TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT M
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngay sau đại dịch Covid – 19, toàn thế giới đang cố gắng vươn mình để khôi phục kinh tế và phát triển Hơn 200 quốc gia trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh công cuộc toàn cầu hóa Nền kinh tế mở được nâng cao hiệu quả qua các hoạt thương mại quốc tế Theo đó, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vùng xu thế này Hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang diễn ra sôi nổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của nhà nước Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2020, ngành nông nghiệp chiếm 14% GDP và sử dụng khoảng 36% lực lượng lao động cả nước Các yếu tố thúc đẩy thị trường này là tăng trưởng dân số, đô thị hóa và nhu cầu năng suất cao hơn khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp đã dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu về máy móc nông nghiệp Theo Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2021 số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần; máy bơm nước tăng 60%; máy gặt đập liên hợp tăng 80%; máy sấy nông sản tăng 30%; máy chế biến thức ăn gia súc tăng 91%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần điều đó cho thấy thị trường cơ khí phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam đang rất hấp dẫn Tuy nhiên mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Điển hình lĩnh vực lâm nghiệp đang có mức độ cơ giới hóa đồng bộ đạt thấp nhất, chỉ vào khoảng 30% Việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại như chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu về chủng loại, số lượng Thiết bị máy động lực ở Việt Nam còn tụt hậu so với mức thiết bị trung bình ở các nước ASEAN Các nhà sản xuất trong nước có thị phần tương đối thấp, năng lực sản xuất máy móc trong nước chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu thị trường Trong khi đó, thị phần đáng kể trong nhu cầu thị trường máy nông nghiệp hiện được cung ứng bởi các sản phẩm nhập khẩu, chiếm khoảng 60 – 70%
Là một đơn vị chuyên cung cấp các loại máy nông nghiệp, các loại phụ kiện, thiết bị lắp ráp máy nông nghiệp, tiến hành mở rộng sản xuất và phục vụ khách hàng, công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng cũng đã và đang nhập khẩu các loại máy nông nghiệp từ các nước có thế mạnh về thiết bị nông nghiệp Hiện tại thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, chiếm khoảng hơn 40% tỷ trọng thị trường nhập khẩu, với mặt hàng chủ yếu là máy nông nghiệp Ưu điểm từ thị trường này là khoảng cách địa lý gần, giá thành sản phẩm hợp lý, quá trình vận chuyển không quá phức tạp và cứng nhắc Nhưng nhược điểm đó là khiến cho công ty phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu, tiềm ẩn nhiều rủi ro Do đó để có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn, công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng cần có những nguồn cung mới hơn, chất lượng cao đến từ các nước khác có sự phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng, nhìn nhận tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu cùng với các kiến thức em đã được trang bị trong thời gian qua, em xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng”.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng” là một đề tài khá mới đối với ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam Vấn đề có sức hút và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp hiện nay vì việc phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu là khá rủi ro Qua nghiên cứu và tìm hiểu, em nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tương tự như sau:
Một là, Catching Up with the ‘Core’: The Nature of the Agricultural
Machinery Sector and Challenges for Chinese Manufacturers (2019) của M T Safdar, Terry van Gevelt Bài viết này sử dụng lĩnh vực máy móc nông nghiệp của
Trung Quốc như một phương tiện để xem xét những thách thức mà các công ty từ các nước đang phát triển phải đối mặt trong nỗ lực bắt kịp các “công ty cốt lõi” Các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với một số ít các công ty cốt lõi thống trị có trụ sở tại các nước phát triển
Những công ty cốt lõi này là những công ty dẫn đầu ngành với sự hiện diện toàn cầu Họ liên tục củng cố lợi thế cạnh tranh của mình bằng các chiến lược đa dạng, bao gồm: đầu tư vào R&D, tập trung mua lại và phát triển mối quan hệ với các tác nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp Thách thức trong việc bắt kịp các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này càng gia tăng hơn khi các nước phát triển tìm cách bảo vệ các công ty trong các lĩnh vực chiến lược như nông nghiệp Bằng cách xem xét bản chất đang thay đổi của lĩnh vực máy móc nông nghiệp và vai trò của các công ty cốt lõi, bài viết nêu bật những rào cản đáng kể mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt trong nỗ lực bắt kịp Bài viết này có ý nghĩa quan trọng vì nó cho thấy rằng ngay cả khi các công ty từ các nước đang phát triển được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước, họ sẽ ngày càng phải vật lộn để bắt kịp
Hai là, Factors Influencing the Adoption of Agricultural Machinery by Chinese Maize Farmers (2021) của tác giả Xiuhao Quan, Reiner Doluschitz
Nghiên cứu này thực hiện các mô hình probit đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng bốn công nghệ máy móc của nông dân trồng ngô cũng như mối tương quan giữa các quyết định áp dụng này Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng diện tích gieo trồng ngô, diện tích đất canh tác, đa dạng cây trồng, lao động gia đình, trợ cấp, hỗ trợ kỹ thuật và tính kinh tế theo quy mô có tác động tích cực đến việc áp dụng máy móc, trong khi số lượng cánh đồng rời rạc trong trang trại có tác động tiêu cực Nông dân trồng ngô ở vùng Đông Bắc và miền Bắc có tỷ lệ áp dụng máy móc cao hơn các vùng khác Việc áp dụng bốn công nghệ máy móc này có liên quan và bổ sung cho nhau Cuối cùng, sản xuất quy mô vừa phải, đa dạng hóa cây trồng, trợ cấp máy móc nông nghiệp và giáo dục khuyến nông, và tập trung ruộng đất, được đưa ra như những khuyến nghị nhằm thúc đẩy nông dân trồng ngô Trung Quốc áp dụng máy móc nông nghiệp
Ba là, Một số giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam-CEC (2008) của Trần, V T Bài viết đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa của Công ty CEC Từ đó, tác giả đưa ra phương hướng và một số giải pháp kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam CEC
Bốn là, Factors influencing SMEs' choice of market expansion strategy (2004) của Frọndberg, A., & Kjellman, C Cỏc tỏc giả đó giải thớch cỏc yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và marketing Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua ví dụ thực tế về một công ty tại Phần Lan
Năm là, Machinery import activities at VNPhat Co., Ltd: Situation and suggestions của Luu Thi Le Quyen, Foreign Trade University Khóa luận này được hoàn thành với mục đích nghiên cứu thực trạng và khả năng thực hiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH VNPhat, tìm hiểu quy trình nhập khẩu và cách sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả cao nhất
Thông qua một số nghiên cứu trên, em sẽ kế thừa những cơ sở lý luận về nhập khẩu và mở rộng thị trường nhập khẩu, tham khảo một số định hướng phát triển và giải pháp phù hợp với đề tài Các công trình trên đều đã đưa ra cái nhìn tổng quan và rõ ràng với thực tiễn của hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng Do đó, đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng” dựa trên những cơ sở lý luận cùng những hiểu biết của em về Công ty trong quá trình thực tập nhằm đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu cho Công ty.
Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết, số liệu thực tế trải qua phân tích và nghiên cứu từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học để đưa ra các giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả cũng như khắc phục các tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
Mục tiêu lý thuyết: Trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạt động nhập khẩu và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu
- Tìm hiểu thực trạng nhập khẩu và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
- Đánh giá, chỉ ra những thành công, hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
- Nêu ra một số giải pháp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu tại công ty.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng trong giai đoạn 2021 – 2023.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm:
Phương pháp luận: Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống các lý luận về nhập khẩu hàng hoá, thị trường nhập khẩu hàng hoá và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá Những cơ sở lý luận này làm cơ sở để xây dựng, đưa ra các giải pháp để mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài khoá luận này sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, bài nghiên cứu nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá Ngoài ra, Khoá luận còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu do Công ty cung cấp để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chung và thực trạng mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng Từ đó, các dữ liệu cần thiết được tổng hợp để phục vụ cho mục đích của Khoá luận là kiến nghị một số giải pháp để Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp
Phương pháp phân tích dữ liệu: Đối với dữ liệu định lượng, Khoá luận sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích Các phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu các số liệu thứ cấp đã thu thập, tổng hợp nhằm đánh giá, kết luận về bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh cho các luận điểm Đối với dữ liệu định tính, Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền kết hợp cùng các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp để giải thích và phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết luận về vấn đề.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài Lời cảm ơn; Mục lục; Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Danh mục từ viết tắt; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; kết cấu của Khóa luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hóa
2.1.1 Khái niệm và bản chất của nhập khẩu
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Theo Freenstra và Taylor (Giáo trình Thương mại quốc tế, 2010): “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác Nhập khẩu là sản phẩm được mua bởi nước này từ nước khác”
Theo điều 28, khoản 1 của Luật Thương mại 2015: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Song hành cùng với hoạt động xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương, nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu đồng thời giúp cân bằng cán cân thương mại của quốc gia Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận
2.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh nội địa, hoạt động nhập khẩu có đặc điểm sau:
Thứ nhất, nội dung của hoạt động nhập khẩu là thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường nội địa hoặc tiếp tục tái xuất khẩu
Thứ hai, Chủng loại hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của các chính sách Nhà nước đối với nhập khẩu Trong đó, có một số loại hàng hóa được Nhà nước khuyến khích nhập khẩu, một số bị cấm nhập khẩu hoặc hạn chế bằng các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, và danh mục hàng hóa này thay đổi theo từng thời kì phát triển tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của thời kỳ đó
Thứ ba, Thị trường nhập khẩu chứa đa dạng nhiều quốc gia và khu vực
Trong đó, mỗi quốc gia có một hoặc nhiều lợi thế nhất định về những mặt hàng khác nhau tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu lựa chọn thị trường cung ứng phù hợp và có hiệu quả nhất
Thứ tư, hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế
Thứ năm, các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm
Thứ sáu, các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng,
L/C Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh
Thứ bảy, điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB…
Thứ tám, kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin
Thứ chín, nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế – chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại
2.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Thông qua hoạt động nhập khẩu, các hàng hóa nước ngoài có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, có sức cạnh tranh cao vào thị trường nội địa buộc doanh nghiệp sản xuất trong nước phải liên tục đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, dịch vụ sản phẩm và giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Điều này cũng làm tăng hiệu quả sản xuất, người lao động tìm được việc làm, đời sống được cải thiện
Nhập khẩu giúp làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp nhập khẩu vì hoạt động động này được thực hiện trên phạm vi quốc tế, có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán… Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, các cán bộ, các cá nhân trong doanh nghiệp luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc của mình
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò trong việc nâng cao sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt kinh doanh đem lại để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh
Nhập khẩu sẽ bổ sung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân
Cơ sở lý luận về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa
2.2.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thị trường và thị trường nhập khẩu
2.2.1.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường xuất hiện thông qua các mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ Theo đó, thị trường được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ khác nhau như cung – cầu và giá cả, quan hệ hợp tác, quan hệ cạnh tranh…
Theo quan điểm của Kinh tế học: “Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.”
Theo Mc Carthy: “Thị trường là nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với những cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó.”
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, nhưng các quan điểm trên đều cho thấy các đặc điểm của thị trường là nơi người mua và người bán trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ Giá cả hàng hoá trên thị trường chịu tác động bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu
2.2.1.2 Khái niệm về thị trường nhập khẩu
Theo kinh tế quốc tế, "thị trường nhập khẩu là một phần của thị trường quốc tế nơi mà hàng hóa và dịch vụ được mua và chuyển từ một quốc gia (quốc gia xuất khẩu) vào một quốc gia khác (quốc gia nhập khẩu)” Thị trường nhập khẩu thường thể hiện sự cân nhắc và quyết định của quốc gia nhập khẩu trong việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các nguồn ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công nghiệp, hoặc sản xuất trong nước Một số đặc điểm của thị trường nhập khẩu bao gồm:
Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mà quốc gia đó mua từ các quốc gia khác Các mặt hàng này có thể là hàng hóa như máy móc, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, hoặc dịch vụ như dịch vụ tài chính, vận tải, hoặc du lịch
Thương mại quốc tế: Thị trường nhập khẩu thường phụ thuộc vào thương mại quốc tế Nó liên quan đến việc xúc tiến và quản lý quá trình nhập khẩu, bao gồm việc thỏa thuận về giá cả, hợp đồng mua bán, và thủ tục hải quan
Thị trường tiêu dùng và thị trường sản xuất: Hàng hóa nhập khẩu có thể được sử dụng trực tiếp trong thị trường tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm khác
Thị trường thế giới: Thị trường nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến thị trường thế giới, và nó thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu như biến động giá cả, quy định thương mại quốc tế, và tình hình kinh tế toàn cầu
Thị trường nhập khẩu có thể mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia, nhưng cũng có thể gặp những thách thức như cạnh tranh, biến động thị trường, vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế Việc hiểu và quản lý thị trường nhập khẩu là quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp và nền kinh tế
2.2.2 Phân loại thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Theo loại hàng hóa và dịch vụ:
Hàng tiêu dùng: Bao gồm các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng cá nhân, chẳng hạn như quần áo, điện tử, thực phẩm, và đồ gia dụng
Hàng hóa công nghiệp: Bao gồm máy móc, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm dành cho các công ty và nhà máy sản xuất
Dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ như tài chính, du lịch, giáo dục, và dịch vụ chuyên ngành khác
Theo nguồn gốc: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hàng hóa hoặc dịch vụ được xuất phát
Theo ngành công nghiệp: Thị trường nhập khẩu cũng có thể được phân loại dựa trên ngành công nghiệp chuyên biệt của hàng hóa hoặc dịch vụ, chẳng hạn như ô tô, dược phẩm, hoặc năng lượng
Theo quy mô: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quy mô kinh tế của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu Ví dụ, thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc hoặc thị trường nhập khẩu nhỏ hơn như các quốc gia trong Liên minh châu Âu
Theo tình hình thị trường: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên tình hình thị trường cụ thể, chẳng hạn như thị trường ổn định, thị trường đang phát triển, hoặc thị trường có rủi ro
Theo yếu tố hạn chế và quy định: Thị trường nhập khẩu có thể khác nhau về các quy định hải quan, thuế nhập khẩu, và các hạn chế thương mại, tạo ra các thị trường có mức độ khó khăn và rủi ro khác nhau
Phân loại thị trường nhập khẩu giúp các doanh nghiệp và nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của họ và tạo ra chiến lược thị trường hiệu quả
2.2.3 Khái niệm mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa
Phân định nội dung nghiên cứu
Sau khi xem xét trên phương diện thực tế, làm rõ vấn đề nghiên cứu “Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng”, một số lý thuyết sẽ được sử dụng trong Khóa luận gồm:
- Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
Một số nhân tố chính này được phân thành hai nhóm chính đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan Các nhân tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc xác định thị trường mục tiêu, xu hướng thị trường phục vụ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu Các nhân tố này hỗ trợ xác định chiến lược tiếp thị phù hợp để tiếp cận khách hàng trong thị trường nhập khẩu cũng như liên quan đến việc đánh giá các chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu và xác định khả năng sinh lợi từ việc tham gia vào thị trường đó
Hoạt động nhập khẩu phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Căn cứ vào đó, khóa luận sẽ được ra định hướng phát triển và giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp cho Công ty
- Tổ chức hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu
Công ty cần nghiên cứu nhiều hơn về thị trường Trung Quốc, tìm kiếm cơ hội nhập khẩu máy nông nghiệp và tiến hành mở rộng thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc Ngoài ra tìm hiểu về một số thị trường nhập khẩu mới tiềm năng để đảm bảo
Công ty không phụ thuộc nhập khẩu một thị trường Đây là quá trình đòi hỏi các chiến lược cụ thể và được thực hiện cẩn thận Nó đòi hỏi quản lý tổ chức cao, kiến thức chuyên môn về các loại máy nông nghiệp cũng như hiểu biết về các quy định nhập khẩu máy nông nghiệp để có thể áp dụng tối ưu hóa chi phí, khả năng thích nghi với môi trường thương mại quốc tế và tìm hiểu kĩ về thị trường đích Cần luôn xem xét đánh giá hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu thường xuyên để có thể nâng cao tốt nhất hiệu quả của việc mở rộng thị trường
- Phương thức mở rộng thị trường
Công ty sẽ thực hiện theo hai phương thức là mở rộng thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng Mở rộng thị trường nhập khẩu theo cả chiều sâu và chiều rộng đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lược cẩn thận để đảm bảo rằng công ty thích nghi với môi trường kinh doanh đa dạng và khó khăn trên thị trường quốc tế Mục đích của phương thức mở rộng thị trường theo chiều sâu là tìm được các sản phẩm hoặc công nghệ mới để đáp ứng sự đổi mới và nhu cầu của khách hàng Đối với phương thức mở rộng thị trường nhập khẩu theo chiều rộng khám phá các thị trường bổ sung mới hoặc các thị trường liên quan đến ngành nhằm đa dạng hóa các nguồn cung của công ty và tạo đà cho sự phát triển để có thể tham gia vào công nghiệp liên quan trong tương lai Đồng thời công ty có thể hợp tác với các đối tác để mở rộng cơ hội thị trường và tận dụng cơ hội kết hợp nguồn lực Không chỉ giới hạn mở rộng sang một thị trường nhập khẩu mới mà còn cân nhắc mở rộng sang nhiều thị trường nhập khẩu khác nhau
Căn cứ vào những lý luận trên, Khóa luận sẽ đưa ra định hướng và giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu máy nông nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ SẢN XUẤT MÙA VÀNG
Giới thiệu về Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
+ Tên bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng + Tên quốc tế: GOLD CROP PRODUCTION AND TRADING COMPANY LIMITED
- Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố Lỗ Xá, Phường Nhân Hòa, Thị xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
- Website/ Fanpage: https://www.facebook.com/SX.TM.MuaVang/
Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Trịnh Duy Lâm – Tổng giám đốc
Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng được thành lập năm
2012 với tôn chỉ "góp phần đem lại mùa vàng bội thu" cho bà con nông dân, sản phẩm chúng tôi cung cấp ra thị trường luôn đảm bảo các tiêu chí: "sản phẩm có chất lượng tốt nhất, tiện dụng nhất và giá cả hợp lý nhất" Chính vì vậy, sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường sản phẩm bình phun thuốc trừ sâu Mùa Vàng luôn nhận được sự tin dùng của Bà Con và cho tới nay, sản phẩm đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh của Công ty, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng bao gồm:
- Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
+ Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện);
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi);
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng; Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
- Hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty
Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng có một đội ngũ gồm
300 người, với hơn 50 nhân viên văn phòng bao gồm hơn 20 tài năng chuyên nghiệp trong nhóm R&D, sản xuất và bán hàng, và hơn 75% thành viên nhóm quản lý có bằng cử nhân trở lên Cùng với đó là khoảng 247 công nhân Do đó Công ty có thể thực hiện nhanh và hiệu quả những đơn hàng theo yêu cầu khách hàng Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản giúp cho chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm ngày một hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường; bên cạnh đó, họ luôn không ngừng tìm kiếm, ứng dụng những máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho các đối tác – khách hàng
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Sản xuất Phòng Kế toán Phòng Xuất -
Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng là một Công ty sản xuất nhưng nhân lực lại ít là do dây chuyền đã được tự động hóa gần như toàn bộ Công ty cần những người có trình độ cao để có thể vận hành được nên tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới hơn 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất
Số lượng 2021 Số lượng 2022 Số lượng 2023
Tỷ lệ (%) I.Theo trình độ lao động
1 Đại học và trên đại học 42 80,8% 47 83,9% 54 85,7%
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Trong khoảng năm 2021 – 2023, tỉ lệ nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học luôn chiếm trên 80% và đa số sẽ sở hữu thêm một chứng chỉ ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh như tiếng Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc Tỉ lệ nam cũng cao hơn nữ do Công ty kinh doanh các mặt hàng máy móc nông nghiệp và các phụ kiện của máy nên nhân lực về mảng kỹ thuật, sửa chữa bảo hành về sau chủ yếu là nam nhân viên nên tỷ lệ này cũng không hề bất hợp lý cũng như là Công ty trẻ với nhân công dưới 40 tuổi luôn trên 80% Đây là độ tuổi trẻ, có khả năng thích ứng và học hỏi nhanh, nhạy bén với công nghệ nên sẽ có nhiều ý tưởng trong làm việc
3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu – bán buôn, hiện nay Công ty đang sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại, hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh Cụ thể, văn phòng làm việc được trang bị hệ thống máy vi tính được kết nối mạng internet, điện thoại bàn, máy fax máy photo, tủ đựng tài liệu, hệ thống điều hòa, có hệ thống báo cháy, camera an ninh, dịch vụ vệ sinh,
Bên cạnh cơ sở vật chất phần cứng, Công ty đã tạo ra fanpage mới để kịp thời cung cấp thông tin sản phẩm đến khách hàng Công ty đã tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh và hạn chế sai sót, đặc biệt nâng cao uy tín doanh nghiệp
3.1.5 Tài chính của Công ty
Bảng 3.2: Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương Mại và Sản
Xuất Mùa Vàng giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
TỔNG TÀI SẢN 28,055,307,793 29,870,412,211 39,257,562,135 A.Tài sản ngắn hạn 24,218,153,814 25,877,852,859 35,755,734,641
B Tài sản dài hạn 3,837,153,979 3,992,559,352 3,501,827,494 TỔNG NGUỒN
C Nợ phải trả 24,078,656,438 25,754,173,602 35,088,498,129 I.Nợ ngắn hạn 1,881,237,441 4,892,511,933 5,082,852,618
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng, giai đoạn 2021 – 2023, tổng tài sản của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa Vàng có sự tăng ổn định
Về nguồn vốn, giai đoạn 2021 – 2023, nhìn chung nợ phải trả thường áp đảo rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, chủ yếu là do mở rộng liên tục khiến cho doanh thu trừ đi vốn góp ban đầu tạo thành vốn chủ sở hữu không có quá nhiều nổi bật Cụ thể, như đã đề cập khá nhiều ở trên, do liên tục đầu tư và mở rộng, cơ cấu nợ phải trả trên tổng nguồn vốn áp đảo trong năm 2021 Tổng nguồn vốn năm 2022 tăng nhẹ so với 2021 với khoảng 1,8 tỷ đồng cùng với đó thì nợ phải trả cũng tăng trong khoảng 1,6 tỷ đồng Năm 2023, tổng nguồn vốn của Công ty tăng mạnh lên khoảng 31% so với năm 2022, kéo theo đó thì nợ phải trả cũng tăng so với cùng kì năm
2022 Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận lại rằng, tỷ lệ nợ phải trả tăng lên đáng kể sau đại dịch cũng là điều đáng quan ngại của doanh nghiệp Đặc biệt là các khoản phải trả nhà cung cấp mà kiểm toán viên không thể thu thập được đủ bằng chứng
Tóm lại, trong giai đoạn 2021 – 2023, tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều có xu hướng tăng dần dẫn đến sự tăng trưởng trong tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Điều này cũng là một điều tốt khi doanh nghiêp vẫn đang phát triển tốt, nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế vẫn đang trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid – 19
Bảng 3.3: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương
Mại và Sản Xuất Mùa Vàng giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 12.87 5.29 7.03
Hệ số thanh toán tổng quát
= Tổng tài sản/Nợ phải trả 1.16 1.16 1.12
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Mùa
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp khi đến hạn Thông qua số liệu trên, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tuy có biến động giữa các năm nhưng đều đạt lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tính thanh khoản ở mức cao, Công ty đang không gặp vấn đề gì về tài chính, Công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trả nợ được các khoản nợ phải trả khi tới hạn không Xét thấy năm 2021 – 2023 hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đều nằm trong mức trung bình cao (1