1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm

96 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm
Tác giả Vũ Thị Hoa Mai
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Đức Xuân Lâm
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước (12)
      • 1.2.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài (15)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.6.1 Các nguồn dữ liệu (18)
      • 1.6.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (18)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG (20)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (20)
      • 2.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế (20)
      • 2.1.2. Xuất khẩu (31)
      • 2.1.3. Tóc giả (33)
    • 2.2. Lý thuyết về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (35)
      • 2.2.1. Môi trường chính trị (35)
      • 2.2.2. Môi trường pháp luật (36)
      • 2.2.3. Môi trường kinh tế (37)
      • 2.2.4. Môi trường văn hóa (38)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÓC GIẢ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU GIA PHẠM ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2021-2023 (39)
    • 3.1. Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm (39)
      • 3.1.1. Khái quát chung về quá trình hình thành, phát triển (39)
      • 3.1.2. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (41)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (41)
      • 3.1.4. Cơ cấu nhân sự (43)
      • 3.1.5. Cơ cấu sản phẩm (45)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm (49)
      • 3.2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2021 - 2023 (49)
      • 3.2.2. Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021-2023 (51)
      • 3.2.3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng giai đoạn 2021-2023 (51)
      • 3.2.4. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường (53)
      • 3.2.5. Quy trình xuất khẩu tóc giả của Công ty TNHH XNK Gia Phạm (55)
    • 3.3. Thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 - 2023 (61)
      • 3.3.1. Thực trạng xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của công ty TNHH (62)
      • 3.3.2. Ảnh hưởng của môi trường chính trị tới hoạt động xuất khẩu tóc (65)
      • 3.3.3. Ảnh hưởng của môi trường pháp luật tới hoạt động xuất khẩu tóc (68)
      • 3.3.4. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế tới hoạt động xuất khẩu tóc (70)
      • 3.3.5. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động xuất khẩu tóc (74)
      • 3.4.1. Thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công (77)
      • 3.4.2. Cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu tóc sang thị trường châu (78)
      • 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (80)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÓC GIẢ TỚI THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU GIA PHẠM (82)
    • 4.1. Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty sang thị trường châu Phi (82)
      • 4.1.1. Triển vọng xuất khẩu tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty (82)
      • 4.1.2. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu (83)
    • 4.2. Giải pháp cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tóc giả (85)
      • 4.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu môi trường kinh doanh và dự báo thị trường (85)
      • 4.2.2. Phân chia công đoạn và tối ưu hóa quy trình sản xuất (86)
      • 4.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm (87)
      • 4.2.4. Hợp tác với các tổ chức chính phủ và ngành công nghiệp (88)
    • 4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dưới tác động của môi trường kinh doanh quốc tế (89)
      • 4.3.1. Đưa ra chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu (89)
      • 4.3.2. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm (90)
      • 4.3.3. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực (90)
      • 4.3.4. Tăng cường chất lượng sản phẩm (91)
  • KẾT LUẬN (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia PhạmẢnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia PhạmẢnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia PhạmẢnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia PhạmẢnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu của các quốc gia, quá trình đó đang ngày càng diễn ra nhanh hơn và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp Vì vậy các quốc gia không ngừng đưa ra những ưu đãi và chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nắm bắt cơ hội, nỗ lực đưa sản phẩm vươn tầm quốc tế đồng thời không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở môi trường quốc tế

Tuy nhiên kinh doanh trong một môi trường quốc tế hoàn toàn mới không phải một điều dễ dàng, bởi mỗi quốc gia đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh Các yếu tố hình thành lên môi trường kinh doanh quốc tế rất đa dạng và biến đổi phức tạp, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được sẽ dễ thất bại khi xâm nhập thị trường mới Vì vậy các doanh nghiệp XNK phải am hiểu về các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật của các thị trường mình hướng tới

Ngày nay, tóc giả không còn là một sản phẩm hiếm gặp, nó đã trở thành một sản phẩm làm đẹp phổ biến, không chỉ cho phái nữ mà cả phái nam Trong xã hội hiện đại khi mà vẻ đẹp được chú trọng, tóc giả không chỉ giúp thay đổi hình ảnh bản thân mà còn giúp những người gặp vấn đề về tóc cảm thấy tự tin hơn Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tham gia vào thị trường này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường Công ty TNHH XNK Gia Phạm là một trong những công ty dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi - một trong những thị trường tiêu thụ tóc giả lớn nhất thế giới Công ty đã đạt nhiều thành công và liên tục phát triển hoạt động kinh doanh từ khi thành lập tới nay Tuy nhiên hiện nay rất nhiều công ty tóc trong và nước mọc lên cạnh tranh thị phần, em nhận thấy công ty cần có những chiến lược và chính sách đổi mới để cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp

Nhận thức được những khó khăn và thách thức mà môi trường KDQT tạo ra cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, em quyết định lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm” Với mong muốn đưa ra những giải pháp và đề nghị hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của công ty, từ đó giúp công ty tiếp tục phát triển bền vững và tạo được nhiều giá trị cho xã hội.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở trong nước

Việt Nam là một quốc gia có độ mở lớn, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã được chú ý từ lâu, rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá và phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế tới các vấn đề có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh quốc tế Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau: Đề tài 1: Tạ Thị Nhung, trường Đại học Ngoại Thương (2012), "Môi trường kinh doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội, thách thức với doanh nghiệp Việt Nam", đã khái quát cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh quốc tế và đưa ra thách thức, cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập Luận văn được nghiên cứu trong giai đoạn 2000 - 2010, khi Việt Nam đang tiến hành hội nhập kinh tế toàn cầu qua các hiệp định thương mại và tham gia các tổ chức kinh tế WTO, APEC… Tác giả sử dụng phương pháp phân tích động tính, thống kê mô tả và so sánh các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập để xác định các yếu tố môi trường quốc tế ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả chỉ ra rằng tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế đều ảnh hưởng sâu sắc tới việc kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty Việt Nam

Nó đem lại các cơ hội như mở rộng thị trường, tăng cơ hội đầu tư, có thể tiếp cận

3 khoa học công nghệ tiên tiến, học tập tri thức từ nước ngoài, nâng cao vị thế của doanh nghiệp và quốc gia trên thị trường thế giới Đồng thời chỉ ra các nguy cơ bị mất thị phần trong nước, bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, thách thức về công nghệ, nhân lực, khác biệt giữa các thị trường… Từ đó đề xuất giải pháp như tìm hiểu kỹ thị trường, đối thủ, đối tác, đổi mới công nghệ, liên doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm… Tuy nhiên đề tài còn hạn chế trong việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp cụ thể, chỉ phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và bối cảnh nghiên cứu đã cũ Đề tài 2: Đinh Thị Thanh Huyền, trường Đại học Ngoại thương (2009), “Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc đến việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam” đã phân tích thuận lợi và khó khăn mà văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề đàm phán hợp đồng và đưa ra một số giải pháp Đề tài được phân tích trong bối cảnh Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế trên thế giới, và không nằm ngoài xu thế hội nhập của thế giới, Việt Nam cũng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để hợp tác lâu dài với cường quốc này Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố đặc điểm văn hóa của thị trường Trung Quốc thông qua nhu cầu nhập hàng từ Việt Nam, yêu cầu chất lượng của thị trường, tâm lý tiêu dùng… Từ đó đưa ra một số lưu ý cho doanh nghiệp như xây dựng rõ ràng điều khoản hợp đồng, thận trọng với thể thức thanh toán, phân tích rủi ro, lưu ý khi thương lượng với cấp chính quyền của Trung Quốc… Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian rất xa so với hiện tại và chỉ đánh giá được ảnh hưởng của văn hóa mà chưa có cái nhìn chung hơn về toàn bộ môi trường quốc tế Đề tài 3: Nguyễn Thị Loan, trường Đại học Thương Mại (2023), “Ảnh hưởng môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu đồ gia dụng của công ty cổ phần kinh doanh quốc tế CTS từ thị trường Trung Quốc” đã phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật và công nghệ tác động đến môi trường

4 kinh doanh quốc tế, dựa vào đó để đánh giá tình hình ảnh hưởng của môi trường kinh doanh của thị trường Trung Quốc đến hoạt động nhập khẩu đồ gia dụng của công ty CTS Đề tài được nghiên cứu tình hình quốc tế và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2020 tới 2022, khi dịch Covid vẫn còn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia bùng phát dịch bệnh Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích để đánh giá những sự thay đổi trong nền kinh tế, và ảnh hưởng của nó tới việc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp và đưa ra những hạn chế của công ty như phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, áp dụng công nghệ chưa tốt, chưa có đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp… Đồng thời đưa ra một số giải pháp như xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng huy động nguồn vốn Dù nghiên cứu đã gần sát với thời gian hiện tại nhưng tình hình kinh tế các quốc gia đã phục hồi nhanh chóng sau dịch Covid và đề tài chỉ nghiên cứu tới hoạt động nhập khẩu nên trong đề tài mới sẽ khắc phục những vấn đề này Đề tài 4: Nguyễn Anh Thư, Lê Thọ, Bùi Anh Dũng và Trần Nguyễn Anh Trung, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2013), “Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế” Đề tài nghiên cứu tổng quát về môi trường của Nhật Bản và Trung Quốc, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, thói quen và các ứng xử, cách biệt quyền lực, lẩn tránh rủi ro, chủ nghĩa cá nhân, tính cứng rắn/mềm mỏng

Từ đó đưa ra những lưu ý khi làm việc cùng với doanh nghiệp ở hai quốc gia này, như luôn đúng giờ, kiên nhẫn trong việc đàm phán và chú trọng tới danh thiếp Đề tài chủ yếu đưa ra cái nhìn khái quát về văn hóa của hai quốc gia và không nói rõ ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ chú trọng tới vấn đề gặp mặt, đàm phán nên chưa đánh giá rõ được ảnh hưởng của môi trường văn hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế như thế nào

5 Đề tài 5: Hoàng Mai Anh (2011), “Phân tích sự ảnh hưởng môi trường kinh tế đến hoạt động KDQT của các doanh nghiệp Liên hệ thực tiễn với môi trường kinh tế ở Việt Nam” đã đưa ra những phân tích chung về ảnh hưởng của môi trường kinh tế, gồm mô hình kinh tế, điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tới các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy lợi thế môi trường kinh tế Việt Nam để thu hút doanh nghiệp nước ngoài Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích để đánh giá những sự thay đổi trong nền kinh tế đất nước và kết luận rằng môi trường kinh tế cả Việt Nam trong những năm 2010 rất thu hút nhà đầu tư nước ngoài vì những chính sách mở cửa, giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm lãi suất khi vay vốn và tình hình kinh tế liên tục phát triển Cũng giống như những đề tài trên, đề tài này chưa có cái nhìn khái quát về toàn bộ môi trường quốc tế mà chỉ tập trung vào môi trường kinh tế, hơn nữa đề tài chú trọng tới doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam mà không phải phân tích môi trường quốc tế để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra nước ngoài

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đề tài 1: Ms P.Uma Maheswari (2013), “TTD: A Sourcing Point For

Indian Human Hair” - TTD (Tirumala Tirupati Devasthanams): Điểm nguồn cho tóc con người Ấn Độ Tác giả đã phân tích văn hóa và hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc ở Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 2008 tới 2010, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của nước này Nhìn chung, ngành tóc giả ở Ấn Độ có thể mang lại lợi nhuận từ 15% tới 50%, là một ngành siêu lợi nhuận, tác giả phân tích hoạt động sản xuất và xuất khẩu tóc giả của Tirumala Tirupati Devasthanams - một tổ chức được ủy thác, quản lý hoạt động và tài khoản của ngôi đền Tirupati Venkateswara và hoạt động của những doanh nghiệp nhỏ hơn Nguồn hàng của TTD được lấy từ các salon tóc, các bên chuyên thu mua, từ đền chùa, sau đó được gom lại tại các chi nhánh, đưa về thực hiện các công đoạn sản

6 xuất và xuất khẩu ra thế giới Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, tìm kiếm nguồn hàng là một khó khăn khi mà tìm được nguồn hàng chất lượng thì giá lại cao, làm giảm lợi nhuận nên các doanh nghiệp nhỏ hơn không mấy mặn mà trong việc tham gia ngành hàng này Bên cạnh đó, TTD có một quy trình chế biến hiệu quả giúp tăng giá trị sản phẩm cũng như hình ảnh của tổ chức trước công chúng Tác giả đề xuất các doanh nghiệp nhỏ hơn bắt tay với TTD để sản xuất và tham gia vào dây chuyền cung ứng của doanh nghiệp này Nghiên cứu này nói về một ngành hàng chung, chưa phân tích cụ thể việc hợp tác sẽ mang lại lợi ích gì cho TTD, đồng thời thời gian nghiên cứu đã lâu và không phân tích các thị trường xuất khẩu mà Ấn Độ hướng tới Đề tài 2: Bài báo “Human Hair Extension Market Size, Growth” năm

2022 của trang Fortune Business Insights Phân tích nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới và sự phát triển của hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc của một số nước Nghiên cứu chỉ ra tóc Việt ngày càng phổ biến ở các thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ Dù thị trường ngày càng tăng do dân số thế giới ngày càng già và nhiều bệnh rối loạn về tóc nhưng cũng có những khó khăn do các sản phẩm thay thế tóc giả làm từ tóc thật ngày càng phổ biến và giá cả cạnh tranh hơn Bài báo cũng đưa ra nhiều đánh giá khác về phân khúc thị trường tóc giả chia theo loại tóc, chia theo thị trường, theo kênh bán hàng, các doanh nghiệp đang thống trị thị trường tóc, khu vực tiêu thụ tóc lớn nhất thế giới…

Có thể thấy phần lớn bài khóa luận trong nước trước đây chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan môi trường, hoặc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu, thiếu đi ảnh hưởng của môi trường tới hoạt động xuất khẩu Trong khi các bài nghiên cứu nước ngoài không nói đến thị trường tóc Việt Nam Vậy nên bài luận này sẽ đi sâu hơn về ảnh hưởng của môi trường KDQT (môi trường chính trị, môi trường pháp luật, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa) và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu tóc sang thị trường châu

Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm nói riêng, từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề công ty gặp phải ở thị trường này.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm

Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, đưa ra lý thuyết liên quan đến môi trường kinh doanh quốc tế và tóc giả từ đó phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm

Thứ hai, đưa ra giải pháp giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn ở mảng xuất khẩu tóc sang châu Phi.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm

Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian 2021-2023 và để xuất giải pháp cho những năm tiếp theo

Phạm vi về không gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến xuất khẩu của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang các quốc gia ở thị trường châu Phi.

Phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:

● Nguồn dữ liệu nội bộ công ty TNHH XNK Gia Phạm như: Báo cáo tài chính , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , các bài viết được đăng tải trên website công ty,

● Các bài viết về ảnh hưởng môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu được chia sẻ trên các trang mạng xã hội,

● Nguồn dữ liệu tại thư viện trường Đại học Thương Mại: luận án, luận văn, khóa luận về đề tài nhập khẩu, môi trường kinh doanh quốc tế,

● Thông tin qua báo, tạp chí,

● Các dữ liệu khóa luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, các bài viết về ảnh hưởng môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu được chia sẻ trên các trang mạng xã hội,

Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ:

● Thu thập dữ liệu từ việc xin ý kiến trực tiếp của cán bộ nhân viên phòng Xuất nhập khẩu Công ty

● Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn

1.6.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp để phản án đặc điểm đặc điểm của đối tượng bằng các số liệu tương đối và tuyệt đối

Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để thấy sự biến động về số liệu nhập khẩu, sự tăng giảm về lượng, sự thay đổi giữa các yếu tố môi trường từ đó đưa ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, làm cơ sở đánh giá thực trạng

Phương pháp phân tích: Phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Kết cấu của khóa luận

Đề tài được trình bày theo cấu trúc gồm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu

Chương 3: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu tóc giả của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm đến thị trường châu Phi giai đoạn 2021-2023

Chương 4: Định hướng phát triển cho hoạt động xuất khẩu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu tóc giả tới thị trường châu Phi của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế

Theo PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2005), trường Đại học Kinh tế Quốc dân, môi trường kinh doanh là “tập hợp các yếu tố liên quan chặt chẽ với các hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố này có ảnh hưởng bên trong hoặc bên ngoài đối với kết quả, hiệu suất và tăng trưởng của công ty.”

Theo PGS.TS Doãn Kế Bôn và TS Lê Thị Việt Nga (2021), trường Đại học Thương mại, “Kinh doanh quốc tế (international business), hiểu đơn giản là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm sinh lợi có liên quan đến hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau.”

Môi trường kinh doanh quốc tế:

Theo PGS.TS Doãn Kế Bôn và TS Lê Thị Việt Nga (2021): “Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể của yếu tố môi trường thành phần như môi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính, những yếu tố này tồn tại ở mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.”

Nghiên cứu tập trung vào 4 yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế: môi trường chính trị, môi trường pháp luật, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa

Về khái niệm, có nhiều khái niệm khác nhau về hệ thống chính trị trong các nghiên cứu trong nước như: hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị của xã hội được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý nhằm thực hiện quyền lực chính trị của xã hội đó Hệ thống này bao gồm Nhà nước, các Chính đảng, các Nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị khác - trong đó Nhà nước là yếu tố cơ bản và trung tâm, hay hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội

Theo PGS.TS Doãn Kế Bôn và TS Lê Thị Việt Nga (2021), “Hệ thống chính trị dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp) với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.”

Mỗi quốc gia sẽ chọn một hệ thống chính trị riêng, hệ thống chính trị lại định hình các hệ thống kinh tế và pháp luật, dẫn tới doanh nghiệp nếu muốn tiếp cận thị trường, trước tiên phải tìm hiểu môi trường chính trị của quốc gia được nhắm tới Trong lịch sử gần dây, hệ thống chính trị trên thế giới có thể được chia thành 3 loại chế độ, mang tính tương đối, là chế độ chuyên chế, chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ

● Chế độ chuyên chế (totalitarianism) là chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm quyền điều tiết hầu hết mọi khía cạnh của xã hội

● Chế độ xã hội chủ nghĩa (Socialism), chính phủ kiểm soát những phương tiện cơ bản của việc sản xuất, phân phối và hoạt động thương mại Nguyên lý cơ bản của chế độ này là vốn và sự giàu có cần phải được sử

12 dụng trước hết như một phương tiện để sản xuất, chứ không phải một nguồn thu lợi Chế độ này đề cao tư tưởng tập thể

● Chế độ dân chủ (democracy) có 2 đặc trưng cơ bản là quyền sở hữu tư nhân (cá nhân và các doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng, mua bán và ủy quyền tài sản của mình cho bất kỳ ai họ muốn) và quyền lực có giới hạn của chính phủ (chính phủ chỉ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân, sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp được giảm thiểu)

Về mức độ ảnh hưởng, môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động

KDQT, có thể theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, hay còn gọi là rủi ro chính trị Rủi ro chính trị là khả năng hoạt động của chính phủ mang lại những kết quả không mong muốn cho doanh nghiệp như các quy định hạn chế hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài hay quốc hữu hóa tài sản đầu tư…

Thông thường, một quốc gia có mức độ rủi ro chính trị cao nếu như chính phủ dễ bị thay đổi, có bất ổn xã hội, có bạo loạn, cách mạng nổi dậy hay chiến tranh, khủng bố, Các doanh nghiệp thường ưu tiên các quốc gia ổn định và có ít rủi ro chính trị, vì sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp được ổn định, tránh được những thiệt hại không đánh có ví dụ như nhà máy, cửa hàng bị phá hủy do chiến tranh, bạo loạn hay tài sản của doanh nghiệp bị quốc hữu hóa Đôi khi có những doanh nghiệp vẫn phải kinh doanh tại các quốc gia có các rủi ro tương đối cao Trong trường hợp này, các doanh nghiệp quản trị và kiểm soát rủi ro thông qua bảo hiểm, quyền sở hữu và quản trị doanh nghiệp, kiểm soát cung ứng và thị trường, chương trình hỗ trợ tài chính…

Nhìn chung, khi môi trường chính trị mang tính ổn định sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy tốt các hoạt động kinh doanh quốc tế Sự bình ổn của hệ thống chính trị thể hiện trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao Thể chế nào có sự bình ổn

13 cao sẽ có thể tạo môi trường kinh doanh tốt cho việc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của mình Ngược lại khi môi trường chính trị không ổn định, không lành mạnh sẽ dẫn đến các rủi ro và tác động bất lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Về khái niệm, “Hệ thống pháp luật của một quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật, điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các tranh chấp” (PGS.TS Doãn Kế Bôn, TS Lê Thị Việt Nga) Môi trường pháp luật là tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến 1 lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo

Trong giáo trình Kinh doanh quốc tế, Đại học Thương mại, hầu hết các hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều thuộc một trong ba hệ thống sau: hệ thống luật Thông lệ hay Thông luật (Comman Law), luật Dân sự (Civil law) và hệ thống Luật Hồi giáo Các hệ thống luật này có thể được sử dụng đan xen

Một số vấn đề pháp luật quốc tế cơ bản doanh nghiệp cần lưu ý:

Lý thuyết về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Môi trường chính trị của quốc gia doanh nghiệp muốn hướng tới có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, có quan hệ ngoại giao tốt với các nước và tình hình ổn định trong khu vực giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường

Ngược lại, các cuộc xung đột, chiến tranh hoặc sự căng thẳng địa chính trị có thể làm giảm sự tin cậy của các đối tác thương mại và tạo ra rủi ro cho việc kinh doanh trên thị trường này Vấn đề này cũng ảnh hưởng tới tâm lý của người tiêu dùng, sự không chắc chắn về tương lai có thể làm giảm niềm tin của các đối tác thương mại và gây ra sự suy giảm trong việc đặt hàng hoặc thực hiện các giao dịch xuất khẩu

Ngoài ra, tính minh bạch, dễ hiểu, dễ dự đoán trong hệ thống pháp lý và hành chính tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài Quan điểm của Chính phủ quốc gia đó đối với vấn đề nhập khẩu hàng vào nước mình cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Chính phủ nếu khuyến khích nhập khẩu sẽ đưa ra những điều luật, những quy định những ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về vốn, đầu tư… giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường Và ngược lại, nếu một quốc gia muốn hạn chế nhập khẩu thì sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn như tăng thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan, thậm chí cấm nhập khẩu

Luật pháp có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí ảnh hưởng tới quyết định thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp Có nhiều yếu tố thuộc môi trường pháp luật tác động đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp điển hình nhất là chính sách thuế và hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường

Thuế sẽ khiến chi phí hàng hóa tăng lên, tác động trực tiếp đến giá bán hàng, đặc biệt là đối với mặt hàng tóc thật, bị hạn chế nhập khẩu và có giá trị cao, nên sẽ bị đánh thuế rất cao khi muốn xuất sang các thị trường khác Hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm, hun trùng tuy không tác động một cách trực tiếp đến giá hàng hóa như thuế nhưng nó làm gia tăng chi phí đề Hải

27 quan được thông quan hàng hóa Do đó làm tăng chi phí nên giá bán hàng hóa nhập khẩu trong nước cũng tăng lên Ngày nay, với việc thuế quan ngày càng giảm, thì hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng ngày càng phổ biến

Ngoài ra luật và quy tắc liên quan đến kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu như: Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, Luật cạnh tranh, chống độc quyền Các chính sách thuế, Luật lao động, Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường Quy tắc trong thương mại quốc tế

Bên cạnh đó những biến động chính trị, những thay đổi trong chính sách, có thể gây rủi ro cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nên nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu Các yếu tố của môi trường kinh tế có tác động tới hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng có thể kể đến như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chu kỳ kinh tế, mức độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu và cách ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể:

Mức độ tăng trưởng cao thể hiện quốc gia đó đang phát triển tốt, thị trường rộng mở và có nhiều nhu cầu đối với mặt hàng của doanh nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn để mở rộng thị trường của mình

Tỷ giá hối đoái: Biến động trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Sự gia tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền địa phương so với đồng tiền của các thị trường đối tác có thể làm thay đổi giá cả và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Lạm phát ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, biến động trong giá cả nguyên liệu, lao động và các chi phí sản xuất khác từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Vấn đề về dân số của thị trường ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Chất lượng nguồn lao động ảnh hưởng đến sự hiệu quả trong quá trình KDQT của công ty thực hiện hoạt động xuất khẩu Nếu thị trường có nguồn lao động chất lượng, tổng cầu đối với hàng hóa lớn sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt trên thị trường mới này Và ngược lại, chất lượng nguồn nhân lực không cao, thị trường ít nhu cầu đối với mặt hàng của doanh nghiệp thì rất khó để buôn bán

Các giá trị văn hóa và đạo đức kinh doanh của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và hợp tác kinh doanh Các doanh nghiệp cần phải thích ứng với các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức của các thị trường mục tiêu để xây dựng mối quan hệ thương mại bền vững

Phong cách đàm phán ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mua bán xuất nhập khẩu Việc hiểu rõ phong cách đàm phán của các đối tác nước ngoài, nơi có nền văn hóa khác quốc gia mình, sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi hơn trên bàn đàm phán

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÓC GIẢ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU GIA PHẠM ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2021-2023

Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm

3.1.1 Khái quát chung về quá trình hình thành, phát triển

Hình 3.1 Logo và Slogan công ty TNHH XNK Gia Phạm

Nguồn: Phòng nhân sự của công ty Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Gia Phạm

Trụ sở chính: Số 132 Đường Nguyễn Văn Giáp, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động

Tên người đại diện theo pháp luật: Phạm Gia Linh

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước

Sản phẩm kinh doanh: Chuyên sản xuất và phân phối xuất khẩu các mặt hàng tóc giả, tóc nối, tóc thô,… được sản xuất tại Việt Nam

Công ty TNHH XNK Gia Phạm thành lập năm 2018 bởi ông Phạm Gia Linh, là một công ty chuyên sản xuất và phân phối xuất khẩu các mặt hàng tóc giả, tóc nối, tóc thô,… được sản xuất tại Việt Nam Thành lập từ năm 2018, là một trong những công ty có nhiều năm kinh nghiệm về sản xuất, phân phối các sản phẩm ra thị trường tóc toàn cầu Sau thời gian dài phát triển, các sản phẩm của công ty đã và đang có mặt tại hơn 30 thị trường trên thế giới chủ yếu tại Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu Hiện nay, công ty có 1 cửa hàng bán lẻ ở Lagos (Nigeria) và 1 cửa hàng ở Ibadan (Nigeria), 1 văn phòng ở Hà Nội và 4 xưởng sản xuất tóc ở Việt Nam

Công ty TNHH XNK Gia Phạm trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 2018: Thành lập công ty và xây dựng thương hiệu, chiến lược Dù mới là một công ty nhỏ, gặp rất nhiều những khó khăn nhưng công ty đã xuất khẩu được sang thị trường châu Phi và chiếm lĩnh thị trường vào năm 2019

Giai đoạn 2019-2020: Tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường

Không dừng lại ở việc chiếm lĩnh thị trường châu Phi, công ty còn đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Mỹ và châu Âu Với nhu cầu tăng cao, công ty cũng đầu tư mạnh mẽ cho nhà máy sản xuất và phát triển sản phẩm với chất lượng tốt hơn Trong thời gian này, công ty đã tành lập công ty tại Nigeria và xây dựng cửa hàng bán lẻ tại thành phố Lagos (Nigeria), tăng vị thế trên thị trường và trả thành đối tác lớn của các nhà buôn tóc tại thị trường châu Phi và châu Mỹ

Giai đoạn 2021-2023: Tiếp tục phát triển và mở rộng kinh doanh

Công ty tiếp tục mở thêm 1 cửa hàng bán lẻ tại Ibadan và phát triển văn phòng kinh doanh tại Hà Nội Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường châu Phi, châu Mỹ và châu Âu Hiện nay công ty sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên

31 ưu tú (văn phòng và xưởng sản xuất) với trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng cống hiến và gắn bó với công ty

3.1.2 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Công ty Gia Phạm chuyên nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm về tóc chất lượng cao (wig hair, tape hair, weft hair, tip hair ) cho khách hàng nội địa lẫn khách hàng quốc tế Lĩnh vực kinh doanh chính là xuất khẩu tóc giả được chế biến, sản xuất từ 100% tóc người thật của người Việt Nam, cụ thể như sau:

Thương mại quốc tế: chuyên xuất khẩu tóc giả (chủ yếu là weft hair và wig hair) với thị trường chính là các đối tác đến từ Châu Phi, thị trường Âu - Mỹ

Thương mại nội địa: công ty hoạt động như một đại lý bán buôn, phát triển mối quan hệ với các khách hàng nội địa

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK Gia Phạm

Nguồn: Phòng nhân sự của công ty

Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty

Văn phòng đại diện Việt Nam và Nigeria:

Phó Giám đốc văn phòng đại diện văn phòng Việt Nam là người chịu trách nhiệm cho việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở thị trường nội địa, phân bổ vai trò cho các phòng ban trong công ty, đảm bảo hoạt động phối hợp giữa các bộ phận Đồng thời giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu đã đề ra, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để điều chỉnh chất lượng làm việc của công ty

Phó giám đốc văn phòng đại diện văn phòng Nigeria, chịu trách nhiệm quản lý 2 cửa hàng bán lẻ tại đất nước này Giống với đại diện văn phòng Việt Nam, người đại diện văn phòng quốc tế cũng có vai trò trong việc xác định mục tiêu chiến lược, phân chia nhiệm vụ và đánh giá, giám sát hoạt động của công ty

Phòng kinh doanh: quản lý hoạt động bán hàng của nội địa và quốc tế Đối với phòng kinh doanh Việt Nam, có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới cả trong nước và quốc tế (các thị trường như châu Âu, Hoa Kỳ, châu Phi ), phòng kinh doanh ở Nigeria chủ yếu tìm kiếm khách hàng ở Nigeria và các nước khu vực châu Phi Hoạt động tìm kiếm khách hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến như Facebook, Instagram, Tiktok, WhatsApp, Nhân viên kinh doanh cũng có trách nhiệm chăm sóc khách hàng, tham gia vào thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, Khi khách đặt hàng, sales có trách báo đơn hàng cho bộ phận kho, kiểm tra hàng khi xưởng làm xong, gửi hàng và theo dõi hành trình đơn hàng để thông báo với khách hàng Đồng thời thực hiện các hoạt động chăm sóc sau bán: khiếu nại của khách hàng, hoàn hàng, hướng dẫn khách sử dụng sản phẩm…

Phòng kế toán thực hiện các công việc liên quan đến tài chính của công ty: kế toán nội bộ, quản lý tài sản, kiểm soát dòng tiền của công ty, kiểm soát vốn, tài sản, trả lương nhân viên, thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao phó…

Phòng nhân sự: quản lý nhân sự của công ty, bố trí nhân lực, tìm kiếm và

33 tuyển dụng nhân viên tiềm năng theo kế hoạch của lãnh đạo, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, thực hiện các vấn đề bảo hộ lao động, đảm bảo lương thưởng, chính sách dành cho nhân viên phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ của công ty

Bộ phận kho: Tiếp nhận đơn hàng từ sales, kiểm tra hóa đơn và tình trạng thanh toán của khách hàng Nếu không có vấn đề gì, người phụ trách kho sẽ đặt đơn hàng cho xưởng, có trách nhiệm đôn đốc xưởng hoàn thiện đơn hàng Nhận đơn hàng do xưởng gửi tới văn phòng, sau đó kiểm kê hàng hóa, nếu có lỗi, hoàn lại cho xưởng sửa chữa Quản lý hàng tồn kho và hàng hóa xuất nhập kho

Phòng Marketing: Quảng bá thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến, chạy Ads tìm kiếm data khách hàng Lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm, setup chụp ảnh, quay video, lên lịch livestream sản phẩm

Bộ phận sản xuất: Quản lý hoạt động sản xuất ở xưởng, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm điều phối nhân viên để hoàn thành đơn hàng, tham gia vào việc quản lý chất lượng sản phẩm

Thực trạng hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm

3.2.1 Khái quát tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2021 - 2023

Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

2 Chi phí sản xuất và kinh doanh

6 Tổng tài sản 10.253 11.705 14.900 1.452 14,16% 3.195 27,3% Tài sản ngắn hạn 3.460 3.955 5.434 495 14,3% 1.479 37,4% Tài sản dài hạn 6.793 7.750 9.466 957 14,09% 1.716 22,14%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Từ bảng trên, có một số nhận xét chung về tình hình kinh doanh của công ty Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận sau thuế luôn tăng qua các năm

Doanh thu: Tuyệt đối giữa 2021/2022 và 2022/2023 đều tăng, doanh thu năm

2022 tăng 14,4% và năm 2023 tăng 19% Lợi nhuận và mức tăng trưởng của 2021/2022 lớn hơn 2020/2021 tuy nhiên đây cũng đã là một chỉ số thể hiện dấu hiệu tích cực trong quá trình kinh doanh sau những năm suy thoái do Covid

Lợi nhuận trước thuế: Năm 2021 lợi nhuận trước thuế đạt 1.025 triệu đồng giảm 86 triệu đồng so với năm 2020 Năm 2022 lợi nhuận trước thuế đạt 1.422 triệu đồng tăng so với 2 năm 2021 và 2022

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 1.066 triệu tăng 298 triệu so với năm 2021 do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng Đồng thời tình hình dịch bệnh suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tóc trở nên cao hơn Tóm lại, thể đánh giá chung rằng công ty đang có sự phát triển, tăng lên về tài chính, tuy nhiên sự tăng trưởng này là không cao, chi phí còn lớn, chưa tối ưu hiệu quả bộ máy sản xuất từ đó dẫn đến lợi nhuận còn thấp Để có thể giúp phát triển vượt bậc hơn thì cần có sự cải tiến về bộ máy, chi phí sản xuất, nguồn cung cấp,

Tổng nguồn vốn, nợ phải trả và tài sản: Trong 3 năm, nguồn vốn của công ty tăng 27,3%, đây là một mức tăng nhanh chóng, đồng thời các chỉ tiêu về tài sản, nợ phải trả cũng tăng, cho thấy sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

3.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021-

Bảng 3.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc giai đoạn 2021-2022 của công ty Gia

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Qua bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu tóc của công ty từ năm 2021 đến năm

2023, ta có thể thấy công ty đẩy mạnh xuất khẩu qua từng năm Công ty tăng trưởng đồng đều cho thấy tiềm lực phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty dù trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái

3.2.3 Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng giai đoạn 2021-2023

Công ty TNHH XNK Gia Phạm cung cấp nhiều sản phẩm sang hơn 30 thị trường quốc tế, mỗi quốc gia lại có những thị hiếu tiêu dùng khác nhau Sau đây là bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tóc của công ty trong giai đoạn 2021-2023

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty Gia Phạm giai đoạn 2021-2023

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tóc giả của Công ty Gia Phạm giai đoạn 2021-2023

Từ bảng trên ta có thể thấy mặt hàng đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty là tóc remy với độ dày là super double drawn, double drawn và tóc virgin Single drawn có tỷ trọng thấp nhất trong cả 3 năm, năm 2021 là 1,561 tỷ VNĐ, năm 2022 tăng lên 1,974 tỷ, năm 2023 là 2,394 tỷ Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là tóc remy super double drawn, với kim ngạch xuất khẩu luôn đứng đầu trong cả 3 năm Điều này diễn ra bởi vì mặt hàng này rất được người dân châu Phi ưa chuộng, hơn nữa giá thành cũng cao hơn so với các loại tóc mỏng hơn, nên nó đem lại nguồn doanh thu vượt trội cho doanh nghiệp

Các mặt hàng tóc mỏng hơn như DD và SG thường được ưa chuộng bởi người da trắng, không phải những người có nhu cầu mua tóc quá nhiều Đối với virgin và wig, giá thành 2 sản phẩm này rất cao nên đây không phải thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty, mặt hàng cũng rất kén người mua

Tuy rằng công ty có rất nhiều mặt hàng nhưng nhu cầu người tiêu dùng tại các nước là khác nhau Bảng trên cũng thể hiện được thị trường chính mà doanh nghiệp đang hướng tới Đó là các nước Châu Phi - thị trường tiêu thụ tóc giả lớn nhất thế giới, những người phụ nữ ở đây ưa chuộng mặt hàng như tóc SDD và có xu hướng tự mua closure về để may wig vì giá may wig bên đó rẻ hơn Họ cũng thường lựa chọn tóc remy vì giá thành rẻ thay vì tóc virgin

3.2.4 Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường

Bảng 3.8: Kim ngạch xuất khẩu của các thị trường chính của công ty TNHH XNK

(Đơn vị tính: triệu VNĐ) Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Thống kê số lượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường giúp công ty đánh giá được tình hình kinh doanh và tiềm năng thị trường, từ đó công ty xác định mặt hàng kinh doanh chủ yếu, chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thị trường

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường lần lượt các năm 2021,

2022, 2023 của công ty Gia Phạm

Nhìn chung sản lượng ở các thị trường đều tăng trưởng tốt, trong đó các nước ở thị trường châu Phi như Nigeria, Zambia, Cameroon, Ghana đem lại nguồn doanh

45 thu lớn nhất Đặc biệt là Nigeria – thị trường chính mà doanh nghiệp hướng tới, có sản lượng tiêu thị cao nhất trong cả 3 năm, lần lượt là 906,95kg – năm 2021, 1049,92kg – năm 2022, 1748,94 – năm 2023 Sản lượng của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang các thị trường cũng tăng lên cụ thể năm 2021 là 2577 kg tóc giả, năm

2023 là 5468.4 kg tóc tăng 2126.6 kg tóc so với năm 2022 và 2973.8 kg tóc so với năm 2021

Từ đây ta có thể thấy được sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp qua các năm là tương đối cao, chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng có nhiều hiệu quả, đặc biệt ở thị trường châu Phi

3.2.5 Quy trình xuất khẩu tóc giả của Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình thực hiện đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH XNK

Nguồn: Công ty TNHH XNK Gia Phạm Bước 1: Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để chào hàng

Công ty sẽ tiến hành các hoạt động marketing nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng Sau khi có được liên hệ của khách hàng, các nhân sự phòng marketing sẽ lựa chọn ra những khách hàng tiềm năng và giao cho phòng kinh doanh tư vấn kỹ hơn Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng tiềm năng, trước hết khách phải có nhu cầu mua hàng và có đủ ngân sách dể mua, bởi sản phẩm của công ty hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp Khách hàng có thể mua để sử dụng hoặc mua dể kinh doanh

Ngoài ra nhân viên phòng kinh doanh có thể tự tìm kiếm nguồn khách hàng qua các kênh mạng xã hội của công ty và của đối thủ, khách tự tìm đến sale

Bước 2: Làm invoice báo giá – đặt hàng

Hình 3.5: Commercial Invoice của Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Trong hóa đơn thương mại của Công ty gồm những thông tin sau:

• Thông tin bên bán: Tên, logo và slogan công ty, Địa chỉ, Website,

Fanpage, Số điện thoại, Người đại diện, Email, Số điện thoại người bán, Dấu đỏ đại diện cho Giám đốc

• Thông tin hàng hóa: Mã số đơn hàng, Tên hàng, Số lượng, Phương thức giao hàng và giá

• Các thông tin khác: chính sách đổi trả hàng

Thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 - 2023

Về diện tích, châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á) Về hình dạng lãnh thổ, châu Phi có dạng hình khối rộng lớn, được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới

Châu Phi là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng với dân số hơn 1,4 tỷ người, tính tới tháng 7 năm 2023, theo thông tin Dân số từ Liên hợp quốc Thị trường này có lực lượng lao động trẻ tuổi, môi trường kinh doanh ngày càng ổn định nhờ xu thế hòa bình, liên kết khu vực và quốc tế, tập hợp đông đảo các nền kinh tế năng động, theo nhận định của trung tâm WTO, châu Phi đang vươn lên trở thành một trong những trung tâm tăng trưởng quan trọng của thế giới Đây là một miền đất hứa đối với các doanh nghiệp sản xuất tóc giả muốn tìm kiếm một thị trường năng động và có nhu cầu lớn Tờ The ASEAN Post dẫn báo cáo của tổ chức trực quan hóa dữ liệu Observatory of Economic Complexity (OEC) cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu tóc người toàn cầu năm 2017 là 126 triệu USD Trong đó châu Á xuất khẩu một lượng tóc trị giá 72,4 triệu USD, chiếm 58% tổng thương mại hóa toàn cầu của mặt hàng này và các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nigeria, Nam Phi, Mỹ

Dù vậy, môi trường kinh doanh của châu Phi vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này, như các vấn đề bất ổn chính trị, nghèo đói, luật pháp còn chưa hoàn thiện, trình độ phát triển, mức độ chênh lệch giàu nghèo trong quốc gia và giữa các quốc gia với nhau… Điều này không ngoại lệ đối với công ty Gia Phạm, dù đã dấn thân vào thị trường này nhiều năm, doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do môi trường

52 kinh doanh quốc tế mang lại, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều cơ hội mở ra trên thị trường này

3.3.1 Thực trạng xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm

3.3.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc sang châu Phi

Bảng 3.9: Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc của công ty Gia Phạm sang thị trường châu Phi giai đoạn 2021-2022

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tới thị trường châu Phi chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với các quốc gia khác ngoài khu vực này cộng lại, gồm các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và có xu hướng ngày càng tăng cao Năm

2020, công ty chỉ xuất khẩu khoảng 56% tới các nước châu Phi, nhưng tới năm 2022 đã tăng 10,4%, lên tới 62,6% cho thấy công ty ngày càng chú trọng tới phát triển kinh doanh ở thị trường này

Về cụ thể các quốc gia xuất khẩu chính ở thị trường này, theo bảng 3.5 thể hiện kim ngạch xuất khẩu tới từng thị trường riêng lẻ, Nigeria là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm, năm 2020 là 23%, năm 2022 đã lên tới 29,5% Nói về nguyên nhân chính của mức tăng trưởng này, theo giám đốc của công ty Gia Phạm, là do tình hình kinh doanh ở hai 2 cửa hàng bán lẻ của công ty ở quốc gia này hoạt động ngày càng khởi sắc, mang lại nguồn thu và danh tiếng không nhỏ cho công ty, giúp thương hiệu MiLan Hair ngày càng nổi tiếng ở quốc gia này nói riêng

53 và các nước châu Phi nói chung, từ đó cũng kéo theo tỷ trọng xuất khẩu ở thị trường châu Phi tăng trưởng theo

Các thị trường như Cameroon, Ghana cũng là nơi công ty đang tập trung khai thác, tuy nhiên, đây không phải là thị trường mạnh như Nigeria Đồng thời, việc vận chuyển qua hai thị trường này phụ thuộc vào các đơn vị đại lý vận chuyển, mặc dù khách hàng không phải trả tiền phí cao, nhưng đổi lại thời gian vận chuyển rất lâu, có thể kéo dài 2 tuần Vì vậy, khách hàng từ 2 nước này đang có xu hướng chuyển sang mua lại từ những nhà buôn ở Nigeria, thay vì mua trực tiếp từ công ty

Ba nước Bờ Biển Ngà, Congo, Zambia là các thị trường đáng để công ty lưu tâm đến Lượng kim ngạch xuất khẩu sang 3 nước này cũng được duy trì một cách ổn định, cho thấy được sự quan tâm của công ty dành cho những khách hàng tiềm năng Khách hàng đến từ 3 thị trường này chủ yếu mua các sản phẩm đã hoàn thiện như bộ tóc giả, vì vậy, lượng mua dù tăng nhưng chiếm phần khá nhỏ

3.3.1.2 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tóc theo từng mặt hàng

Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty Gia Phạm tới thị trường châu Phi giai đoạn 2021-2023

(Đơn vị tính: triệu VNĐ) Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH XNK Gia Phạm

Do nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, công ty luôn cố gắng cung cấp đa dạng chủng loại, mẫu mã các sản phẩm về tóc Từ tóc được may thành bó đến bộ tóc giả hoàn chỉnh, tất cả đều được công ty chú trọng sản xuất và cung cấp cho thị trường quốc tế Do tính chất của tóc và tính thuận tiện trong vận chuyển và sử dụng, hầu hết các khách hàng đều lựa chọn mua những bó tóc đã được may sẵn Doanh thu của tóc Weft cũng vì lí do này mà luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Đối với các sản phẩm khác như tóc tape và tóc tip, bulk rất ít được nhập khẩu vì đây là loại tóc sử dụng bằng cách dán trực tiếp lên tóc thật, không phù hợp với người dân châu Phi

Closure, Frontal cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh thu, do hầu hết các khách hàng đều lựa chọn mua kèm với tóc Weft Tóc Weft, cùng với Closure hoặc Frontal sẽ được khách hàng lựa chọn và may lại thành một bộ tóc giả hoàn chỉnh ở quốc gia nhập khẩu, sau đó lại tiếp tục được phân phối sang những người dùng khác, do vậy, để tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận, khách hàng sẽ có xu hướng mua lẻ từng bộ phận để có thể sản xuất, điều chỉnh theo ý muốn của mình Ngoài ra, nhìn chung các mặt hàng đều có sự tăng lên về doanh thu và số lượng bán ra, nhận thấy nhu cầu về các mặt hàng này đều tăng lên nhưng có sự khác nhau về mức độ tăng trưởng

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng ở thị trường châu Phi của công ty Gia Phạm lần lượt các năm 2021, 2022, 2023

Từ biểu đồ cơ cấu và bảng thống kê kim ngạch theo mặt hàng, tóc remy SDD và wig luôn là mặt hàng dẫn đầu, đem lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp, tiếp đó là wig Năm 2021, tóc weft SDD chiếm 29,1% tổng kim ngạch, wig chiếm 24,7%, tổng 2 mặt hàng đã chiếm hơn một nửa doanh thu từ các thị trường châu Phi Mặt hàng chiếm tỷ trọng ít nhất là tóc tóc virgin, tóc weft SG, và một vài sản phẩm khác như tóc tape, tip, bulk, tỷ trọng lần lượt là 7,6%, 3,6% và 2,2% Tương tự với hai năm 2022 và 2023, tóc weft SDD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (31,8% vào năm

2022 và 31,5% vào năm 2023) và weft SG với tỷ trọng ít nhất là 3,2% vào năm

2022, 2,7% vào năm 2023 Những tỷ lệ này ảnh hưởng bởi sở thích, văn hóa tiêu dùng và thị hiếu chung của người dân châu Phi

3.3.2 Ảnh hưởng của môi trường chính trị tới hoạt động xuất khẩu tóc

Môi trường chính trị của một quốc gia ảnh hưởng rất lớn tới việc một doanh nghiệp xuất khẩu tóc có nên dấn thân vào thị trường hay không Môi trường chính trị của các nước châu Phi không phải là một môi trường hoàn hảo để các doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc thâm nhập thị trường này, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, thị trường này có rất nhiều biến động chính trị lớn

Theo thống kê, từ năm 1952 đến nay, châu Phi đứng đầu thế giới về số lượng đảo chính với không dưới 214 cuộc chính biến, 106 trong số đó thành công Trong số 54 quốc gia trên Lục địa đen, 45 nước đã ghi nhận ít nhất xảy ra một âm mưu đảo chính Chỉ trong vòng chưa đầy ba năm từ 2012 tới nay, đã có 08 cuộc chính biến quân sự đã xảy ra tại Tây Phi và Trung Phi, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về làn sóng lật đổ sẽ chưa dừng lại, theo tạp chí Quốc phòng toàn dân Những cuộc đảo chính kéo dài dẫn theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp nước ngoài

Các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm vào những lực lượng đảo chính đang nắm quyền cuối cùng sẽ chỉ chồng chất thêm khó khăn cho những người dân vốn đang hằng ngày phải vật lộn với biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất

56 ổn an ninh Làn sóng đảo chính cũng gia tăng nguy cơ khủng bố ở Lục địa đen Các nhóm cực đoan đang ẩn náu tại khu vực có thể lợi dụng tình hình bất ổn chính trị để thực hiện các vụ tấn công Tuy nhiên, may mắn rằng các cuộc đảo chính không diễn ra ở các quốc gia là thị trường chính mà MiLan hướng tới như Nigeria, Cameroon, Ghana, Bờ Biển Ngà… Vậy nên tình hình kinh doanh của Gia Phạm ở thị trường châu Phi không có quá nhiều ảnh hưởng, doanh thu vẫn tăng trưởng liên tục, đặc biệt là sau Covid 19, nền kinh tế nhanh chóng hồi phục, là động lực thúc đẩy tiêu dùng của người dân Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, đảo chính liên tục diễn tục làm tình hình chính trị chung của châu Phi trở nên căng thẳng và cảnh giới hơn

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÓC GIẢ TỚI THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU GIA PHẠM

Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty sang thị trường châu Phi

4.1.1 Triển vọng xuất khẩu tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty trong thời gian tới

Triển vọng xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi trong thời gian tới có thể được đánh giá tích cực Theo báo cáo nghiên cứu, Triển vọng thị trường tóc giả và tóc giả ở Trung Đông và Châu Phi, năm 2028, thị trường được dự đoán sẽ đạt quy mô 710 triệu USD vào năm 2028 Xu hướng thời trang ngày càng tăng trong dân số trẻ, kênh phân phối mở rộng và sức mua cao là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường sản phẩm tạo kiểu tóc trong khu vực

Thị trường châu Phi đang chứng kiến sự phát triển về ngành công nghiệp làm đẹp và thay đổi xu hướng làm đẹp của người tiêu dùng Tóc giả là một sản phẩm phổ biến trong ngành này và có nhu cầu tăng cao từ phụ nữ châu Phi, bao gồm cả tóc giả nguyên liệu và tóc giả thời trang Nhu cầu lớn này tạo cơ hội cho các công ty xuất khẩu tóc giả sang thị trường này

Bên cạnh thị trường phân phối tóc giả chính là Nigeria, thị trường các nước Cameroon, Ghana, Bờ Biển Ngà, … hiện đang là điểm đến mới của nhiều nhà cung cấp, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang quốc gia này có thể giúp công ty đa dạng hóa danh mục khách hàng và giảm rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu chính

Ngành làm đẹp bằng tóc giả đang ngày càng trở nên phổ biến với các quốc gia châu Phi, vì vậy, việc có thể tiếp tục mở rộng thị trường tại đây sẽ đem lại nhiều triển vọng lớn cho các công ty, không chỉ là triển vọng về mở rộng tập khách hàng đơn lẻ mà còn là mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác địa phương, bao gồm các nhà phân phối, cửa hàng làm đẹp hoặc thương hiệu địa phương Việc xây dựng mạng lưới đối tác tin cậy và phân phối địa phương có thể giúp công ty nhanh chóng tiếp cận thị trường và tăng cường khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng châu Phi

Phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng thời trang và làm đẹp, đặc biệt là trong giới trẻ Nhiều thanh thiếu niên ở khu vực Châu Phi theo dõi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những người nổi tiếng đeo tóc nối và đội tóc giả và được truyền cảm hứng để tự mình thử những phong cách này Hơn nữa, kiểu tóc phương Tây đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ ở khu vực Châu Phi Tóc nối và tóc giả có thể giúp họ có được những kiểu tóc này, có thể bao gồm tóc dài, thẳng, màu sắc đậm hay sặc sỡ Bên cạnh một số kiểu tóc truyền thống như tóc thẳng với các màu sắc nổi bật, dự đoán trong thời gian tới, một số màu trầm như nâu hạt dẻ, rượu vang sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong các đơn hàng Một số kiểu tóc xoăn như Bouncy curl, Deep wave vẫn là sự lựa chọn ưa thích của đa số các khách hàng đến từ châu Phi

Tuy nhiên, để thành công trong việc xuất khẩu tóc giả sang châu Phi, công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường, hiểu rõ về yêu cầu và sở thích của người tiêu dùng địa phương, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết

4.1.2 Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Phi của công ty

4.1.2.1.Về quy mô và tốc độ phát triển

Công ty Gia Phạm xác định mục tiêu phát triển về quy mô sản xuất và mở rộng thị trường là một trong những mục tiêu dài hạn cần thực hiện trong thời gian tới Đây là điều hết sức cần thiết nhằm duy trì được sự phát triển của toàn công ty Song song với điều đó, thời gian qua khi lượng khách đặt hàng tăng vọt, xưởng sản xuất cùng văn phòng đại diện chưa kịp thích ứng với tốc độ làm việc nhanh và gấp nên đã không thể làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất Công ty thường xuyên nhận được phản hồi về việc trả đơn hàng chậm, sản phẩm có lỗi kỹ thuật, đồng thời các nhân viên cũng phản ánh tình trạng làm việc quá tải khi khối lượng công việc trở nên khổng lồ làm chậm hàng, yêu cầu cả xưởng sản xuất cùng văn phòng đại diện phải cùng làm việc hiệu quả hơn để đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hóa Vì vậy, đây chính là yêu cầu cũng như mục tiêu dài hạn mà công ty cần xây dựng trong thời gian tới

Về tốc độ phát triển, theo Giám đốc công ty, trong thời gian tới, công ty hướng tới tiếp tục mở thêm cửa hàng ở thị trường Bờ Biển Ngà bởi nhận thấy thị trường này đang có nhiều tiềm năng, lượng khách mua hàng ở quốc gia này cũng rất lớn

Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược phát triển phù hợp nhằm hướng tới việc nghiên cứu môi trường kinh doanh của Bờ Biển Ngà để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ

4.1.2.2.Về mặt hàng xuất khẩu

Trong thời gian tới, công ty dự kiến vẫn giữ nguyên sản xuất các mặt hàng chủ lực nhằm duy trì được tập khách hàng ổn định Các mặt hàng về tóc ép thẳng, tóc xoăn vẫn là những mặt hàng được ưa chuộng với khách hàng quốc tế, vì vậy việc tiếp tục phát triển sản xuất các mặt hàng này là vô cùng cần thiết Để tăng cường hiệu quả của quy trình sản xuất, công ty xác định việc tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tạo sự khác biệt và đột phá Bên cạnh

75 đó, công ty cũng sẽ thực hiện công tác duy trì chất lượng sản phẩm cao cấp và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để xây dựng lòng tin và trung thành từ phía khách hàng

Mở rộng thị phần trong các nước châu Phi là một một trong những định hướng quan trọng của Công ty Gia Phạm nhằm tăng cường hiện diện của công ty trong các nước này Hiện nay, công ty đã có sự thành công vượt bậc tại thị trường Nigeria, và để đạt được bền vững và phát triển, việc mở rộng đến các nước châu Phi khác như Ghana, Nam Phi, Zambia, Bờ Biển Ngà là mục tiêu quan trọng Điều này đòi hỏi công ty phải nắm vững đặc thù và nhu cầu của từng thị trường, tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp và hấp dẫn với người tiêu dùng trong khu vực này.

Giải pháp cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tóc giả

4.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu môi trường kinh doanh và dự báo thị trường

Doanh nghiệp tham gia kinh doanh môi trường hội nhập kinh tế luôn phải đối mặt với ảnh hưởng từ nhiều yếu tố Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tìm cách vượt qua khó khăn và hạn chế Muốn đạt được điều đó, yếu tố mang tính chất quyết định là doanh nghiệp phải có khả ưng nghiên cứu dự báo biến động thị trường

Không chỉ nghiên cứu thị trường nước xuất khẩu mà còn phải nghiên cứu thị trường trong nước Nghiên cứu thị trường châu Phi nhằm xác định nhu cầu đối với mặt hàng tóc giả Thị hiếu của người dùng luôn thay đổi nhanh chóng, đặt biệt với mặt hàng làm đẹp, xu hướng luôn luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng để tăng hiệu quả trong quá trình làm hàng, tối ưu nguồn nguyên liệu và thời gian làm hàng Nghiên cứu thị trường trong nước để đánh giá các đối thủ cạnh tranh, xác định ưu thế và nhược điểm của đối thủ, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp

Ngoài ra công ty còn phải nghiên cứu những thay đổi trong chính sách, luật pháp của chính phủ các nước châu Phi, từ đó xác định ảnh hưởng của nó tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp như thuế xuất khẩu, lãi suất, ưu đãi thuế, mặt hàng cấm xuất khẩu, mặt hàng nhạy cảm… Đối với một thị trường có tình hình chính trị nhạy cảm như châu Phi, doanh nghiệp cũng cần thiết chú ý tình hình để sẵn sàng đối mặt các tình huống xấu xảy ra

4.2.2 Phân chia công đoạn và tối ưu hóa quy trình sản xuất

Trước những hạn chế về tình trạng quá tải sản xuất dẫn tới chậm làm hàng, công ty Gia Phạm cần những biện pháp nhằm khắc phục được tình trạng trên

Thứ nhất, phân tích và tối ưu hóa quy trình sản xuất hiện tại

Hiện nay, xưởng sản xuất thường xảy ra tình trạng quá tải trong sản xuất đơn hàng, dẫn tới việc trả đơn hàng chậm cho khách và để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trên là do xưởng chưa có nhiều hoạt động tối ưu hóa quy trình sản xuất Xưởng sản xuất cần có những hoạt động đánh giá kỹ lưỡng các quy trình sản xuất hiện tại để xác định các khâu không cần thiết, các khâu bị trùng lặp hoặc phát hiện một số vấn đề tiềm ẩn Việc này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm hàng, giảm bớt được khối lượng công việc cho công nhân dưới xưởng Một số phương pháp hiện đại như Lean Manufacturing hoặc Six Sigma cũng có thể được đưa vào nghiên cứu nhằm tối ưu hóa quy trình

Thứ hai, phân chia công đoạn sản xuất

Thời gian qua, xưởng sản xuất đã bắt đầu thực hiện giải pháp trên, và việc phân chia công đoạn sản xuất bắt đầu cho thấy những tác động tích cực đến quá trình sản xuất Vì vậy, việc tiếp tục chia nhỏ quy trình sản xuất thành các công đoạn nhỏ hơn sẽ giúp tăng hiệu suất công việc Sắp tới khi đến tháng cao điểm, lượng đặt hàng lớn sẽ rất cần đến các công đoạn nhỏ nhằm tiết kiệm thời gian sản xuất hơn, do vậy, để giảm sự quá tải trong công việc, phân chia công đoạn là biện pháp vô

Thứ ba, đầu tư vào công nghệ và tự động hóa

Hầu hết các xưởng sản xuất mặt hàng tóc giả ở Việt Nam đều phụ thuộc chính vào các thợ thủ công lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tóc Hàng hóa được làm ra hoàn toàn là do bàn tay của các công nhân, vì vậy đảm bảo được tính chính xác, kỹ lưỡng khi hoàn thành sản phẩm Tuy nhiên khi xưởng sản xuất của công ty Gia Phạm gặp phải tình trạng quá tải sản xuất với số lượng đơn hàng ngày càng tăng về sản lượng, việc phụ thuộc vào tay nghề như trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian trả hàng về sau Do vậy, áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa trong quy trình sản xuất nhằm giảm sự phụ thuộc vào lao động sẽ giúp phần nào cải thiện quy trình sản xuất hiện tại Các hệ thống tự động hóa cũng có thể giúp kiểm soát quá trình sản xuất và giảm lỗi do con người gây ra

Thứ tư, nâng cao khả năng quản lý của ban giám đốc

Nhằm duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như trước, yếu tố chủ quan như trình độ, năng lực lãnh đạo của ban giám đốc là yếu tố vô cùng quan trọng Trong quá trình sản xuất vài tháng trở lại đây, yếu tố về năng lực quản lý chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến việc mở rộng quy mô sản xuất nhưng hiệu quả đem lại chưa cao Việc nâng cao khả năng quản lý này sẽ giúp giảm đi tình trạng quá tải công việc với các nhân viên, từ đó có thể giúp công nhân tại xưởng và nhân viên kinh doanh có thể làm việc và phát triển hoạt động kinh doanh của mình

4.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Bên cạnh các giải pháp ở trên, công ty cũng cần thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Thứ nhất, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất

Chất lượng sản phẩm là một trong các yếu tố tác động rất lớn đến sự phát triển của công ty Để có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty cần

78 liên tục đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và an toàn, đồng thời các nguyên liệu đầu vào cũng cần đảm bảo được yêu cầu để tạo ra thành phẩm tốt Việc đồng bộ trong các nguồn nguyên liệu tóc chưa qua chế biến sẽ giúp cho sản phẩm sau khi hoàn thành đạt chuẩn về màu tóc, kiểu xoăn và có thể giữ được màu lâu hơn Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sản phẩm cũng cần được quan tâm nhằm duy trì được chất lượng hàng hóa đồng đều trong một đơn hàng Công ty cũng cần cải thiện thêm khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo sản phẩm không bị sai màu, sai kích thước, kiểu xoăn, …

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Ngoài các hoạt động duy trì chất lượng, công ty cũng cần có những hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm Việc học hỏi sản xuất sản phẩm từ các xưởng tóc khác cũng có thể được xem xét Bên cạnh đó, việc theo dõi xu hướng mới và yêu cầu của thị trường cũng nên được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế

4.2.4 Hợp tác với các tổ chức chính phủ và ngành công nghiệp

Thứ nhất, tìm hiểu các chương trình hỗ trợ xuất khẩu từ Chính phủ

Công ty cần có các hoạt động tìm hiểu về các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và các cơ hội hợp tác với các tổ chức chính phủ và ngành công nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu tóc giả Tham gia các chương trình trên sẽ đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại và mở rộng được tập khách hàng cho công ty Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để công ty có thể học tập từ các kinh nghiệm sản xuất từ các công ty khác, từ đó cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh tại công ty của mình

Thứ hai, tận dụng các nguồn lực để tăng cường khả năng xuất khẩu

Việc mở rộng sản xuất và các hoạt động khác sẽ cần rất nhiều chi phí và nhân lực để đầu tư, do đó, để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc giả, công ty cần tận dụng các nguồn lực để tăng khả năng xuất khẩu và mở rộng thị trường của mình Bên

79 cạnh các nguồn lực tài chính từ chính phủ, công ty cũng nên xem xét tham gia các diễn đàn xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Tham gia các triển lãm và hội chợ quốc tế về làm đẹp, tóc và thời trang để giới thiệu sản phẩm tóc giả của công ty và tạo mối quan hệ kinh doanh với các đối tác quốc tế Triển lãm và hội chợ cung cấp một cơ hội tốt để trưng bày sản phẩm, gặp gỡ khách hàng tiềm năng và tìm hiểu về xu hướng mới nhất trong ngành.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dưới tác động của môi trường kinh doanh quốc tế

4.3.1 Đưa ra chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu

Chính phủ Việt Nam có thể thiết lập các chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành tóc giả tham gia vào hoạt động xuất khẩu Cần có các chính sách tạo điều kiện cho công ty đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh của sự toàn cầu hoá Nhà nước có thể áp dụng một số biện pháp như cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu nhằm giúp công ty giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhuận đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu Điều này có thể bao gồm cung cấp tài chính hỗ trợ, chương trình đào tạo và tư vấn để nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

● Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả trên thị trường thế giới biến động cũng như gặp rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu

● Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua công cụ lãi suất, tạo điều kiện cấp vốn, cho vay vốn với lãi suất thấp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể có điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường

● Chính phủ cũng có thể xem xét cung cấp các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi hoặc các chính sách giảm thuế để giảm bớt gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tóc giả

4.3.2 Xúc tiến, quảng bá sản phẩm

Hiện nay, các kênh xúc tiến, quảng bá sản phẩm tóc giả rất hạn chế, hầu hết là do các công ty tự phát triển các trang truyền thông Chính phủ có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu tóc giả của đất nước Các chương trình quảng bá và marketing quốc gia có thể được tổ chức để giới thiệu và quảng bá sản phẩm tóc giả từ Việt Nam đến thị trường quốc tế Để mở rộng được thị trường hơn trước, Chính phủ cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tóc giả tham gia vào các triển lãm và hội chợ quốc tế để giới thiệu sản phẩm và tạo cơ hội kết nối với các đối tác quốc tế Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất tóc giả trong và ngoài nước có cơ hội kết nối, giao lưu, học tập các kinh nghiệm quản lý, sản xuất, xây dựng mối quan hệ với nhau

4.3.3 Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực

Hầu hết nhân lực của ngành tóc giả đều là các nhân công lành nghề, đã tiếp xúc lâu năm trong ngành Các kỹ năng đều được truyền cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các kỹ năng quan trọng như nhuộm, làm xoăn Quá ít nhân công thành thạo trong các công việc như làm màu, làm xoăn tóc giả, trong khi đó lại nhân công trong các quá trình sản xuất khác lại rất nhiều, gây nên tình trạng bất cân xứng, đồng thời xưởng sản xuất bị lệ thuộc vào số lượng nhỏ nhân công có tay nghề cao, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khi đơn hàng ồ ạt

Chính phủ có thể hỗ trợ các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực trong ngành tóc giả Có thể bao gồm thiết lập trung tâm đào tạo chuyên ngành và cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công nhân trong ngành Bên cạnh đó, chính phủ cũng có thể đẩy mạnh việc hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu để phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao về ngành tóc giả Bằng cách đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân lực, ngành tóc giả có thể sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

4.3.4 Tăng cường chất lượng sản phẩm

Chính phủ cần tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về quy định nhập khẩu mặt hàng tóc của châu Phi Việc thiết lập các quy định và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt cho ngành công nghiệp tóc giả sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng quốc tế và đảm bảo rằng sản phẩm tóc giả của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu cao nhất về chất lượng và an toàn

Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về sự điều chỉnh các quy định nhập khẩu mặt hàng tóc của châu Phi Việc dự báo tốt và cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời ứng phó với quy định khắt khe mà Mỹ đặt ra; tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này

Bên cạnh đó, cần có những công tác xây dựng và ban hành các ấn phẩm, cẩm nang thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn chung đối với sản phẩm tóc nhập khẩu của châu Phi, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập ngành công nghiệp

4.3.5 Tăng cường thiết lập mối quan hệ kinh tế - chính trị bền vững với quốc tế

Chính phủ có thể thúc đẩy việc thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực tóc giả Điều này có thể bao gồm việc ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu tóc giả sang các thị trường tiềm năng Đặc biệt với thị trường châu Phi là thị trường chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu tóc giả nhắm đến, Chính phủ cũng cần tiếp tục xây dựng và tăng cường quan hệ kinh tế - chính trị, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang châu Phi dễ dàng hơn

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK Gia Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK Gia Phạm (Trang 41)
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK Gia Phạm phân theo trình độ tới  ngày 15 tháng 1 năm 2024 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK Gia Phạm phân theo trình độ tới ngày 15 tháng 1 năm 2024 (Trang 44)
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK Gia Phạm phân theo giới tính và  độ tuổi tính tới ngày 15 tháng 1 năm 2024 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK Gia Phạm phân theo giới tính và độ tuổi tính tới ngày 15 tháng 1 năm 2024 (Trang 44)
Bảng 3.3: Phân loại sản phẩm theo chất lượng tóc - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.3 Phân loại sản phẩm theo chất lượng tóc (Trang 46)
Bảng 3.4. Một số sản phẩm của công ty Gia Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.4. Một số sản phẩm của công ty Gia Phạm (Trang 47)
Hình 3.3. Các loại độ dày của tóc - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Hình 3.3. Các loại độ dày của tóc (Trang 47)
Bảng 3.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc giai đoạn 2021-2022 của công ty Gia  Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.6 Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc giai đoạn 2021-2022 của công ty Gia Phạm (Trang 51)
Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty Gia Phạm giai  đoạn 2021-2023 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.7 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty Gia Phạm giai đoạn 2021-2023 (Trang 52)
Bảng 3.8: Kim ngạch xuất khẩu của các thị trường chính của công ty TNHH XNK  Gia Phạm giai đoạn 2020-2022 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.8 Kim ngạch xuất khẩu của các thị trường chính của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2020-2022 (Trang 53)
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình thực hiện đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH XNK  Gia Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình thực hiện đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH XNK Gia Phạm (Trang 55)
Hình 3.5: Commercial Invoice của Công ty TNHH XNK Gia Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Hình 3.5 Commercial Invoice của Công ty TNHH XNK Gia Phạm (Trang 56)
Hình 3.6: Vận đơn đường hàng không cho đơn hàng của công ty TNHH XNK     Gia Phạm - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Hình 3.6 Vận đơn đường hàng không cho đơn hàng của công ty TNHH XNK Gia Phạm (Trang 60)
Bảng 3.9: Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc của công ty Gia Phạm sang thị trường  châu Phi giai đoạn 2021-2022 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.9 Tổng kim ngạch xuất khẩu tóc của công ty Gia Phạm sang thị trường châu Phi giai đoạn 2021-2022 (Trang 62)
Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty Gia Phạm tới thị  trường châu Phi giai đoạn 2021-2023 - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu phi của công ty tnhh xuất nhập khẩu Gia Phạm
Bảng 3.10 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty Gia Phạm tới thị trường châu Phi giai đoạn 2021-2023 (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w