1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của công ty tnhh thương mại tin học viễn thông danh việt

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Nhập Khẩu Linh Kiện Điện Tử Và Tin Học Viễn Thông Của Công Ty TNHH Thương Mại Tin Học Viễn Thông Danh Việt
Tác giả Lê Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (9)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (11)
    • 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu (11)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (12)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA (12)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hóa (13)
      • 2.1.1. Khái niệm và bản chất của nhập khẩu (13)
      • 2.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa (13)
      • 2.1.3. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa (14)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa (15)
      • 2.2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thị trường và thị trường nhập khẩu (15)
      • 2.2.2. Phân loại thị trường nhập khẩu (16)
      • 2.2.3. Khái niệm mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa (17)
      • 2.2.4. Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa đối với (18)
      • 2.2.5. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa (20)
      • 2.2.6. Phương thức mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa (27)
    • 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu (28)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt (30)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt23 3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021 – 2023 (30)
    • 3.2. Tình hình kinh doanh nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021 - 2023 (33)
    • 3.3. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt (35)
      • 3.3.1. Nghiên cứu một số thị trường nhập khẩu tiềm năng (35)
      • 3.3.2. Đánh giá thời cơ nhập khẩu từ một số thị trường nhập khẩu tiềm năng (36)
      • 3.3.3. Phân tích tiềm lực doanh nghiệp (42)
      • 3.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc (46)
      • 3.4.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (48)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TIN HỌC VIỄN THÔNG DANH VIỆT (53)
    • 4.1. Dự báo xu hướng xuất nhập khẩu ngành LKĐT & THVT (53)
    • 4.2. Định hướng phát triển mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt (55)
    • 4.3. Các đề xuất giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt (56)
      • 4.3.1. Đối với thị trường Trung Quốc (56)
      • 4.3.2. Đối với thị trường Hàn Quốc (58)
      • 4.3.3. Đối với thị trường Đài Loan (61)
      • 4.3.4. Một số giải pháp chung (62)
    • 4.4 Một số kiến nghị cho Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt nâng cao hiệu quả thực hiện giải pháp (65)
  • KẾT LUẬN (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠ

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Ngay sau đại dịch Covid 19, toàn thế giới đang cố gắng vươn mình để khôi phục kinh tế và phát triển Hơn 200 quốc gia trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh công cuộc toàn cầu hóa Nền kinh tế mở được nâng cao hiệu quả qua các hoạt thương mại quốc tế Theo đó, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vùng xu thế này Hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang diễn ra sôi nổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết Bên cạnh những ngành công nghiệp lâu đời thì ngành công nghiệp linh kiện điện tử, viễn thông khá non trẻ nhƣng có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Là một trong những ngành đƣợc dự báo là có tiềm năng phát triển lớn và nên được chú trọng, ngành công nghiệp linh kiện điện tử đang có tốc độ tăng trưởng lớn và cần một lƣợng lớn các nhà cung cấp phù hợp

Ngành công nghiệp LKĐT trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, dù là ngành sản xuất còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời nhƣ cơ khí, hoá chất, dệt may…, nhƣng ngành công nghiệp LKĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây Tăng trưởng của ngành điện tử trong giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt 17 - 18%/năm Do đó, ngành LKĐT đƣợc đánh giá là một ngành năng động và có tiềm năng phát triển với đa dạng các sản phẩm nhƣ bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, … Thống kê của Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công thương cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa đã đáp ứng 30

- 35% nhu cầu linh kiện đối với điện tử gia dụng, trong khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ là 12%, còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su, chiếm tới 22,71% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước Có nhiều lý do lý giải cho điều này, chủ yếu do ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử chƣa thực sự phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chất lƣợng và mẫu mã chƣa đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Với thực trạng nhu cầu lớn và đa dạng nhưng nguồn cung trong nước lại vô cùng hạn chế như vậy, công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt đã và đang nắm bắt đƣợc cơ hội kinh doanh, xem xét chiến lƣợc, giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu, đa dạng đầu vào đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước Với thực tế của công ty và kiến thức từ việc học trên trường cũng như quá trình thực tập tại đơn vị, em đã chọn đề tài: ―Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt‖ để nghiên cứu trong khóa luận của mình.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ―Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt‖ là một đề tài khá mới đối với ngành LKĐT và THVT Việt Nam Vấn đề có sức hút và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp hiện nay vì việc phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu là khá rủi ro Qua nghiên cứu và tìm hiểu, em nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tương tự nhƣ sau:

Một là, 中国扩大对美进口的政策效应评估—基于 GTAP 模型的测算分析# br 公共财政研究 - Đánh giá tác động chính sách của việc Trung Quốc mở rộng nhập khẩu từ Hoa Kỳ - Ƣớc tính và phân tích dựa trên mô hình GTAP (2021) của Cheng Jinlu Bài báo sử dụng mô hình GTAP 10 và dựa trên chỉ số cạnh tranh thương mại, tính toán tác động của việc Trung Quốc mở rộng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đến cán cân trong nước và quốc tế của hai nước Tác giả đã trình bày các cơ sở để lập kế hoạch và đánh giá các chiến lược mở rộng thị trường, gia nhập thị trường mới Ngoài ra, khi tính toán tác động của việc Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Mỹ, có hai khuyến nghị đƣợc đề xuất là: Lựa chọn phạm vi sản phẩm, cũng nhƣ lựa chọn phạm vi quốc gia giảm thuế

Hai là, Factors influencing SMEs' choice of market expansion strategy (2004) của Frọndberg, A., & Kjellman, C Cỏc tỏc giả đó giải thớch cỏc yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và marketing Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua ví dụ thực tế về một công ty tại Phần Lan

Ba là, Một số giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam-CEC (2008) của Trần, V T Bài viết đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa của Công ty CEC Từ đó, tác giả đưa ra phương hướng và một số giải pháp kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam CEC

Bốn là, Machinery import activities at VNPhat Co., Ltd: Situation and suggestions của Luu Thi Le Quyen, Foreign Trade University Khóa luận này đƣợc hoàn thành với mục đích nghiên cứu thực trạng và khả năng thực hiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH VNPhat, tìm hiểu quy trình nhập khẩu và cách sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả cao nhất

Năm là, ―Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần thiết bị y tế Đông Á‖, của tác giả Võ Thị Ngọc Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2013, trường Đại học Thương Mại Tác giả phân tích tất cả những yếu tố, hoạt động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng nâng cao hiệu quả nhập khẩu các thiết bị y tế Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp cải thiện thông tin, tinh giản quy trình và lựa chọn nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty

Sáu là, ―Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn Pemco của CTCP Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Hoàng Phương, khóa luận tốt nghiệp năm 2022, trường Đại học Thương Mại Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2019-2021, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu, đặc biệt là các giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu tốt nhất đối với mặt hàng này Thông qua một số nghiên cứu trên, em sẽ kế thừa những cơ sở lý luận về nhập khẩu và mở rộng thị trường nhập khẩu, tham khảo một số định hướng phát triển và giải pháp phù hợp với đề tài Các công trình trên đều đã đƣa ra cái nhìn tổng quan và rõ ràng với thực tiễn của hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT Do đó, đề tài ―Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt‖ dựa trên những cơ sở lý luận cùng những hiểu biết của em về Công ty trong quá trình thực tập nhằm đƣa ra những giải pháp khả thi, phù hợp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu cho Công ty.

Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết, số liệu thực tế trải qua phân tích và nghiên cứu từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học để đƣa ra các giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả cũng nhƣ khắc phục các tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

Mục tiêu lý thuyết: Trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạt động nhập khẩu và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu

- Tìm hiểu thực trạng nhập khẩu và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

- Đánh giá, chỉ ra những thành công, hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

- Nêu ra một số giải pháp của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu tại công ty.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt trong giai đoạn 2021 – 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm:

Phương pháp luận: Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống các lý luận về nhập khẩu hàng hoá, thị trường nhập khẩu hàng hoá và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá Những cơ sở lý luận này làm cơ sở để xây dựng, đƣa ra các giải pháp để mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài khoá luận này sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, bài nghiên cứu nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hoá Ngoài ra, Khoá luận còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu do Công ty cung cấp để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chung và thực trạng mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt Từ đó, các dữ liệu cần thiết đƣợc tổng hợp để phục vụ cho mục đích của Khoá luận là kiến nghị một số giải pháp để Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT

Phương pháp phân tích dữ liệu: Đối với dữ liệu định lƣợng, Khoá luận sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích Các phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu các số liệu thứ cấp đã thu thập, tổng hợp nhằm đánh giá, kết luận về bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh cho các luận điểm Đối với dữ liệu định tính, Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền kết hợp cùng các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp để giải thích và phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đƣa ra kết luận về vấn đề.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài Lời cảm ơn; Mục lục; Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Danh mục từ viết tắt; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; kết cấu của Khóa luận bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hóa

2.1.1 Khái niệm và bản chất của nhập khẩu

Theo Khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005: ―Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật‖

Theo Freenstra và Taylor (Giáo trình Thương mại quốc tế, 2010): ―Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác Nhập khẩu là sản phẩm được mua bởi nước này từ nước khác‖

Theo điều 28, khoản 1 của Luật Thương mại 2015: ―Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.‖

Song hành cùng với hoạt động xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương, nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu đồng thời giúp cân bằng cán cân thương mại của quốc gia Nhập khẩu hàng hóa đƣợc hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đƣa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt nhƣ khu vực hải quan riêng nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận

2.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Thông qua hoạt động nhập khẩu, các hàng hóa nước ngoài có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, có sức cạnh tranh cao vào thị trường nội địa buộc doanh nghiệp sản xuất trong nước phải liên tục đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, dịch vụ sản phẩm và giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Điều này cũng làm tăng hiệu quả sản xuất, người lao động tìm được việc làm, đời sống được cải thiện Nhập khẩu giúp làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp nhập khẩu vì hoạt động động này đƣợc thực hiện trên phạm vi quốc tế, có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán… Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, các cán bộ, cá nhân trong doanh nghiệp luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc của mình

Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò trong việc nâng cao sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt kinh doanh đem lại để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động cũng nhƣ giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh

Nhập khẩu sẽ bổ sung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất đƣợc hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân

Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp Đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại

Nhập khẩu cơ bản là quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát triển vƣợt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian

Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng nhƣ chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

2.1.3 Các hình thức nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu trực tiếp: Nhập khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa hay nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài vào trong nước với chi phí và danh nghĩa của mình rồi sau đó phân phối hàng hóa nhập khẩu này đến những khách hàng có nhu cầu trong nước

Tạm nhập, tái xuất: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam

Nhập khẩu gia công: Nhập khẩu gia công là hình thức mà bên nhận nhập khẩu (bên nhận gia công) nhập khẩu những nguyên vật liệu từ bên xuất khẩu (bên đặt gia công), sau đó tiến hành gia công theo hợp đồng đƣợc ký kết nhƣ hai bên quy định

Nhập khẩu ủy thác: là việc doanh nghiệp ủy thác cho một đơn vị trung gian làm cầu nối thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường trong nước Với cách thức này thì đơn vị trung gian sẽ thực hiện các công việc đƣợc giao với danh nghĩa của mình nhƣng bằng chi phí của bên ủy thác giao cho

Nhập khẩu liên doanh: là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên.

Cơ sở lý luận về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa

2.2.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thị trường và thị trường nhập khẩu 2.2.1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường xuất hiện thông qua các mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ Theo đó, thị trường được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ khác nhau nhƣ cung – cầu và giá cả, quan hệ hợp tác, quan hệ cạnh tranh…

Theo quan điểm của Kinh tế học: ―Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.‖

Theo Mc Carthy: ―Thị trường là nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với những cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó.‖

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, nhưng các quan điểm trên đều cho thấy các đặc điểm của thị trường là nơi người mua và người bán trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ Giá cả hàng hoá trên thị trường chịu tác động bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau nhƣ quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu

2.2.1.2 Khái niệm về thị trường nhập khẩu

Theo kinh tế quốc tế, "Thị trường nhập khẩu là một phần của thị trường quốc tế nơi mà hàng hóa và dịch vụ đƣợc mua và chuyển từ một quốc gia (quốc gia xuất khẩu) vào một quốc gia khác (quốc gia nhập khẩu)‖ Thị trường nhập khẩu thường thể hiện sự cân nhắc và quyết định của quốc gia nhập khẩu trong việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các nguồn ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công nghiệp, hoặc sản xuất trong nước Một số đặc điểm của thị trường nhập khẩu bao gồm:

Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mà quốc gia đó mua từ các quốc gia khác Các mặt hàng này có thể là hàng hóa nhƣ máy móc, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, hoặc dịch vụ nhƣ dịch vụ tài chính, vận tải, hoặc du lịch

Thương mại quốc tế: Thị trường nhập khẩu thường phụ thuộc vào thương mại quốc tế Nó liên quan đến việc xúc tiến và quản lý quá trình nhập khẩu, bao gồm việc thỏa thuận về giá cả, hợp đồng mua bán, và thủ tục hải quan

Thị trường tiêu dùng và thị trường sản xuất: Hàng hóa nhập khẩu có thể đƣợc sử dụng trực tiếp trong thị trường tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm khác

Thị trường thế giới: Thị trường nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến thị trường thế giới, và nó thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu như biến động giá cả, quy định thương mại quốc tế, và tình hình kinh tế toàn cầu

Thị trường nhập khẩu có thể mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia, nhƣng cũng có thể gặp những thách thức nhƣ cạnh tranh, biến động thị trường, vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế Việc hiểu và quản lý thị trường nhập khẩu là quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp và nền kinh tế

2.2.2 Phân loại thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Theo loại hàng hóa và dịch vụ:

Hàng tiêu dùng: Bao gồm các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng cá nhân, chẳng hạn nhƣ quần áo, điện tử, thực phẩm, và đồ gia dụng

Hàng hóa công nghiệp: Bao gồm máy móc, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm dành cho các công ty và nhà máy sản xuất

Dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ nhƣ tài chính, du lịch, giáo dục, và dịch vụ chuyên ngành khác

Theo nguồn gốc: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc xuất phát

Theo ngành công nghiệp: Thị trường nhập khẩu cũng có thể được phân loại dựa trên ngành công nghiệp chuyên biệt của hàng hóa hoặc dịch vụ, chẳng hạn nhƣ ô tô, dƣợc phẩm, hoặc năng lƣợng

Theo quy mô: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quy mô kinh tế của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu Ví dụ, thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc hoặc thị trường nhập khẩu nhỏ hơn như các quốc gia trong Liên minh châu Âu

Theo tình hình thị trường: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên tình hình thị trường cụ thể, chẳng hạn như thị trường ổn định, thị trường đang phát triển, hoặc thị trường có rủi ro

Theo yếu tố hạn chế và quy định: Thị trường nhập khẩu có thể khác nhau về các quy định hải quan, thuế nhập khẩu, và các hạn chế thương mại, tạo ra các thị trường có mức độ khó khăn và rủi ro khác nhau

Phân loại thị trường nhập khẩu giúp các doanh nghiệp và nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của họ và tạo ra chiến lược thị trường hiệu quả

2.2.3 Khái niệm mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa

Phân định nội dung nghiên cứu

Sau khi xem xét trên phương diện thực tế, làm rõ vấn đề nghiên cứu ―Giải pháp nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt‖, một số lý thuyết sẽ được sử dụng trong Khóa luận gồm:

- Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

- Một số nhân tố chính này đƣợc phân thành hai nhóm chính đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan Các nhân tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc xác định thị trường mục tiêu, xu hướng thị trường phục vụ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu Các nhân tố này hỗ trợ xác định chiến lược tiếp thị phù hợp để tiếp cận khách hàng trong thị trường nhập khẩu cũng như liên quan đến việc đánh giá các chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu và xác định khả năng sinh lợi từ việc tham gia vào thị trường đó

Hoạt động nhập khẩu phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Căn cứ vào đó, khóa luận sẽ đặt ra định hướng phát triển và giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT cho Công ty

- Tổ chức hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu

Công ty cần nghiên cứu nhiều hơn về thị trường Trung Quốc, tìm kiếm cơ hội nhập khẩu LKĐT và THVT và tiến hành mở rộng thị trường nhập khẩu từ Trung Quốc Ngoài ra tìm hiểu về một số thị trường nhập khẩu mới tiềm năng để đảm bảo công ty không phụ thuộc nhập khẩu từ một thị trường Đây là quá trình đòi hỏi các chiến lƣợc cụ thể và đƣợc thực hiện cẩn thận Nó đòi hỏi quản lý tổ chức cao, kiến thức chuyên môn về các loại LKĐT và THVT cũng nhƣ hiểu biết về các quy định nhập khẩu linh kiện để có thể áp dụng tối ƣu hóa chi phí, khả năng thích nghi với môi trường thương mại quốc tế và tìm hiểu kĩ về thị trường đích Cần luôn xem xét đánh giá hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu thường xuyên để có thể nâng cao tốt nhất hiệu quả của việc mở rộng thị trường

- Phương thức mở rộng thị trường

Công ty sẽ thực hiện theo hai phương thức là mở rộng thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng Mở rộng thị trường nhập khẩu theo cả chiều sâu và chiều rộng đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lƣợc cẩn thận để đảm bảo rằng công ty thích nghi với môi trường kinh doanh đa dạng và khó khăn trên thị trường quốc tế Mục đích của phương thức mở rộng thị trường theo chiều sâu là tìm được các sản phẩm hoặc công nghệ mới để đáp ứng sự đổi mới và nhu cầu của khách hàng Đối với phương thức mở rộng thị trường nhập khẩu theo chiều rộng khám phá các thị trường bổ sung mới hoặc các thị trường liên quan đến ngành nhằm đa dạng hóa các nguồn cung của công ty và tạo đà cho sự phát triển để có thể tham gia vào công nghiệp liên quan trong tương lai Đồng thời công ty có thể hợp tác với các đối tác để mở rộng cơ hội thị trường và tận dụng cơ hội kết hợp nguồn lực Không chỉ giới hạn mở rộng sang một thị trường nhập khẩu mới mà còn cân nhắc mở rộng sang nhiều thị trường nhập khẩu khác nhau

Căn cứ vào những lý luận trên, Khóa luận sẽ đưa ra định hướng và giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT và THVT cho Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỄN THÔNG CỦA CÔNG

TY TNHH THƯƠNG MẠI TIN HỌC VIỄN THÔNG DANH VIỆT

Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TIN HỌC VIỄN THÔNG DANH VIỆT

- Tên quốc tế: DANH VIET INFORMATICS TELECOMMUNICATIONS TRADING COMPANY LIMITED

- Trụ sở chính: Số 89 ngõ Chùa Liên Hoa, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt chính thức đi vào hoạt động vào ngày 18/05/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ VND bởi ông Nguyễn Đặng Thanh với mục tiêu trở thành một đơn vị hoạt động, phát triển chuyên sâu và dẫn đầu trong ngành dịch vụ viễn thông với các ngành nghề cốt lõi: cung cấp, phân phối, thi công lắp đặt hệ thống thiết bị an ninh, Tổng đài nội bộ… Đội ngũ cán bộ của Danh Việt đã có kinh nghiệm phục vụ nhiều khách hàng và dự án lớn đòi hỏi độ tin cậy cao trên toàn quốc và luôn nhận đƣợc sự tín nhiệm của đối tác

Về tình hình tài chính trong giai đoạn 2021-2023, nguồn vốn kinh doanh của công ty có sự gia tăng, mặc dù nợ phải trả luôn cao hơn 30% có thể dẫn đến khả năng ứng phó với biến động thấp, tuy nhiên trong 3 năm gần đây, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty luôn trên mức 1.5 (>1), do đó thấy đƣợc tình hình kinh doanh tốt cũng nhƣ hiệu quả xoay vòng vốn tốt để vƣợt qua giai đoạn dịch Covid-19

Bảng 3.1: Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông

Danh Việt năm 2021 – 2023 Đơn vị: Nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Phòng tài chính Kế toán)

Về nhân lực: Hiện nay, công ty có tổng cộng 41 cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang làm việc và công tác Trong đó, phần lớn lao động trong công ty có độ tuổi từ 20-35, chiếm tỷ trọng tới 78% Song hành với đó là về trình độ học vấn, tỷ lệ CBCNV và đạt trình độ Đại học và sau Đại học lên tới 74% Hai điều này là quan trọng với mô hình kinh doanh của Danh Việt, vừa tận dụng đƣợc sức trẻ nhằm đẩy mạnh về năng suất làm việc, sự đổi mới sáng tạo, linh hoạt với xu hướng, đồng thời là sự cần thiết về kiến thức, trí thức khi công ty hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn cao

Về cơ sở vật chất: Công ty có văn phòng khang trang tại Hà Nội với diện tích khoảng 150m2 bao gồm các phòng ban, bãi xe … phù hợp đáp ứng các hoạt động kinh doanh của Công ty Các phòng ban đƣợc phân chia, sắp xếp văn phòng hợp lý, đảm bảo tính độc lập mỗi phòng ban và thuận tiện trong việc kết nối, phối hợp cùng với phòng ban khác Thêm vào đó, Công ty đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhƣ hệ thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng, điện thoại, điều hòa cùng nhiều tài sản hữu hình (bàn, ghế…) và các tài sản vô hình khác

3.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021 – 2023

Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 Trong đó, ngành Công nghệ thông tin và Vi tính luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước1 Việt Nam đã và đang thâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế nhƣ WTO, ASEAN, … đồng thời nhiều hiệp định tự do thương mại quốc tế được ký kết, gần đây nhất là EVFTA – Hiệp định tự do thương mại quốc tế EU Đây là một cơ hội lớn để tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng cao về Công nghệ thông tin và Vi tính, nhằm nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế Đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này

Tuy nhiên, Việt Nam đang lệ thuộc rất lớn vào các đối tác bên ngoài trong việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ giá trị gia tăng Rất ít các đơn vị đầu tƣ phát triển các lĩnh vực này Hơn nữa, áp dụng một cách máy móc các ứng dụng được phát triển bởi các đối tác nước ngoài đã và đang gây ra sự thiếu hiệu quả trong việc khai thác và vận hành

Tự hào là một doanh nghiệp trẻ và năng động, công ty Danh Việt đã và đang tập trung nguồn lực, nỗ lực và chủ động trong việc nghiên cứu và phát triển, hợp tác quốc tế, nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh với chất lƣợng cao nhắm tới thỏa mãn thị trường trong nước, và hướng tới xuất khẩu

Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, Công ty đã đạt đƣợc những kết quả tích cực Điều đó đã đƣợc phản ánh một cách cụ thể thông qua kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đã đạt đƣợc trong những năm gần đây từ năm 2021-2023 Các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận cụ thể của Công ty trong hơn 3 năm qua nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: VNĐ

Năm Doanh thu So với năm trước (%) Lợi nhuận sau thuế So với năm trước (%)

(Nguồn: Tính toán từ bảng số liệu)

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy:

Về doanh thu: Trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2023, doanh thu của Công ty có mức tăng trưởng mạnh mẽ mặc cho sức ảnh hưởng của Dịch Covid-19 đến hầu hết các doanh nghiệp Cụ thể, doanh thu năm 2022 tăng 15% (tương đương hơn 16 tỷ đồng) so với năm 2021 Trong giai đoạn này, nước ta phải hứng chịu tác động mạnh nhất từ dịch bệnh, liên tục phải cách ly, phong tỏa nhiều khu vực Điều này lại có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty khi Dịch bệnh khiến đa số người lao động, học sinh, sinh viên, …phải học tập, làm việc tại nhà Các doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là cá nhân càng muốn nâng cao hệ thống tin học, viễn thông của mình để nâng cao chất lƣợng truyền đạt thông tin Sang đến 2023, mức doanh thu tiếp tục gia tăng tích cực, tăng hơn 20% so với 2022, thu về cho công ty hơn 26 tỷ đồng Trong năm 2023, Công ty đã tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ về nhiều mặt từ Nhà nước dành cho các doanh nghiệp giai đoạn hậu Covid Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn trong dịch

Về lợi nhuận: Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty Danh Việt đã ghi nhận mức LNST liên tiếp tăng kể cả trong thời điểm dịch Năm 2022, nhờ áp dụng chủ trương sống chung với dịch trên toàn quốc, thị trường dần ấm trở lại Kết quả là LNST của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng dương 195,88% (gần 1 tỷ đồng) so với

2021 nhƣng vẫn chƣa phải mức tốt nhất mà Công ty kỳ vọng bởi đã phải chịu sự tác động từ một ―thiên tai‖ khác là cuộc chiến tranh Nga – Ukraine khiến chi phí đầu vào của Công ty gia tăng nên lợi nhuận chƣa thể đạt trạng thái gia tăng mạnh mẽ Sang đến

2023, nhờ việc đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu và tối thiểu hóa chi phí đầu vào, Danh Việt đã tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga – Ukraine Từ đó, LNST của Công ty đã đạt gần 7 tỷ đồng, tăng 386,9% so với 2022.

Tình hình kinh doanh nhập khẩu LKĐT và THVT của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021 - 2023

Trong suốt hơn 17 năm hoạt động, hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt chủ yếu diễn ra dưới dạng nhập khẩu các linh kiện, vật tư tin học điện tử viễn thông từ các thị trường lớn, mạnh về ngành hàng này nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, …và đã đạt đƣợc những thành công nhất định

Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: triệu đồng

Trung Quốc 42.253 82,61 50.821 83,30% 60.211 83,4% Đức 2.184 4,27 2.501 4,10% 3.021 4,18% Đài Loan 4.132 8,08 4.576 7,50% 4.732 6,56%

(Nguồn: Báo cáo chi tiết hàng hóa năm 2021, 2022, 2023)

Công ty TNHH Thương mại Tin học Viễn thông Danh Việt nhập khẩu các mặt hàng thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, một số phần lớn các mặt hàng đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc (hơn 80% tổng kim ngạch) Năm 2022, hoạt động thương mại quốc tế trên toàn cầu gần như đều bị ảnh hưởng bởi biến cố chính trị, kinh tế cũng nhƣ dịch bệnh, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp linh kiện điện tử, tin học viễn thông số một đối với Công ty khi kim ngạch nhập khẩu từ thị trường tỷ dân tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với 2021 Điều này đã một phần khẳng định nỗ lực to lớn, nắm bắt cơ hội nhanh chóng cũng như thương hiệu được xây dựng tốt của Công ty Đến năm 2023, bằng những nỗ lực phục hồi sau đại dịch và tìm kiếm nhà cung cấp giá rẻ, Công ty Danh Việt đã tăng sản lƣợng nhập khẩu 18% so với

2022 nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước

Bảng 3.4: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty TNHH

Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: triệu đồng

4 Mạch điện tử tích hợp 680 782 950

(Nguồn: Báo cáo chi tiết hàng hóa năm 2021, 2022, 2023)

Nhƣ đã nêu, hoạt động kinh tế quốc tế chủ yếu của Công ty là nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về phân phối kinh doanh và cung ứng dịch vụ tương đương Doanh nghiệp trung bình nhập khoảng hai lần trên tháng với số lƣợng lớn các sản phẩm Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty có thể thấy qua bảng trên là Ăng ten và biến trở Nhìn chung 4 mặt hàng nhập chính của công ty vẫn giữ nguyên thứ tự về giá trị mặc cho có sự dao động qua các năm trong giai đoạn từ 2021 đến 2023 Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là Ăng ten với 55-59% tổng giá trị và tiếp tới biến trở với 16- 19%

Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhìn ra đƣợc kim ngạch nhập khẩu của cả 4 mặt hàng đều tăng qua các năm trong giai đoạn này Điều này giải thích cho việc nhu cầu về điện tử viễn thông ngày càng lớn kể từ khi nhân loại hứng chịu tác động từ dịch cũng nhƣ chi phí leo thang bởi hệ quả gây ra từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nên tổng kim ngạch nhập khẩu 4 sản phẩm chỉ tăng 18% so với 2021 Sang năm 2023, Công ty tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu, kịp tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế với giá, chi phí rẻ hơn nên sự tăng trưởng ghi nhận đáng kể, tăng 24,55% so với 2022 Nhìn chung, trong giai đoạn 2021-2023, đúng là kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng qua từng năm nhƣng chi phí cũng đồng thời leo thang rất mạnh, khiến cho công ty mặc dù đã có những đối sách nhất định nhƣ tìm nguồn hàng thay thế ngay trong nội địa hay các nước khác, hoặc là tăng cường, thúc đẩy kinh doanh khi nhu cầu tăng cao nhờ hiệu ứng Covid nhƣng hiệu quả về lợi nhuận là không đảm bảo.

Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

3.3.1 Nghiên cứu một số thị trường nhập khẩu tiềm năng

Qua nghiên cứu của Công ty và các số liệu đã đƣợc đề cập trong báo cáo thực tập tổng hợp, nhận thấy 3 thị trường chính mà Công ty đang nhắm đến để mở rộng thị trường bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc Công ty TNHH Thương mại quốc tế tin học viễn thông Danh Việt tiến hành nghiên cứu một số thị trường để nhập khẩu LKĐT & THVT qua các bước sau:

- Đặt vấn đề nghiên cứu, xác định các nội dung cần nghiên cứu, phân tích:

Công ty hiểu rõ vai trò quyết định của việc nghiên cứu thị trường đối với việc mở rộng thị trường nhập khẩu LKĐT & THVT Công ty xác định những thông tin cần thu thập được từ thị trường gồm: Số lượng các nhà cung ứng trên thị trường, mức độ tin cậy của các nhà cung ứng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu của nhà cung ứng, quy mô thị trường, những ưu đãi và phúc lợi khi ký hợp đồng hợp tác với họ

- Sau khi đã định hướng được mục tiêu và vai trò của nhiệm vụ nghiên cứu, Công ty tiến hành các hoạt động thu thập thông tin: Để có cái nhìn tổng quát về thị trường nhập khẩu tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Công ty tiến hành nghiên cứu từ các nguồn thông tin từ các tổ chức trong và ngoài nước Đối với các thông tin chung về thị trường, Công ty lựa chọn tìm hiểu qua các kênh nhƣ các tổng kết, báo cáo của Cổng thông tin điện tử (về xuất nhập khẩu) –

Bộ Công thương Sau đó Công ty phân tích, đánh giá thông tin sơ bộ vừa thu thập được, từ đó chọn ra thị trường có triển vọng nhất để lập kế hoạch

- Từ những thông tin đã thu thập được, Công ty tiến hành hoạt động tổng hợp và phân tích thông tin:

Hiện tại, Công ty nhập khẩu LKĐT & THVT chủ yếu từ Trung Quốc Công ty cũng đã tạo dựng được những mối quan hệ trực tiếp, khăng khít với các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức Về việc mở rộng thị trường nhập khẩu, Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt mở rộng theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, mở rộng thị trường theo chiều sâu: Công ty nhắm tới tìm hiểu và kết nối hợp tác với các doanh nghiệp lớn, sản xuất kĩ thuật cao nhằm tìm kiếm đa dạng dòng sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc chắc chắn tự hào là một trong những ngành công nghiệp sản xuất điện tử lớn nhất thế giới Thị trường LKĐT Trung Quốc bị phân mảnh, với 5 công ty hàng đầu Luxshare Precision Industry Co., Ltd., Goertek Inc., Avic Jonhon Optronic Technology Co., Ltd., Hongfa Technology Co., Ltd và Shenzhen Sunway Communication Co., Ltd Công ty đã và đang mở rộng tệp nhà cung ứng thay vì một hoặc hai doanh nghiệp Trung Quốc chủ đạo như trước

Thứ hai, mở rộng thị trường theo chiều rộng: Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện nay nhập khẩu LKĐT & THVT từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và một số nước ASEAN cũng dần trở lên phổ biến hơn.Về cơ cấu thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện lớn nhất cho Việt Nam năm 2023, đạt trị giá hơn 7,2 tỷ USD, chiếm thị phần 83 Nhƣ vậy, năm

2023 Trung Quốc đã soán ngôi của Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu điện thoại và linh kiện nhiều nhất vào Việt Nam Bên cạnh 2 thị trường chính này, Việt Nam còn nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhƣ Hong Kong (Trung Quốc) hơn

21 triệu USD, Đài Loan (Trung Quốc) hơn 11,8 triệu USD và Mỹ hơn 9,8 triệu USD

3.3.2 Đánh giá thời cơ nhập khẩu từ một số thị trường nhập khẩu tiềm năng 3.3.2.1 Đánh giá môi trường kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Năm 2021, GDP của Trung Quốc đạt 114,37 nghìn tỷ nhân dân tệ Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, GDP của Trung Quốc năm 2021 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của giai đoạn suy thoái kinh tế sau dịch Covid-19 Sự tăng trưởng này được cho là nhanh nhất từ trước đến nay

Năm 2022, GDP của Trung Quốc ở mức tăng trưởng 3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra là 5,5% GDP ghi nhận mức tăng 4,5% trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm ngoái Nếu so với quý IV/2022, kinh tế Trung Quốc tăng 2,2% Trước đó, GDP của nước này tăng 2,9% trong quý IV/2022 so với cùng kỳ năm trước đó

Năm 2023, bất chấp nhiều thách thức, GDP nền kinh tế lớn nhì thế giới vẫn tăng hơn 5% so với 2022, đạt mục tiêu của giới chức nước này

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc vào năm 2021 là 1,798.53 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó chỉ số GDP Hàn Quốc tăng 160.64 tỷ USD so với con số 1,637.90 tỷ USD trong năm 2020

GDP danh nghĩa của Hàn Quốc (2022) tính theo đồng tiền bản địa là 2,1618 triệu tỷ won, tăng 3,9% so với năm trước đó Tuy nhiên, tính theo USD do tỷ giá hối đoái tăng (bình quân hàng năm là 12,9%) nên trên thực tế con số này đã ghi nhận thành giảm 7,9%

Tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2023 ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm do xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh các nước đều thắt chặt chính sách tiền tệ Theo số liệu của BOK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc năm 2023 tăng trưởng 2,2%, phù hợp với ước tính trước đó

Năm 2021, nền kinh tế Đài Loan tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập niên qua Theo dữ liệu sơ bộ do cơ quan thống kê của chính phủ công bố, năm 2021, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đã vượt qua dự báo trước đó là 6.1% lên 6.3%, được thúc đẩy bởi mức tăng 4.9% so với cùng thời kỳ năm trước trong quý 4/2021

Năm 2022, theo IMF, GDP của Đài Loan đạt 760.46 tỷ USD, đƣa GDP bình quân đầu người của Đài Loan lên cao hơn hai nước hàng đầu Đông Á là Hàn Quốc (33.590 USD, giảm đi 4% so với 2021), và Nhật Bản (34.360 USD, giảm 12% so với 2021)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TIN HỌC VIỄN THÔNG DANH VIỆT

Dự báo xu hướng xuất nhập khẩu ngành LKĐT & THVT

Bước sang 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu LKĐT và thiết bị viễn thông sẽ vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước Nhìn vào những thay đổi của thị trường, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh hóa không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, là mệnh lệnh của thị trường Bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… yêu cầu ở các nhà cung cấp Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vƣợt qua bài toán ‗xanh‘ trong hoạt động sản xuất, với nhiều tiêu chí nhƣ xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lƣợng, giải pháp tái chế chất thải

Trong bối cảnh thế giới đƣợc dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhiều thị trường ngày càng đề cao những tiêu chuẩn hàng hóa liên quan đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu

Xuất, nhập khẩu ngành LKĐT năm 2024 có nhiều cơ hội để phục hồi và tăng trưởng khi tình hình khó khăn hậu Covid tại nhiều quốc gia dần được khắc phục Việc nỗ lực trong đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu trong thời gian tới

Bộ Công Thương nhìn nhận, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã và đang khai thác tốt các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới Việt Nam xuất khẩu sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến trên 100 thị trường trên thế giới Xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc và sẽ tập trung xuất khẩu mạnh sang thị trường EU gồm Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc,

Ba Lan, Phần Lan Đặc biệt, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng mạnh các nước thành viên khác có tiềm năng của EU nhƣ: Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và

Slovakia…Đồng thời mặt hàng này cũng tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại các khu vực châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Ấn Độ… Điểm đáng chú ý trong nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở hiện tại và giai đoạn sắp tới là doanh nghiệp có xu hướng chuyển mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc sang Hàn Quốc do ngày càng nhiều tập đoàn Hàn Quốc đầu tƣ và đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam, trong đó kể đến hai tập đoàn lớn là Samsung và LG; Việt Nam đã thực hiện nhiều cam kết xóa bỏ thuế quan đối với Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chính thức nổ ra đầu năm 2018 thì triển vọng phát triển của ngành sản xuất điện tử, máy tính và linh kiện đƣợc nhiều chuyên gia đánh giá là sáng sủa khi Việt Nam có cơ hội đón sóng đầu tƣ của các tập đoàn công nghệ lớn Mặc dù đƣợc đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt đƣợc một số thành tựu trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nước ngoài Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chƣa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp Trong 8 tháng năm

2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,9%, thấp hơn mức giảm 5,1% của 5 tháng, 4,6% của 6 tháng và 4,3% của 7 tháng Đây là một tín hiệu tích cực về sự phục hồi của sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện trong năm 2023, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tích cực của ngành này vào sự phục hồi của cả nền kinh tế Việt Nam Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện thực sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và DN Cần sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với các DN trong các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại; rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại, của các hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các DN; đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả, tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết

Hơn nữa, chúng ta cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới; Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong xuất khẩu; cần có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến tình hình chính kinh tế, chính trị trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; cần bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao chất lƣợng cho nguồn nhân lực, có chiến lƣợc cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng phát triển mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt đã đưa ra định hướng kế hoạch hoạt động nhập khẩu và sản xuất kinh doanh nhƣ sau:

- Tổ chức lại bộ máy nhân sự đặc biệt là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng mua hàng Công ty sẽ tuyển thêm nhân lực và tích cực đào tạo, nâng cao tay nghề, năng lực nhân viên để có thể đáp ứng đƣợc việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nhập khẩu Xây dựng lại chiến lược nhập khẩu cũng như sản xuất, kinh doanh hiệu quả để đảm bảo nguồn nhập khẩu Cụ thể, tăng cường đội ngũ trong hai phòng ban trên bằng cách tuyển dụng thêm 20% nhân viên mới trong vòng 6 tháng Tăng doanh số bán hàng xuất khẩu lên 30% trong vòng 12 tháng kể từ khi áp dụng chiến lƣợc mới Giảm chi phí nhập khẩu và mua hàng ít nhất là 15% bằng cách đàm phán hợp đồng cung ứng có điều kiện với đối tác cung cấp Đạt đƣợc 90% nhận xét tích cực từ khách hàng về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng

- Mở rộng thị trường nhập khẩu Hàn Quốc, Đài Loan với mục tiêu thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính là Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc Thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc và tìm kiếm nhiều đối tác có triển vọng hơn Cụ thể tăng tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu chính từ Hàn Quốc và Đài Loan lên 20% và từ Trung Quốc lên 15% trong tổng nguyên liệu nhập khẩu trong vòng 12 tháng tới Mở rộng danh sách đối tác xuất khẩu tại Hàn Quốc và Đài Loan thêm 10 đối tác mới và tăng số lƣợng đối tác Trung Quốc lên ít nhất 15 đối tác trong vòng 6 tháng tới

- Tăng cường quan hệ với đối tác cung ứng: Ký kết ít nhất 5 hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp chất lƣợng và có uy tín từ Hàn Quốc, Đài Loan, và Trung Quốc

- Tăng hiệu quả vận chuyển và lưu kho: Tối ưu hóa quy trình vận chuyển để giảm chi phí và thời gian, đặc biệt từ các quốc gia xa nhƣ Hàn Quốc Xây dựng hệ thống lưu kho linh hoạt để đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm rủi ro hậu cần

- Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận: Đặt ra mục tiêu tăng doanh số bán hàng từ thị trường nhập khẩu ít nhất là 20% mỗi năm Đạt được tăng trưởng lợi nhuận ít nhất là 15% trong vòng 2 năm.

Các đề xuất giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt

4.3.1 Đối với thị trường Trung Quốc

4.3.1.1 Khắc phục các vấn đề liên quan đến chất lượng và quan tâm đến vấn đề quy trình sản xuất

Công ty cần xây dựng quy trình kiểm tra chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu một cách chặt chẽ, bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra trực quan: Kiểm tra màu sắc, kích thước, hình dạng, của linh kiện để xác định xem lô hàng có đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng hay không

- Kiểm tra bằng máy móc:Máy test linh kiện LCR để kiểm tra các thông số của các linh kiện điện tử, nhằm kiểm tra các board mạch, linh kiện điện tử giúp nhanh chóng tìm ra những hỏng hóc, sai sót

- Kiểm tra mẫu đại diện: Lấy mẫu đại diện từ lô hàng để kiểm tra chất lƣợng Mẫu đại diện cần đƣợc lấy một cách ngẫu nhiên và đảm bảo đại diện cho toàn bộ lô hàng

- Liên tục kiểm tra đối tác cung ứng: Công ty cần thực hiện các đợt đánh giá chất lƣợng tận nơi tại các nhà máy sản xuất Trung Quốc để đảm bảo rằng họ duy trì các tiêu chuẩn chất lƣợng cao Liên tục đánh giá hiệu suất và uy tín của các đối tác cung ứng

- Thỏa thuận hợp đồng chi tiết: Công ty nên xây dựng hợp đồng cụ thể với các điều khoản và điều kiện rõ ràng về chất lƣợng, bao gồm các tiêu chuẩn chất lƣợng cụ thể và quy trình kiểm soát Đồng thời đặt rõ trách nhiệm và hậu quả khi không đáp ứng đƣợc các yêu cầu chất lượng thay vì như trước đây công ty đàm phán và mua hàng qua WECHAT và ALIWANGWANG, trường hợp chất lượng hàng kém rất khó kiểm soát và quy đổi trách nhiệm

- Công ty cần yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh chất lƣợng hàng hóa, bao gồm giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lƣợng và chứng thƣ phân tích Các giấy tờ này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đƣợc chất lƣợng của lô hàng Công ty trong thời gian tới nên hợp tác với cơ quan kiểm định và quản lý chất lƣợng tại cả Trung Quốc và Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch và đánh giá độc lập

4.3.1.2 Hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh về giá Đối với nguyên nhân giá LKĐT & THVT phụ thuộc nhiều vào giá dầu thô và quặng kim loại: Công ty có thể áp dụng công nghệ và hệ thống quản lý thông tin để theo dõi và dự báo giá dầu thô và giá LKĐT & THVT Từ đó, đƣa ra kế hoạch mua và dự trữ hàng hợp lý Ngoài ra, thay vì lựa chọn các doanh nghiệp Trung Quốc, Công ty có thể tiến hành đánh giá và lựa chọn các đối tác khác ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh quân sự Nga – Ukraina và chiến thương mại Mỹ - Trung, các đối tác sử dụng nguồn nguyên vật liệu thay thế Nhƣ vậy Công ty có thể có cho mình một loạt các thị trường nhập khẩu mới, các đối tác này chắc chắn có giá thấp hơn vì nguyên liệu đầu vào không phải là tài nguyên thiên nhiên khan hiếm Đối với nguyên nhân giá LKĐT & THVT có thể bị thao túng bởi các doanh nghiệp sản xuất lớn: Công ty cần chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất LKĐT & THVT ở Trung Quốc Nếu đối tác có dấu hiệu vi phạm quy định hay có các dấu hiệu gian lận thương mại cần nhanh chóng chuyển hướng sang các doanh nghiệp dự phòng Có thể phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để ngăn chặn các hành vi thao túng giá cả

Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội ngành để đảm bảo tiếp cận thông tin thị trường và giám sát các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

4.3.1.3 Đẩy mạnh theo dõi và điều chỉnh theo biến động chính sách của nước đối tác

Tăng cường theo dõi và cập nhật thông tin về chính sách kinh tế và chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả các chính sách liên quan đến thương mại Việc nắm bắt thông tin sẽ giúp Công ty dự báo đƣợc những thay đổi có thể xảy ra, từ đó có kế hoạch nhập khẩu phù hợp Hợp tác với Chính phủ và Hiệp hội, đào tạo nhân viên về các quy định mới và tạo ra kênh liên lạc với cơ quan chính trị để nhận thông tin nhanh chóng Bên cạnh đó Công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp ở Trung Quốc Mối quan hệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp có đƣợc sự hỗ trợ từ nhà cung cấp trong trường hợp xảy ra các biến động trong môi trường kinh doanh và chính trị Tổ chức các cuộc họp định kỳ để cập nhật thông tin và điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh dựa trên các thay đổi chính sách Công ty sẵn sàng trong chiến lƣợc tích trữ, xây dựng các kế hoạch chiến lƣợc về tồn kho để giảm thiểu tác động của gián đoạn nguồn cung Duy trì một lƣợng tồn kho an toàn để đối mặt với tình huống không chắc chắn Hiện tại Công ty có 2 kho lưu hàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, tuy nhiên chỉ có kho tại Hà Nội đang đƣợc sử dụng với công suất lớn còn kho Hồ Chí Minh chƣa hết công suất Kho này nên đƣợc dùng để trữ một số các mặt hàng phổ biến nhƣng dễ bị hụt nguồn cung

4.3.2 Đối với thị trường Hàn Quốc

4.3.2.1 Giảm thiểu áp lực lên nguồn cung Hàn Quốc và tăng cường bền vững trong quá trình sản xuất

Tối ƣu hóa quá trình sản xuất, tái chế và sử dụng lại LKĐT & THVT.Vì có chứa thành phần kim loại quý hiếm nên rác thải LKĐT & THVT cũng đồng thời là một nguồn ―tài nguyên‖ giá trị, nếu có giải pháp thu gom, tái chế hiệu quả Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, xử lý rác thải điện tử Trong đó, một số kết quả nghiên cứu đƣợc chuyển giao, ứng dụng thành công vào thực tiễn, mang lại giá trị kinh tế cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.Điều này có thể giúp Công ty giảm thiểu chi phí về nguyên liệu.Công ty cần sử dụng dữ liệu và thông tin thị trường để đưa ra quyết định thông minh về nguồn cung và lập kế hoạch Các dữ liệu này đã đƣợc bộ phân R&D của Công ty nghiên cứu tuy nhiên hiện tại Công ty vẫn chƣa sử dụng hết năng suất của các thông tin dữ liệu này Phân phối đều lƣợng đặt hàng cho các đối tác Hàn Quốc thay vì đặt chú trọng vào một, hai nhà phân phối nhƣ trước đây

4.3.2.2 Tối ưu hóa chi phí nhập khẩu bằng các giải pháp liên quan đến địa lý

Như đã được đề cập ở phần 3.4.2, khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến chi phí gây ra nhiều khó khăn hơn so với khi nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, thủ tục nhập khẩu cũng rắc rối hơn Vì vậy, Công ty có thể hợp tác cùng với những Công ty khác trong ngành đang có nhu cầu vận chuyển LKĐT & THVT từ Hàn Quốc về Việt Nam nhƣ Công Ty TNHH GENESISTEK VINA, Công ty cổ phần điện tử tự động Nguyên Phi, Công ty khoa học sáng tạo ROBOTICS, Với giải pháp này Công ty sẽ giảm đƣợc chi phí vận chuyển và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ hợp tác theo hình thức bắt đầu Chủ động linh hoạt trong việc di chuyển theo các cửa khẩu khác nhau, cập nhật tình hình biên và cửa khẩu liên tục để tránh rơi vào tình trạng tắc biên, hàng hóa bị kiểm hóa Đối với nguyên nhân khoảng cách địa lý giữa Việt Nam – Hàn Quốc, Công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp ở Hàn Quốc có vị trí gần cảng biển hoặc sân bay Công ty cần tìm kiếm các phương thức vận chuyển đường biển hoặc vận tải đa phương thức có thời gian vận chuyển ngắn Ví dụ, nếu chọn vận chuyển bằng đường biển, Công ty có thể chọn các cảng biển ở Hàn Quốc nhƣ Busan, Incheon, là những cảng biển lớn và có nhiều tuyến vận tải trực tiếp đến Việt Nam Công ty cũng lựa chọn các hãng tàu có lịch tàu chạy thường xuyên và ổn định Các hãng tàu ổn định khai thác tuyến vận chuyển từ Việt Nam đi Donghae: APL, Cosco, Evergreen, Hapag Lloyd, Maersk, OOCL, ZIM, Yangming Đối với nguyên nhân quy trình vận chuyển đối với các thị trường ngoài thị trường Trung Quốc phức tạp và rủi ro cao hơn, Doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp có kinh nghiệm và uy tín trong việc vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc Đặc biệt với một số đơn hàng vận chuyển đặc biệt, Công ty cần mua bảo hiểm hàng hóa cho đơn hàng Ƣu tiên chọn đối tác có Web hoặc App để theo dõi tình trạng đơn hàng mà trên đó phải có đầy đủ chính sách đền bù nếu hàng hóa mất hoặc thất lạc Đối với nguyên nhân thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam thường lâu hơn so với các thị trường khác, Công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho quá trình thông quan hàng hóa Công ty cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo hồ sơ thông quan đƣợc hoàn thiện đúng hạn Công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nhƣ tờ khai hải quan, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, Đa dạng hóa các phương thức và phương tiện vận chuyển hàng hóa cũng là một giải pháp có thể sử dụng để tối ƣu hóa chi phí Hiện tại Công ty chủ yếu sử dụng vận chuyển bằng phương thức đường bộ và đường biển Trong thời gian tới Công ty chủ động lên các phương án để di chuyển bằng các phương tiện khác phù hợp với khoảng cách địa lý và hàng hóa hơn nữa Đặc biệt có thể sử dụng phương thức kết hợp với máy bay trong các đơn hàng cần thiết

4.3.2.3 Tăng cường đào tạo tiếng và khắc phục tạm thời khó khăn về rào cản ngôn ngữ

Tăng cường đào tạo tiếng Hàn cho nhân viên: Công ty cần tăng cường đào tạo tiếng Hàn cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên phụ trách giao dịch với nhà cung cấp Hàn Quốc Công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo tiếng Hàn cho nhân viên, bao gồm các khóa học tiếng Hàn chuyên ngành, các khóa học tiếng Hàn thương mại, Doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia các khóa học tiếng Hàn, chẳng hạn nhƣ hỗ trợ tài chính, thời gian học,

Tìm kiếm đối tác trung gian: có thể tìm kiếm đối tác trung gian là những công ty có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực nhập khẩu từ Hàn Quốc Đối tác trung gian sẽ giúp doanh nghiệp giao dịch với nhà cung cấp Hàn Quốc, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, quy định, thủ tục, Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ phiên dịch khi cần thiết, chẳng hạn nhƣ khi đàm phán hợp đồng, kiểm tra chất lƣợng hàng hóa,

Công ty cần tăng cường tìm hiểu về các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc, bao gồm các văn bản pháp luật, các quy định của cơ quan quản lý, có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn chính thống như trang web chính phủ, các hiệp hội thương mại, Tuyển dụng nhân viên có chuyên môn về luật thương mại quốc tế: Công ty hiện nay vẫn chƣa có nhân viên chuyên thực hiện các công việc ở vị trí này Công ty có thể tuyển dụng nhân viên có chuyên môn về luật thương mại quốc tế để hỗ trợ trong việc tìm hiểu và hiểu rõ các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc Hoặc sử dụng dịch vụ tƣ vấn của các công ty chuyên nghiệp để hỗ trợ trong việc tìm hiểu và hiểu rõ các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc Đối với giải pháp về quy định mã HS của LKĐT & THVT:

- Công ty có thể liên hệ với nhà cung cấp ở Hàn Quốc để xác định mã HS của loại linh kiện/thiết bị mà doanh nghiệp nhập khẩu

- Công ty sử dụng dịch vụ tƣ vấn của các công ty chuyên nghiệp để xác định mã

- Công ty có thể gửi hồ sơ xin xác định mã HS cho cơ quan hải quan Hàn Quốc

4.3.3 Đối với thị trường Đài Loan

4.3.3.1 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái để đối phó với tình hình lạm phát

Công ty có thể cân nhắc sử dụng các hợp đồng mua bán có tính linh hoạt trong điều chỉnh giá cả, chẳng hạn nhƣ hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau Công ty cũng có thể sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả, chẳng hạn nhƣ hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt nỗi lo gia tăng chi phí nhập khẩu lô hàng khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao hay biến động tỷ giá tiền tệ

4.3.3.2 Tính toán thời điểm đặt hàng và dự trữ số lượng hợp lý tránh gián đoạn nguồn cung

Một số kiến nghị cho Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt nâng cao hiệu quả thực hiện giải pháp

- Về quản lý chất lƣợng:

Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng LKĐT & THVT, là một tập hợp các quy định, quy trình, thủ tục, hướng dẫn, tài liệu và phương tiện nhằm đảm bảo chất lượng LKĐT & THVT đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các quy định của pháp luật

Hệ thống quản lý chất lƣợng LKĐT & THVT cần đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, Các tiêu chuẩn này sẽ giúp công ty xác định các yêu cầu cần thiết đối với chất lƣợng LKĐT & THVT, đồng thời xây dựng các quy định, quy trình, thủ tục để đảm bảo các yêu cầu đó đƣợc đáp ứng Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lƣợng LKĐT & THVT bao gồm các hoạt động sau:

+ Kiểm soát nguyên liệu đầu vào: Đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lƣợng nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất

+ Kiểm soát quá trình sản xuất: cần xây dựng hệ thống kiểm soát chất lƣợng trong quá trình sản xuất, bao gồm các quy trình kiểm tra chất lƣợng định kỳ, kiểm tra chất lƣợng đột xuất và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cuối cùng

+ Kiểm soát sản phẩm cuối cùng: Đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lƣợng sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng Sử dụng các thiết bị kiểm tra chất lượng LKĐT & THVT: Công ty cần đầu tƣ các thiết bị kiểm tra chất lƣợng linh kiện hiện đại, nhƣ: Thiết bị đo LCR - sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra các thông số của linh kiện, Hệ Thống Kiểm Tra Borad Mạch Tự Động, Hệ Thống Thiết Bị Quang Học (Machine Vision System) và Hệ Thống Truyền Thông Điện Tử (Electronics Communication System),

- Về hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh về giá: Sử dụng các hợp đồng mua bán LKĐT & THVT có tính linh hoạt trong điều chỉnh giá cả, chẳng hạn nhƣ hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả, chẳng hạn như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai Áp dụng công nghệ và hệ thống quản lý thông tin để theo dõi và dự báo giá dầu thô và giá LKĐT & THVT Chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất LKĐT & THVT ở Trung Quốc Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để ngăn chặn các hành vi thao túng giá cả Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội ngành để đảm bảo tiếp cận thông tin thị trường và giám sát các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

- Về đẩy mạnh theo dõi và điều chỉnh theo biến động chính sách của nước đối tác: Xây dựng hệ thống theo dõi biến động chính sách của Trung Quốc Hệ thống này cần bao gồm các nội dung Các nguồn thông tin chính thức về chính sách của Trung Quốc, nhƣ các văn bản pháp luật, thông cáo báo chí, Các nguồn thông tin phi chính thức, nhƣ các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu, các bài viết của các chuyên gia, Nâng cao năng lực của đội ngũ theo dõi biến động chính sách của Trung Quốc: Đội ngũ này cần đƣợc đào tạo về các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhƣ kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc, kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, xây dựng kế hoạch điều chỉnh theo biến động Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trong ngành giúp công ty chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, và có đƣợc các giải pháp hiệu quả hơn trong việc theo dõi và điều chỉnh theo biến động chính sách của Trung Quốc

Tìm hiểu quy định nhập khẩu: Đầu tƣ thêm vào việc nghiên cứu và theo dõi các thay đổi trong quy định nhập khẩu Hàn Quốc Hợp tác với chuyên gia luật thương mại để đảm bảo hiểu rõ và tuân thủ các quy định Sau khi tìm hiểu quy định nhập khẩu, công ty cần thực hiện đánh giá quy định nhập khẩu để xác định các yêu cầu cần đáp ứng Công ty có thể tham khảo thông tin từ các nguồn nhƣ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, Cơ quan Hải quan Đài Loan, Hiệp hội ngành linh kiện điện tử Hàn Quốc, Hiệp hội ngành linh kiện điện tử Đài Loan Công ty có thể đăng ký nhận bản tin cập nhật về quy định nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan để thường xuyên cập nhật thông tin

- Tuyển dụng nhân viên chuyên môn về luật thương mại quốc tế: thành lập một nhóm chuyên trách để tìm hiểu và hiểu rõ các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc Nhóm chuyên trách này cần bao gồm các nhân viên có chuyên môn về luật thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, Xây dựng tiêu chí tuyển dụng rõ ràng cho vị trí này Hợp tác với các trường đại học hoặc tổ chức đào tạo để tìm kiếm nhân sự có chuyên môn về luật thương mại quốc tế

- Tính toán thời điểm đặt hàng và dự trữ: Phân tích lịch bảo dƣỡng của các doanh nghiệp đối tác và đặt hàng dựa trên thông tin này Xây dựng kế hoạch dự trữ linh hoạt để đối mặt với các thời điểm nhạy cảm Xây dựng kế hoạch dự trữ linh kiện hợp lý, phù hợp với nhu cầu sản xuất và khả năng tài chính Kế hoạch dự trữ linh kiện và thiết bị tin học viễn thông cần bao gồm các thông tin sau: Loại LKĐT & THVT cần dự trữ, số lƣợng cần dự trữ, thời điểm dự trữ, địa điểm dự trữ

- Đẩy mạnh sự tiêu thụ các sản phẩm mà Công ty cung ứng tại thị trường nội địa Tùy chỉnh sản phẩm: Sản phẩm của Công ty có thể cần phải đƣợc tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của thị trường nội địa Điều này có thể bao gồm việc thay đổi thiết kế, kích thước hoặc tính năng của sản phẩm

Giá cả cạnh tranh: Thay đổi để đảm bảo sản phẩm có giá cả cạnh tranh trên thị trường nội địa So sánh giá của Công ty với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh và xem xét cách giảm giá hoặc cung cấp các ƣu đãi để thu hút khách hàng

Chiến dịch tiếp thị địa phương: Xây dựng chiến dịch tiếp thị địa phương dựa trên nghiên cứu thị trường Sử dụng các kênh truyền thông và quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu tại thị trường nội địa

Tạo mối quan hệ với đối tác địa phương: Hợp tác với các đối tác địa phương có thể giúp Công ty tiếp cận các khách hàng tiềm năng và xây dựng uy tín trong khu vực Dịch vụ khách hàng xuất sắc: Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc để tạo ấn tƣợng tích cực với khách hàng Điều này có thể giúp Công ty xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và thúc đẩy sự trung thành

- Chú trọng phát triển công tác nghiên cứu thị trường

Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường: Trước hết, Công ty cần xác định rõ mục tiêu nghiên cứu thị trường Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu thị trường, đối tƣợng mục tiêu, và thông tin cần thiết để làm quyết định kinh doanh

Xây dựng nguồn lực cho nghiên cứu thị trường: Cần đảm bảo Công ty có đủ nguồn lực, bao gồm nguồn nhân lực và tài chính (chi phí cho việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và báo cáo kết quả nghiên cứu), để thực hiện nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông  Danh Việt năm 2021 – 2023 - giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của công ty tnhh thương mại tin học viễn thông danh việt
Bảng 3.1 Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt năm 2021 – 2023 (Trang 30)
Bảng 3.4: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty TNHH  Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 - giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của công ty tnhh thương mại tin học viễn thông danh việt
Bảng 3.4 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 (Trang 34)
Bảng 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại  tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 - giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử và tin học viễn thông của công ty tnhh thương mại tin học viễn thông danh việt
Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại tin học viễn thông Danh Việt giai đoạn 2021-2023 (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w