

Đàn nhị được cấu tạo từ các bộ phận chính đó là:

- Ống nhị (bát nhị): Đây là 1 bầu cộng hưởng có tác dụng khuếch đại âm thanh của đàn, dài 13,8cm Ống nhị có hình giống bông hoa rau muống Một đầu được bịt kín bằng da rắn hoặc da kỳ đà Đầu còn lại không bịt và xòe ra như rau muống đang nở

- Cần nhị (cán nhị): Có dáng thẳng, sắp đầu cán uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ cò lã Cần nhị được cắm xuyên qua ống nhị và dài 75,5cm

Trang 9

- Trục dây: Đàn nhị sở hữu 2 trục nhị, được gắn xuyên qua cần nhị và nằm cộng hướng sở hữu ống nhị Để dây căng hoặc chùn tạo âm cao, trầm bằng phương pháp căn vặn trục dây

- Dây nhị: Đàn sở hữu 2 dây mang thể được làm cho bằng tơ, nilon, kim loại Trong 2 dây đàn thì sở hữu một dây lớn nằm trong và một dây nhỏ nằm ngoài

- Cử nhị (khuyết nhị): Cử nhị chính là 1 vòng bằng đồng hoặc tơ, được dùng để đặt giữ nên đàn, có thể trượt lên xuống

- Cung vĩ: Cung vĩ của đàn nhị nhìn như 1 loại cung Phần cứng được làm từ tre,

gỗ, mang hình dạng uốn cong Phần dây tạo âm thanh được làm cho bằng tơ hoặc lông đuôi ngựa

4.3 Cách sử dụng nhạc cụ:

- Tư thế: có 3 tư thế khi sử dụng đàn nhị:

+ Tư thế ngồi

+ Tư thế ngồi giường ván

+ Tư thế đứng

- Tay phải: dùng để cầm cung vĩ, người chơi càng điêu luyện thì càng điều khiển được lực chạm và kéo tạo ra âm thanh bay bổng, mềm mại hoặc mạnh mẽ, dứt khoát Có 4 kỹ thuật chơi đàn nhị đó là:

+ Cung vĩ liền: Cầm cung vĩ kéo những nốt nhạc quyện từ nốt này sang nốt khác như khi luyến láy giọng hát

+ Cung vĩ rời: Cầm cung vi kéo những nốt nhạc, nốt nhạc này rời nốt nhạc kia Điều này có nghĩa là không luyến

+ Cung vĩ ngắn: Sử dụng cung vĩ kéo các nốt nhạc gãy gọn và dứt khoát + Cung vĩ rung: Sử dụng cung vĩ kéo đi kéo lại liên tục một nốt thường để diễn tấu những đoạn cao trào, khẩn cấp và vui vẻ

- Tay trái dùng ngón tay bấm vào dây đàn để tạo tạo ra các nốt nhạc Để tạo ra các

âm sắc khác nhau cần sử dụng những kỹ thuật sau đây:

+ Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây đàn để tạo độ ngân rung

+ Ngón vuốt: Vuốt từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên dây đàn Âm vuốt có tác dụng làm tiếng đàn trở nên mềm mại, uyển chuyển

+ Ngón nhấn: Giúp âm thanh cao lên 1 cung

+ Ngón láy hay ngón vỗ: Sử dụng ngón cái bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏ thì ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái Dùng để diễn tả sự quyến luyến, ngậm ngùi

+ Bật dây: không dùng cung vĩ mà thay vào đó là dùng ngón tay khều khều dây

Trang 10

5 Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam:

Âm nhạc truyền thống của Việt Nam bắt nguồn từ thời xa xưa, kết tinh từ những giá trị truyền thống trong văn hóa, lối sống của người dân trong những câu hò, lời

ru êm ả, mộc mạc Âm nhạc được coi như là món ăn tinh thần của con người, làm cho đời sống của chúng ta trở nên phóng phú hơn, từ đó trở thành những nét đặc trưng riêng độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc Từ Bắc vào Nam, mỗi một vùng miền đều có những thể loại âm nhạc truyền thống riêng mang đậm âm hưởng tại vùng miền đó, phổ biến nhất là những thể loại sau đây:

- Chèo

- Hát xẩm

- Hát quan họ

- Hát chầu văn

- Ca trù

- Hò

- Nhạc cung đình

- Nhạc tài tử

- Cải lương

6 Chèo:

6.1 Nguồn gốc:

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ Loại hình sân khấu này phát triển cao, mang đậm tính dân tộc Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ khai sinh ra sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân

6.2 Các tác phẩm tiêu biểu:

Những vở diễn đã làm nên tên tuổi của loại hình sân khấu Chèo như Chu Mãi Thần, Tấm Cám, Ai mua hành tôi, Thạch Sanh, Tú Uyên Giáng Kiều, Cô Son, Ni

cô Đàm Vân, Những cô thợ dệt, Phạm Ngũ Lão, Nàng Si Ta, Người đẹp xứ Tây Lăng, Ngọc Hân công chúa, Người thiên đô, Thái uý Lý Thường Kiệt, Oan khuất một thời

6.3 Nhạc cụ sử dụng trong Chèo:

Chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu đồng thời thêm cả sáo nữa Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và

Trang 11

chũm chọe Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát

6.4 Những nghệ sĩ tiêu biểu:

- Phạm Thị Trân (bà được tôn vinh là bà tổ của nghệ thuật hát chèo)

- Đào Văn Só (vị hậu tổ thứ 2 của nghệ thuật chèo)

- Đặng Hồng Lân (vị hậu tổ thứ 3 của nghệ thuật chèo)

- Đào Hoa (vị hậu tổ thứ 4 của nghệ thuật chèo)

- Từ Đào Hạnh (vị hậu tổ thứ 5 của nghệ thuật chèo)

- Sái Ất (vị hậu tổ thứ 6 của nghệ thuật chèo)

- Chính Vịnh Càn (vị hậu tổ thứ 7 của nghệ thuật chèo)

7 Cải Lương:

7.1 Nguồn gốc:

Cải lương là loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền Đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ Theo cố giáo sư Trần Văn Khê, cải lương ra đời năm 1918 trong luận án tiến sĩ của ông tại Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne, Pháp

7.2 Các tác phẩm tiêu biểu:

- Kiếp nào có yêu nhau

- Người tình trên chiến trận

- Xin một lần yêu nhau

- Đêm lạnh chùa hoang

- Lan và Điệp

7.3 Nhạc cụ sử dụng trong Cải Lương:

Dàn nhạc luôn giữ vai trò chủ chốt và được cho là linh hồn của tuồng cải lương Dàn nhạc cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc cải lương Về mặt cấu trúc, dàn nhạc thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn tỳ bà, guitar phím lõm, đàn sến, song lang và sáo trúc

7.4 Những nghệ sĩ tiêu biểu:

- Lệ Thuỷ

Trang 12

- Vũ Linh

- Kim Tử Long

- Bạch Tuyết

Bạn cảm nhận thế nào về giá trị của âm nhạc dân tộc ở thời đại hiện nay khi đa

số thế hệ trẻ chủ yếu hướng đến nhạc thị trường? Để phát huy và giữ gìn giá trị văn hóa âm nhạc dân tộc, bạn cần làm gì?

Theo dòng chảy của thời gian, âm nhạc truyền thống của dân tộc ta đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm, gắn liền với từng giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Âm nhạc truyền thống Việt Nam luôn mang cho mình những giá trị sâu sắc về truyền thống văn hóa của từng vùng miền, trở thành di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và tồn tại như một yếu tố quan trọng không thể nào chối bỏ trong đời sống Chính sự đa dạng trong âm nhạc truyền thống đã trở thành đặc điểm thu hút những vị khách quốc tế, họ luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi tiếp cận với một trong bất kì loại hình âm nhạc truyền thống nào của Việt Nam Bởi vì khi

đó, họ sẽ được hiểu thêm rất nhiều những giá trị trong nền văn hóa đặc trưng của thể loại âm nhạc đó Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là chính thế hệ trẻ ngày nay lại thờ ơ với những giá trị mà âm nhạc truyền thống mang đến Khi những thể loại âm nhạc của các nước Hàn Quốc, Âu Mỹ du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam đã xuất hiện một thực trạng đáng buồn ở giới trẻ đó là chạy theo xu hướng của xã hội

Có thể nói rằng rất nhiều bạn trẻ khi hỏi đến những ca sĩ hay bài hát nước ngoài họ biết rất nhiều và rất chi tiết, nhưng đối với những giai điệu quê hương thân thuộc thì chẳng mấy ai biết đến hoặc biết rất ít Ngay cả những ca sĩ cũng dần thay đổi phong cách âm nhạc theo hướng thị trường và chạy theo thị hiếu của khán giả hiện nay Thực trạng này đang báo động rằng, nền âm nhạc truyền thống Việt Nam đang đứng trước ngay cơ dần mất đi bản sắc dân tộc Để phát huy và giữ gìn những giá trị của văn hóa âm nhạc dân tộc, chúng ta có thể đưa các âm nhạc truyền thống vào môi trường giáo dục, trở thành môn học cho thế hệ trẻ Nhưng trước khi tiếp cận với âm nhạc truyền thống, làm họ yêu thích những giá trị mà âm nhạc mang lại cho

họ thì giới trẻ cần được tìm hiểu để hiểu rõ hơn về âm nhạc truyền thống của Việt Nam Chúng ta có thể sử dụng nhiều cách thức để truyền đạt những giá trị đó cho giới trẻ hay đem âm nhạc dân tộc đó vào sân khấu nơi học đường, cho giới trẻ thấy rằng âm nhạc dân tộc không hề nhàm chán mà nó mang đậm nét hào hùng, tự hào dân tộc Cũng như những người nghệ sĩ gạo cội, mặc bao nhiêu khó khăn và thử thách khi đối diện với sự mai một dần trong dòng chảy của nhịp sống hiện đại, họ vẫn ngày đêm nổ lực không ngừng để duy trì và giữ gìn nét đẹp tinh hoa của âm nhạc truyền thống Việt Nam

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w