Khái quát về tập trung- dân chủ: 1.1.1 Khái niệm: Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật: tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ xã hội và bất kỳ kiểu nhà nước nào, việc quản lý xã hội và thực hiện quyền lực Nhà nước (quản lý nhà nước) đều đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực Đây
là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu nhằm điều khiển (quản lý) được toàn bộ các hoạt động xã hội, thiết lập và duy trì một trật tự xã hội phù hợp với ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội Nhưng một nhà nước muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể không chú ý tới nhân dân bởi dân chính là gốc rễ của một đất nước Một nhà nước không có dân chủ không sớm thì muộn rồi cũng sẽ bị chính nhân dân loại
bỏ Chính vì vậy nguyên tắc tập trung- dân chủ là một nguyên tắc hết sức quan trọng cần được nghiên cứu- đặc biệt là với một nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa như nước ta
NỘI DUNG
1 Khái quát và cơ sở pháp lý xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản
lý hành chính Nhà nước
1.1 Khái quát về tập trung- dân chủ:
1.1.1 Khái niệm:
Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật: tập trung dân chủ là nguyên tắc thể
hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và các cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước cấp dưới Xét ở bình diện rộng
hơn, nguyên tắc tập trung chủ dân chủ còn là cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân, của tập thể và đề cao trách nhiệm, ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức Nhà nước Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ áp dụng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa Trung ương với địa phương mà còn có thể áp dụng cho mỗi cấp trong cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của nó
1.1.2 Vai trò và mối quan hệ giữa tập trung- dân chủ:
Trong quản lý hành chính Nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất Trong khi đó, dân chủ hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy tính trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật
Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ (sự kết hợp giữa tập trung và dân chủ): Tập trung và dân chủ là hai mặt của một vấn đề giữa chúng có mối quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
Trước hết tập trung và dân chủ thống nhất với nhau Sự thống nhất này cần được hiểu như là sự phù hợp, sự cần thiết ngang nhau trong sự tác động của những con người
Trang 2hiện thực đã hình thành được tổ chức và thể chế của mình nhằm thúc đẩy hoạt động theo một mục đích xác định
Tập trung là việc thâu tóm quyền lực vào tay chủ thể quản lí Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng hàng đầu nếu như muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh Vì chỉ khi nào quyền lực nằm trong tay chủ thể quản lí thì họ mới thực hiện được đầy đủ mọi nhiệm vụ trách nhiệm của mình và những quyết định của họ mới được cụ thể thành luật và có giá trị cưỡng chế thi hành Họ nắm trong tay quyền lực nhà nước
và được đảm bảo trước sự kháng cự chống đối ở trong nước cũng như nước ngoài và có
sự thống nhất quyền lực tổ chức thành một bộ máy đảm bảo sự tuân thủ của cơ quan nhà nước cấp dưới với cơ quan nhà nước cấp trên Nhưng sự tập trung ở đây cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định chứ không sẽ rất nguy hiểm- dễ tạo điều kiện cho
sự chuyên chế quân phiệt quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển Đặc biệt là tình trạng đã diễn ra ở nước ta những năm 80 (tập trung quan liêu bao cấp)- tập trung quá mức sẽ dẫn tới mất hết tính dân chủ và không tạo điều kiện cho đất nước phát triển Vì vậy trong tập trung phải luôn có dân chủ để đảm bảo sự tập trung quyền lực đi đúng hướng và đúng mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền
Dân chủ với mục đích cho đối tượng quản lí được tham gia đóng góp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước Dân chủ thể hiện sự tiến bộ của nhà nước và với nước
ta dân chủ còn bộc lộ bản chất của nhà nước là “nhà nước của dân do dân và vì dân” Người dân tham gia đóng góp xây dựng đất nước là cách nhà nước khai thác những khả năng tiềm tàng trong dân và cho họ có cơ hội được làm chủ vận mệnh tương lai của mình Nhưng dân chủ cũng phải trong giới hạn nhất định và đảm bảo sự tập trung trong
tổ chức quyền lực nhà nước vì nếu ta quá chú trọng mở rộng dân chủ thì sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn- tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương và sẽ không tạo được sự thống nhất trong bộ máy nhà nước khiếm cho hiệu quả quản lí không đạt được và đất nước dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn như mỗi địa phương
Chế độ tập trung được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân chủ, nhằm đạt tới dân chủ vì mục đích dân chủ Đồng thời chế độ dân chủ bảo đảm cho chế độ tập trung không thoát khỏi cơ sở xã hội của nó cũng như không tách rời sự kiểm soát của quyền lực xã hội là nhân dân, không để rơi vào tập trung quan liêu, chuyên chế
Sẽ không có dân chủ nếu không có tập trung và cũng không có tập trung nếu không dựa trên dân chủ Sẽ không có một nhà nước mạnh của dân, do dân và vì dân làm cho giá trị của dân chủ đúng là “dân làm chủ” như định nghĩa của Hồ Chí Minh là nền dân chủ của số đông, quảng đại quần chúng Tập trung lấy dân chủ làm cơ sở để đi tới tập trung, cũng như vậy tập trung là phương thức thực hiện dân chủ Trong chỉnh thể của nguyên tắc tập trung dân chủ cả hai yếu tố tập trung và dân chủ như là những thuộc tính và những thực thể chúng gắn bó hữu cơ với nhau Tác động của nó có trong mặt
Trang 3hoạt động thực tiễn khi chúng cấu thành nguyên tắc, thành thể chế, sự yếu kém lỏng lẻo của tập trung sẽ làm suy yếu dân chủ, sự phát triển lệch lạc của dân chủ sẽ làm suy yếu tập trung Tách rời tập trung và dân chủ thì thì cả tập trung và dân chủ đều không được thực hiện mà còn đẩy chúng đến nguy cơ biến dạng
1.2 Cơ sở pháp lý
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản luật của Nhà nước, từ hiến pháp, luật đến văn bản dưới luật Nó tạo ra cơ sở để buộc các chủ thể phải tuân thủ một cách thống nhất nhất và chính xác các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước Những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp là những nguyên tắc cơ bản và được coi là cơ sở của hệ thống các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này Lần đầu tiên được ghi nhận trong Điều 4 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm
1959, nguyên tắc tập trung dân chủ đã trở thành nguyên tắc hiến định quan trọng nhất đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động trong quản lý hành chính Nhà nước Kế thừa và
phát triển Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992
(sửa đổi bổ sung năm 2001) tiếp tục ghi nhận nguyên tắc tập trung dân chủ “Quốc hội,
hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là
một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, nghĩa là vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ
sở dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung
2 Nội dung- biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
Nội dung của nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có biều hiện rất phong phú và đa dạng nhưng biểu hiện một cách khái quát ở việc phân công công việc, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước (ở trung ương cũng như các cấp địa phương), sự phân cấp về thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn), mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp địa phương với nhau… Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ở những nội dung cụ thể sau:
2.1 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp:
Trang 4Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Điều 6 hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:
“Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” Như vậy, thông qua điều này Hiến pháp quy đinh rõ
người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được hình thành Trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào
cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
Trước hết, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáng lập hay giải thể cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp Cụ thể, ở trung ương Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (đối với Thủ tướng), phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) theo đề nghị của Thủ tướng, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ Quốc hội thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo sự đề nghị của Thủ tướng (sau khi đã được tập thể Chính phủ quyết định) Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật qui định để thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số 8 nhóm vấn
đề quan trọng, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì sẽ thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết Thủ tướng có quyền quyết định cá nhân những vấn đề khác (Điều 20, Luật tổ chức Chính phủ 2001) Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên có quyền phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về việc bầu Ủy ban nhân dân; có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số 6 nhóm vấn đề quan trọng Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định những vấn đề còn lại thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Các cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm tính dân chủ Bộ trưởng có quyền quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng do Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
Trang 5chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng Tập trung dân chủ không phải là cơ quan cấp trên làm thay hoặc “lấn sân” cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng không phải là việc cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy cho cấp trên Trong hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Tất cả sự phụ thuộc nên trên đều nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Đồng thời đó chính là việc bảo đảm tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan
do dân bầu ra và chịu trách nhiệm báo cáo trước nhân dân
Thứ hai, đó là yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét hơn trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của các cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan này hoàn thành tốt nhiệm vụ chức năng của mình là quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
2.2 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương
Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương Thiếu sự phục tùng đó dẫn tới
sự buông lỏng lãnh đạo, quản lý tập trung của trung ương và cấp trên làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động Tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng sự phục tùng ở đây không phải là sự phục tùng vô điều kiện mà là sự phục tùng những mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật Đồng thời cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước; phải tạo mọi điều kiện
để cấp dưới, địa phương phát huy chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động… để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Có như vậy mới khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí làm mất đi tính chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm của địa phương và cấp dưới
2.3 Việc phân cấp quản lý:
Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên cùng với xu thế dân chủ hóa hoạt động hành chính nhà nước thì phân cấp quản lý hành chính nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn Phân cấp cho
Trang 6địa phương được coi là một tất yếu khách quan khi cấp dưới có đủ điều kiện và năng lực đảm nhiệm công việc thì cấp trên nên phân công, giao quyền và giao nguồn lực cho cấp dưới tự giải quyết những vấn đề đó mà không cần can thiệp của cấp trên để tạo sự chủ động, sáng tạo và những năng lực phát triển cho cấp dưới
Phân cấp dưới góc độ tổ chức, là sự chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan cấp trên cho cơ quan cấp dưới - tức là Trung ương chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương thực hiện Dưới góc độ pháp luật, phân cấp được coi là thuật ngữ chỉ sự phân định quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm như trong Từ điển luật học: “ bằng cách qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ để vừa đảm bảo việc điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính năng động của mỗi địa phương, cơ sở” Hoặc: “Phân cấp quản lý nhà nước được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc nhằm đạt mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý của cả hệ thống hành chính nhà nước Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp có quyền hành động tự chủ nhất định để phát huy tính năng động sáng tạo của mình.” (Về cải cách bộ máy quản lý hành chính nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính)
Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự được thực hiện khi việc phân cấp quản lý đảm bảo những yêu cầu sau:
- Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của quản lý nhà nước trong phạm vi toàn quốc
- Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên ôm đồm các công việc mang tính
sự phụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở
- Việc phân cấp quản lý phải thật cụ thể hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật
Phân cấp quản lý giữa các cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của đội ngũ cán bộ
Trang 7quản lý ở địa phương và cơ sở… Do đó việc ban hành các quyết định về phân cấp quản
lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán lỹ lưỡng, tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung tùy tiện Tất cả các nội dung của việc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật
2.4 Hướng về cơ sở:
Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân lao động Do vậy, trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cơ
sở kinh tế xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Hướng về cơ sở chính là việc cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên
cơ sở pháp lý tập trung đối với toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa - xã hội trực thuộc Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần Các đơn vị văn hóa - xã hội của hệ thống các đơn vị
cơ sở luôn được Nhà nước quan tâm,cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về vật chất tinh thần nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả Song song với những việc làm nêu trên, Nhà nước cũng có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở Có như vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội này phát triển mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước
2.5 Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc
Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào hội đồng nhân
dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang), đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành
chính Nhà nước có thầm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc) Ví dụ: UBND Tỉnh X một mặt chịu sự chỉ đạo của HĐND Tỉnh X theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc Luật tổ chức HĐND&UBND (Sửa đổi) quy định Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra… kết quả bầu các thành viên của ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiêp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được thủ tướng chính phủ phê chuẩn và ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp trên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trang 8chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và chính phủ Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy tính dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới tạo nên một hoạt động chung thống nhất
Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ
3 Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động "xương sống" của bộ máy nhà nước ta vì nó khác hoàn toàn với nguyên tắc phân chia quyền lực (tam quyền phân lập) của bộ máy nhà nước tư bản Do ở nước ta quyền lực tập trung thống nhất vào nhân dân, do đại diện là Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất (ở các địa
phương là HĐND) thực hiện nên chỉ là sự phân công quyền lực hợp lý giữa 03 cơ quan:
lập pháp - hành pháp - tư pháp Tập trung cao nhất vào Quốc hội chứ không phải là sự phân chia thành 3 mảnh quyền lực khác nhau - một yếu tố của nguy cơ dẫn đến phân rã, cát cứ của từng mảng quyền lực) Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện được bản chất Nhà nước (qua cách thức tổ chức quyền lực tập trung vào nhân dân như đã nêu ở trên)
Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ bác bỏ tình trạng lạm quyền của cấp dưới mà cả trên thực tế cơ quan hành chính nhà nước cấp trên “làm thay”, “lấn sân” vào thẩm quyền của cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng phủ nhận việc cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy công việc cho cấp trên và khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung thuộc thẩm quyền cấp trên, đề xuất những kiến nghị hợp lý để giải quyết chúng
Trong bối cảnh đất nước ta đang trên bước đường xây dựng xã hội chủ nghĩa thì việc đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, Nhà nước đảm bảo sức mạnh của Nhà nước pháp quyền và tính tập trung này thể hiện rõ nét nhất trong bộ máy hành chính Đây là hệ thống hoạt động thường xuyên liên tục và phần lớn mọi khía cạnh của đời sống xã hội đều được hoạt động quản lý hành chính điều chỉnh Chính vì vậy sự tập trung trong quản lý hành chính đảm bảo sự thống nhất giữa trung ương và địa phương
và thống nhất trong phân công phân nhiệm đảm bảo cơ chế chịu trách nhiệm giữa các
cơ quan trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước Ngoài ra tập trung giúp đảm bảo sự thống nhất quản lý của Đảng, Nhà nước với bộ máy hành chính nhà nước tránh sự lạm quyền, thiếu thống nhất giữa ý chỉ chỉ đạo của Nhà nước với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
Trang 9Tập trung là yếu tố tiên quyết của một nhà nước thống nhất pháp quyền vì nếu không đảm bảo được yếu tố tập trung thì không thể đảm bảo được tính thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước Thiếu tập trung sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất ngay trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước
sẽ không đạt được vì để đạt được hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo thống nhất mục tiêu hoạt động quản lý từ đây sẽ đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thực hiện chức năng của mỗi cơ quan hành chính và không tạo ra cơ chế rõ ràng trong việc phân công phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước và sự thiếu đồng bộ trồng chéo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước Thiếu tập trung tạo ra sự quan liêu và tùy tiện trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước vì không có cơ chế điều chỉnh hoạt động thống nhất của hệ thống cơ quan hành chính và sự không chấp hành của cơ quan hành địa phương với những chỉ đạo và văn bản của cơ quan cấp trên Tất cả những điều đó cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng nguyên tắc dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước
Việc áp dụng nguyên tắc dân chủ sẽ tạo ra sự giám sát của người dân đối với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước phát hiện những sai phạm của cơ quan hành chính Nhà nước vì người dân nói chung tức là toàn xã hội luôn trực tiếp chịu sự điều chỉnh của hoạt động quản lý hành chính nhà nước và mục đích của mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đều phải hướng tới lợi ích cộng đồng vì vậy khi cơ quan hành chính Nhà nước có những biểu hiện của sự sai trái thí chính người dân là những người đầu tiên phát hiện và cung cấp thông tin cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý Dân chủ là
cơ sở pháp lý nhà nước ghi nhận quyền chính trị của công dân và đây là cơ sở để người dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền của mình đóng góp sức lực của mình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, vì những quy định về dân chủ đã được Nhà nước thừa nhận và được ghi nhận trong pháp luật người dân sẽ được làm những hoạt động những hoạt động trong giới hạn của pháp luật và mọi hoạt động xâm phạm hay hạn chế những quyền này đều là trái pháp luật người dân có quyền yêu cầu
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hai Trong bối cảnh đất nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thì việc làm chủ của người dân là điều kiện tiên quyết, tiền đề để thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân Nếu không có dân chủ thì sẽ rất dễ dẫn đến lạm quyền, lộng hành, độc tài, Nhà nước lúc đó chỉ là công cụ thực hiện ý chí của một người hay của một nhóm người như vậy thì những qyền lợi của người dân sẽ không được thực ngay cả những quyền cơ bảm nhất của con người tối thiểu phải có cũng có thể bị xâm hại Dân chủ không có thì bản chất của nhà nước ta cũng mất và đi ngược lại tiến bộ xã hội và xu hướng phát triển của loài người
Trang 10Hai yếu tố tập trung và dân chủ đều rất quan trọng và không thể thiếu bất cứ yếu tố nào vì như đã trình bày ở phần trên thì: nếu ta chỉ trú trọng đến tập trung mà không quan tâm coi trọng dân chủ thì sẽ dẫn đến quan liêu, xa rời thực tế và mọi chính sách có tính thực tiễn không cao biểu hiện chính là thời kì nước ta thời quan liêu bao cấp đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng Nhưng nếu chúng ta quá trú trọng dân chủ mà không xem trọng tập trung thì sẽ dẫn đến sự “tản quyền’ tức là sự thiếu tập trung quyền lực sẽ không có một cơ quan nhà nước có quyền lực đủ mạnh để duy trì trật
tự xã hội và quản lí xã hội
Như vậy, cần phải nhìn nhận tập trung và dân chủ đều là những nhân tố cần thiết của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta phải kết hợp hài hòa hai yếu tố này trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước vừa đảm bảo quyền lực tập trung trong tay chủ thể quản lý nhưng vừa phải cho những đối tượng quản lý có những quyền có thể
tự bảo vệ mình trước Nhà nước
Vấn đề áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và các biểu hiện của nguyên tắc đó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước trong từng loại cơ quan quản
lý cũng như trong mỗi cơ quan sao cho hai mặt tập trung và dân chủ được kết hợp một cách hợp lý, tối ưu, phù hợp với bản chất đặc thù của vị trí chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan hành chính và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể, luôn luôn là vấn đề cấp bách của khoa học lý luận và luật hành chính
4 Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề lớn, rất quan trọng Tuy vậy xuất phát từ tính độc lập tương đối trong tổ chức thực hiện quyền hành pháp và hành chính nhà nước vẫn có thể đề ra và thực hiện những giải pháp cụ thể đổi mới về nội dung và yêu cầu về tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước Cụ thể:
- Cần đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước Tức
là thực hiện chính sách phân công phân nhiệm trao quyền cho cấp dưới tránh để cấp trên ôm đồm quá nhiều việc hoặc xử lý những việc cấp dưới có thể thực hiện Nhưng việc phân quyền cần phải đảm bảo mọi vấn đề lớn của quốc gia vẫn thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan trung ương nhằm duy trì trật tự quản lý xã hội và thực hiện pháp luật đồng bộ trên cả nước
- Luôn tạo ra cơ chế hành chính thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý hành chính Địa phương là cơ quan cấp dưới nhưng vẫn được chủ động sáng tạo đưa ra ý kiến góp ý với cơ quan hành chính cấp trên và không phải phục tùng tuyệt đối mà phục tùng trên cơ sở pháp luật