1.1 Thế nào là kết hôn trái pháp luậtHôn nhân là hình thức đăng kí kết hôn nếu cả hai bên nam và nữ cùng thoả mãn theo các điều kiện được pháp luật quy định về độ tuổi, về năng lực hành
Thực trạng
Kết hôn trái pháp luật vẫn luôn là một vấn đề khá nóng bỏng trong đời sống thực tiễn ngày nay, cũng là một vấn đề đáng để quan tâm trong hệ thống pháp luật Do đó, trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này Có không ít bài viết mang tính nghiên cứu về nội dung của vấn đề kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên các tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, … đến cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học cũng nghiên cứu một số vấn đề liên quan Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Minh Mẫn, Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị Thúy Hạnh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, …
Ngoài ra còn có những nhà báo cũng như các tạp chí chuyên ngành luật cũng đề cập những vấn đề liên quan Như vậy, có thể nói kết hôn trái pháp luật cũng là vấn đề đáng chú ý trong xã hội ngày nay, việc kết hôn trái có thể đem lại nhiều không ít rắc rối cho gia đình và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Tập trung vào việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể như khái quát, phân loại và hệ thống lí thuyết, phân tích và tổng hợp Dựa trên những kiến thức mà các thành viên của nhóm có được cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, những tài liệu tham khảo trên internet từ đó có cái nhìn bao quát về thực tiễn cuộc sống.
Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và những tài liệu tham khảo, nội dung còn gồm 2 chương:
Cơ sở lí luận về kết hôn trái pháp luật
Điều kiện đăng kí kết hôn
* Theo Điều 8 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 52/2014/QH13 thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, bao gồm:
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trường hợp 1 bên hoặc cả 2 bên nam nữ kết hôn là công dân nước ngoài muốn đăng kí kết hôn và thực hiện lễ cưới tại Việt Nam thì phải đảm bảo rằng các công dân đó phải có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp
Ai có quyền yêu cầu và xử lí hủy hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu và xử lí hủy hôn trái pháp luật
1.3.1 Quy định của nhà nước về việc kết hôn trái pháp luật:
Là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo qui định tại Điều 8 luật hôn nhân và gia đình
Một số hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định bao gồm:
Kết hôn với người đã từng là con nuôi, con dâu, con rể, …
Kết hôn vi phạm sự tự nguyện
Kết hôn với người cùng dòng máu trực hệ
Kết hôn với người mất NLHVDS
Kết hôn với người đang có vợ, có chồng
1.3.2 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn
Bản thân người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn có thể yêu cầu pháp luật hủy bỏ việc kết hôn.
Ví dụ: Gia đình chị L đã nợ một khoản nợ rất lớn từ nhà ông H và không có khả năng chi trả, để muốn xóa nợ ông H đã yêu cầu nhà chị L phải gả chị L cho con trai ông H là anh C có vấn đề về tâm thần, và vì khó khăn nên chị L đã đồng ý Nhưng sau một thời gian chung sống gia đình chị L đã khấm khá và đủ khả năng trả nợ nên chị L đã nộp đơn xin hủy kết hôn cho tòa án để chấm dứt quan hệ vợ chồng với anh C.
1.3.3 Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của các bên kết hôn
Trong trường hợp các bên kết hôn trái pháp luật thì các người thân người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật có thể yêu cầu pháp luật hủy việc kết hôn
Ví dụ: Ngày 25/11/2020 Chị T và anh B đã đăng kí kết hôn hợp pháp Sau khi lấy nhau được 1 năm thì anh B có việc phải đi làm ăn xa còn chị T vẫn ở nhà làm việc Trong quá trình làm việc xa anh B đã có tình cảm với chị H và quyết định đăng kí kết hôn tại ủy ban nhân dân xã vào ngày 21/3/2022 mặc dù vẫn chưa ly hôn với chị T Sau đó chị T biết được và đã nộp đơn kiện lên tòa án và hủy giấy kết hôn của anh B và chị H.
1.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ
Trong một số trường hợp kết hôn trái pháp luật mà các bên liên quan đều không nhận biết sự vi phạm của mình hoặc có hành vi cố tình vi phạm thì các cơ quan quản lý gia đình và trẻ em như Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
1.3.5 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm định như đã đề cập ở 1.3.4 để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.3.6 Các cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn
Theo điều 39 luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các cơ quan có quyền hủy hôn nhân sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện, trong trường hợp Nếu là kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng
Xử lí việc kết hôn trái pháp luật
Xử lí việc kết hôn trái pháp luật
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, các trường hợp kết hôn trái pháp luật về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xét xử hủy Tuy nhiên việc hủy kết hôn trái pháp luật không chỉ tác động tới bản thân của các bên kết hôn mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng tới những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt nhất là con cái ngoài ra nó còn để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội Do đó tùy theo từng trường hợp, căn cứ vào hoàn cảnh, tính chất, mức độ vi phạm và quan hệ hôn nhân trái pháp luật đã tồn tại trước đó giữa các bên mà luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định hướng xử lí khác nhau cho phù hợp với thực tiễn
1.4.1 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn Độ tuổi là một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì độ tuổi kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên Và nếu tại thời điểm kết hôn mà nam hoặc nữ chưa đủ tuổi theo quy định thì được xem là kết hôn trái pháp luật.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao và hoàn thiện nên vấn đề hôn nhân và gia đình đã được mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn hơn Vì thế việc vi phạm kết hôn trái pháp luật về độ tuổi chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi hay dân tộc thiểu số
Và tùy theo trường hợp sẽ có cách xử lí như sau:
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến độ tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến độ tuổi kết hôn, nhưng trong quãng thời gian chung sống, cuôc sống của họ không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định việc hủy việc kết hôn trái pháp luật
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến độ tuổi kết hôn, trong thời gian họ đã chung sống bình thường, có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Ví dụ: Năm 2010 anh A 19 tuổi và chị B 17 tuổi có kết hôn với nhau nhưng họ đã dấu gia đình cả hai bên nên gia đình hai bên đều không biết Đến T6/2013, gia đình anh A phát hiện và nộp đơn lên Tòa án yêu cầu việc kết hôn trái pháp luật do tại thời điểm kết hôn anh A chưa đủ 20 tuổi, chị B chưa đủ 18 tuổi Tuy nhiên, khi tòa án tiến hành giải quyết, cả hai vợ chồng anh A đã có thời gian chung sống hạnh phúc với nhau, và mong muốn Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân trên, Tòa án xem xét thấy cả hai bên đều đã đủ điều kiện kết hôn, hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được tiếp tục quan hệ vợ chồng với nhau thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân trên là hợp pháp.
1.4.2 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện
Kết hôn là một sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ được pháp luật và gia đình công nhận Và hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai có quyền cản trở hay cưỡng ép.
Tuy vậy nhưng chúng cũng có mặt trái đó là những hành vi ép buộc lừa dối cưỡng ép hay cản trở các bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân.
Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay nhất là đối với những gia định có địa vị thấp, và ngày nay hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi ví dụ như là tục “cướp vợ
Tùy theo trường hợp sẽ có cách xử lí như sau:
Sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn Tuy nhiên, sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã cảm thông, có tình cảm với bên còn lại nên quyết định tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật Nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
Ví dụ: Năm 2017, vì nợ nần chị C 20 tuổi bị bố mẹ ép kết hôn với anh D 30 tuổi để trả nợ Trong quá trình chung sống rất hòa thuận, cả hai dần có tình cảm với nhau và có một cậu con trai chung Đến năm 2019, Tòa án nhận được yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp này Tuy nhiên, xét thấy sau khi bị ép buộc kết hôn thì cả anh D và chị C đều thông cảm, sống rất hạnh phúc và cả hai cùng yêu cầu thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ vợ chồng của họ.
1.4.3 Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
Hậu quả của huỷ kết hôn trái pháp luật
Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ đã bị xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
Hành vi kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng làm cho:
Quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn thì phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hành vi kết hôn giữa những người mà biết rõ cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hậu quả của huỷ kết hôn trái pháp luật
Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận và bảo hộ việc hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn cho tới khi có yêu cầuTòa án hủy việc kết hôn đó Trong thời gian này, giữa họ chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng giữa họ sẽ không có giá trị pháp lý Do vậy, khi Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật, thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng thời điểm bản án hoặc quyết định của tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực.
Nếu việc kết hôn bị hủy do vi phạm về độ tuổi kết hôn thì người tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng hoặc người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt hình chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn Nếu không có bên nào đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự thì người tổ chức duy trì quan hệ đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn.
Nếu việc bị hủy hôn do vi phạm chế độ một vợ một chồng thì các bên duy trì mối quan hệ như vợ chồng sẽ bị xử lí hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
Nếu việc kết hôn bị hủy do các hôn bên có quan hệ thân thuộc trực hệ hoặc quan hệ anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng cha cùng mẹ thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội loạn luân.
Nếu việc kết hôn trái pháp luật có sự cưỡng ép hoặc lừa dối thì còn phân biệt các trường hợp cụ thể để giải quyết.
Thứ nhất nếu cả hai bên tiếp tục di trì mối quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi như không còn sự ép buộc hoặc lừa dối và hai bên có thể đăng kí lại việc kết hôn Nếu không đăng kí lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, tình trạng này luật không khuyến khích.
Thứ hai nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia thì người cưỡng ép có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự.
Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật nghĩa là giữa các bên nam nữ không tồn tại quan hệ vợ chồng hay nói cách khác là quan hệ hôn nhân của họ không được pháp luật thừa nhận Do đó khối tài sản mà họ có được trong thời gian chung sống với nhau như vợ chồng không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng mà là tài dản chung theo phần
Quan hệ tài sản ,nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định tại điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo đó về nguyên tắc sau khi việc kết hôn bị hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của người đó ,tài sản chung được chia theo thỏa thuận ,nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết ,có tính đến đóng góp công sức của mỗi bên ,ưu tiên bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ và các con
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt.
Do đó, khi có quyết định hoặc bản án của tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha mẹ của con chung quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ li hôn Khi hủy kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Theo đó, việc giao con cho ai nuôi sẽ theo thỏa thuận của các bên.
Ảnh hưởng của việc kết hôn trái pháp luật
Tình hình kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay (tảo hôn, kết hôn giả, chung chồng)
2.1.1 Tảo hôn Ở Việt Nam ngày nay, tảo hôn đang được biết đến là một thực trạng nhức nhối và hết sức phức tạp Tảo hôn thực tế đã xuất hiện rất sớm ở rất nhiều vùng miền ở trên phạm vi cả nước, đặc biệt thì tảo hôn phần lớn sẽ diễn ra phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021, những phụ nữ tuổi khoảng từ
20 đến 49 đã kết hôn hoặc các phụ nữ này đã sống chung như vợ chồng với nam giới trước tuổi 18.
Các tỉnh ở trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác trong nước Trong độ tuổi từ 10 đến 17 tuổi, cứ 10 em trai thì sẽ lại có 1 em có vợ, cứ 5 em gái thì sẽ lại có 1 em đã có chồng.
Sau các tỉnh ở Trung du miền núi phía Bắc thì Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ tảo hôn cao thứ hai cả nước.
Tiếp đến thì là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.
Theo thống kê thì trong số 54 dân tộc anh em trên đất nước ta hiện nay thì các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước.
Kết hôn là sự kiện quan trọng của một đời người dựa trên sự chân thành tự nguyện của đôi bên nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc Nhưng trong xã hội ngày nay nhiều người đã lợi dụng việc kết hôn giả tạo để trục lợi nhằm đạt được mục đích cá nhân
Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác mà không phải là xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu Thay vào đó, một cuộc hôn nhân mang lại lợi ích cá nhân (về kinh tế và tài sản, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh, hôn nhân chính trị )
Kết hôn giả vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú nhưng mục đích kết hôn lại không được đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, thực chất hai người không hề chung sống hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích Ở thành phố HCM số người nước ngoài lợi dụng các quốc gia có vị trí địa lí giáp Việt Nam nhập cảnh trái phép để tìm kiếm việc làm, lao động trái phép thông qua nhập cảnh visa du lịch Khi bị phát hiện nhiều trường hợp hợp thức hoá bằng việc kết hôn với người Việt Nam Trong vòng năm năm từ 2016- 2020 đã xử lý 502 trường hợp.
2.1.3 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã khẳng định một trong những nguyên tắc quan trọng của hôn nhân là hôn nhân một vợ - một chồng Vì vậy, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc có vợ chính là kết hôn trái pháp luật Tình trạng như vậy còn rất phổ biến ở Việt Nam, hiện tượng đa thê đã có từ rất lâu đời trong xã hội, nó đã được hợp pháp dưới chế độ phong kiến, ngày nay vẫn còn rất nhiều dân tộc thiểu số, vùng biên, những gia đình vẫn còn giữ chế độ này Một trường hợp nữa vẫn tồn tại ở Việt Nam đến tận bây giờ đó là những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày Nghị quyết số 76 ngày 25 tháng 3 năm 1977 của Quốc hội về việc
"Thống nhất pháp luật giữa hai miền Nam Bắc" và công nhận một số ít trường hợp quan hệ đa thê đối với những cán bộ miền nam tập kết ra bắc mà lấy lại vợ hoặc chồng khác trong những trường hợp này, pháp luật cần được vận dụng một cách linh hoạt
2.1.4 Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc.
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã chỉ rõ những trường hợp cấm kết hôn bao gồm: " Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”
Về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống như vậy nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự bền vững và hạnh phúc của gia đình.
Về yếu tố phong tục, tập quán và những quy định về chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa xã hội Việt Nam, thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau có tác dụng làm lành mạnh cho các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với các đạo đức và truyền thống từ xa xưa của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi và là một vấn đề vô cùng nhức nhối cho xã hội.
2.1.5 Yêu sách của cải trong kết hôn
Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định về những trường hợp cấm kết hôn:
“…đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;”
Tại khoản 12 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 cũng đã giải thích yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Theo quy định của pháp luật thì việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng, coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình Việc đòi hỏi quá đáng về vật chất có thể là: đòi vàng, tiền, của hồi môn, trâu, bò,… để dẫn cưới vượt quá khả năng về kinh tế của gia đình nhà trai Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 8015/VBHN-BTP ngày
10/12/2013 về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số đã quy định: “Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ”.
Căn cứ vào đó có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc việc “thách cưới” chỉ mang tính chất như gả bán chính là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Các yếu tố dẫn đến kết hôn trái pháp luật (nguyên nhân, giải pháp…)
2.2.1 Về kinh tế - xã hội
Kinh tế là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các mối quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình Mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu có thể khiến con người ta có thể dễ dàng bỏ qua những lẽ sống, những chuẩn mực Kết hôn đã biến thành những bản hợp đồng, những tờ thỏa thuận mang mục đích kinh tế mà xem nhẹ đi những chức năng của gia đình Chính vì thế mà những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và tỷ lệ ly hôn đang ngày càng gia tăng Trong bối cảnh xã hội như hiện nay sẽ dẫn đến việc hình thành những lối sống hiện đại, những lối sống "thoáng" hơn.
Do đó, cách xử sự của con người trong những mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng Vì những mục đích khác nhau, họ coi nhẹ giá trị của hôn nhân, và vì thế đã dẫn đến vi phạm những quy định về hôn nhân.
2.2.2 Ảnh hưởng bởi những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu.
Phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số đã tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào.
Quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, một số tập tục vẫn còn duy trì đến thời điểm bây giờ, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán, việc lấy vợ, lấy chồng thì chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc cha mẹ hai bên nam nữ và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm
Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang dòng họ khác hay như tục lệ bắt vợ, cưỡng ép hôn nhân Tục bắt vợ ngày trước được xem như là một nét đẹp văn hóa, tuy nhiên ngày nay, nó kéo theo nhiều kệ lụy khôn lường như nạn tảo hôn, nạn bắt cóc, buôn bán người trái phép
Không chỉ vậy, xuất phát từ những hạn chế trong cuộc sống với thói quen ở vùng núi xa xôi hẻo lánh, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống, có thêm lao động trong gia đình
2.2.3 Do những quy định của pháp luật còn chưa phù hợp.
Tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật còn chưa đủ triệt trong lĩnh vực quản lý đăng ký kết hôn cũng như trong lĩnh vực hộ tịch Chế tài của pháp luật vẫn chưa đủ nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe.
2.2.4 Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp vẫn còn những người do bất đồng ngôn ngữ nên không thể hiểu rõ ý nghĩa của các quy định của pháp luật và điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc trang bị, tuyên truyền pháp luật đến người dân
Ngoài ra, phần lớn các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều rơi vào các hộ nông thôn, thanh thiếu niên bỏ học, trình độ hiểu biết hạn chế Có thể nhận định rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục về luật Hôn nhân – gia đình vẫn chưa được thực hiện một các sâu rộng và hiệu quả Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến nhận thức của nhân dân, chưa có giải pháp mạnh mẽ để chấn chỉnh và xử lý triệt để những trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như các gia đình ở Việt Nam ở các tỉnh khu vực miền núi còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác giáo dục giởi tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn ít Mặt khác, một số gia đình mãi lo làm ăn, không quan tâm đến sự phát triển tâm lý, thể chất của con mình, hay một số gia đình bố mẹ ly hôn, cãi nhau tạo tâm lý bất cần, buông thả ở một bộ phận thanh niên Vì vậy nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành niên.
2.2.5 Do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế
Trình độ dân trí thấp kém kéo theo nhiều hậu quả như kết hôn trái pháp luật Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định về phổ cập giáo dục, nhưng đối với những vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, giữa nông thôn và thành phố và giữa các vùng, miền khác nhau.
Hội nhập quốc tế là một xu thế toàn cầu, giúp mở rộng thị trường phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội; giúp tiếp thu nền công nghệ mới ,chuyển giao công nghệ từ các nước hiện đại, phát triển tiên tiến; bổ sung thêm những giá trị và tiến bộ của văn hóa nhân loại, văn minh thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội… bên cạnh đó nó cũng mang lại những bất lợi của sự hội nhập quốc tế
Trong đó, tác động khá mạnh mẽ tới văn hóa truyền thống, tới các quan hệ xã hội và quan hệ hôn nhân gia đình Trong quá trình giao lưu, hội nhập đã tạo ra những xu thế mới trong giới trẻ: chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (sống thử), kết hôn đồng giới Ở Việt Nam, không thừa nhận những quan hệ hôn nhân kể trên nhưng tại một số quốc gia trên thế giới thì lại được thừa nhận và bảo vệ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ Y học phát triển đã giúp con người có thể phẫu thuật để chuyển đổi giới tính, chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã tạo điều kiện, cho con người có thể thực hiện được những quyền tự do cá nhân Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thừa nhận những người chuyển giới hay kết hôn đồng giới
2.3 Cách th ứ c ngăn ng ừ a h ậ u qu ả và m ộ t s ố gi ả i pháp h ạ n ch ế tình tr ạ ng k ế t hôn trái pháp lu ậ t c ủ a nư ớ c ta hi ệ n nay
Hôn nhân là mối quan hệ một vợ một chồng sau khi đăng ký kết hôn Mối quan hệ này dựa trên tình yêu nam nữ tự nguyện, bình đẳng đồng thời thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi trên mặt pháp lý thông qua các yếu tố về xã hội, giới tính, tôn giáo Tuy nhiên đằng sau đó vẫn còn 1 bộ phận nhỏ của xã hội đang thực hiện những hủ tục và xem việc kết hôn không cần luật pháp, từ những nguyên nhân trên nhóm chúng em xin đề ra những giải pháp sau:
1) Cần có sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương về sự chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ở mỗi gia đình và đặc biệt cần rà soát ở những nơi vùng sâu vùng xa để nâng cao chất lượng đời sống gia đình.
Liên hệ đến bản thân
Nhóm chúng em sau khi đã tìm hiểu về những điều mà việc kết hôn trái pháp luật mang lại khiến bản thân em cũng như các bạn trong nhóm đều cảm thấy bức xúc và những điều đó cần phải được biến mất trong 1 xã hội đang dần xem sức khỏe và hạnh phúc như một điều lẽ tất yếu của 1 gia đình văn minh
Cuối cùng, Hôn nhân trái pháp luật là điều cần được lên án ngay lúc này, đã có không ít những điều không hay xảy ra khi hôn nhân trái pháp luật tiếp diễn. Những điều đó đã gây ra biết bao nhiêu nhức nhối cho dư luận cũng như tốn không ít giấy mực của những nhà báo
Sau khi nghiên cứu và tìm hiều đề tài nhóm đã trình bày thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về vấn đề hôn nhân trái pháp luật của nước ta hiện nay dựa vào cơ sở pháp lý Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Qua đó phần nào làm rõ những mặt hạn chế thông qua những hiến pháp của pháp luật, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc hôn nhân đi kèm với luật pháp.
Bên cạnh đó, cần có sự chung tay góp sức của tất cả các hệ thống chính trị quyết tâm xóa bỏ vấn nạn này, để xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững. Một khi gia đình hạnh phúc sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình, góp phần phát triển đất nước.
1 https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5552/1/00050001440.pdf
2 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi- minh/luat-dan-su-1/tieu-luan-hon-nhan-gia-dinh-ket-hon-trai-phap-luat-va- quy-dinh-plvn-hien-hanh/20549953
3 https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/HUY-VIEC-KET-HON-TRAI-PHAP- LUAT-QUA-THUC-TIEN-XET-XU-TAI-TINH-THUA-THIEN HUE-
1810/? fbclid=IwAR0_noutm6bZCovxA8p2dnvxMvHxLCUMuT3r7BYeXMvFsUzF tjFEu-ge5mk
4 https://luatvietnam.vn/hon-nhan-gia-dinh/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-2014- 87930-d1.html
5 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Bo-luat-to-tung-dan-su- 2015-296861.aspx
6 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-dinh-126-2014-ND- CP-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-bien-phap-thi-hanh-Luat-Hon-nhan-gia- dinh-262379.aspx https://luatvietnam.vn/hon-nhan-gia-dinh/luat-hon-nhan-va-gia-dinh- 2014-87930-d1.html https://luatsux.vn/mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su-co-duoc-ket-hon-khong/
7 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-Gia- dinh-2000-22-2000-QH10-46450.aspx
8 https://www.studocu.com/vn/document /phap-luat-dai-cuong/ket-hon-trai- phap-luat-theo-luat-hon-nhan-va-gia-dinh-viet-nam/30841618
9. http://vksquangninh.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/cac-d-o-lu-t-tu-phap-m-i/2608- tinh-trang-ly-hon-gia-tang-nguyen-nhan-giai-phap-khac-phuc
10 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-giao-thong-van-tai/phap-luat- dai-cuong/tieu-luan-thuc-trang-ly-hon-o-viet-nam-hien-nay/17087954