1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trang gia đình ở việt nam hiện nay

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI.. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình trong xã hội mới, coi gia đình là

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: Lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trang gia đình ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thu Hường Sinh viên thực hiện : Đào Phi Yến Lớp : KT47C1 Mã sinh viên : KT47C1-0170

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện : Đào Phi Yến 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG CỦA CNXHKH VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 5

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội 5

1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên 5

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội 5

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 6

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 6

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục 6

1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng 7

1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 7

1.3.5 Chức năng khác 7

1.4 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8

1.4.1 Cơ sở kinh tế – xã hội 8

1.4.2 Cơ sở chính trị – xã hội 8

1.4.3 Cơ sở văn hóa 8

1.4.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 9

CHƯƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 10

2.2 Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dung 10

2.3 Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) 10

2.4 Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì tình cảm 11

2.5 Sự biến đổi quan hệ gia đình 11

2.5.1 Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng 11

2.5.2 Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình 12 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HAY QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI 12

3.1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay 12

3.2 Quan điểm cá nhân về gia đình của cộng đồng LGBT trong xã hội hiện nay 14 KẾT LUẬN 16

Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính c p thiết của đề tài

Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng, phổ biến, có tính chất toàn cầu Ai cũng có một gia đình hoặc thuộc về một gia đình, gia đình là nơi ta bắt đầu cũng là nơi để quay về Đối với người dân Việt Nam, tầm quan trọng của gia đình là hơn cả Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình trong xã hội mới, coi gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Mặt khác, gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang chịu sự tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Gia đình đang biến đổi sâu sắc từ quy mô kết cấu đến các mối quan hệ và giá trị Vì vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay

Nghiên cứu này giúp người đọc hiểu rõ hơn về những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình, xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thêm vào đó, tiểu luận hướng đến một cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và trách nhiệm xây dựng gia đình, các mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội

Nội dung bài tiểu luận gồm ba phần: khái quát lý luận chung và cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hộ phân tích sự biến i, đổi chức năng gia đình và cuối cùng là liên hệ thực trạng gia đình tại Việt Nam kết hợp liên hệ bản thân

3.Đối tượng và m c tiêu nghiên cứu

Trang 4

Bài viết đặt mục tiêu nghiên cứu l luận chung về gia đình, đồng thời ý nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện về thực trạng gia đình ở Việt Nam trong thời kì hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu, sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, phương pháp nghiên cứu lịch sử phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.,

5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, bài viết góp phần nghiên cứu rõ hơn về thực trạng các gia đình tại Việt Nam, nét đặc trưng riêng của gia đình Việt Nam, từ đó có những định hướng đúng và biện pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về gia đình ở nước ta

Về mặt thực tiễn, tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về thực trạng gia đình tại Việt Nam có được cái nhìn khách quan đúng đắn để , định hướng việc giữ gìn, phát huy giá trị gia đình truyền thống ở nước ta CHƯƠNG I: HÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG CỦA CNXHKH VỀ K

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 1.1 Khái niệm

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa tr n cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và ê quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị – xã hội

Trang 5

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân t t n t i vố ồ ạ à phát tri n c a x h i, l nhân t cho s t n t i vể ủ ã ộ à ố ự ồ ạ à phát triển của x hã ội Gia đình như mộ ế à ựt t b o t nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không có gia đình để á ạo ra con ngườ t i t i th x h i không t n t i vì ã ộ ồ ạ à phát triển được Chính v v t, mu n x h i t t th ì ậ ố ã ộ ố ì phải xây dựng gia đình tốt

Tuy nhiên mức độ ác độ t ng của gia đình đố ớ ã ộ òi v i x h i c n phụ thuộc vào b n ch t c a t ng chả ấ ủ ừ ế độ ã ộ x h i Trong c c ch x h i d a trên chá ế ã ộ ự ế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ự ấ ình đ, s b t b ng trong quan hệ gia đình, quan h x ệ ã hội đã hạn ch r t lế ấ ớn đến s tự ác động của gia đình đối với xã hội

1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến khi lọt l ng và suốt cả cuộc đời, ò mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi cá nhân là tiền tề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc và có động lực phấn đấu trở thành con người xã hội tốt

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà các cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách từng người Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các

Trang 6

thành viên bên ngoài xã hội Gia đình là cộng đồng đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, cũng là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội

Ngược lại, b t c xã h i n o cấ ứ ộ à ũng thông qua gia đình để ác động đến t mỗi c nhân Má ặt kh c, nhiá ều hiện tượng c a x hủ ã ội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng t ch cí ực hoặc tiêu cực đến sự phát tri n cể ủa m i c nhân vỗ á ề tư tưởng, đạo đức, lối sống

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Việc thực hiện chức năng này diên ra trong từng gia đình, nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là vấn đề xã hội vì thực hiện chức năng quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc té, một yếu tố câu thành của tồn tại xã hội Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú

Trang 7

1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cùng với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, gia đình trở thành một đơn vị kinh tế Gia đình là một đơn vị có chung tài sản, trước hết về mặt vật chất và sáng tạo ra các tài sản đó thông qua hành vi sản xuất, làm kinh tế Đây là một nền tảng vật chất không thể thiếu của gia đình Tất nhiên, mức độ biểu hiện của chức năng này rất khác nhau trong tiến trình lịch sử

Trong hoạt động sống, gia đình luôn thực hiện việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí của các thành viên gia đình Gia đình không chỉ là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sau giờ lao động

1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cần bằng tâm lí, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lí, lương tâm mỗi con người Việc duy trì tình cảm giữa các thành viên gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tàn xã hội Khi tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ

1.3.5 Chức năng khác

Gia đình còn có chức năng văn hóa, chính trị Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như tộc người Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, quy chế của làng xã, hưởng lợi

Trang 8

từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Gia đình là cầu nối của tuổi quan hệ với công dân

1.4 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.4.1 Cơ sở kinh tế – xã hội.

Cơ sở kinh tế – xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đng trong gia đình, xã hội dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đảng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội

1.4.2 Cơ sở chính trị – xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Lần đầu trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt nam nữ Nhà nước là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kĩ, lạc hậu đè nặng lên vai phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình Chừng nào, ở đâu hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế

1.4.3 Cơ sở văn hóa

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn bản trong đời sống chính trị, kinh tế thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng không ngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần

Trang 9

giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại cũng từng bước bị loại bỏ

Thiếu đi cơ sở văn hóa hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả 1.4.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện, xuất phát từ tình yêu, được xây dựng trên cơ sở tình yêu Việc hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn Hôn nhân tự nguyện bao hàm cả quyền tự do li hôn khi hai bên không còn tình cảm

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đng Đây là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, cũng là quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lí, tình cảm, đạo đức con người Quan hệ vợ chồng bình đng là cơ sở bình đng giữa bố mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau

Hôn nhân được bảo đảm về pháp lí Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội Khi hai người thỏa thuận đi đến kết hôn, tức là đưa quan hệ riêng đi vào quan hệ xã hội, điều đó được thể hiện bằng thủ tục pháp lí trong hôn nhân Thực hiện thủ tục pháp lí trong hôn nhân là tôn trọng tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, giữa cá nhân và xã hội Đây là biện pháp ngăn chặn những người sử dụng quyền tự do kết hôn, li hôn để thỏa mãn nhu cầu không chính đáng, bảo vệ hạnh phúc cá nhân và gia đình

Trang 10

CHƯƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI

KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Chức năng tái sản xuất ra con người.

Với thành tựu khoa học hiện đại, gia đình có thể tiến hành sinh con một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh đẻ Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con

Trước kia, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện: phải có con, đông con, phải có con trai nối dõi thì nay đã có thay đổi: giảm mức sinh ở phụ nữ, giảm số con mong muốn, giảm nhu cầu muốn có con trai ở các cặp vợ chồng Trong gia đình hiện đại, hạnh phúc của gia đình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ dựa vào có con hay không có con, có con trai hay không có con trai

2.2 Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển ngoặt: thứ nhất, từ tự cung tự cấp chuyển thành kinh tế hàng hóa, thứ hai, đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khan, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại do quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính

Các gia đình Việt Nam đang tiến tới tiêu dung sản phẩm do người khác làm ra, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội

2.3 Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)

Giáo dục hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên, không chỉ nặng về giáo dục đạo đức ứng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w