1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ TIẾP VẬN T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ TIẾP VẬN TOÀN CẦU

HÀ NỘI - 2024

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: K56LQ1

Mã sinh viên: 20D300044

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***** LỜI CAM ĐOAN

Em tên là Hoàng Mai Phương xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu” là một sản phẩm của riêng em Kết quả nghiên cứu của đề tài khóa luận là kết quả sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực tế trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp Tất cả các số liệu được nêu trong bài nghiên cứu được cung cấp bởi các phòng ban liên quan của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu Em xin cam đoan rằng bài nghiên cứu tuyệt đối không có sự sao chép từ bất kỳ tài liệu nào

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2024 Sinh viên

Phương

HOÀNG MAI PHƯƠNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu và quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu”, em đã nhận được sự giúp đỡ đến từ rất nhiều anh chị trong công ty và các thầy cô giáo

Trước hết, em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đoàn Ngọc Ninh – giáo viên hướng dẫn đã có sự chỉ bảo cụ thể và rõ ràng cho đề tài nghiên cứu của em, cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian em hoàn thiện khóa luận Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng và các thầy/cô giáo thuộc Trường Đại học Thương Mại nói chung đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, anh chị nhân viên của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên bài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 11

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

1.5.2 Phương pháp xử lý số liệu 12

1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 13

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 14

2.1 Khái quát về dịch vụ logistics trong doanh nghiệp 14

2.1.1 Khái niệm logistics và dịch vụ logistics 14

2.1.2 Đặc điểm, vai trò của dịch vụ logistics 15

2.1.3 Phân loại doanh nghiệp logistics 17

2.1.4 Đặc điểm của dịch vụ logistics đường biển 18

2.2 Nội dung của quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển 19

2.2.1 Cấu trúc tổ chức các doanh nghiệp dịch vụ logistics 19

2.2.2 Các dịch vụ được yêu cầu cung cấp 22

2.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics 23

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dịch vụ logistics bằng đường biển 24

2.3.1 Yếu tố bên ngoài 24

Trang 5

2.3.2 Yếu tố bên trong 25

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ TIẾP VẬN TOÀN CẦU CHI NHÁNH HÀ NỘI 27

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu 27

3.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển 27

3.2.1 Yếu tố bên ngoài 32

3.2.2 Yếu tố bên trong 34

3.3 Thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu chi nhánh Hà Nội 35

3.3.1 Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp của công ty dịch vụ logistics 35

3.3.2 Các dịch vụ được yêu cầu cung cấp 36

3.3.3 Phân tích quy trình cung ứng dịch vụ logistcs của công ty 38

3.4 Đánh giá thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics 43

3.4.1 Thành công 43

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI VÀ TIẾP VẬN TOÀN CẦU 46

4.1 Dự báo xu hướng phát triển của thị trường và phương hướng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2025-2030 46

4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của thị trường logistics Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030 46

4.1.2 Định hướng hoạt động của công ty giai đoạn 2025-2030 47

4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty 48

4.2.1 Cải thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển tại công ty 48

4.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty 50

4.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty 50

Trang 6

4.2.4 Chú trọng đầu tư cho công nghệ 51

4.3 Một số kiến nghị với cơ quan chức năng 52

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

BÚT KÝ PHỎNG VẤN 56

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức ma trận của 3PL 20

Hình 2.2: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics mạng hỗn hợp 21

Hình 2.3: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng phân phối ảo 21

Hình 2.4: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics Front-Back-End 22

Hình 2.5: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển 24

Hình 3.1: Logo của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu 27

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Glotrans 29

Hình 3.3: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng hóa xuất khẩu 40

Hình 3.4: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng hóa nhập khẩu 42

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Glotrans Hà Nội 2021-2023 30

Bảng 3.2 Doanh thu theo dịch vụ của Glotrans Hà Nội 2021 – 2023 31

Bảng 3.3: Tỷ lệ sự tăng trưởng của doanh thu theo dịch vụ của Glotrans Hà Nội 2023 31

2021-Bảng 3.4: Phân bố nguồn nhân lực của Glotrans chi nhánh Hà Nội 32

Bảng 3.5: Cơ cấu doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển của Glotrans Hà Nội 36

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

STT Từ viết tắt Tên đầy đủ

2 Danh mục từ viết tắt tiếng Anh

STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt Nghĩa tiếng anh

2 CO Giấy chứng nhận xuất xứ Certificate of Origin

4 MBL Vận đơn do hãng tàu phát hành Master bill of lading 5 HBL Vận đơn do công ty giao nhận

phát hành

House bill of lading

7 1PL Logistics tự cung ứng First party logistics 8 2PL Logistics bên thứ hai Second party logistics 9 3PL Logistics bên thứ ba Third party logistics 10 4PL Logistics bên thứ tư (Nhà cung

cấp logistics chủ đạo)

Forth party logistics

Trang 9

13 CRM Quản trị quan hệ khách hàng Customer Relationship Mannagement

14 ERP Hệ thống phần mềm đa chức năng

Enterprise Resource Planning

15 R&D Nghiên cứu và phát triển Research and development 16 LLC Phụ phí phải trả tại cảng Local Charge

17 WCA Liên minh hàng hóa thế giới World Cargo Alliance 18 MNF Bản khai của hãng vận chuyển

đối với nước mà tàu cập cảng

Manifest

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế thương mại hóa toàn cầu hóa hiện nay, việc giao thương giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ và sâu rộng, Việt Nam hiện đang có các cơ hội để tham gia sâu hơn vào việc giao thương của giữa các quốc gia trên thế giới Để hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các công ty cung cấp dịch vụ logistics

Ngày nay, khi nhu cầu xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ thì các công ty giao nhận vận tải hàng hóa ngày càng nhiều và có xu hướng phát triển mạnh mẽ cung cấp các loại dịch vụ đáp ứng thị trường Theo số liệu của tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023 có 5662 doanh nghiệp vận tải, kho bãi được thành lập mới chiếm tỷ lệ 4,83% trong tổng số các doanh nghiệp thành lập mới của toàn quốc Có nhiều doanh nghiệp mới ra đời đồng nghĩa với việc cạnh tranh thị trường càng trở nên khốc liệt giữa các bên cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi vì thế các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty để thích ứng được với thị trường hiện nay

Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cũng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế Tại Việt Nam, các chính sách mở cửa hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao thương giữa các quốc gia trên thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia và nhờ vậy các hoạt động logistics quốc tế cũng phát triển nhanh chóng Vì thế, các công ty giao nhận vận tải nắm giữ một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Để có thể thực hiện và cung cấp các dịch vụ logistics một cách toàn diện thì doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nắm vững các nghiệp vụ chuyên ngành như: giao nhận, thuế quan, thuê tàu, khai báo hải quan và một số kiến thức liên quan

Hoạt động logistics bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhờ lợi thế chuyên chở hàng hóa cồng kềnh, cước phí thấp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tạo lợi thế cạnh tranh Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có đường biển dài 3260km có tiềm năng và lợi thế để phát triển các hoạt động logistics bằng đường biển

Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu là doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ logistics và đã có thâm niên trong việc cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics, Glotrans đã đưa dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty đến hàng nghìn khách hàng Dịch vụ logistics đường biển cũng đang là một trong những dịch vụ thế mạnh của của công ty khi trong năm 2023 doanh thu về dịch vụ logistics bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất.Tuy nhiên trong quá trình thực tập, tác giả đã nhận thấy quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty vẫn còn một số tồn tại như phát sinh chi phí cho khách hàng, thời gian giao hàng chậm và một số yếu tố về bộ chứng từ do nhiều bên tham gia trong quy trình gây chậm trễ tiến độ hoặc do một số sai sót của nhân viên Vì vậy gây ảnh hưởng

Trang 11

đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vận tải và Tiếp Vận Toàn Cầu Nhờ nhận

thấy những tồn tại, hạn chế trên nên sinh viên chọn nghiên cứu về đề tài “ Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu” để có thể đóng góp một số giải pháp với mục tiêu hoàn thiện

hơn quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu có thể thấy rằng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển được rất nhiều tổ chức, cá nhân chú trọng và tìm hiểu Hiện nay đã có rất nhiều các bài nghiên cứu liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng các cách tiếp cận khác nhau như:

PGS.TS An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2018), “Giáo trình quản trị Logistics kinh doanh”, NXB Hà Nội Thông qua việc sử dụng các phương pháp xử lý số liệu giáo

trình đã đưa ra các cách tiếp cận dịch vụ logistics nói chung và các loại hình dịch vụ logistics bằng đường biển nói riêng Chương 8 tập trung vào các loại hình doanh nghiệp logistics với mạng lưới, năng lực cạnh tranh, năng lục cung ứng, các loại hình dịch vụ, các cách thức tổ chức

GS.TS.NSƯT Đặng Đình Đào (2011), “Logistics- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Cuốn sách sử dụng phương pháp

nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, dự báo, để nói về các công trình, báo cáo khoa học về các lý luận cơ bản về logistics, dịch vụ logistics, thực trạng và giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế

Lê Thị Thùy Dung (2021), “Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty TNHH Cargo-Partner Logistics (Việt Nam), Khóa luận tốt nghiệp,

trường Đại học Thương Mại Tác giả đã hệ thống lại các lý luận cơ bản từ đó đã làm rõ quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty từ đó nêu ra thực trạng hoạt động của công ty rút ra các khó khăn đang tồn tại để đưa ra các giải pháp có thể cải thiện

Lại Thị Thu Hằng (2023), “ Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại công ty TNHH Vận Tải Bách Việt”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học

Thương Mại Bài nghiên cứu đã hệ thống lại các lý luận liên quan đến cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Dựa trên các lý luận liên quan đã đưa ra các phân tích và đánh giá về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại doanh nghiệp Từ đó tìm ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại đó để đưa ra giải pháp để hoàn thiện dịch vụ cung cấp

Quách Thị Kiều Trinh (2023), “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thị trường Châu Á của Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại Bài

nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh làm cơ bản

Trang 12

cho bài nghiên cứu Từ đó hệ thống lại các lý luận cơ bản đưa ra phân tích thực trạng về quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thị trường Châu Á Thông qua đó đưa ra các tồn tại tìm ra các nguyên nhân từ đó đưa ra các

giải pháp cải thiện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài hướng tới mục tiêu tổng hợp lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Từ đó sinh viên áp dịch các lý thuyết liên quan đến đề tài để có thể đưa ra những phân tích và từ đó đánh giá thực trạng của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu hướng tới là

Thứ nhất là khái quát các cơ sở lý luận về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Dựa trên các cơ sở lý luận để làm rõ các yếu tố tác động đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại doanh nghiệp

Thứ hai là phân tích thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển trong giai đoạn từ 2021-2023 Nêu rõ các yếu tố tác động đến quy trình cung ứng dịch vụ, từ đó có thể đánh giá những thành công hạn chế còn tồn tại của quy trình cung ứng dịch vụ, tìm hiểu các nguyên nhân của hạn chế đã nêu ra

Thứ ba là nghiên cứu các định hướng, các chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện tương ứng và phù hợp với năng lực và mục tiêu của công ty

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Do giới hạn về khả năng, dữ liệu và thời gian nghiên cứu

nên đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu tập trung tại địa bàn Hà Nội Trong đó, công ty đóng vai trò là đại lý giao nhận, vận chuyển, đơn vị làm thủ tục hải quan

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu theo các dữ liệu thu thập phân tích về quy trình

cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu trong giai đoạn 2021-2023 đồng thời đề xuất giải pháp định hướng cho giai đoạn 2025 - 2030

Trang 13

Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung các khía cạnh về quy trình cung ứng

dịch vụ logistics đường biển, các yếu tố tác động đến quy trình và các loại dịch vụ được yêu cầu cung cấp trong dịch vụ logistics bằng đường biển

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sinh viên thực hiện quan sát, phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp Đầu tiên là thực hiện quan sát để thu thập thông tin về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của công ty Sau đó tiến hành phỏng vấn chuyên sâu bằng cách xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhân viên công ty và những định hướng trong thời gian tới

Đối tượng phỏng vấn là quản lý các chi nhánh, trưởng phòng hải quan – hiện trường và nhân viên đã công tác thời gian dài ở công ty

Thời gian phỏng vấn: Ngày 28/03/2024

Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu chi nhánh Hà Nội

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn

chính là nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp và nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Nguồn dữ liệu thứ cấp trong công ty được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là các báo cáo tài chính của công ty, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu năm 2021-2023 được cung cấp bởi phòng hành chính – kế toán Ngoài ra, một số dữ liệu thứ cấp của công ty được tác giả thu thập được từ website của công ty

Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty được thu thập từ các luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học về đề tài cung ứng dịch vụ logistics; bài báo, tạp chí, sách báo chuyên ngành về chuỗi cung ứng, quy trình cung ứng

và các báo cáo logistics Việt Nam các năm

1.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng để thu thập, phân loại thông tin

để đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận, phương pháp được sử dụng để đánh giá về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu qua các số liệu được thu thập từ năm 2021-2023

Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là quá trình sử dụng tư duy logic

để nghiên cứu, so sánh sự đáng tin cậy của các số liệu thống kê từ nguồn tài liệu nội bộ

Trang 14

của doanh nghiệp qua đó đánh giá về thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh kết quả kinh

doanh của công ty trong 3 năm gần đây để có thể so sánh về chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua việc cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những phân tích và so sánh để đưa ra những

nhận xét và đánh giá về thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

của công ty từ đó đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình 1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trong phần tổng quan về đề tài nghiên

cứu tác giả trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và các phương pháp sử dụng để nghiên cứu

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển trong doanh nghiệp Trong phần này, tác giả hướng tới tổng hợp các

khái niệm liên quan đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Từ đó nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại doanh nghiệp

Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Vận tải và Tiếp vận Toàn cầu Dựa trên các lý luận cơ bản đã nêu

ở chương 2, tác giả tiến hành khái quát về thông tin của công ty sau đó đi vào phân tích và đánh giá về thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Từ những phân tích đánh giá đó, tác giả nêu rõ những thành công, hạn chế của quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Vận tải và Tiếp vận Toàn cầu Ở chương 4, tác giả đưa ra các định

hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo và đề xuất các giải pháp giải quyết những tồn tại trong quy trình cung ứng của công ty

Trang 15

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Khái quát về dịch vụ logistics trong doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm logistics và dịch vụ logistics

Về logistics

Theo từ điển Oxford bản gốc (1908): “Logistics là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động thu mua, bảo dưỡng và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện” Định nghĩa này được đưa ra vì logistics được nhiều người cho rằng xuất phát từ “logistique” trong tiếng Pháp, xuất hiện trong quyển “Nghệ thuật chiến tranh” của Baron Henri

Ngoài ra có một số ý kiến lại cho rằng “logistics” xuất phát từ tiếng Hy Lạp với 2 từ là “logosh” - lý lẽ và “loyistikosh” – kế toán chuyên đo đếm, phản ánh môn khoa học với tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật để cho quá trình chính yếu được thực hiện đúng mục tiêu Đến khi ngành sản xuất và dịch vụ bắt đầu mượn logistics và sử dụng thuật ngữ “logistics kinh doanh” được áp dụng rất nhiều bởi quân đội Pháp trong thế chiến

Năm 1988, Hội đồng Quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC - The US Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”

Năm 1998, Christopher định nghĩa logistics như sau: Logistics là quá trình quản lý chiến lược mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng luồng thông tin có liên quan thông qua tiến trình tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị Logistics không dừng lại ở việc xử lý hay vận chuyển, mà còn bao gồm tổ hợp các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa, hậu cần (Stock và Lambert, 2001) và lập kế hoạch có liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất (Grant và cộng sự, 2006)

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ logistics, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp cận logistics theo quan điểm logistics chuỗi cung ứng: “ Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” (An Thị Thanh Nhàn, (2018), Giáo trình quản trị logistics kinh doanh)

Về dịch vụ logistics

Theo cách gọi trong Luật Thương Mại 1997 của Việt nam thì dịch vụ logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa được quy định: “ Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi

Trang 16

thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận hàng theo ủy thác của chủ hàng, người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”

Đến năm 2005 thì khái niệm dịch vụ logistics được chính thức hóa trong Luật Thương Mại (Điều 233) và nghị định 140/2007 ND-CP quy định : “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng và các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: Dịch vụ bốc xếp, dịch vụ vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan, xử lý lại hàng hóa bị trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container

Thứ hai, các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải, vận tải thuỷ nội địa, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường ống

Thứ ba, các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, Dịch vụ bưu chính, Dịch vụ thương mại bán buôn, Dịch vụ thương mại bán lẻ, Dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

2.1.2 Đặc điểm, vai trò của dịch vụ logistics

a) Đặc điểm của dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics có những đặc điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất là tính vô hình: Dịch vụ logistics không phải là một sản phẩm, hàng hóa

hiện hữu nên khách hàng không thể hình dung được dịch vụ logistics là một sản phẩm như thế nào mà chỉ đánh giá được sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển, lưu kho hàng hóa Khách hàng chỉ có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng dịch vụ logistics sau khi đã sử dụng sản phẩm thông qua các tiêu chí nhất định như: thời gian giao hàng, mức độ hư hao của hàng hóa, tính chính xác của chứng từ, mức độ chăm sóc khách hàng, Dịch vụ logistics có đặc điểm là tính vô hình do bản chất của logistics là thực hiện các công việc liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa và các thủ tục liên quan Do đó, doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, vì logistics không hiện hữu nên nhờ danh tiếng và sự nâng cao chất lượng dịch vụ thì công ty có thể làm khách hàng tin tưởng hơn

Thứ hai là tính không dự trữ được: Quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics

diễn ra đồng thời nên dịch vụ logistics không dự trữ được Việc này làm cho sự cân bằng

Trang 17

cung cầu về dịch vụ logistics không được đảm bảo Lúc các doanh nghiệp có nhu cầu nhập hàng nhiều để dự trữ trong các dịp lễ thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cao khiến doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu

Thứ ba là tính không tách rời: Do đặc thù là ngành dịch vụ nên quá trình cung ứng

và sử dụng dịch vụ logistics diễn ra một cách đồng nhất và có đặc điểm không tách rời Bởi thế khách hàng và công ty dịch vụ logistics khó có thể tính toán chuẩn xác về thời gian cung ứng cũng như những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ

Thứ tư là tính không đồng đều về chất lượng: Dịch vụ logistics là một dịch vụ khó

có một tiêu chuẩn để đo lường về chất lượng của dịch vụ do sự phụ thuộc vào các yếu tố khác như: yếu tố môi trường, yếu tố máy móc, yếu tố con người, Do đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics không thể đảm bảo chất lượng mỗi lần cung cấp là giống nhau Thứ năm là tính tích hợp cao: Tính tích hợp là khả năng phối hợp các hoạt động với nhau trong một quy trình cung ứng Hiện nay, khi sản xuất kinh doanh và thương mại hiện đại phát triển thì với vai trò là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động thương mại thì dịch vụ logistics cũng phải mang trong mình những đặc tính này để phát triển và đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Cuối cùng là mạng lưới phân phối rộng: Hoạt động thương mại đang trong xu thế

toàn cầu hóa, các thị trường kinh doanh mở rộng và phát triển mạnh mẽ dẫn tới việc đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phải có mạng lưới cung ứng đa dạng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ dưới dạng văn phòng đại diện hoặc đại lý vận tải để đáp ứng được yêu cầu mua bán trong nước và quốc tế

b) Vai trò của dịch vụ logistics

Đối với nền kinh tế:

Thứ nhất, dịch vụ logistics giúp nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội: Logistics là một

chuỗi hoạt động liên tục có quan hệ mật thiết với nhau, là mối liên kết kinh tế của quốc gia với toàn cầu qua việc cung cấp các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hóa để thực hiện hoạt động sản xuất, phân phối, kinh doanh và mở rộng thị trường

Thứ hai, dịch vụ logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của quốc quốc gia: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu

hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn tới dịch vụ logistics phát triển là một lợi thế trong sự cạnh tranh đó Logistics đang hỗ trợ cho các luồng dịch chuyển hàng hóa, các giao dịch kinh tế ở các quốc gia Khi hoạt động logistics diễn ra liên tục, nhịp nhàng thì nền kinh tế mới có thể phát triển vì vậy nâng cao chất lượng dịch vụ logistics giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh chóng

Thứ ba, dịch vụ logistics ra đời giúp giảm chi phí logistics Chi phí logistics chiếm

tỷ trọng lớn trong việc hình thành nên giá thành sản phẩm Sự ra đời của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics giúp cho hoạt động logistics chuyên nghiệp hơn, tránh sự ách

Trang 18

tắc và chồng chéo trong chuỗi Từ đó giá thành của logistics được giảm đáng kể và cũng rút ngắn thời gian hàng hóa và thông tin di chuyển trong chuỗi từ đó tạo sự dễ dàng trong tiếp cận thị trường toàn cầu

Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất và kinh doanh: Logistics cho phép nhà quản lý có thể kiểm soát các vấn đề liên quan

đến nguồn nguyên liệu, số lượng, thời hạn sử dụng, phương tiện vận tải, Việc quản lý chi tiết các vấn đề giúp doanh nghiệp đảm bảo được hiệu suất và kết quả kinh doanh từ đó nâng cao tính chính xác của việc quản lý doanh nghiệp

Thứ hai, giảm chi phí lưu thông, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Chi

phí vận tải hàng hóa chiếm một phần trong bộ phận cấu thành hàng hóa trên thị trường, dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sẽ giúp giảm giá thành trong việc vận chuyển, giảm thiểu lượng tồn kho giúp giá thành sản xuất hàng hóa giảm Khi hàng hóa của doanh nghiệp có một mức giá cạnh tranh mà chất lượng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế nhiều hơn trên thị trường

Thứ ba, dịch vụ logistics giúp gia tăng giá trị của các doanh nghiệp vận tải giao nhận: Dịch vụ logistics hiện nay là một loại hình dịch cụ có quy mô rộng và phức tạp hơn

so với các công ty giao nhận trước kia chỉ cung cấp các dịch vụ đơn giản và nhỏ lẻ Do sự phát triển của nền kinh tế, các công ty vận tải giao nhận hiện nay cung cấp các dịch vụ logistics phức tạp hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường và của khách hàng Từ đó, nâng cao được sự hiện hữu của các doanh nghiệp vận tải giao nhận trên thị trường

Thứ tư, dịch vụ logistics giúp phát triển quốc tế Dịch vụ logistics phát triển nên

các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận và mở rộng thị trường kinh doanh của công ty ra thế giới Các dịch vụ logistics phát triển có tác động lớn trong việc làm cầu nói cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường quốc tế

2.1.3 Phân loại doanh nghiệp logistics

Năng lực cung cấp các dịch vụ logistics là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nên các doanh nghiệp logistics được chia thành các nhóm sau

Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Công ty 1PL chỉ các doanh

nghiệp có sở hữu hàng hóa trong chuỗi cung ứng nhưng tự tổ chức, thực hiện các hoạt động logistics của doanh nghiệp Các công ty 1PL sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics Trong trường hợp không sở hữu tài sản cần thiết thì công ty 1PL có thể thuê ngoài thiết bị hoặc toàn bộ các hoạt động logistics

Logistics bên thứ hai (2PL- Second Party Logistics): Doanh nghiệp 2PL là các

doanh nghiệp có khả năng cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách hàng nhưng chưa tích hợp được nhiều dịch vụ với nhau Thường thì các doanh nghiệp 2PL chỉ tập trung vào các

Trang 19

dịch vụ vận tải truyền thống như vận tải, kho hàng, thủ tục hải quan, thanh toán, Trên thực tế thì 2PL thường là người vận chuyển như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải Một số 2PL có quy mô lớn và có thị trường ở nhiều nước như các hãng tàu: Maersk, Wan Hai, Evergreen, là những hãng tàu lớn trên thế giới

Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Doanh nghiệp 3PL có thể thay

mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng Thay mặt bên gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận vận tải và vận chuyển nội địa, thay mặt người nhập khẩu thông quan hàng hóa và đưa hàng đến địa điểm quy định Các dịch vụ logistics luôn kết hợp chặt chẽ với việc luân chuyển, lưu trữ và xử lý thông tin hàng hóa của khách hàng và tích hợp vào dây chuyền cung ứng của họ Do thị trường rộng lớn của 3PL nên các dịch vụ thế mạnh dần trở thành dịch vụ lõi của 3PL sau này và được phân chia 3PL theo dịch vụ lõi, cụ thể là:

3PL vận chuyển: Các 3PL vận chuyển là các nhà cung cấp dựa vào dịch vụ chính là vận chuyển

3PL nhà kho: Đây là những nhà cung câos có dịch vụ mạnh nhất là hoạt động kho và phân phối Các 3PL nhà kho thường là các nhà kinh doanh kho hợp đồng hoặc công cộng và mở rộng phạm vi cung cấp

3PL dựa trên tài chính: Đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, thanh toán tiền vận chuyển và kiểm toán, tính toán, kiểm soát các chi phí

3PL dựa vào thông tin: Các doanh nghiệp này cung cấp các phần mềm hoặc giải pháp công nghệ cho chuỗi cung ứng

Các công ty logistics sở hữu tài sản: Các doanh nghiệp logistics có tài sản thường có sở hữu đội xe riêng, các phương tiện vận tải, nhà kho và hệ thống mạng lưới tài sản riêng để cung cấp dịch vụ logistics tới cho khách hàng

Các công ty logistics không sở hữu tài sản: Các doanh nghiệp logistics không sở hữu tài sản thường thuê ngoài các dịch vụ và hợp nhất các dịch vụ logistics

Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): Các doanh nghiệp 4PL có khả

năng hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp logistics hoàn chỉnh cho một chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp 4PL có khả năng quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics

2.1.4 Đặc điểm của dịch vụ logistics đường biển

Dịch vụ logistics đường biển có những đặc điểm đặc trưng như sau:

Thứ nhất, năng lực chuyên chở lớn Vận tải biển chịu trách nhiệm chuyên chở phần

lớn sản lượng hàng hóa trên thế giới chiếm tới 80% sản lượng hàng hóa Do trọng tải trung bình của tàu biển là 15.000-20.000 DWT có thể chuyên chở nhiều loại hàng hóa với

Trang 20

các kích cỡ khác nhau Nhờ tải trọng lớn nên phương thức vận tải bằng đường biển có thể chuyên chở hàng hóa có trọng lượng lớn, hàng quá khổ mà các phương thức vận tải khác khó có thể vận chuyển Năng lực chuyên chở lớn là một trong những ưu thế của logistics đường biển khi có thể chuyên chở nhiều mặt hàng cùng với khối lượng lớn mà khó có phương thức vận tải nào có thể đáp ứng được như đường biển

Thứ hai, chi phí logistics đường biển thấp Với hơn 70% diện tích trái đất là nước

nên vận tải đường biển có một lợi thế về di chuyển đến khắp thế giới bằng đường biển mà không đầu tư vào xây dựng bảo trì đường Vì đặc thù của phương thức vận tải đường biển nên không phải đầu tư các chi phí về bảo trì cho đường biển, các chi phí xây dựng nên vận chuyển đường biển có mức chi phí thấp hơn các loại hình khác và có thể đến nhiều nơi trên thế giới mà không cần lo ngại về sự kết nối vè đường bộ hay đường sắt và sân bay như các dịch vụ logistics khác Vì vậy, các chi phí duy trì cho đường biển có chi phí thấp nhất trong các loại hình vận tải Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức vận chuyển đường biển để giảm thiểu các chi phí liên quan đến logistics

Thứ ba, ảnh hưởng lớn đến từ thời tiết Do đặc thù của phương thức vận tải chủ

yếu dựa vào tuyến đường biển nên logistics đường biển chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thiên tai như bão, sóng thần, biển động, dẫn tới ảnh hưởng về thời gian giao hàng hoặc gây thất thoát hàng hóa do sóng thần hoặc bão cuốn trôi Thời gian giao hàng của logistics đường biển cũng chịu tác động lớn từ thời tiết khi các vấn đề trên biển có ảnh hưởng tới thời gian tàu có thể cập cảng có đúng với dự kiến không

Thứ tư, thời gian vận chuyển kéo dài Phương thức vận tải đường biển thường là

các tuyến đường dài và tốc độ của tàu biển giới hạn không thể quá cao nên thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường kéo dài vì vậy các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển thường là hàng có thể bảo quản trong thời gian dài với số lượng lớn Đối với các hàng hóa cần giao nhanh chóng các doanh nghiệp thường sẽ không lựa chọn phương thức đường biển mà chọn các phương thức khác để đảm bảo thời gian nhận hàng kịp thời

2.2 Nội dung của quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển

2.2.1 Cấu trúc tổ chức các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Tùy theo quy mô của các doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ có các cấu trúc tổ chức khác nhau phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp Dưới đây là một số cấu trúc tổ chức điển hình của doanh nghiệp dịch vụ logistics:

Thứ nhất là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistic kiểu ma trận: Tổ chức doanh

nghiệp logistics kiểu ma trận quản lý hệ thống dịch vụ logistics theo các nhóm mặt hàng Cơ cấu này phù hợp với mức độ khách hàng hóa cao về nhu cầu logistics Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistic theo ma trận khá linh hoạt, các hoạt động logistics theo hàng ngang có thể nhanh chóng phối hợp, điều chỉnh và hủy bỏ theo yêu cầu Loại cấu trúc này sẽ

Trang 21

giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các nguồn lực, tăng cường các mối quan hệ giữa các phòng ban, thống nhất quản lý và tập trung chú ý vào các vấn đề chiến lược quan trọng

Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức ma trận của 3PL

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018 Thứ hai là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng hỗn hợp: Doanh

nghiệp logistics có cấu trúc tổ chức mạng hỗn hợp kết hợp cả hai loại hình quản lý tập trung và phân quyền theo từng cấp.Khách hàng của mỗi chi nhánh sẽ đến từ hai phần, một phần từ trụ sở chính, được quản lý theo trọng tâm chi phí Một phần từ chi nhánh quản lý theo trọng tâm lợi nhuận Cơ cấu tổ chức logistic mạng hỗn hợp vừa có lợi cho quản lý ở tầm bao quát tại trụ sở chính vừa giữ được sự độc lập tương đối của các chi nhánh.Thông qua hợp tác marketing giữa trụ sở chính và các chi nhánh, cấu trúc này giúp tăng cường mức độ marketing của toàn công ty, đồng thời có khả năng chịu trách nhiệm tốt hơn Cơ cấu này có nguồn lực toàn diện mạnh mẽ, khu vực hoạt động và quy mô cung ứng lớn Phù hợp với các khách hàng có phạm vi kinh doanh quốc tế, cần phân phối hàng hóa và sử dụng dịch vụ logistic toàn cầu

Trang 22

Hình 2.2: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics mạng hỗn hợp

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018 Thứ ba là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp logistic kiểu mạng phân phối ảo: Trong

cấu trúc này, các hoạt động logistics cơ bản được chuyển cho các lực lượng bên ngoài Lõi tổ chức 3PL chỉ gồm trung tâm kiểm soát chi phí và trung tâm thông tin để thực hiện thiết kế, tổ chức, giám sát và điều khiển các hoạt động logistic Doanh nghiệp loại này thường không sở hữu nhiều tài sản, không cần nhiều thiết bị, nhưng có trình độ cao về quản lý và công nghệ thông tin Cơ cấu này giúp tăng cường sự hợp tác song phương ở diện rộng, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ logistic bên thứ ba giữ vị trí quan trọng và ổn định hơn trong toàn bộ quá trình kinh doanh

Hình 2.3: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng phân phối ảo

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018

Trang 23

Thứ tư là cơ cấu tổ chức Logistics Front - Back - End: Trong cơ cấu này, Front -

end là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM và các tương tác của doanh nghiệp với thị trường, back - end là hệ thống quản lý nguồn lực ERP và mạng kết nối các điểm mua hàng của doanh nghiệp Loại cơ cấu này là cơ cấu tổ chức mới trong đó có cả sự linh hoạt của doanh nghiệp nhỏ và lợi thế tài nguyên của doanh nghiệp lớn Nó phát huy năng lực cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và thực sự phản ánh cơ cấu tổ chức coi khách hàng là trung tâm

Hình 2.4: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics Front-Back-End

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018

2.2.2 Các dịch vụ được yêu cầu cung cấp

Dựa trên đặc thù của hàng hóa cùng với yêu cầu của khách hàng, dịch vụ logistics bằng đường biển được khách hàng yêu cầu và sử dụng cung khác nhau Một số dịch vụ logistics phổ biến có thể kể đến như

Dịch vụ vận chuyển: Dịch vụ vận chuyển bao gồm dịch vụ vận chuyển đầu vào,

đầu ra bằng đường biển, theo dõi hành trình di chuyển hàng hóa Khi cung cấp dịch vụ logistics bằng đường biển các doanh nghiệp dịch vụ logistics còn cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa để đưa hàng đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu

Dịch vụ kho bãi: Các doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ cung cấp cho khách hàng

dịch vụ về lưu trữ, quản lý kho hàng, quản lý tồn kho, cross-docking Dựa vào các dịch vụ này khách hàng có thể quản lý hàng hóa, sử dụng một bên cung cấp dịch vụ mà không phải dùng nhiều nhà cung cấp gây khó kiểm soát

Trang 24

Dịch vụ công nghệ thông tin: Khách hàng có thể thuê hệ thống quản lý vận chuyển,

quản lý kho bãi từ các doanh nghiệp dịch vụ logistics Từ các hệ thống quản lý trên khách hàng có thể quản lý dựa trên công nghệ, tối ưu hóa được quy trình quản lý, tiết kiệm các chi phí không cần thiết

Dịch vụ khai báo hải quan: Các doanh nghiệp dịch vụ logistics thường cung cấp

dịch vụ logistics kèm theo để khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng một cách thuận lợi Khách hàng thường sử dụng bên khai báo hải quan là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển do sự hiểu biết về hàng hóa tạo sự thuận lợi trong quá trình khai báo hải quan

Dịch vụ gom hàng: Gom hàng lẻ là một dịch vụ mà các công ty dịch vụ logistics

cung cấp để khách hàng thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa Công ty dịch vụ logistics sẽ tiến hành nhận hàng tại kho của khách hàng và tiến hành đóng hàng vào container

2.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics

Quy trình cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp logistics 3PL chú trọng vào yếu tố dịch vụ, khách hàng và nhân viên Do dịch vụ logistics đường biển có đặc điểm là dịch vụ B2B là loại hình dịch vụ công nghiệp nên đòi hỏi có sự trợ giúp của các loại hình máy móc để có thể hỗ trợ sự di chuyển của dòng hàng hóa trong chuỗi nên các 3PL chú trọng nhiều vào yếu tố thiết bị cũng như công nghệ để nâng cao hiệu suất Do đó, các quá trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển cụ thể ở các doanh nghiệp có nhiều sự đa dạng và các yêu cầu khác nhau tùy theo khách hàng và loại hàng hóa Tuy vậy, nhưng các doanh nghiệp 3PL vẫn có 2 giai đoạn chính trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics là quy trình đầu vào và quy trình đầu ra

Quy trình đầu vào của doanh nghiệp 3PL: Đầu tiên sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng

của khách hàng thì doanh nghiệp 3PL và khách hàng phải tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu tổng thể về hàng hóa cùng với các thông tin liên quan để các 3PL tiến hành hoạt động thuê ngoài Trong quy trình đầu vào này thì khách hàng sẽ gửi thông tin đơn hàng để yêu cầu dịch vụ cần mua để nhân viên căn cứ vào đơn mua để tiếp nhận và ghi chép lại Sau khi hoàn thành nhận hàng thì 3PL sẽ xác nhận đến khách hàng thuê ngoài, khách hàng sẽ sử dụng biên nhận để thanh toán

Quy trình đầu ra của doanh nghiệp 3PL: Bên thuê ngoài sẽ gửi yêu cầu vận chuyển

đến 3PL để vận chuyển vật liệu tới khách hàng của mình 3PL thực hiện việc chọn hàng, đóng gói và vận chuyển, sau đó gửi xác nhận vận chuyển đến khách hàng Tất cả các tài liệu gửi đi như phiếu đóng gói và vận tải đơn đều có thông tin cụ thể về khách hàng Khách hàng cập nhật thông tin về các dịch vụ lưu trữ, vận chuyển, đóng gói để thanh toán cho 3PL

Các 3PL cũng có thể thực hiện các khoản hoàn trả cho khách hàng như vật liệu cho nhà cung cấp hoặc xử lý các dòng logistics ngược của khách hàng Trong quá trình này, 3PL thông báo cho khách hàng về năng lực trả hàng (Logistics ngược) của mình Bên thuê

Trang 25

ngoài gửi yêu cầu trả hàng cho 3PL và yêu cầu 3P cung cấp dịch vụ trả lại hàng hoá cho

nhà cung cấp

Hình 2.5: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ quy trình cung ứng dịch vụ logistics GN HH nhập khẩu, An

Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018)

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình dịch vụ logistics bằng đường biển

2.3.1 Yếu tố bên ngoài

Thứ nhất là yếu tố hạ tầng cảng biển: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ logistics

bằng đường biển được công ty cung cấp phụ thuộc rất lớn vào hạ tầng giao thông và cảng biển Một hệ thống giao thông, cảng biển hiện đại, thuận tiện cho vận chuyển sẽ quyết

Trang 26

định thời gian vận chuyển hàng hóa và các khâu chuẩn bị hàng hóa trước đó Hơn thế, cảng biển chất lượng cao thì mức độ đáp ứng càng lớn và lượng hàng hóa thông quan qua cảng biển nhiều và nhanh chóng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics đường biển của các doanh nghiệp do thời gian và chất lượng dịch vụ cung ứng Vì vậy, hạ tầng giao thông và cảng biển có ảnh hưởng rất lớn tới dịch vụ logistics bằng đường biển mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics cung cấp

Thứ hai là yếu tố môi trường công nghệ: Công nghệ đóng một vai trò rất quan

trọng trong việc đảm bảo và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics đường biển Công nghệ thông tin và viễn thông là sự kết nối giữa các bên trong chuỗi cung ứng, kết nối chuỗi thông tin trong dịch vụ logistics Các phần mềm và hệ thống hiện nay cho phép cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin hiệu quả và nhanh chóng giữa doanh nghiệp, đối tác và khách hàng Sự trao đổi thông tin nhanh chóng giúp tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên từ đó có thể đáp ứng linh hoạt các yêu cầu và thay đổi từ phía khách hàng Yếu tố công nghệ cũng giúp tối ưu hóa các quy trình logistics trong doanh nghiệp từ đó chỉ ra các vấn đề và tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp

Thứ ba là yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố thúc đẩy sự

phát triển của doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh có thể gây tổn thất và kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc giành giật khách hàng tiềm năng hay khách hàng hiện hữu của doanh nghiệp, giảm giá thành dịch vụ đến mức quá thấp để thu hút nhiều khách hàng, cướp nhà cung cấp tuyến đường Nhưng không thể không nói đến, đối thủ cạnh tranh là một yếu tố để thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển và tăng trưởng Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì sự cạnh tranh trên thị trường càng lớn từ đó để cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp luôn phải thúc đẩy và cải tiến dịch vụ cả về chất lượng và giá thành từ đó giữ chân khách hàng

Thứ tư là yếu tố môi trường chính trị - pháp luật: Sự ổn định của các chính sách

của Chính phủ đề ra tạo sự bền vững và tính vẹn toàn của bộ máy Nhà nước sẽ có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế gồm hoạt động logsitics Các quy định pháp lý liên quan đến dịch vụ logistics làm doanh nghiệp xây dựng bộ quy chuẩn riêng cho doanh nghiệp mình Môi trường chính trị pháp luật ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực logistics Với một môi trường chính trị pháp luật ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng hợp tác với các đối tác quốc tế để cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Môi trường chính trị và pháp luật có thể tác động đến việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế của một quốc gia, qua việc tham gia và thực hiện các hiệp định quốc gia có thể nắm bắt các tiêu chuẩn quốc tế và cải thiện chất lượng dịch vụ

logistics của công ty

2.3.2 Yếu tố bên trong

Thứ nhất là yếu tố nguồn nhân lực: Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh

thì con người luôn là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đặc biệt là đặc

Trang 27

thù của ngành dịch vụ thì con người ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá của khách hàng về dịch vụ mà doanh nghiệp dung cấp Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thì đội ngũ nhân viên cần có kỹ năng chuyên môn vững vàng để thực hiện các hoạt động như vận chuyển, lưu trữ, chứng từ, theo dõi tiến độ hàng hóa, Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp có khả năng sáng tạo đưa ra các giải pháp tối ưu, gia tăng giá trị cho khách hàng cũng giúp doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng Việc đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cũng là một cách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để nắm bắt được những xu hướng mới của thời đại và cải thiện tư duy Vì thế nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ logistics mà doanh nghiệp cung cấp

Thứ hai là yếu tố cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Đây là một yếu tố hữu hình hiện hữu tại

nơi diễn ra các hoạt động dịch vụ logistics, có ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín dịch vụ Các thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ logistics như cảng biển, xe tải, tàu biển, container, thiết bị nâng hạ, có tác động lớn đến hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Nhờ vào yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định thuê ngoài hay tự thực hiện các hoạt động dịch vụ logistics để đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ logistics Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật càng hiện đại, phong phú thì các doanh nghiệp dịch vụ logistics có thể đảm bảo tốt hơn về quy trình cung ứng dịch vụ logistics diễn ra liên tục và đạt được hiệu quả tốt hơn

Thứ ba là trình độ tổ chức và quản lý: Trình độ tổ chức và quản lý của doanh

nghiệp ảnh hưởng lớn đến dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Một doanh nghiệp có tổ chức được quản lý chặt chẽ và quản lý hiệu quả, minh bạch thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics đến với khách hàng Việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với đối tác và khách hàng Một doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng đối với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng từ đó tạo các mối quan hệ, sự tương tác với khách hàng nhanh chóng Đó là một yếu tố quan trọng để cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng một cách tốt nhất

Thứ tư là yếu tố nguồn lực tài chính: Yếu tố tài chính là yếu tố quyết định đến quy

mô doanh nghiệp, cách thức tổ chức hoạt động và khả năng cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn mạnh thì quy mô của hoạt động kinh doanh lớn và khả năng cung ứng dịch vụ sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Đây cũng là một yếu tố để doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng, khi nguồn tài chính đảm bảo thì có thể đánh ứng linh hoạt các yêu cầu của khách hàng Ngoài ra, yếu tố tài chính cũng giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh khi có rủi ro xảy ra trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics Vì thế nguồn lực tài chính vững mạnh của doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho chính bản thân doanh nghiệp

Trang 28

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ TIẾP VẬN TOÀN CẦU CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu

3.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu với tên quốc tế là Global Logistics and Transport Company Limited, viết tắt là Glotrans là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh cữ giao nhận và vận chuyển

Hình 3.1: Logo của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu

Nguồn: Website của công ty

Năm 2009, Glotrans được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với trụ sở chính ở Hải Phòng Năm 2012, sau một thời gian phát triển đội ngũ ban giám đốc của Glotrans đã tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh và mở chi nhánh đầu tiên ở Hà Nội Sau quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu đã có sự phát triển vượt bậc khi mở rộng hệ thống văn phòng trên cả nước Ngoài trụ sở chính ở Hải Phòng, Glotrans chú trọng mở rộng các chi nhánh ở tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh và có 4 văn phòng đại diện tại Bắc Ninh, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển Glotrans có được thành quả như hôm nay, đó là nhờ sự cống hiến về trí lực, sự nhiệt huyết, sáng tạo và sự đồng tâm hiệp lực của các thế hệ nhân viên của Glotrans và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc Hơn một thập kỉ đã qua, Glotrans đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về cung ứng dịch vụ logistics nói chung và logistics bằng đường biển nói riêng nhờ chất lượng dịch vụ và sự tận tâm, uy tín với khách hàng Glotrans luôn cam kết mang đến cho khách hàng

những dịch vụ nhanh chóng, đảm bảo chất lượng cùng với giá thành cạnh tranh

3.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu là một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển với đa dạng các dịch vụ Cụ thể là các dịch vụ dưới đây:

Trang 29

Vận chuyển hàng hóa quốc tế: Nhằm khai thác tối đa hóa thị trường vận chuyển hàng hóa, Glotrans chú trọng hơn cả vào việc vận chuyển hàng hóa quốc tế để luân chuyển hàng hóa quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của khách hàng Glotrans hiện đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế gồm vận chuyển đường bộ xuyên biên giới, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Glotrans có hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, đại lý tàu, đại lý hàng không giúp cho Glotrans có những mức giá cạnh tranh nhất cung cấp cho khách hàng Vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng chiếm phần lớn doanh thu của Glotrans do sự hội nhập quốc tế dẫn tới sự giao thương thương mại giữa các quốc gia Một số phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế mà Glotrans hiện đang cung cấp là: vận chuyển đường bộ xuyên biên giới, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa nội địa: Bên cạnh dịch vụ vận chuyển quốc tế thì vận chuyển hàng hóa nội địa cũng nằm trong những dịch vụ trọng tâm của Glotrans Với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cùng với các trang thiết bị hiện đại Glotrans cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận chuyển nội địa như vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không

Dịch vụ hải quan: Glotrans hiện nay đang là một đại lý thông quan được cấp phép cùng với đội ngũ chuyên viên môi giới hải quan giàu kinh nghiệm Glotrans cung cấp tới cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong dịch vụ thông quan hàng hóa: thông quan hàng nhập khẩu, xuất khẩu, tư vấn luật hải quan, kiểm tra chứng từ, giám sát môi giới hải quan tại nhà máy

Dịch vụ kho bãi: Đi cùng với các dịch vụ vận chuyển nội địa và quốc tế, Glotrans cũng cung cấp các dịch vụ liên quan đến kho bãi như kho ngoại quan, kho tổng hợp, kho hàng lẻ, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng

Dịch vụ chuyển phát nhanh: Glotrans hướng tới chuyên nghiệp với lĩnh vực vận chuyển hàng hóa với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh vì thế Glotrans đã đàm phán thành công và ký hợp đồng với một số hãng chuyển phát nhanh trên thế giới như DHL, Fedex, để chào bán các dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, tài liệu Nhờ khả năng nắm bắt nhu cầu nhanh chóng và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Glotrans đã khẳng định được năng lực của doanh nghiệp

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Với bộ máy tổ chức hoạt động phù hợp, thích hợp đã đem lại cho Glotrans hiệu quả về kết quả kinh doanh cùng với sự hài lòng của khách hàng Với cơ cấu tổ chức được định hình rõ ràng và đồng bộ của khách hàng tại các chi nhánh

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức ma trận của 3PL - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 2.1 Cấu trúc tổ chức ma trận của 3PL (Trang 21)
Hình 2.2: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics mạng hỗn hợp - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 2.2 Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics mạng hỗn hợp (Trang 22)
Hình 2.3: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng phân phối ảo - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 2.3 Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics kiểu mạng phân phối ảo (Trang 22)
Hình 2.4: Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics Front-Back-End - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 2.4 Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp logistics Front-Back-End (Trang 23)
Hình 2.5: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 2.5 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (Trang 25)
Hình 3.1: Logo của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 3.1 Logo của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu (Trang 28)
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Glotrans - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Glotrans (Trang 30)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Glotrans Hà Nội 2021-2023 - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Glotrans Hà Nội 2021-2023 (Trang 31)
Bảng 3.2 Doanh thu theo dịch vụ của Glotrans Hà Nội 2021 – 2023 - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Bảng 3.2 Doanh thu theo dịch vụ của Glotrans Hà Nội 2021 – 2023 (Trang 32)
Bảng 3.4: Phân bố nguồn nhân lực của Glotrans chi nhánh Hà Nội - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Bảng 3.4 Phân bố nguồn nhân lực của Glotrans chi nhánh Hà Nội (Trang 33)
Bảng 3.5: Cơ cấu doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển của Glotrans Hà Nội - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Bảng 3.5 Cơ cấu doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển của Glotrans Hà Nội (Trang 37)
Hình 3.3: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng hóa  xuất khẩu - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 3.3 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng hóa xuất khẩu (Trang 41)
Hình 3.4: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng  hóa  nhập khẩu - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty tnhh vận tải và tiếp vận toàn cầu
Hình 3.4 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển đối với hàng hóa nhập khẩu (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w