Tiểu luận cuối kỳ đề tài luật hôn nhân và gia đình tại việt nam

33 0 0
Tiểu luận cuối kỳ đề tài luật hôn nhân và gia đình tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -Cơ sở lý luận: Dựa vào luật Hôn nhân và gia đình; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp.-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU (trang 2)

1 Lý do chọn đề tài………….………….………….………….………….……… 4

2 Mục đích nghiên cứu………….………….………….………….……… 4

3 Đối tượng nghiên cứu………….………….………….………….………… ….4

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………….………….………….… …4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………….………….………….………… ……4

6 Kết cấu của khoá luận ………….………….………….………….……… ….…4

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU LUẬNCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH … ……5

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN………….………….………… 6

1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH………….……… … 6

1.3 KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ………….………….………… 8

1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH……… 10

1.5 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH………11

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUANHỆ GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI ………….……… 11

2.1 KẾT HÔN ………….………….………….………….………….………… … …11

2.1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN………….………….………….………….……… 11

2.1.2 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA HÔN NHÂN………….………….………12

2.1.3 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN………….………….………….………….………….….…13

2.1.4 KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI… 13

2.2 LY HÔN ………….………….………….………….………….……….14

2.2.1 KHÁI NIỆM LY HÔN………….………….………….………….………….…….14

2.2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY HÔN………….………….………….…………14

2.2.3 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA LY HÔN………….………….………….………15

2.2.4 HẬU QUẢ CỦA VIỆC LY HÔN………….………….………….……… 16

2.3 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN & LY HÔN Ở VIỆT NAM HIỆNNAY 17

2.3.1 KẾT HÔN………….………….………….………….………….……… 17

Trang 5

2.3.2 LY HÔN………….………….………….………….………….……… 17

2.4 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG……… … 18

2.4.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN ……… 18

2.4.1.1 BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ GIỮA VỢ, CHỒNG………… 18

2.4.1.2 TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG………….………….………….……… 20

2.4.1.3 TÔN TRỌNG DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA VỢ, CHỒNG …20

2.4.1.4 TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA VỢ, CHỒNG………….………….………….………….………….……….22

2.4.1.5 QUYỀN NGHĨA VỤ VỀ HỌC TẬP, LÀM VIỆC, THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI……… …….23

2.4.2 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ, CHỒNG TRONG HÔN NHÂN………….……….23

2.4.2.1 CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG……… …………23

2.4.2.2 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH 24

2.4.2.3 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG NHƯNG CHỈ GHI TÊN VỢ HOẶC CHỒNG……… … 25

2.4.2.4 TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA VỢ, CHỒNG……… … 25

2.4.3 QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG TRONG HÔN NHÂN … ………26

2.4.3.1 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG………….……… 26

2.4.3.2 NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG………….………….… …27

2.4.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG………….………….………….………….……… ….28

CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY… 29

3.1 ĐỐI VỚI LUẬT KẾT HÔN………….………….………….……….……….29

3.2 ĐỐI VỚI LUẬT CHIA TÀI SẢN………….………….………….……….……30

3.3 ĐỐI VỚI VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA VỊ

Trang 6

Ban giảm hiệu trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với đủ các tài liệu, thông tin và cơ sở vật chất tiện nghi hỗ trợ rất lớn cho việc tiềm kiếm và viết bài tiểu luận.

Kế đó, nhóm em cũng xin cảm tạ giảng viên bộ môn – thầy Phạm Công Thiên Đỉnh đã giảng giạy nhiệt tình, chi tiết qua đó giúp chúng em có được kiến thức và lối tư duy cần thiết để hoàn thành bài tiểu luận này,

Dù thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn hẹp về đề tài nên chắc chắn tác phẩm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không đáng có Chúng em rất mong nhận được những nhận xét chân thành cũng như những đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận có thể hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy Đỉnh sức khỏe dồi dào, thành công và hạnh phúc trong tương lai.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Bài tiểu luân “Luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam” nghiên cứu về nội dung quay quanh luật hôn nhân, nguyên tắc, các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân dựa trên bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 do Quốc Hội nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành Với mục đích nhằm phổ biến kiến thức pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được rộng rãi hơn và đặt ra các mâu thuẩn trong một số điều của bộ Luật Đối tượng nghiên cứu là hôn nhân vợ chồng, các vụ việc xảy ra giữa vợ chồng do tài sản, mâu thuẫn trong gia đình.

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi Các kết quả, số liệu trong đề tài đều là trung thực và khác quan Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm về lời cam đoan của mình.

PHẦN MỞ ĐẦU

2 Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận này không chỉ để phục vụ cho quá trình học tập môn Pháp luật đại cương mà còn được tạo ra nhằm mục đích giúp mọi người có cái nhìn chuẩn mực về Luật hôn nhân và gia đình và một số hạn chế của nó trong xã hội hiện nay Mà qua đó chúng em có thêm những cơ hội tiếp cận cũng như nhìn thấu cụ thể hơn về pháp luật Việt Nam nói chung và Luật hôn nhân và gai đình nói riêng.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào bộ luật Hôn nhân gia đi các cặp vợ chồng sinh sống ở Việt Nam ở hiện tại thông qua các mâu thuẫn, chanh chấp trong việc quản lý, sử dụng các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của Luật Hôn nhân và Gia đình năm

Trang 7

2014 Tiểu luận sẽ trình bày đầy đủ cái khái niệm, lý luận cũng như các quy định của bộ luật nói trên cũng như đưa ra một số bất cập cần được giải quyết trong tương lai 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

-Cơ sở lý luận: Dựa vào luật Hôn nhân và gia đình; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp.

-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bài tiểu luận này làm rõ quy định luật hôn nhân và gia đình, kết hôn và ly hôn, đồng thời cho thấy những hạn chế của nó và một biện pháp khắc phục hạn chế đó.

6.Kết cấu của khoá luận Bài tiểu luận có ba phần chính:

-CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

-CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUAN HỆ GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI.

-CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN

-Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.

Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân có những đặc điểm sau: -Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - là hôn nhân một vợ một chồng Để đảm bảo nguyên tắ'c hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình

Trang 8

năm 2014 số 52/2014/QH13) Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, do đó những người cùng giới tính không thể xác lập được quan hệ hôn nhân với nhau -Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai bên nam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.

-Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt Ngoài xã hội, với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cồng dân đã được Hiến pháp công nhận Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng còn thể hiện trong việc không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam háy người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào, quan hệ hôn nhân của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).

-Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm để chung sống và xây dựng gia đình thì gọi là kết hôn giả tạo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 cấm kết hôn giả tạo (điểm a, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).

-Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được pháp luật quy định.

1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH

Khái niệm về gia đình :

-Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, những người này có các quyền và nghĩa vụ với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

-Gia đình được hình thành trên một trong ba cơ sở: Hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

-Có nhiều quan điểm khác nhau về gia đình và vai trò của gia đình, như nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn dưới góc độ luật học thì cho rằng: "Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái" Còn

Trang 9

theo tác giả Lê Thi thì quan niệm: Gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội, ngoại) Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống Các thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta) Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.

-Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu: Gia đình là tế bào của xã hội, một thiết chế xã hội tồn tại bền vững, gắn bó với nhau trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới của bố mẹ, thông qua hôn nhân không cùng huyết thống để tái sản xuất nòi giống; hoặc thông qua quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi ) cùng làm kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành, hiếu thảo, biết thương yêu mọi người, có trách nhiệm; trở thành người công dân có đạo đức, học vấn, nghề nghiệp, văn hóa và tạo dựng cuộc sống gia đình no ấm, hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn: Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, cùng có chung những giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Một ví dụ cụ thể ở đây là quan hệ giữa người được nhận nuôi và gia đình nhận nuôi hay đứa con và cha kế, mẹ kế mặc dù không phải là cùng huyết thống ( máu mủ ) nhưng đó cũng là một mối quan hệ gia đình theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Có 3 loại chức năng của gia đình + Chức năng sinh đẻ:

-Là chức năng diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ của gia đình Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế-xã hội khác Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gĩa đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con”.

+ Chức năng giáo dục

-Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp bắt đầu từ khi mỗi thành viên được sinh ra cho đến khi trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cần kết họp giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ

Trang 10

-Chức năng của giáo dục còn là nền tảng phát triển của mọi đứa trẻ trong độ tuổi trưởng thành Giáo dục tốt không chỉ mang lại những điều tích cực cho gia đình mà còn cả về xã hội Vì thế có thể nói đây là chức năng cực kì quan trọng vì nó trực tiếp tác động đến nhận thức và hành động của mọi đứa trẻ, cho nên giáo dục trẻ luôn được đặt lên hàng đầu không chỉ là ở gia đình mà còn cả xã hội

+ Chức năng kinh tế

-Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó Trong điều kiện phúc lợi xã hội của quốc gia còn hạn chế thì việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.

-Chức năng kinh tế còn có thể giúp mọi người trong gia đình có một môi trường sống và học tập ổn định về mặt vật chất và tất nhiên là cả tinh thần

1.3 ĐỊNH NGHĨA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể hiểu rằng “Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, về nhân thân và tài sản”.

1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

-Trong mọi hoạt động có mục đích kết quả thì chúng ta luôn luôn phải đặt ra các nguyên tắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc đó Vậy nguyên tắc là gì? Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi tổ chức và cá nhân phải tuân theo Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo.Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bô máy dụng cụ thiết bị nào đó.Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và quy định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc môt giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.Nguyên tắc trong quy định pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt qua trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó Nội dung của nguyên tắc trong mỗi ngành luật bất kỳ trong hệ thống pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chính của ngành luật đó.Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta Hoạt động xây dựng và thực hiện ngành luật này một mặt cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng mặt khác chịu sự chi phối, chỉ đạo bởi các nguyên tắc đặc thù chuyên ngành phù hợp với tính chất, đăc điểm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó 1.4.1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Trang 11

-Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bao gồm cả hai khía cạnh quan trọng: quyền tự do kết hôn và quyền tự do ly hôn Qua việc tôn trọng quyền tự do này, hôn nhân được xem như một sự lựa chọn tự nguyện của hai bên nam nữ, dựa trên tình yêu và sự đồng ý của họ.

-Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân đã được nhà nước ta thừa nhận là một trong các nguyên tắc ngay từ những ngày đầu tiên lập nước Điều này thể hiện qua trong các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình trong các giai đoạn phát triển của đất nước, cụ thể:

-Trong luật hôn nhân và gia đình 1959- Bộ luật đầu tiên ghi nhận tại những điều sau: + Điều 1: Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ

+Điều 2: Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái.

+Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ Cấm lấy vợ lẽ.

-Và trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mới nhất về nguyên tắc này là: +Điểm b khoản 1 Điều 8 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” + Điều 17 Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan” Ví dụ như trong việc lựa chọn nơi ở, các công việc trong gia đình, ….

+ Khoản 1 Điều 4 Trách nhiệm của Nhà nước và xả hội đối với hôn nhân và gia đình “ Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.”

+Pháp luật cũng có những quy định cấm những việc kết hôn không đảm bảo yếu tố tự nguyện tại khoản 2 điều 5 Luât hôn nhân và gia đình2014 như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn, …

-Đồng thời quyền tự do trong hôn nhân còn được thể hiên qua quyền tự do ly hôn, khi hai bên vợ chồng cảm thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc sống vợ chồng thì trong trường

Trang 12

hợp đó, việc ly hôn là giải pháp tất yếu và tốt nhất cho cả hai bên, cho cả gia đình và xã hội yêu cầu ly hôn được xuất phát từ tình trạng đời sống không thể kéo dài Và việc ly hôn cũng phải do vợ chồng tự nguyện quyết định dặt dưới sự kiểm soát của Pháp luật Điều này cũng được thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình 2014: Điều 55 “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”

-Hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng với nhau nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến quyền đa thê Nó tồn tại trên cơ sở tình yêu giửa một nam và một nữ mà từ đó làm cơ sở duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình Điều này được diển giải như sau chỉ những người chưa có vợ chưa có chồng hoặc có vợ có chồng mà đã chấm dứt mối quan hệ hôn nhân theo pháp luật mới có quyền kết hôn Luật hôn nhân và gai đình cũng đưa ra quy định tại khoản c điều

1.4.2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trong và được pháp luật bảo vệ

-Hiện nay Việt Nam áp dụng chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới” vì thế mối quan hệ hôn nhân giữa người Việt Nam với các người ngoại quôc không còn xa lạ gì nữa Do đó Luật hôn nhân phải được điều chỉnh hết sức cần thiết nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các công dân có liên quan.

1.4.3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con 1.4.4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

1.4.5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt nam về hôn nhân và gia đình

1.5 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

1.5.1 Đối tượng điều chỉnh

chúng ta sẽ tìm hiểu đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình Đối tượng của nó chính là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình gồm 2 nhóm là quân hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Trang 13

+Nhóm quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình vì lợi ích nhân thân Ví dụ như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ về trách nhiệm của cha mẹ với con cái với ông bà, của cháu với ông bà cha mẹ, …

+ Nhóm quan hệ về tài sản là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn với tài sản như quan hệ sở hữu tài sản chung, tài sản cá nhân của vợ và chồng, …

1.5.2 Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng diều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước Xuất pháp từ đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tưởng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phướng pháp điều chỉnh linh hoạt không cứng nhắt mà mềm dẻo rất hơp lí Hầu hết các quy phạm luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:

-Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau Đồng thời, các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.

-Các chủ thể khi sử dụng quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.

-Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghỉa vụ mà pháp luật quy định.

Các quy phạm luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.

Kết luận: chúng em đã trình bày các khái niệm về ngành luật trong hệ thống luật hôn nhân và gia đình cũng như đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh trong hôn nhân và gia đình Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình một cách tương đối cụ thể.

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUANHỆ GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI

2.1 KẾT HÔN

2.1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN

Kết hôn được hiểu là cơ sở hình thành nên gia đình, trong đó có các thành viên xử sự đúng mực là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp Theo quy định của khoản 5 điều 3 luật

Trang 14

hôn nhân gia đình 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Kết hôn phải đảm bảo các điều kiện nhất định và có thể bị hủy do vi phạm những quy định của pháp luật Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

2.1.2 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA HÔN NHÂN

Điều kiện kết hôn được hiểu là những tiêu chí, yêu cầu bắt buộc những quy định của nhà nước mà nam hay nữ khi kết hôn phải tuân thủ theo những tiêu chí đó.

Theo điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014 có những điều kiện kết hôn gồm

Thứ nhất, về độ tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuôi trở lên được quyền kết hôn mà không vi phạm quyền kết hôn.Việc xác định độ tuổi kết hôn này được căn cứ trên sự phát triển về tâm sinh lý, sinh lý,sức khỏe đủ để đảm bảo người kết hôn đủ trách nhiệm với gia đình và xã hội và có đủ năng lực nuôi sông gia đình.

Thứ hai, về ý chí tự nguyện của người kết hôn Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở.Chỉ có kết hôn dựa trên cơ sở tự nguyện mới là mục đích của hôn nhân đạt được.Người kết hôn mới có được hạnh phúc.

Ví dụ: Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất Thứ ba, người kết hôn không bị mất hành vi dân sự.

Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định a,b c, d của khoản 2 điều 5 hôn nhân gia đình 2014 gồm:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

c)Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trang 15

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính 2.1.3 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Thẩm quyền kết hôn: Việc kết hôn này phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật:

a) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước do UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.

b) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn.

c)Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản 9 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì không có giá trị.

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác nhập lại quan hệ vợ chồng phải đăng ký kết hôn 2.1.4 KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI a) Quan niệm về kết hôn trái pháp luật

Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, đứng trên góc độ lý luận, để tìm hiểu những quan niệm sâu xa của vấn đề này thì cần đặt nó trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ.

Trong xã hội phong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ trong xã hội - tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnh những quan hệ về hôn nhân gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽ trở thành những nguyên tắc chung của toàn xã hội Ở thời kỳ đó, hôn nhân trái pháp luật được quan niệm là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điều kiện kết hôn như: không "môn đăng hộ đối", những quan hệ hôn nhân không được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng… Đối với các nước tư bản, chính những điều kiện sống, những yếu tố về xã hội, con người, kinh tế cũng đã quyết định đến những quan niệm của xã hội, theo đó, pháp luật điều chỉnh cũng có những xu hướng phù hợp Về vấn đề kết hôn, có thể nói pháp luật của 5 một số nước thuộc hệ thống Tư bản chủ nghĩa có những cách nhìn nhận rất khác với pháp luật của Việt Nam Do đó, những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp và kết hôn không hợp pháp cũng có những khác biệt Ví dụ như do các điều kiện về kinh tế, khí hậu, sinh học… khiến con người phát triển nhanh hơn, sự trưởng thành về thể lực cũng như trí lực sẽ khác với người Châu Á như Việt Nam, như vậy, điều kiện về tuổi kết hôn cũng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp Hay việc kết hôn đồng giới hiện nay đã được thừa nhận tại một số quốc gia là kết hôn hợp pháp Không chỉ được pháp luật thừa nhận mà ngay cả dư luận, cả xã hội cũng chấp nhận và ủng hộ việc đó

Trang 16

Như vậy kết hôn trái pháp luật theo quan niệm của Việt Nam chính là việc xác lập quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong những điều kiện sau: Vi phạm điều kiện về độ tuổi; Vi phạm điều kiện về yếu tố tự nguyện; Thuộc các trường hợp cấm kết hôn; Vi phạm các điệu kiện về đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật b) Những ảnh hưởng đến xã hội

Quan hệ hôn nhân gia đình vốn là quan hệ xã hội, vì vậy hành vi kết hôn trái pháp luật dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp gây ra những hậu quả về mặt pháp lý Đồng thời còn gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội Một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nó phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý…

2.2 LY HÔN

2.2.1 KHÁI NIỆM LY HÔN

Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

2.2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY HÔN

Qua nghiên cứu các hồ sơ án ly hôn thì thấy các cặp ly hôn bởi 2 nguyên nhân phổ biến:

-Nguyên nhân phần lớn dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống Họ chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những năm đầu của cuộc hôn nhân Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn Chiếm một phần trong số các cặp ly hôn là do họ kết hôn ngoài ý muốn khi những hiểu biết về kiến thức giới tính có phần hạn chế.

-Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái Hầu hết trong các Quyết định

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan