1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học thực trạng bạo lực gia đình tại việt nam giai đoạn 2017 2022

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2017-2022
Tác giả Nguyễn Đăng Gia Bách, Trần Thị Thuý Hiền, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Thái Thuỳ Linh, Đặng Hải Yến, Trần Thị Ngọc Minh, Ngô Thị Như
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Khoa Kinh tế Quốc tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 598,56 KB

Nội dung

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2017-2022, trước dịch Covid đến sau dịch Covid Phạm vi nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình 1.4 Khách thể nghiên cứ

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2017-2022

Giảng viên bộ môn: Ngô Thị Như

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế

Họ và tên sinh viên Mã sinh viên

Nguyễn Đăng Gia Bách

Trần Thị Thuý Hiền KTQT49-C1-0434

Nguyễn Hương Trà

Nguyễn Thái Thuỳ Linh

Đặng Hải Yến

Trần Thị Ngọc Minh

Trang 2

Hà Nội, Tháng 12/2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.1.Lịch sử nghiên cứu

1.2.Vấn đề nghiên cứu

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu

1.4 Khách thể nghiên cứu

1.5 Mục đích nghiên cứu

1.6 Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về bạo lực

1.2 Khái niệm về bạo lực gia đình

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017- 2022

2.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022 2.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019 2.1.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021 2.1.3 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2022 2.2 Nguyên nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022 2.3 Hậu quả bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.1 Đề xuất giải pháp

3.1.1 Đối với các tổ chức xã hội

3.1.2 Đối với các nạn nhân bị bạo hành

3.2 Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

Blurred content of page 3

Trang 4

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2017-2022, trước dịch Covid đến sau dịch Covid

Phạm vi nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình

1.4 Khách thể nghiên cứu

Chủ yếu là người vợ trong những gia đình có hành vi bạo lực

Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm các đối tượng có liên quan như các thành viên khác trong gia đình

1.5 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề bạo lực gia đình Việt Nam trong giai đoạn 5 năm Làm rõ nguyên nhân hậu quả và từ đó để xuất các giải pháp Giáo dục, nâng cao nhận thực về thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: lập bảng hỏi, đọc tài liệu

Phương pháp xử lí thông tin: định lượng

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về bạo lực

Theo nội dung của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa về

“bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàng triệu người chết”

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành vi

cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”

Như vậy hiểu đơn giản nhất thì bạo lực là việc sử dụng sức mạnh dùng để trấn áp và có thể gây ra thương tích hoặc ảnh hưởng tâm lý cho người bị bạo lực

1.2 Khái niệm về bạo lực gia đình

Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của xã hội, là hình [2]

Trang 5

thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau

Bạo lực gia đình gồm:

Thứ nhất, bạo hành thể xác: những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch

về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già

Thứ hai, bạo hành tình dục: ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn, hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này

Thứ ba, bạo hành tinh thần: chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài

Thứ tư, bạo hành xã hội: ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017- 2022

2.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022 2.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019

Theo số liệu quốc gia, 10 năm kể từ khi thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tỉ lệ BLGĐ đã tương đối giảm qua từng năm nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu Chiến lược đề ra Tuy nhiên, thực trạng bạo lực gia đình khó có thể đánh giá được chính xác bởi chế độ báo cáo về thực trạng bạo lực gia đình chưa được thực hiện nhất quán, đồng bộ

Theo kết quả điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm

2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời

2.1.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021

Từ đầu 2020 đến hết tháng 7/2021 CSAGA đã hỗ trợ 3.487 cuộc tư vấn qua điện thoại và chat, trong đó số cuộc gọi tập trung nhiều nhất vào nhóm những phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhóm này đều đặn ở các vùng nông thôn, thành thị Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra khá phức tạp tại một số địa phương, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19: cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ (37,8%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực (thể

Trang 6

Blurred content of page 6

Trang 7

Xã hội ngày nay phát triển đa chiều, phức tạp dẫn đến tâm lý nhiều người cũng thay đổi, tình cảm và các mối quan hệ gia đình cũng bị biến dạng khiến bạo lực gia đình gia tăng

Thiếu kiến thức giáo dục về BLGĐ

Tỷ lệ người dân tiếp cận nội dung thông tin, phổ biến, tuyên truyền luật pháp về

phòng, chống bạo lực gia đình (%) Mặc dù đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin, song hiệu quả còn chưa cao Một bộ phận người dân tiếp cận được các thông tin về PCBLGĐ, tuy nhiên phần lớn chỉ hiểu biết một chút (45,8%) và thậm chí có một bộ phận không hiểu gì (13,5%) về quyền và nghĩa vụ đối với việc thực hiện Luật PCBLGĐ

Sự thờ ơ của xã hội, thiếu sự chủ động can thiệp

Trang 8

Tỷ lệ người dân tham gia hoặc chứng kiến người can thiệp và xử lý vụ việc

BLGĐ (%)

Khoảng trống trong pháp luật, chưa đủ chặt chẽ và nhiều hạn chế

Chỉ tập trung vào hòa giải, chưa xem xét mức độ ảnh hưởng đến tâm lí nạn nhân

Thiếu nhiều cơ sở hỗ trợ về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý

2.3 Hậu quả bạo lực gia đình tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022 Bạo lực gia đình luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác lẫn

tinh thần cho nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em

Đối với chính nạn nhân:

Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe

bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến

tử vong Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng

Đối với người gây bạo lực gia đình:

Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt Chính hành vi của mình, người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, anh-cị-em trong gia đình Không ai khác, họ lại cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình của mình Với hành vi bạo lực gia đình, người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân

Đối với trẻ em:

Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ., những vụ bảo hành trẻ em ngày càng tăng Khi chứng

Trang 9

Blurred content of page 9

Trang 10

vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết

để tự bảo vệ như: có nghề nghiệp, sự độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa

Thứ tư, phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Thứ năm, thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành Có giải pháp cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững để phòng tránh bạo lực gia đình, đồng thời phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới

3.1.2 Đối với các nạn nhân bị bạo hành

Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành

Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực

Phụ nữ còn tư tưởng "xấu chàng hổ ai" nên không chịu thừa nhận họ là người đã gây ra những tổn hại đến thể xác và tinh thần cho mình

Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ

Phòng bị một chiếc điện thoại trong nhà để liên lạc với người bên ngoài Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công An địa phương, số 113 để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng Thực hiện ngay một cuộc gọi cho người thân

Ghi nhận lại bằng chứng: ghi nhận lại tất cả bằng chứng - ngày, giờ diễn ra bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước tòa

Dự trù một tài khoản bí mật cho riêng mình nếu thấy cần thiết

Nên im lặng là vàng khi chồng quá say xỉn

Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục khi gặp những tình huống bạo lực tình dục để thỏa mãn ham muốn Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp

Trang 11

3.2 Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://tuoitre.vn/kho-khan-khi-thu-thap-so-lieu-ve-bao-luc-gia-dinh-20171110102301649.htm

https://dantri.com.vn/xa-hoi/bao-hanh-gia-dinh-noi-dau-kho-phat-hien-sau-canh-cua-moi-ngoi-nha-20220614155013099.htm

https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/xa-hoi/thuc-trang-thi-hanh-luat-phong- chong-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam-hien-nay-mot-so-van-de-va-dinh-huong-giai-phap-141223

https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/hon-nhan-gia-dinh/nguyen-nhan-va-hau-qua-bao-luc-gia-dinh/”

https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao-luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong-tranh-bao-luc-gia-dinh.html

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN