1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những lý luận chung về nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hànhchính Nhà nước

12 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 143 KB

Nội dung

Trên cở sở lý luận cũng như thực tiễn của việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là một trong những nguyên tắc xuất phát từ bản chất Nhà nước, do

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

I Những lý luận chung về nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hành chính

Nhà nước 1

1 Khái niệm nguyên tắc 1

2 Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước 1

3 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ 1

II Nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước 1

1 Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước 1

1.1 Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực Nhà nước 2

1.2 Mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp dưới và cấp trên 3

1.3 Sự phân cấp về quản lý 3

1.4 Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương 3

1.5 Hướng về cơ sở 4

2 Phương hướng nâng cao hiệu quả của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước 4

III Ý nghĩa của nguyên tắc tập chung dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ta hiện nay 7

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước Các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật Điều này thể hiện tính pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước

Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ Sự kết hợp giữa các mặt này là không giống nhau, điều đó phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan, phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước

Ở nước ta, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ được áp dụng trong tổ chức

và hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam mà còn được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của một số các tổ chức chính trị, xã hội khác

Trên cơ sở trên, bài viết dưới đây sẽ trình bày một cách khái quát về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước và ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính Nhà nước ta hiện nay

Trang 3

NỘI DUNG

I Những lý luận chung về nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước

1 Khái niệm nguyên tắc

Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất phải tuân theo trong một loạt các việc làm Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập vấn đề nguyên tắc theo góc độ riêng, đặc thù của ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó

2 Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước

Trong khoa học pháp lý, các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của khoa học của quản lý hành chính Nhà nước, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền cho tổ chức và hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước

Xem xét một cách cụ thể, ở dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước

3 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ

Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: “… Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Như vậy, tập trung dân chủ đã trở thành một nguyên tắc Hiến định, về tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam, nó cũng đã được ghi nhận ở Điều 6 Hiến pháp 1980, cũng như Điều 4 của Hiến pháp 1959 Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp hai yếu tố tập trung và dân chủ nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung

II Nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước

1 Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước

Trang 4

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, Bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng Trên cở sở lý luận cũng như thực tiễn của việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là một trong những nguyên tắc xuất phát từ

bản chất Nhà nước, do vậy nó phản ánh mối quan hệ rất biện chứng giữa tập trung và

dân chủ, điều đó được thể hiện ở việc xây và phát huy dân chủ để đi đến tập và ngược

lại tập trung được dựa trên nền dân chủ thực sự, vì thế nền dân chủ ngày càng mở rộng bao nhiêu thì điều đó cũng có nghĩa là sự tập trung càng phải cao bấy nhiêu Như V.I Lênin có nói: “ Dân chủ là phải ào ào như nước lũ mùa xuân, còn dân chủ là hàng triệu người phải tuân thủ một người” Vì vậy, để đảm bảo được mối quan hệ biện chứng đó, cũng như nguyên tắc này trở thành nguyên tắc trụ cột trong tổ chức và hoạt động của việc thực hiện quyền lực Nhà nước nói chung cũng như thực hiện một cách tổng thể hài hòa trong hàng loạt các mối quan hệ vốn có trong cơ cấu quyền lực thống nhất, cũng như trên cơ sở những đặc trưng riêng của quản lý hành chính nhà nươc thì cần tăng cường và củng cố những biểu hiện sau của nguyên tắc

Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước ở những nội dung sau:

1.1 Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực Nhà nước

Mối quan hệ này được biểu hiện sự lệ thuộc của Chính phủ vào Quốc hội cũng như sự lệ thuộc của UBND các cấp vào HĐND các cấp Sự lệ thuộc này trước hết về mặt tổ chức, với nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và HĐND Vì thế, Chính phủ do Quốc hội lập ra, còn UBND do HĐND cùng cấp bầu ra Hiến pháp 1992 quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội…” , UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND … Trên cơ

sở sự lệ thuộc về mặt tổ chức như vậy, để đảm bảo cho hoạt động của Chính phủ cũng như hoạt động của UBND đúng pháp luật thì Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, cũng như HĐND có quyền giám sát hoạt động của UBND sự giám sát này thông quan nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật như thông qua báo cáo hoạt động của Chính phủ trong mỗi kỳ họp Quốc hội, báo cáo của UBND trước mỗi kỳ họp của HĐND Cũng như để đảm bảo yếu tố dân chủ mối quan hệ này được thể hiện ở việc trao quyền cho cơ quan hành chính chủ động thực hiện quyền hành pháp của mình một cách sáng tạo trên cơ sở của pháp luật

Trang 5

1.2 Mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp dưới và cấp trên

Mối quan hệ này thể hiện ở sự phục tùng mang tính mệnh lệnh hành chính để đảm bảo tập trung quyền hành pháp một cách thống nhất từ Trung ương tới đia phương Với mối quan hệ này yếu tố tập trung được tôn trọng Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xem nhẹ yếu tố dân chủ vì vậy, trong tổ chức và hoạt động để thực hiện quyền hành pháp mối quan hệ này cho phép các cơ quan ở Trung ương cũng như các cơ quan cấp trên trong mối quan hệ cấp dưới được tham khảo và lấy ý kiến từ cấp dưới để tạo ra một quyết định hành chính

1.3 Sự phân cấp về quản lý

Để đảm bảo cho việc thực hiện quyền hành pháp một cách thật sự dân chủ, điều

đó không thể không có sự phân cấp cho địa phương cũng như phân cấp cho cấp dưới những quyền nhất định, chính sự phân cấp này một mặt tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được khả năng về nhân tài, vật lực đồng thời tránh sự tập trung quan liêu, sự “bao sân” một cách không cần thiết của Trung ương đối với địa phương cũng như của cấp trên đối với cấp dưới Tuy nhiên sự phân cấp này cũng không có nghĩa là sự “tản quyền hay phân quyền” một cách tùy tiện, tác trách, lẩn tránh trách nhiệm mà sự phân cấp này phải có sự tính toán, chọn lọc một cách khoa học, phù hợp với quy luật nhất là những quy luật của nền kinh tế thị trường hiện nay Mặt khác, nói đến tập trung dân chủ trong việc tổ chức và thực hiện quyền hành pháp không thể không có sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương và nhất là những cơ quan có thẩm quyền chung như UBND Xuất phát từ nguyên tắc quyền lực thống nhất, cũng như đảm bảo tính nhất quán, tính hệ thống của cơ quan hành chính

1.4 Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động

theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc.

Sự phụ thuộc này được thể hiện ở hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể

Ở địa phương, UBND các cấp trước hết phụ thuộc HĐND cùng cấp (mối phụ thuộc ngang) Đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối quan hệ dọc) Luật tổ chức HĐND, UBND (sửa đổi)

Trang 6

quy định UBND do HĐND cùng cấp bầu ra… Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được chủ tịch UBND trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn và UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trức HĐND cùng cấp và UBND cấp trên UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo công tác trức HĐND cùng cấp và Chính phủ Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương

để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó Mối phụ thuộc dọc giúp cấp trên có thể tập trung quyền lực Nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới tạo nên hoạt động chung thống nhất Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo thống nhất lợi ích chung của Nhà nước và lợi ích chung của địa phương, với lợi ích cuả ngành với lợi ích lãnh thổ

Với sự phụ thuộc hai chiều này đã thể hiện rõ được các yếu tố của tập trung dân chủ trong việc tổ chức cũng như hoạt động để thực hiện quyền lực Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

1.5 Hướng về cơ sở

Đây được coi là sự đảm bảo rất quan trọng cho tính khả thi của yếu tố dân chủ, một sự đảm bảo về phương diện pháp luật, lẫn vật chất để cho cơ sở thực sự phát huy được quyền dân chủ của mình, tránh căn bệnh dân chủ hình thức Đơn vị cơ sở chính là nơi mà người dân trực tiếp tạo ra những sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần và nơi đây các giá trị xã hội được đánh giá một cách chính xác nhất…

2 Phương hướng nâng cao hiệu quả của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Như đã trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động để thực hiện quyền lực Nhà nước nói chung và thực hiện quyền hành pháp nói riêng Vì thế những biểu hiện của những quan hệ nói trên một mặt đã phản ánh được tính biện chứng giữa các yếu tố tập trung và dân chủ, mặt khác thông qua các cơ quan hành chính Nhà nước nhất là Chính phủ đã thể hiện được một cách tích cực vai trò của mình trong việc thực hiền quyền hành pháp Trong nhiều thập niên qua nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, hoạt động quản lý nói chung , quản lý hành chính Nhà nước nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt của đời sống xã hội nhất là ở lĩnh vực kinh tế Để nhằm phát huy hơn nữa

Trang 7

những thành quả đã đạt được, nhất là trong giai đoạn hiện nay cần đặt ra việc vận dụng nguyên tắc tập chung dân chủ như thế nào để nâng cao được vai trò của quyền hành pháp với đúng nghĩa là một nhánh của quyền lực Nhà nước, làm được điều đó cần phải đáp ứng một số vấn đề cả về phương diện lý luận và thực tiễn sau:

- Thấy rõ bản chất của “ quyền lực thống nhất”

- Cần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ một cách toàn diện

- Xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa hành pháp và lập pháp

Trước hết về quyền lực thống nhất Điều cốt lõi của quyền lực thống nhất ở đâu

và thuộc về ai? Hiện nay cũng không ít quan điểm khác nhau về vấn đề này, mặc dù Hiến pháp 1992 quy định như sau: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

“Nhân dấn sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND…” Và trước đó các bản Hiến pháp 1980, 1959, 1946 cũng đã quy định như sau:

- Tại Điều 6 Hiến pháp 1980 quy định: “Ở nước CHXHCN Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sư dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

- Khoản 2 Điều 1 Hiến pháp 1946 quy định: “ Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”

Như vậy trong suốt cả quá trình lập hiến của Nhà nước Việt Nam vấn đề quyền lực, quyền lực Nhà nước luôn được xác định là thuộc về nhân dân, nhân dân chủ thể của quyền lực Nhà nước, là nguồn gốc của quyền lực Nhà nước, chủ quyền thuộc về nhân dân đã được J.Rút xô – nhà tư tưởng người Pháp khẳng định “Mọi quyền lực thuộc về nhân dân” trong khi đó cũng có nhiều quan điểm cho rằng vậy thì “Quyền lực Nhà nước hay tất cả thuộc về nhân dân” Như vậy, việc thống nhất quyền lực ở đây chỉ

là phương tiện, là hình thức để nhân dân sử dụng quyền lực dưới các kênh khác nhau Ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam nhân dân sử dụng quyền lực dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND…” Đây là những hình thức thực hiện quyền lực cơ bản

Trang 8

nhất một cách gián tiếp thông qua chế định “Đại diện” Điều 53 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thỏa luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân” đây là hình thức thực hiện quyền lực trực tiếp của nhân dân Như vậy quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực đó dưới hình thức mà Hiến pháp quy định Chúng ta cần lưu ý rằng ở đây người dân không chỉ thực hiện quyền lực thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND mà còn sử dụng quyền lực thông qua cơ quan hành chính cũng như cơ quan xét xử và kiểm sát để thực hiện quyền về hành pháp và tư pháp Vì vậy việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước cần phải hiều thấu đáo đúng bản chất của việc nhân dân sử dụng quyền lực nếu không thì yếu tố dân chủ không được phản ánh thực chất của nó Vấn đề tiếp theo đó là việc thống nhất quyền lực.? Ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam quyền lực tập trung và thống nhất điều đó cũng dễ hiểu bởi lẽ nguyên tắc tập quyền XHCN được áp dụng nguyên tắc này khác hoàn toàn nguyên tắc phân quyền mà tư sản đã áp dụng Do vậy, việc thống nhất quyền lực ở đây là thống nhất vào Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân song để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thì Quốc hội không phải cơ quan duy nhất thực hiện mà Quốc hội chỉ thiên về hoạt động lập pháp, lập hiến quyền giám sát tối cao còn lại quyền hành pháp thuộc về Chính phủ quyền tư pháp thuộc về Tòa án Viện kiểm sát Như vậy, về quyền lực thống nhất ở đây chúng ta phải hiểu trước hết đó là sự thống nhất mang tính tổng thể của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mặt khác sự thống nhất ở đây còn phải hiểu là sự thống nhất mang tính hệ thống của các nhánh quyền lực, trong đó có sự thống nhất về quản lý hành chính Nhà nước Hiến pháp 1992 quy định: “ Chính phủ cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” Điều đó cũng có nghĩa là về cơ bản mọi quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và Chính phủ là chủ thể cao nhất của quyền hành pháp đó, Chính phủ thống nhất để điều hành quyền hành pháp trên phạm vi cả nước…Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trước hết phải hiểu về “quyền lực thống nhất”

đó là sự thống nhất quyền lực Nhà nước nói chung cũng như sự thống nhất của hành pháp nói riêng và nhân dân sử dụng quyền lực cũng không loại trừ việc thực hiện quyền hành pháp này

Vấn đề thứ hai đó là mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ: về thực chất đây là một nguyên tắc chỉ được xây dựng với một sự đảm bảo rất quan trọng đó là một Nhà

Trang 9

nước của dân, do dân, vì dân “Dân chủ là bản chất của chế độ Nhà nước ta Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào thành công của cách mạng” Vì vậy mối quan hệ này phản ánh đúng bản chất Nhà nước cũng như góp phần tích cực vào thực hiện quyền hành pháp hiện nay đó là việc mở rộng dân chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân chủ

là của quý báu nhất của nhân dân”

III Ý nghĩa của nguyên tắc tập chung dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ta hiện nay

Như chúng ta đã biết, quản lý hành chính Nhà nước là để thi hành pháp luật và quyền này chủ yếu là thuộc về Chính phủ để thông qua đó Chính phủ quản lý toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội do vậy để có hiệu quả thì việc mở rộng dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn, có tính quyết định đẩy mạnh sự phát triển của xã hội, có mở rộng dân chủ ở lĩnh vực này thì nền hành chính mới thật sự là nền hành chính của dân, do dân, vì dân được Trong nhiều năm lại đây do nhận thức được vấn đề này Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang từng bước có những giải pháp khác nhau để mở rộng dân chủ Ví dụ như xây dựng hoàn thiện các chế định về dân chủ, đây là kênh rất quan trọng, nó tạo ra cơ sở pháp lý để người thực hiện quyền dân chủ của mình Ngoài ra còn có các kênh khác như vấn đề dân trí, vật chất đặc biệt là việc hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong quá trình đổi mới hiện nay Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước hiện nay được thực hiện bởi nhiều mối quan hệ khác nhau về tính chất, nội dung cũng như mục đích do vậy chủ thể tham gia các quan hệ đó có những địa vị khác nhau Chính vì thế mở rộng dân chủ ở đây trước hết là mở rộng dân chủ trong mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân công dân Đây là mối quan hệ rất đặc biệt, mối quan hệ này không những là mục đích mà còn

là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước mà mối quan hệ đó được thiết lập giữa một bên là người “làm chủ” (nhân dân) với một bên là “công bộc” (cán bộ công chức) “người đầy tớ trung thành của nhân dân” Song mối quan hệ này lại được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, mệnh lệnh thuộc về phía cán bộ công chức còn phục tùng lại thuộc về phía nhân dân Vì vậy việc mở rộng dân chủ là rất cần thiết, một trong những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền đó là “Người dân được tự

do làm tất cả những gì pháp luật không cấm , ngược lại cán bộ, công chức chỉ được

Trang 10

phép làm những điều pháp luật cho phép” Chính vì vậy hiện nay việc cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp để thực hiện nguyên tắc này cũng như quyền dân chủ của người dân Dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ điều đó cũng có nghĩa là hoàn thiện mối quan hệ giữa chủ thể thực hiện quyền hành pháp ở Trung ương với các chủ thể ở địa phương, giữa các chủ thể thực hiện quyền hành pháp ở cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới giữa Thủ trưởng với nhân viên, cũng như cơ quan hành chính với các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế… Để rồi ta có các giải pháp mở rộng dân chủ cho các chủ thể đó trong xã hội

- Mặt khác để hoàn thiện mối quan hệ tập trung và dân chủ điều đó cũng có nghĩa không chỉ mở rộng dân chủ mà không có yếu tố tập trung vì nếu dân chủ mà không tập trung dẫn đến tình trạng vô Chính phủ, dân chủ bản bị, phường hội nó dẫn đến thực tế

“phép vua thua lệ làng” Vì vậy, cần phải hiểu và xác định tính tập trung trong quan hệ này cũng như tính biện chứng của chúng Trước tiên phải xác định “tập quyền hành chính” điều này được Hiến pháp 1992 quy định “ Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất” Điều đó có nghĩa về cơ bản mọi quyền hành pháp trước hết đều phải được tập trung vào Chính phủ, để Chính phủ thi hành pháp luật một cách thống nhất trên phạm vi cả nước bằng hoạt động quản lý của mình Tiếp đến là sự tập trung quyền lực vào cơ quan hành chính cấp trên cũng như của thủ trưởng các cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc cũng như thể hiện tính quyền uy mệnh lệnh của hành pháp Dĩ nhiên yếu tố tập trung trong điều kiện mới hiện nay không dung nạp những biểu hiện của quan liêu, mệnh lệnh dẫn đến tình trạng xa dân, vi phạm quyền dân chủ làm cho việc thực hiện quyền hành pháp mất đi tính quyền lực “thuộc về nhân dân” hoàn thiện mối quan hệ này: Ở Trung ương phải đảm bảo tính dân chủ; ở địa phương phải đảm bảo được tính dân chủ; nguyên tắc “cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” cần phải được quán triệt và hiểu đúng nghĩa của nó trong điều kiện hiện nay

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w