1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

323 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
Tác giả Pgs. Ts. Vũ Thị Hải Yến, Ts. Trần Lợi Hùng, Ths. Nguyễn Việt Hà, Ts. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Ths. Trần Nguyệt Minh, Ncs. Hứa Thị Hồng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 323
Dung lượng 74,9 MB

Nội dung

Những tồn tại, bất cập trong pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế Đối tượng được bảo hộ là sáng chế Điề

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE BAO HỘ QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Vũ Thị Hải Yến

Hà Nội - 2018

Trang 2

TÁC GIÁ THAM GIA DE TÀI

STT Họ và tên Cơ quan công tác

| PGS.TS Vũ Thị Hải Khoa PLDS - Đại học Luật Hà

Trang 3

DANH MỤC THUẬT NGU VIET TAT

Sở hữu trí tuệ SHTT

Sở hữu công nghiệp SHCN

Kiểu dáng công nghiệp KDCN Hiép dinh về các khía cạnh liên quan đến TRIPS thương mại của quyên sở hữu trí tuệ

Hiệp định thương mại tự do FTA

Tổ chức Thương mại thê giới WTO

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và liên EVFTA

minh Châu Âu

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiên bộ Xuyên CPTPP

Thái Bình Dương

Trang 4

Khái quát về bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp

Khái niệm và đặc diém của quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm và đặc điểm của sở hữu công nghiệp

Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Khái quát về pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam

Yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp tại

Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp để đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

Yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn

Chương 2 Những tồn tại, bất cập trong pháp luật Việt

Nam về quyền sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn

thiện

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế

Đối tượng được bảo hộ là sáng chế

Điều kiện bảo hộ sáng chế

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Nội dung quyền đối với sáng chế

Li-xăng bắt buộc và sáng chế liên quan đến dược phẩm

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng

công nghiệp

Đối tượng bảo hộ kiêu dang công nghiệp

Phạm vi bảo hộ kiểu đáng công nghiệp

Xác định hành vi xâm phạm kiểu đáng công nghiệp

Giải quyết chồng lẫn giữa kiểu dáng công nghiệp và các đối

tượng sở hữu trí tuệ khác

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu

Mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đối với các dấu hiệu

“phi truyền thống”

Bảo hộ nhãn hiệu hình khối (nhãn hiệu 3D)

Bảo hộ nhãn hiệu nồi tiếng

Áp dụng phương tiện điện tử trong thủ tục kiểm tra, phản đối

và hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu; trong quản lý nhãn hiệu

01 13

13 13 18 22 24 25

25

35

36

36 36 42 46 49 52 56

56 60 63 64

70 70

73 78 83

Trang 5

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bao hộ chỉ dẫn dia lý

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Giải quyết xung đột giữa chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương

mại

Khái niệm tên thương mại

Giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh

Khái niệm chỉ dẫn thương mại

Áp dụng cơ chế xử lý các xâm phạm liên quan đến chỉ dẫn

thương mại

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Xử lý tên miền vi phạm quyền SHTT

Hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền SHCN

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHCNbằng biện pháp hành chính

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHCN

96 100 110

110 112

114 117

119 120

Trang 6

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tai

Nhận thức được vai trò quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nóichung, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng đối với sự phát triển khoa

học kỹ thuật và kinh tế xã hội trong nền kinh tế hiện đại, Việt Nam đã thông

qua Luật SHTT đầu tiên năm 2005 và có hiệu lực từ 01/07/2006 (được sửa đôi

bồ sung năm 2009) Sự ra đời của Luật SHTT đã thật sự đánh dấu bước phát

triển, hoàn thiện của pháp luật SHTT Việt Nam Luật SHTT 2005 ra đời trong

bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán gia nhập Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) với mục tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn chung về SHTT của

Tổ chức này, cụ thể là các quy định của Hiệp định TRIPS Các quy định LuậtSHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này về cơ bản phù hợp với cácđiều ước quốc tế và chudn mực quốc tế về SHTT, một trong những điều kiện

mở đường cho Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế

giới (WTO) vào tháng 11 năm 2007 Việc gia nhập WTO là một xu thé tất yếucủa quá trình phát triển của Việt Nam vì đây là tổ chức quốc tế lớn nhất hiệnnay liên quan đến các vấn đề về kinh tế, thương mại

Luật SHTT đã đóng vai trò tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, khai thác va

bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động sảnxuất - kinh doanh, qua đó góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hútđầu tư trong và ngoài nước Luật SHTT cũng đóng vai trò nền tảng, đưa hệthống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam đạt chuân mực phổ biến của thế giớitheo Hiệp định TRIPS của WTO, góp phần thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế

Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, pháp luật SHTT, trong đó các quy định về

quyền SHCN của chúng ta đã bộc lộ một số hạn chế như: Các quy định liên

quan đến bảo hộ quyền SHCN năm phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, do đó

thiếu tính hệ thống và đồng bộ Do tình trạng “cát cứ” trong xây dựng, ban

hành và thi hành các văn bản pháp luật của các ngành khác nhau nên dẫn tớitình trạng vẫn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất

Trang 7

Nhiều vấn đề quy định trong luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, còn thiếunhững văn bản hướng dan chi tiết hoặc các quy định cụ thé, rõ ràng dẫn đếnviệc áp dụng tùy tiện, không thống nhất Còn tồn tại những quy định bất cập,chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cau thực tiễn trong việc bảo hộ quyềnSHTT Những hạn chế của pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân gây

ra tranh chấp, xâm phạm quyền SHCN xảy ra phô biến, phức tạp, kéo dài, khógiải quyết

Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thé giới đang có sựbiến chuyên mạnh mẽ và nhanh chóng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và

khu vực Hội nhập kinh tế quốc tế ràng buộc các quốc gia theo các quy địnhchung, đòi hỏi việc hài hòa các chính sách, pháp luật, trong đó có hệ thốngpháp luật về bảo hộ quyền SHTT Đề đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập, ViệtNam đã là thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế đa phương về SHTT.' Đặc

biệt, từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO

và đương nhiên phải công nhận, tuân thủ Hiệp định TRIPS Thời gian gần đây,cùng với việc tiếp tục khẳng định là một thành viên có trách nhiệm của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiếp

tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động khai thác và tận dụngtriệt để sự năng động day tính cạnh tranh của khu vực châu A - Thái BinhDương cho sự phát triển của đất nước, Việt nam đã đàm phán thành công và

đang khai thác một cách tích cực các Hiệp định thương mại song phương và

khu vực Vé thoả thuận song phương, Việt Nam đã ký kết thoả thuận Songphương về bảo hộ quyền SHTT với Hoa Kỳ” và Thuy Sĩ Bên cạnh đó, Việt

' Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Paris (từ năm 1949) và Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế đối với nhãn hiệu Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế vào tháng 12 và là thành viên của Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm văn học và nghệ thuật vào tháng 6 năm 2004 Tháng 4 năm 2005, Việt Nam tham gia Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống sao chép

bất hợp pháp bản ghỉ âm Trong năm 2006, Việt Nam tham gia ba công ước quốc tế về SHTT: Công ước

Brussels về truyền tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hiệu (tháng 10), Thoa ước Madrid (tháng 11),

Công ước quôc tế về bảo hộ giống cây trồng (tháng 12) Việt Nam cũng đã là thành viên của Công ước Rome

về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng vào tháng 3 năm 2007 Xem trang web của WIPO: <http://www.wipo.int> và của WTO: <http://www.wto.org>.

? (1) Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả, năm 1997 Bản tiếng Anh của Hiệp định tại: <http://www.cov.gov.vn/English/viewNew.asp?newld=40>; (2) Hiệp định

Trang 8

Nam cũng ký biên bản ghi nhớ về bảo hộ quyền SHTT với Thái Lan và TrungQuốc.”

Việt Nam cũng đã ký kết các FTAs giữa các quốc gia trong khối Asean

và giữa các nước trong khối Asean với các nước khác, trong đó phải kế đếnHiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định

Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN Hàn Quốc (AKFTA)

-Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thươngmại tự do Việt Nam — Liên minh kinh tế A — Âu (EEUV — FTA) vào tháng5/2015 Ngày 1/12/2015 Việt Nam đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp địnhthương mai tự do Việt Nam — EU (EVFTA) với 28 nước thành viên EU; Ký kếtHiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 4/2/2016 và được dựkiến sẽ có hiệu lực từ 2018 (Hiệp định bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ,

Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore,

Brunei, Malaysia và Việt Nam) Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bồrút khỏi TPP, khiến TPP không thé đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến

ban đầu Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống

nhất đôi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái

Bình Dương (CPTPP) CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11

nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Ky) và sẽ chính thức có

hiệu lực vào ngày 30/12/2018 EVFTA và CPTPP là hai FTA có phạm vi cam

kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Là mộtnước dang phát trién với hệ thong SHTT khá non trẻ (mới hình thành và phát

triển trên 10 năm), nhiều cam kết trong EVFTA và CPTPP đang đặt ra những

thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoà Kỳ, năm 1997 Bản tiếng Anh của Hiệp định tại:

Trang 9

thách thức trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như cơ chế vận hành, thực thiquyền SHTT tại Việt Nam dé vừa bảo đảm yêu cầu bắt buộc của các FTA cũngnhư bảo vệ lợi ích quốc gia trước những tác động tiêu cực của FTA đối vớiquốc gia dang phát triển như Việt Nam.

Vì vậy, trong bối cảnh này, việc rà soát pháp luật Việt Nam với các cam

kết EVFTA và CPTPP dé đánh giá mức độ tương thích, chuẩn bị cho việc thựcthi CPTPP khi thích hợp, xác định và áp dụng ngay các tiêu chuẩn có lợi choViệt Nam trong thời gian tới là rất có ý nghĩa đối với Việt Nam Về mặt nguyên

tắc, đối với các trường hợp pháp luật Việt Nam đã tương thích với cam kếttrong FTA thì Việt Nam sẽ không cần sửa đôi, điều chỉnh gì về pháp luật Mặc

dù vậy, có một thực tế là (1) một SỐ quy định pháp luật nội địa mặc dù tương

thích (theo nghĩa “không mâu thuẫn”) nhưng chưa thật rõ, có thé gây bat cậptrong quá trình thực thi, bảo hộ quyền SHTT; và (ii) trong khá nhiều các trường

hợp, quy định pháp luật là đã có nhưng việc thực thi trên thực tế rất lỏng lẻo, do

đó chưa bảo đảm được các mục tiêu đặt ra của các quy định pháp luật này.

Đề SHTT trở thành một công cụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội đất

nước, việc sửa đôi và hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung và SHCN nóiriêng là một việc làm tất yếu Với thực trạng hiện nay, Luật SHTT Việt Namcần được tiến hành sửa đổi dựa trên hai định hướng, một là khắc phục nhữngquy định còn bất cập, hạn chế không còn phù hợp với tình hình hiện tại, hai làsửa đôi, b6 sung những quy định dé đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam

liên quan đến SHTT trong các FTA thế hệ mới

Việc sửa đôi cần phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc

tế là yêu cầu quan trọng Song song với việc tôn trọng, đáp ứng các chuẩn mựcđược đặt ra trong các điều ước quốc tế, cần có những quy định nhằm bảo đảm

lợi ích quốc gia, các biện pháp mang tính chất tự vệ như: các điều kiện hạn chế

quyền và chống lạm dụng quyên; quy định về khả năng hủy bỏ hiệu lực bảo hộ

Trang 10

trong một số trường hợp; quy định về chế độ cấp phép bắt buộc `; Chú trọngđến tính hiệu quả trong hoạt động thực thi quyền SHTT, bảo đảm tính khả thicác quy định pháp luật; Tuy nhiên trong quá trình chỉnh sửa cần chú trọng tớinhững điều kiện của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Việc hoànthiện pháp luật yêu cầu bổ sung quy định điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinhtrong lĩnh vực SHCN như: các đối tượng có thể phát triển trong tương lai,

những dạng hành vi xâm phạm mới Với những lý do trên, việc nghiên cứu

thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo hộ quyền SHCN

để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này là hết sức cần

thiết

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2.1 Ngoài nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, bảo hộ quyền

SHTT là vấn đề mang tính thời sự, một trong những đề tài dành được sự quan

tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Vì vậy, bảo hộ quyền SHTT nói chung,quyền SHCN nói riêng là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu trên thé

giới, có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu sau đây:

- Tổ chức SHTT thé giới (WIPO), The enforcement of intellectual property

rights: A case book / World Intellectual Property Organization, (Thực

thi quyền SHTT: sách của Tổ chức SHTT thé giới), WIPO, 2002

- Daniel J Gervais, Intellectual property, trade & developmen: strategies to optimize economic development in a TRIPS plus era, (SHTT, thuong mai

và phát triển: chiến lược dé tối ưu hóa sự phát triển kinh tế hậu Hiệp định

TRIPS), New York: Oxford University Press, 2007.

- Chow, Daniel C.K., and Lee, Edward, International Intellectual Property:

Problems, Cases, and Materials, (SHTT quốc tế - van dé, vu việc và tài

liệu) Thomson West, 2006;

- Frederick M Abbott, Thomas Cottier va Francis Gurry, /nternational

° Đồi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ - TS Lê Xuân Thảo- NXB Tư pháp 2005

Trang 11

Intellectual Property in An Integrated World Economy, (SHTT quốc tế

trong bối cảnh hội nhập kinh tế thé giới), Wolters Kluwer, 2007

Shhid Alikhan, Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ SHTT ở các nước

đang phát triển, 2007 ;

Carolyn Deere, The Implementation Game: The TRIPS Agreement and

the Global Politics of Intellectual Property Reform in Developing

Countries (Luật lệ thực thi: Hiệp định TRIPS và chiến lược toàn cầu choviệc cải cách SHTT ở các nước đang phát triển), Oxford University

Press, 2009'

“Industrial Property Rights Standard Textbook — General Information”

(Những thông tin co bản về quyên SHTT) do cơ quan Sáng chế Nhật Ban(JPO) phát hành năm 2007 Cuốn sách đề cập đến những nội dung cơbản nhất về sự hình thành và phát triển của SHTT, các đối tượng quyềnSHCN (cơ chế bảo hộ, xu hướng phát triển, quản lý nguồn lực SHCN,phân tích sự khác nhau giữa các đối tượng quyền SHCN với quyên tác

giả và quyên liên quan.

Những công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích một cách khá toàn diện

vê môi quan hệ giữa SHTT với bôi cảnh hội nhập kinh tê quôc tê và nên

kinh tế tri thức hiện nay; vai trò quan trọng của bảo hộ quyền SHTT đối với

sự phát triển kinh tế, xã hội; đối với việc khuyến khích hoạt động nghiêncứu, sáng tạo, áp dụng đôi mới công nghệ, thúc đây đầu tư, thương mai ;vấn đề thực thi quyền SHTT ở các nước đang phát triển

5.2 Trong nước

Luật SHTT 2005 ra đời với ý nghĩa là văn bản luật trong lĩnh vực hết sứcchuyên biệt đã tạo môi trường pháp lý lành mạnh để bảo hộ và khai thác có

hiệu quả quyền SHTT của các cá nhân, tô chức Tuy nhiên, sự phát triển nhanh

chóng của kinh tê dat nước, đời sông kinh tê xã hội luôn vận động và phat triên

không ngừng, nên Luật SHTT 2005 mặc dù đã được sửa đôi bố sung năm 2009

đã bộc lộ nhiêu hạn chê, bât cập Vì vậy, cũng đã có nhiêu công trình nghiên

Trang 12

cứu nhằm hoàn thiện pháp luật SHTT Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN Bên

cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào hệ thống

thương mại đa phương mà biểu hiện rõ nét nhất là tham gia đàm phan va ký kếthàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác quan trọng, đã

có nhiều công trình nghiên cứu về van đề thực thi những cam kết của Việt Namtrong các FTA có liên quan đến lĩnh vực SHTT nói chung, SHCN nói riêng

* Đề tài nghiên cứu

- Đề tai NCKH cấp bộ: “Bảo vệ tai sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt

Nam — Thực trạng và giải pháp” năm 2012 của Bộ tư pháp Đề tài đã phân tích

thực trạng bảo hộ tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc

biệt là bảo hộ các đối tượng SHCN của doanh nghiệp như nhãn hiệu, tênthương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và đề xuất những giải phápnâng cao hiệu quả bảo vệ quyền SHCN của các doanh nghiệp Việt Nam

- Đề tài NCKH cấp bộ ”Nghiên cứu dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơchế thực thi quyên SHTT đáp ứng yêu cau hội nhập quốc té” năm 2015 của Bộ

Khoa học Công nghệ Day là công trình nghiên cứu tong thé cơ sở lý luận vàthực tiễn cơ chế thực thi quyền SHTT trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội

nhập quốc tế, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi quyền SHTT

tại Việt Nam.

- Đề tài NCKH cấp cơ sở (Trường Đại học Luật Hà Nội) “Chồng lấn trong bảo

hộ quyên SHTT tại Việt Nam — Thực trạng và giải pháp” năm 2016 Chồng lẫntrong bảo hộ quyền SHTT đang là một vấn đề phức tạp mà các quốc gia trênthế giới cũng đang đi tìm những giải pháp phù hợp để giải quyết, nhằm cânbăng giữa lợi ích của chủ thê sáng tạo, đầu tư và lợi ích chung của xã hội Đề

tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu quy định của pháp luật cũng như thực tiễn

áp dụng pháp luật liên quan đến bảo hộ chồng lắn quyền SHTT tại Việt Nam

Cụ thé: đề tài tập trung nghiên cứu các trường hợp chồng lan trong bảo hộquyền SHCN; giữa bảo hộ quyền SHCN và bảo hộ quyên tác giả; Tham khảo

kinh nghiệm các quôc gia trên thê giới, dựa trên điêu kiện thực tiên của Việt

Trang 13

Nam để tim ra phương hướng và các giải pháp cụ thé dé giải quyết tình trạng

chồng lan này

* Sách

- Cuốn “Cam nang sở hữu trí tué” năm 2006 của Tô chức SHTT thế giới, NXB

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội do Cục sở hữu trí tuệ phát hành với sự cho phép

và tài trợ của WIPO Cuốn sách đề cập toàn diện đến các quy định của pháp

luật quốc tế về quyền SHTT, những khái niệm cơ bản nhất về quyền SHTT của

Việt Nam và thế giới; cung cấp cho công chúng kiến thức tham khảo về cáckhía cạnh khác nhau của quyền SHTT và thực thi quyền SHTT

- Cuén chuyên khảo “Quyên sở hữu trí tué” của tác giả Lê Nết, NXB Dai học

Quốc gia TP HCM xuất bản năm 2005 Nội dung cuốn chuyên khảo đề cập

đến quyền SHTT dưới góc độ của một quốc gia đang phát triển, phân tíchnhững thuận lợi, khó khăn của việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại ViệtNam, cam kết quốc tế mà Việt Nam cần thực hiện trong bảo hộ quyền SHTT

- Sách “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Duong (TPP): cơ hội nào cho ViệtNam’ do PGS.TS Pham Duy Nghĩa chủ biên, xuất bản năm 2013 Cuốn sách

đã chỉ rõ các cách thức thay đổi về thé chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam

có thé tận dụng được các cơ hội mà TPP mang lại Cuốn sách cũng đồng thời

giới thiệu những tiêu điểm chính sách, trong đó có dự báo những nghĩa vụ thực

thi liên quan đến sở hữu trí tuệ được khi Việt Nam gia nhập TPP Công trìnhnày chủ yếu tập trung vào phân tích những cơ hội, điều kiện, chính sách trong

hội nhập thương mại quốc tế, do đó nội dung liên quan đến SHTT chỉ được đề

cập một cách khái lược.

* Bài báo

Trong thời gian gần đây, vấn đề hoàn thiện pháp luật SHCN Việt Nam liên

quan đến bảo hộ các đối tượng SHCN quan trọng như sáng chế, nhãn hiệu cũng

Š

http://www.pace.edu.vn/tin-tuc-su-kien/ChiTiet/869/hiep-dinh-doi-tac-chien-luoc-xuyen-thai-binh-duong-tpp-co-hoi-nao-cho-viet-nam

Trang 14

là đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, có thé kế đến làcác bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành:

“Bảo hộ quyên SHTT đổi với sáng chế liên quan đến dược phẩm theoquy định của pháp luật Việt Nam”, Lê Thị Bích Thủy, Tạp chí NghềLuật.- Số 6/2015, Học viện Tư pháp;

- “Hoan thiện các quy định pháp luật về diéu kiện bảo hộ quyên SHTT đổi

với sáng chế ở Việt Nam”, Phan Quốc Nguyên, Tap chi Nha nước và

- “Hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam hiện nay”,

Phạm Thị Thúy Liễu, Tap chí Dân chủ và Pháp luật, Số 10/2015

- “Chông lan trong bảo hộ quyên tác giả và quyên SHTT", Vũ Thị HảiYến, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4/2016

- “Quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lànhmạnh trong lĩnh vực SHTT — bình luận và một số kiến ngh?”, Vũ Thị Hai

Yến, Tạp chí Luật học số 03/2018

Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng tập trung bàn luận về việc hoàn thiện phápluật SHCN Việt Nam để đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền SHCN trong Hiệp địnhđối tác xuyên Thái Bình Dương TPP như:

“Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dan địa lý theo quy định của Hiệp định doi tácxuyên Thái Bình Dương”, Vũ Thị Hải Yên, Tap chi Nhà nước và Phápluật, Số 2/2016

Trang 15

- “Anh hưởng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với việcbảo hộ sáng chế tại Việt Nam”, Vũ Thị Hải Yến, Tạp chí Luật học, số

- “Bao hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mui hương theo Hiệp định doi

tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương và kiến nghị hoàn thiện

pháp luật Việt Nam”, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Xuân Lý

Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Môi trường pháp lý cho

doanh nghiệp /2016

- Trung tâm WTO — Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã thực

hiện những nghiên cứu quan trọng liên quan đến Chương SHTT trong TPP

được công bố năm 2015, nồi bật nhất là công trình: “Nghiên cứu về khuyếnnghị của cộng dong doanh nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán Chương

SHTT trong TPP”” Khuyén nghị đã đưa ra các phân tích về các đề xuất của

Hoa Kỳ liên quan đến sáng chế, độc quyền dữ liệu, chi dẫn địa ly và bản quyên

Có thể đánh giá tong quan: những công trình, dé tài nghiên cứu này đã cónhững đóng góp đáng kế vào việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo hộquyền SHCN, là nguồn tài liệu tham khảo quý cho việc hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về quyền SHCN nói riêng, quyền SHTT nói chung Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu trên chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích một vảiquy định của pháp luật SHCN Việt Nam liên quan đến bảo hộ một đối tượng cụ

thể như sáng chế hay nhãn hiệu Cũng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn

diện trên cơ sở so sánh pháp luật SHCN Việt Nam hiện hành và quy định trong

các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết gần đây Cho

Š

http:/www.trungtamwto.vn/tpp/khuyen-nghi-cua-cong-dong-doanh-nghiep-vn-ve-phuong-dam-phan-chung-trong-tpp

Trang 16

đến nay vẫn thiếu vắng những công trình nghiên cứu một cách toàn diện cácquy định về bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam để đưa ra những đề xuất hoànthiện pháp luật một cách hệ thống.

1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN phùhợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và pháp luật quốc tế trong bối cảnh hộinhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới với mục tiêu cụ thé như sau:

Phạm vi nghiên cứu của đề án

(i) Nghiên cứu cơ sở lý luận và yêu cau hoàn thiện pháp luật SHTT taiViệt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế;

(ii) Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về

bảo hộ quyền SHCN, đề tài phát hiện những bắt cập, tồn tại trong pháp luậtViệt nam về SHTT, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoàn thiện pháp luật ViệtNam về bảo hộ quyền SHCN

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: phương

pháp phân tích; phương pháp tông hợp; phương pháp so sánh; phương pháp dự

báo.

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng ở toàn

bộ các nội dung trong đề tài: nghiên cứu lý luận về quyền SHTT, quyền SHCN,yêu cầu hoàn thiện pháp luật SHCN tại Việt Nam; nghiên cứu pháp luật quốc tế

và pháp luật Việt Nam về quyền SHCN; nghiên cứu và đánh giá thực trạng áp

dụng pháp luật SHCN tại Việt Nam.

Phương pháp so sánh cũng được sử dụng ở một số nội dung của đề tài,

trong đó đặc biệt được sử dụng trong nghiên cứu và đánh giá pháp luật SHCN

Việt Nam Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp chỉ ra những tương đồng và

khác biệt giữa pháp luật SHCN Việt Nam so với các điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia và pháp luật quốc tế

Trang 17

Phương pháp dự báo được sử dụng dé đánh giá được xu hướng phat triểncủa pháp luật SHCN Việt Nam và trên thế giới, dựa vào những yếu tô liên quannhư yêu cầu khách quan của bối cảnh hội nhập quốc tế đối với bảo hộ quyềnSHCN, chính sách của nước ta về bảo hộ quyền SHCN.

1.5 Nội dung của đề tài

- - Chương 1: Những van đề lý luận về quyên SHTT và sự cần thiết của việc

hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN

- Chương 2: Những tôn tại, bất cập trong pháp luật Việt Nam về quyền

SHCN và kiến nghị hoàn thiện

Trang 18

TỎNG QUAN ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VIỆT NAM VE BẢO HỘ QUYEN SỞ

HỮU CÔNG NGHIỆP

CHUONG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN SỞ HỮUCONG NGHIEP VA SU CAN THIET CUA VIEC HOAN THIENPHAP LUAT VIET NAM VE BAO HO QUYEN SO HUU CONG

NGHIEP

1.1 Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Thuật ngữ “Sở hữu trí tuệ” (SHTT) ngày càng được nhắc tới thường xuyên

va pho biến trong hầu hết các lĩnh vực bởi sự hiện diện ngày càng rõ nét và tác

động mạnh mẽ của nó trong quan hệ sản xuất kinh doanh và thương mại quốc

tế, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc song cua nhan loai SHTT 1a thuatngữ mô tả những ý tưởng, sang chế, công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc

và văn học, những cái vô hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới

dạng sản phẩm hữu hình” SHTT (Interlectual property) hay tài sản trí tuệ là sảnphẩm của quá trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới hai dạng chủyếu là quyền SHCN (quyên đối sáng chế, KDCN, nhãn hiệu ); quyền tác giả(quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và các quyền liên quanđến quyên tác giả (quyền của người biểu diễn, nhà ghi âm, ghi hình hoặc tổchức phát sóng) Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế - tinhthần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của

kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia và nên văn minh nhân loại

Quyền SHTT được đảm bảo bằng pháp luật về SHTT của mỗi quốc gia

và hệ thống luật quốc tế Theo Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO): “Quyển SHTT

bao gom các quyên đổi với các tác phám văn học, nghệ thuật và khoa học; các

4 WIPO, Kamil Idris: “SHTT — một công cụ đắc lực dé phat trién kinh tế”, trang 8

Trang 19

quyên liên quan đến hoạt động của các nghệ sĩ biểu diễn, sản xuất bản ghi âm,chương trình phát song; quyên đối với sáng chế ở tat cả các lĩnh vực hoạt động

của con người, phat mình khoa học, KDCN, nhãn hiệu hang hóa và nhãn hiệu

dich vụ; tên thương mại; quyên chống cạnh tranh không lành mạnh; các quyênkhác liên quan đến hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học,

”!% Đến nay, danh mục các quyền SHTT được liệt kê chi

văn học và nghệ thuật

tiết và mở rộng hơn trong pháp luật của các quốc gia và một số điều ước quốc

tế Phần 2 Hiệp định TRIPS liệt kê các đối tượng quyền SHTT bao gồm quyềntác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, KDCN, sáng chế,

thiết kế bố trí mạch tích hop ban dan, thong tin mat

Nhu vậy, từ ba đối tượng đầu tiên là sáng chế, nhãn hiệu và tác phẩmnghệ thuật, hệ thống SHTT hiện đại đã có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, baoquát hoạt động sáng tạo của nhân loại Tại thời điểm hiện tại ba nhánh cơ bảncủa quyền sở hữu trí tuệ là quyền SHCN, quyên tác giả và quyền đối với giốngcây trồng là những đối tượng mang lại cho quyền SHTT vị trí đặc biệt trong sự

phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển của nhânloại Luật SHTT của Việt Nam chia rõ quyền SHTT gồm ba mang là quyên tác

giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng

Theo nghĩa khách quan, Quyền SHTT là tông hợp các quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, khai thác,

sử dụng, bảo vệ các đối tượng SHTT

Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tô chức, cá nhânđối với những tài sản trí tuệ đo con người sáng tạo Đó là độc quyền được Nhànước trao cho một người, một nhóm người hoặc một tô chức dé khai thác, sử

dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ

Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyến SHTT là

quyên của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả vàquyền liên quan đến, quyên SHCN và quyền đối với giống cây trồng”

!° Điều 2.viii Công ước Stockholm thành lập WIPO

Trang 20

Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu, quyền SHTT có một số đặctrưng riêng biệt so với quyền sở hữu tài sản thông thường

Về doi tượng:

Phân lớn các đối tượng SHTT có tính sáng tạo Các đối tượng SHTT (sángchế, KDCN, tác phẩm, cuộc biểu diễn, giống cây trồng ) là kết quả của hoạtđộng sáng tạo, được tạo ra từ tư duy tưởng tượng và sáng tạo, kết tinh của trítuệ con người để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và nghệ thuật dựa trên nền

tảng tri thức và thông tin đã được kết tụ, tích luỹ

Các đối tượng SHTT déu có tính vô hình hay nói cách khác là tính phi vậtthé Các đối tượng SHTT khác với tài sản hữu hình ở chỗ chúng không có banchất vật lý (không thê nhận biết sự tồn tại của chúng nhờ các giác quan) và tồntại dưới dạng các thông tin, tri thức chứa đựng nhận thức về tự nhiên, xã hội vàcon người Tuy vô hình, các đối tượng này cũng mang đặc tính xác định được(về bản chất - nội dung, phạm vi - giới hạn, chức năng, công dung và kê cả về

giá trỊ).

Các đối tượng SHTT có thể dễ dang được sử dụng độc lập bởi nhiễu chủthé khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau Các đỗi tượng SHTT dothuộc tính phi vật thé, dé lan truyền và không chi tồn tại ở một địa điểm nhấtđịnh nên khó kiểm soát việc chiếm hữu như các tài sản hữu hình Do việc khókiểm soát sự chiếm hữu các đối tượng SHTT, nên đưới góc độ pháp lý đây làtài sản rat dé bị xâm phạm (bị sao chép, bắt chước )

Về phạm vi quyền: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân vàquyên tai sản Mặc dù quyền sở hữu nói chung mang bản chất là quyền tài sản,nhưng đối với quyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở

hữu, pháp luật cũng ghi nhận cả các quyên nhân thân cho chủ thé sáng tạo

Về nội dung quyên: Do ban chất đối tượng SHTT là tài sản vô hình, nên

việc năm giữ, quản lý nó không thể thực hiện được như các tài sản thông

thường, quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT

Trang 21

đã được công bố hay sử dụng trên thực tế Vì vậy, quyền SHTT về bản chat chitập trung vào độc quyền sử dụng đối tượng SHTT (bao gồm cả quyền cho phéphoặc quyền ngăn cam người khác sử dung đối tượng SHTT; quyền định đoạtđối tượng SHTT).

Về căn cứ xác lập quyền sở hữu: Quyền SHTT chi được xác lập dựa trênnhững căn cứ do pháp luật quy định Quyền SHTT được xác lập dựa trên hainhóm căn cứ chủ yéu: (i) Nhóm quyên phát sinh tự động cùng với sự ra đời của

tài sản trí tuệ mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà

nước có thầm quyên (quyền tác giả, quyền liên quan) hoặc trên cơ sở sử dụnghợp pháp (quyền SHCN đối với tên thương mại, quyền SHCN đối với bí mật

kinh doanh, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng).'" (ii) Nhóm quyên phát

sinh trên cơ sở đăng ký Ví dụ, quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế

bố trí, nhãn hiệu, chi dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp vănbang bảo hộ của cơ quan nhà nước có thấm quyền theo thủ tục đăng ký “

Về giới hạn quyên: Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền

SHTT là loại quyền được bảo hộ có tính “giới hạn” Bảo hộ quyền SHTT cómục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc

quyền sử dụng, khai thác đối tượng SHTT trong một khoảng thời gian nhấtđịnh và đổi lại, chủ sở hữu phải đưa tài sản trí tuệ của mình phục vụ lợi íchchung của xã hội Độc quyền dù dưới bất kỳ hình thức nào nếu bị lạm dụng có

thé làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba Vì vậy, mục đích của pháp luật

SHTT là tạo động lực thúc day phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưngquyền SHTT không được cản trở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và

sự phát triển của xã hội

Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong cácquy định về bảo hộ quyền SHTT nhằm dung hòa lợi ích của chủ sở hữu đốitượng SHTT với lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ

! Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

2 Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

Trang 22

thé khác Học thuyết về cân bằng lợi ich được thừa nhận chung giúp định hìnhnên nguyên tắc điều chỉnh đặc thù của luật SHTT là bảo đảm sự bình đăng củacác chủ thể trong phân chia các lợi ích thu được từ đối tượng SHTT Sự can

băng lợi ích trong các quan hệ pháp luật SHTT thê hiện tập trung thông qua sự

cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng SHTT với cộng đồng Chính sự cân

bằng lợi ích mới đảm bảo cho khả năng độc quyền của chủ sở hữu trong sử

dụng, khai thác đối tượng SHTT va cộng đồng thừa nhận sự độc quyền này dé

đổi lay sự phát triển chung cho toàn xã hội

Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động liên quan đến

quyền SHTT có ý nghĩa rất quan trọng, là thước đo thực tiễn của nguyên tắc

đảm bảo sự cân bằng lợi ích Một mặt, quyền SHTT tạo ra độc quyền cho chủ

sở hữu đối tượng SHTT, mặt khác độc quyên này lại không được cản trở, gây

thiệt hại một cách không phù hợp cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị

trường Chính vì vậy, các nhà lập pháp luôn phải tính đến các công cụ nhằmhạn chế độc quyền của chủ sở hữu một cách hợp lý nhằm đảm bảo không chỉ sựcân bằng lợi ích mà còn cả môi trường cạnh tranh lành mạnh Đây là những

giới hạn quyền ở một số phạm vi, trường hợp nhất định theo quy định của pháp

luật SHTT, Cụ thé:

- Giới hạn về không gian (lãnh thổ) được bảo hộ (tác giả, chủ sở hữu

quyền SHTT chỉ được thừa nhận và thực hiện quyền của mình trong phạm vi

lãnh thé nước mới phát sinh quyền theo quy định của luật quốc gia hoặc các

điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên);

- Giới hạn về thời hạn được bảo hộ (về nguyên tắc, phần lớn quyềnSHTT được bảo hộ có thời hạn; sau thời hạn bảo hộ, toàn xã hội có thể tự do

tiếp cận, khai thác, sử dụng, ứng dụng các đối tượng SHTT trong các hoạt động

nghiên cứu sáng tạo khoa học, công nghệ và nghệ thuật);

- Giới hạn bởi quyền hoặc lợi ích chính đáng có liên quan của người

khác (quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN; hạn chế quyềnsao chép như việc được trích dẫn hợp lý tác phẩm cho mục đích nghiên cứu,

Trang 23

giảng dạy );

- Gidi hạn bởi lợi ích của cộng đồng (một số đối tượng SHTT khôngđược bảo hộ nếu trái với lợi ích và trật tự công cộng, vi phạm nguyên tắc nhân

đạo hoặc phương hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia; chủ sở hữu có thé bị

buộc phải chuyên quyền sử dụng đối tượng SHCN (li xăng không tự nguyện)

dé đáp ứng các nhu cau cấp thiết của xã hội, cộng đồng);

- Gidi hạn bởi các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện dé duy trì độcquyền (nghĩa vụ nộp phí, lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực của văn

băng bảo hộ quyên SHTT)

Những giới hạn nêu trên về cơ bản đã được ghi nhận trong Luật SHTTcủa Việt Nam Điều 7 đã xác định 3 nguyên tắc cơ bản về giới hạn quyền

SHTT như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Chủ thể quyền SHTT chỉ được thực hiện quyền của

mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật.

Nguyên tắc thứ hai: Việc thực hiện quyền SHTT không được xâm phạm

lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,

cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên

quan.

Nguyên tắc thứ ba: Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc

phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có

quyền cắm hoặc hạn chế chủ thé quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặcbuộc chủ thể quyền phải cho phép tô chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một

số quyền của mình với những điều kiện phù hợp

Ngoài ra, nhiều học thuyết, nguyên tắc đặc trưng khác cũng đã được phát

triển trong quá trình điều chỉnh các quan hệ SHTT trên thế giới, ví dụ như họcthuyết về hết quyền (Exhaughtion Doctrine), học thuyết về bán lần dau (First

Sale Doctrine), v.v

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Trang 24

Quyền SHCN được các quốc gia công nhận và sử dụng từ lâu, được cácnước đã va dang phát triển sử dụng như một phương tiện quan trọng dé phattriển nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ Hệ thống pháp luật SHCN tạo

cơ sở pháp lý ghi nhận và bảo vệ các quyền nhân thân và quyên tài sản của các

chủ thể sang tạo đối với thành quả sáng tạo của họ, đồng thời khuyến khíchhoạt động sáng tạo, phô biến và áp dụng các kết quả sáng tạo đó, khích lệ hoạt

động kinh doanh, thương mại trung thực nhằm góp phần phát triển kinh tế và

xã hội.

Quyền SHCN khiến các nhà kinh doanh, chủ thé sáng tạo luôn đôi mới

về quy trình, thiết bị, công nghệ, hình ảnh doanh nghiệp, ấn tượng sản phẩm

dé thâm nhập vào các thị trường mới với rủi ro ở mức tối thiểu Thực tế những

đôi mới này sẽ tạo ra các ngành mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực cho các nềnkinh tế, điều này đang ngày càng trở nên hiển nhiên trong một thế giới hiện dai

và công nghệ ngày càng chiếm ưu thế Ví dụ, quyền được nhận băng độc quyềnsáng ché/giai pháp hữu ích là một khích lệ dé đầu tư tiền và nỗ lực vào nghiêncứu phát triển, là căn cứ dé giao dịch, thương mại hóa tải sản trí tuệ

Quyền SHCN là quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo trí tuệcủa con người trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại Đốitượng của quyền SHCN liên quan đến sáng chế/ giải pháp hữu ích, thiết kế bố

trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, KDCN, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,

tên thương mại Chính vì vậy chính sách SHTT nói chung và SHCN nói riêng

của mỗi quốc gia là cần thiết phải hài hóa hóa được mối quan hệ giữa chủ sởhữu và người sử dụng, cũng như giữa những chủ sở hữu và người sử dụng tiềm

năng trong khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Nâng cao

nhận thức về bản chất của quyền SHCN và các yêu tô câu thành dé phát triển

và khai thác thành công hệ thong SHCN dé quay trở lại phục vụ tốt hơn cho lợi

ích và các mục tiêu phát triển quốc gia

Là một bộ phận cầu thành quan trọng của quyền SHTT, quyén SHCN

cũng mang đầy đủ các đặc điểm của quyền SHTT

Trang 25

Thư nhất, d6i tượng của quyền SHCN phải là sản phẩm sáng tao trí tuệcủa con người Những sự vật, hiện tượng vốn có, thuộc về thế giới tự nhiên,không phải do con người tạo ra bằng trí tuệ của mình thì không được bảo hộ.

Tuy nhiên, việc ứng dụng các quy luật tự nhiên dé tạo ra một thứ mới hoặc hiệu

qua hơn so với những thứ đã tồn tai thi sẽ được bảo hộ quyền SHCN theo quy

định pháp luật của từng quốc gia

Tứ hai, quyền SHCN trao cho chủ sở hữu độc quyên trong việc khai

thác sử dụng đối tượng SHCN và quyền ngăn cam người khác sử dụng đối

tượng SHCN đó Các hành vi khai thác sử dụng quyền SHCN cũng được phápluật từng quốc gia quy định, về cơ bản không có sự khác biệt Đương nhiên đểđược hưởng sự độc quyên đó thì chủ sở hữu cũng phải thực hiện những nghĩa

vụ nhất định Độc quyền ở đây là độc quyền pháp lý chứ không phải là độcquyền kinh tế Chủ sở hữu quyền SHCN phải tôn trọng quyền và lợi ích hợppháp của người khác trong các trường hợp pháp luật quy định hoặc cần phảituân thủ nguyên tắc tôn trọng lợi ích công cộng, có nghĩa vụ nộp các khoản phí

theo quy định pháp luật

Thứ ba, quyền SHCN mang tính lãnh thổ Điều này có nghĩa là chủ thểquyên thực hiện các thủ tục xác lập quyền hoặc có căn cứ xác lập quyền ở đâuthì chỉ được hưởng và thực thi quyền SHCN tại lãnh thổ tương ứng theo quyđịnh của pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế có liên quan

Thứ tư, quyền SHCN là quyền được bảo hộ có thời hạn, mỗi một quốcgia đều có quy định về thời hạn cụ thé được hưởng độc quyền đối với từng đốitượng quyền SHCN Hết thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền SHCN đó sẽthuộc về công chúng và bất kỳ ai đều có thể được sử dụng mà không sự cho

phép của chủ sở hữu.

Thứ năm, quyền SHCN là quyền đối với tài sản trí tuệ bởi vậy có thé

thực hiện các giao dịch đối với các quyền SHCN Chủ sở hữu quyền SHCN có

thê chuyển nhượng hoặc chuyên giao quyền SHCN cho người khác sử dụng và

thu lại một khoản phí tương xứng.

Trang 26

Đối với hầu hết các đối tượng SHCN, thủ tục đăng ký xác lập quyên là thủtục bắt buộc (trừ tên thương mại và bí mật kinh doanh) Văn bằng bảo hộ traocho chủ sở hữu văn bằng được độc quyền sử dụng các đối tượng này hoặcquyền cho phép người khác sử dụng theo các hợp đồng chuyên giao quyền sửdụng đối tượng SHCN (li- xăng) Tuy nhiên đối với sáng chế độc quyền nay bị

hạn chế trong trường hợp li- xăng bắt buộc

Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyền SHCN làquyền của tổ chức, cá nhân đổi với sang chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tíchhợp bản dan, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dân địa ly, bi mật kinh doanh do

mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyên chong cạnh tranh không lành mạnh”

So với quyền tác giả, quyền SHCN có các đặc trưng sau:

Về đối tượng: Đôi tượng của quyền SHCN là các tài sản trí tuệ luôn gắn liềnvới hoạt động sản xuất kinh doanh Những đối tượng này là kết quả của quá

trình đầu tư nghiên cứu sáng tạo nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh SHCN liên quan đến những sáng tạo dưới dạngsáng ché/ giải pháp hữu ich, KDCN, thiết kế bó trí, nhãn hiệu, tên thương mại,

bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý Những đối tượng này được áp dụng trong

lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong hoạt động thương mại Sáng chế thông

thường được khai thác tại nhà máy trong khi nhãn hiệu hoặc tên thương mại

được sử dụng chủ yếu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất kinh doanh

Về diéu kiện bảo hộ: Tùy thuộc vào bản chất của đôi tượng SHCN, mỗi đốitượng SHCN thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính

mới, tính sáng tạo, tính, tính ứng dụng hay khả năng phân biệt

Về căn cứ xác lập quyên: Quyền SHCN được xác lập chủ yếu thông qua thủ

tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thâm quyền, trừ một số đối tượng SHCN

được xác lập quyên thông qua thực tiễn sử dụng

Về phạm vi bảo hộ: quyền SHCN bảo hộ độc quyền nội dung ý tưởng sáng

tạo

Trang 27

Về thời hạn bảo hộ: Quyền SHCN thường được bảo hộ có thời hạn ngắnhơn so với quyền tác giả Ví dụ như trong hầu hết pháp luật các quốc gia, sángchế được bảo hộ trong thời hạn tối đa 20 năm, giải pháp hữu ích trong 10 năm,

nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm và có thé gia han Thoi han nay

tương đối ngăn nếu so sánh với nguyên tắc đời người hoặc khoảng thời gian 75

năm đối với một số đối tượng của quyên tác giả như tác pham điện ảnh, sân

khấu, mỹ thuật ứng dụng Thời gian này được coi là khoảng thời gian hop lý

cho việc khai thác thương mai dé bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tạo

của chủ sở hữu các đối tượng SHCN Do một số đối tượng SHCN mang đặctính kỹ thuật nên nếu thời han bảo hộ dài có thé hạn chế kha năng tiếp cận của

công chúng, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật Một số đối

tượng không áp dụng nguyên tắc này do đặc điểm riêng của đối tượng đó như

bí mật kinh doanh hay chỉ dẫn địa lý

đó Quan hệ về quyền SHCN liên quan đến chỉ dẫn thương mại xuất phát từhoạt động kinh doanh và được đảm bảo bởi Hiến pháp: "Moi người có quyên tự

do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cắm" (Điều 33)

Các chỉ dẫn thương mại là công cụ quan trọng nhằm cá biệt hóa đối tượng và

chủ thê trong các quan hệ kinh doanh (điển hình là việc tạo nên thương hiệu),

hỗ trợ và đảm bảo dé việc kinh doanh diễn ra bình thường và hiệu quả

1.1.3 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Trang 28

“Bảo hộ” là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của Nhà nước trong việc

xác lập và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh Tại Chú thích 3 Hiệp định

TRIPS, thuật ngữ “bảo hộ quyền SHTT” được giải thích là “bảo hộ phải bao

gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việcduy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền SHTT, cũng như các van đề ảnhhưởng đến việc sử dụng các quyền SHTT” Như vậy, bảo hộ quyền SHTT đượchiểu là chuỗi hoạt động từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trình

tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền SHTT đến việc

thiết lập cơ chế thực thi quyền SHTT

Việc bảo hộ quyền SHCN bắt đầu từ hoạt động xây dựng, ban hành phápluật của Nhà nước Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Nhà nướcban hành các quy định về các điều kiện bảo hộ với các đối tượng SHCN, cáchthức xác lập quyền (cơ chế xác lập quyền), xác định các hành vi bị coi là xâm

phạm, các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm, đồng thời quy định quyền và

nghĩa vụ của các chủ thé có liên quan, quy định về hoạt động chuyên giaoquyền đối với quyền SHCN Mặt khác, Nhà nước cũng đảm bảo cho việc thựchiện các quy định nói trên được đảm bảo thực hiện trên thực tế Thông qua hoạtđộng bảo hộ quyền SHCN, quyên và lợi ích của các chủ thể có liên quan được

đảm bảo.

Bảo hộ quyền SHCN được hiểu là tất cả những hoạt động mà Nhà nước

thực hiện nhằm công nhận, bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền SHCN, bao

gom:

- Ban hành các quy định pháp luật về quyền SHCN (xây dựng pháp

luật);

- - Thực hiện các hoạt động xác lập quyền SHCN (cấp văn bằng bảo hộ

cho các chủ thể khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định);

- _ Thực hiện quản lí nhà nước đối với quyền SHCN: bảo đảm các quyền

SHCN được thực hiện;

Trang 29

- Ap dụng các phương thức, biện pháp khác nhau dé xử lí hành vi xâmphạm quyền SHCN, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thểquyền SHCN, người tiêu dùng và xã hội.

1.2 Khái quát về pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam

Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thông qua năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 thang 7 năm 2006, được

sửa đổi, bố sung năm 2009 là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các

quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ

Theo đánh giá tại Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật SHTT của Bộ

Khoa học và Công nghệ (năm 2017) thì ké từ khi được thi hành đến nay, Luật

SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tô

chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinhdoanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích

hoạt động sáng tạo, day mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước

ngoài, thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bên cạnh đó, Luật

SHTT còn là nền tảng đưa hệ thong bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mựctheo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT

(TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Sau khi Luật SHTT được ban hành năm 2005 và được sửa đôi, bố sung

năm 2009, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành Luật SHTT, trên cơ sở đó, các bộ, ngành liên quan đã xây dựnghàng loạt thông tư hướng dẫn thi hành Luật SHTT và các Nghị định Các văn

bản pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan cũng được xây dựng và điều

chỉnh đồng bộ với Luật SHTT

+ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chínhphủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtSHTT về

SHCN sau đó được sửa đồi, bổ sung bằng Nghị định số 122/2010/NĐ-CP năm

2010 Nghị định này gồm 7 chương, 38 điều, quy định cụ thé về bảo hộ quyền

SHCN và hoạt động đại diện SHCN.

Trang 30

+ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo

vệ quyénSHTT và quản lý nhà nước vÈSHTT sau đó được sửa đổi, bổ sungbăng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP năm 2010 Nghị định này gồm 8 chương,

63 điều, quy định cụ thể về việc xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm

phạm, xác định thiệt hại; yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm; xử lýxâm phạm bằng biện pháp hành chính; kiểm soát hàng hoá xuất khâu, nhậpkhâu liên quan đến SHTT; giám định SHTT và quản lý nhà nước về SHTT

+ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 thang 8 năm 2013 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN Nghị định này

gồm 5 chương, 35 điều, quy định cụ thé về các hành vi vi phạm, hình thức vàmức phạt; thầm quyền và thủ tục xử phạt; khiếu nại, tổ cáo và xử ly vi phạm

Ngoài những nghị định nêu trên của Chính phủ trực tiếp hướng dan thi

hành Luật SHTT, một số nghị định khác của Chính phủ điều chỉnh các quan hệ

trong lĩnh vực khác cũng có một số quy định liên quan đến quyền SHCN như:

lĩnh vực hải quan; lĩnh vực Internet; lĩnh vực nhãn hàng hóa; v.v Bên cạnh các nghị định của Chính phủ, Bộ Khoa học và công nghệ được Chính phủ giao thực

hiện quản lý nhà nước đối với quyền SHCN đã ban hành thông tư liên tịch số

01/2007/TTLT hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về quyên SHCN

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật về SHCN của Việt Namhiện nay đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo nên khung pháp lý cần thiết choviệc triển khai hoạt động quản lý nhà nước về SHCN, đăng ký xác lập quyền,

hỗ trợ cho việc khai thác, phát trién tài sản trí tuệ, thực thi quyền SHCN, đảmbảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về SHTT, góp phần tạo lập môitrường đầu tư, kinh doanh lành mạnh

1.3 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Trang 31

1.3.1 Hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ

Quyền SHTT nói chung, quyền SHCN nói riêng với đặc tính vô hình, dễdàng lan tỏa qua biên giới quốc gia và giá trị thương mại cao, vì vậy là yếu tố

quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế Bảo hộ SHTT ảnh hưởng trực tiếp

tới đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, phát triên kinh tế và mọi mặtcủa đời song xã hội Việt Nam đã là thành viên cua WTO từ năm 2007 và được

hưởng lợi cũng như chịu tác động trực tiếp từ hội nhập quốc tế Bảo hộ quyền

SHCN đương nhiên phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phải thỏa mãnnhững yêu cầu chung mà quá trình hội nhập quốc tế đặt ra, đó là: (i) coi trongđúng mức việc hộ quyền SHCN; (1) nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHCN;

va (iii) việc bảo hộ quyền SHCN phải tuân thủ các chuẩn mực, các nghĩa vụquốc tế trong lĩnh vực này Những chuẩn mực, nghĩa vụ quốc tế trong thực thiquyền SHCN được phản ánh trong các hiệp định kinh tế, thương mại đa

phương và song phương (như Hiệp định TRIPS, các hiệp định thương mại tự

do của khu vực và các hiệp định song phương giữa Việt Nam và quốc gia

khác).

Quá trình bùng nô toàn cầu hóa đã dẫn đến một sự thay đôi mạnh mẽ vềcách thức tiếp cận và khai thác quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nóiriêng, chuyền hướng chiến lược bảo vệ quyền SHTT sang một mặt trận mới, đó

là gắn SHTT vào trong các hoạt động thương mại và kinh tế toàn cầu Việc đưa

nội dung SHTT vào khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

(GATT) cuối cùng đã đạt được bang cách đưa van dé này vào chương trình

nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng tại Vòng đàm phán thương mại đa biên tại

Urugoay vào tháng 9/1986 Kết quả chính của Vòng đàm phán Uruguay là việc

thành lập Tổ chức thương mại thé giới (WTO), và kèm theo đó là Hiệp định về

Trang 32

các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT, còn được gọi là Hiệp

định TRIPS”

Yêu cầu bảo hộ quyền SHCN trong Hiệp định TRIPS

Hiệp định TRIPS đã trở thành cột mốc đầu tiên và bao quát nhất trongviệc gan kết quyền SHTT với thương mại quốc tế ở cấp độ toàn cầu (với 128thành viên GATT tại thời điểm thành lập WTO năm 1994") Hiệp định TRIPS

có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế về SHTT trước đó bởi lẽ việc

trở thành thành viên của WTO dong nghĩa với việc phải tham gia “trọn gói”hiệp định này Nói cách khác, các quốc gia thành viên của WTO cũng như các

quốc gia muốn gia nhập WTO sau thời điểm thành lập này không được phép

lựa chọn các hiệp định mà phải tuân thủ tất cả các hiệp định đa phương của

WTO, bao gồm cả Hiệp định TRIPS Chính vì thế, Hiệp định TRIPS đã manglại những thay đôi căn ban trong lĩnh vực SHTT, đặc biệt Hiệp định đã khang

định lại và đồng thoi mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris

về bảo hộ quyền SHCN

Hiệp định TRIPS áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc

tế đối với các quốc gia thành viên về SHTT, trong đó có quy chế đối xử quốcgia (NT) được quy định chi tiết và cụ thé hơn so với Công ước Paris; và quychế đối xử tôi huệ quốc (MEN), vốn chưa được quy định trong Công ước này

Hiệp định TRIPS đề ra các tiêu chuẩn tối thiêu về mức độ, phạm vi vàviệc sử dụng các đối tượng SHTT Hiệp định TRIPS cũng cho phép/bắt buộccác quốc gia quy định những hạn chế và ngoại lệ có thé chấp nhận nhăm haihòa lợi ích của chủ thể quyền SHTT với lợi ích trong những lĩnh vực khác,chăng hạn như sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế

Với việc gan SHTT với hoạt động thương mại, Hiệp định TRIPS cũng dabiến các tranh chấp liên quan đến quyền SHTT trở thành các tranh chấp thương

3 Hiệp định TRIPS được quy định tại Phu lục 1C của Thỏa thuận Marrakesh về việc thành lập WTO ngày

15/4/1994, có gia trị rang buộc với tat cả các thành viên WTO.

'4 Nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/gattmem_e.htm

Trang 33

mại và từ đó đưa cơ chế giải quyết tranh chấp hợp nhất với cơ chế giải quyết

tranh chấp trong WTO

Xu hướng nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ thông qua các Hiệp định

thương mại tu do (FTA)

Về cơ bản, Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên vai trò chủ đạo của

các nước phát triển trong nỗ lực liên kết các van đề SHTT với thương mại và

các tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định này được cho là đã đáp ứng được yêu cầu

từ các nước phát triển Mặc dù vậy, với những xu hướng phát triển hiện nay, có

thé thấy Hiệp định TRIPS mới chi là một giai đoạn phát triển trong nỗ lực theo

đuôi chính sách không ngừng nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ về SHTT trên phạm

vi toàn cầu của các nước này

Tại thời điểm thành lập WTO và đàm phán hoàn thiện Hiệp định TRIPS,

có thê thấy phần đông thành viên là các nước đang phát triển hoặc kém pháttriển Vì thé, ở một mức độ nào đó, đây vẫn là kết quả của một sự thỏa hiệp vềtiêu chuẩn bảo hộ Theo đó, các nước đang hoặc kém phat triển vẫn có được

những lợi thế nhất định nhờ vào các quy định về thời kỳ quá độ, các quy định

chuyên tiếp hay các hạn chế và ngoại lệ được phép của Hiệp định TRIPS, nhất

là trong các vẫn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng

Tuy nhiên dé dam bảo lợi ich của mình, các nước phát triển, mà dẫn đầu

là Hoa Kỳ, đã tiếp tục chuyên hướng chiến lược nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ

SHTT sang một giai đoạn mới, giai đoạn của các FTA song phương và đa phương.

Chiến lược nâng cao tiêu chuan bảo hộ thông qua việc đề xuất các quyđịnh cao hơn TRIPS, thường được biết đến như là các quy định "TRIPS cộng"

(hay TRIPS+) xuất hiện một mặt do bối cảnh gia tăng quốc tế hóa thương mại

và sự phát triển công nghệ khiến cho các hoạt động xâm phạm quyền SHTT trở

nên dễ dàng hơn Các nước phát triển cho rằng trong tình hình này, các biện

pháp và mức độ của TRIPS đã không còn phù hợp nữa.

Trang 34

Mặt khác, các nước đang phát triển trải qua một thời gian quá độ đã dần

có được những kiến thức và kinh nghiệm trong việc tận dụng các lợi thế linhhoạt mà Hiệp định TRIPS mang lại Vì thế, các linh hoạt này vốn trước đây là

một sự thoả hiệp thì nay, theo các nước phát triển, đang làm giảm hiệu quả của

hoạt động thực thi quyền SHTT trên phạm vi toàn thế giới

Tuy nhiên, việc nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ thông qua một cơ chế toàn

cầu theo hướng sửa đổi Hiệp định TRIPS không mang lại hiệu quả do số lượngthành viên đông, tỷ lệ các nước dang phát triển ngày càng nhiều hơn và sự liênkết giữa các nước đang phát triển trong những van dé liên quan đến thực thiquyền SHTT, sức khoẻ cộng đồng ngày càng chặt chẽ Các nước phát triển vìthế không mong chờ vào các thể chế đa phương toàn diện như Hiệp địnhTRIPS, thay vào đó bắt đầu chuyển hướng sang thé chế song phương, từ đó sửdụng lợi thé kinh tế trong dam phán dé dé nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền

SHTT hơn.

Trong xu thế đó, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đàm phán thành

công và đang khai thác một cách tích cực các Hiệp định thương mại song

phương và khu vực, trong đó phải kế đến Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Việt Nam - Nhat Bản (VJEPA), Hiệp định Khu vực Thuong mại Tự do

ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc

(ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

Trong nỗ lực hội nhập tích cực này, ngày 1/12/2015 Việt Nam đã chính thức

kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA) với

28 nước thành viên EU; Ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

(TPP) ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 (Hiệp định baogồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New

Zealand, Australia, Nhật Ban, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam) Tuy

nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Ky tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không théđáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu Tháng 11/2017, 11 nướcthành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đôi tên TPP thành Hiệp định Đối

Trang 35

tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) CPTPP đượcchính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP(không bao gồm Hoa Kỳ) và sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các camkết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chỉ tiết)

và (iii) một số sửa đổi trong các Thu song phương giữa các Bên của CPTPP

EVFTA và CPTPP là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao

nhất của Việt Nam từ trước tới nay

EVFTA và CPTPP sẽ là hai hiệp định thương mai tự do tạo động lực

quan trọng và sức ép có ý nghĩa dé Việt Nam cải cách thé chế, cải thiện môi

trường kinh doanh theo các xu hướng lớn và thông lệ hiện đại của thế giới Từ

góc độ SHTT, van dé có thé là phức tạp hơn bởi các cam kết về SHTT nóichung và SHCN nói riêng trong hai FTA này có tiêu chuẩn bảo hộ rất cao chocác chủ thể quyền (chủ thể sở hữu các quyền SHTT) trong khi lợi ích chủ yếucủa Việt Nam (các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ) lại nằm ở nhóm ngượclại, nhóm sử dụng các sản phẩm SHTT và sẽ được lợi nếu các sản phẩm SHTTnày được sử dụng với ít nhất các chi phí phải trả cho các chủ thể quyên

Các nội dung liên quan đến SHCN trong khuôn khổ FTA gân đây

(i) Các quy định chung

- Nguyên tắc đối xử quốc gia

Về cơ bản, nguyên tắc đối xử quốc gia quy định các Bên phải dành chocác tổ chức, cá nhân của Bên kia sự bảo hộ SHTT không kém mức dành cho tôchức, cá nhân của nước mình, trừ một số trường hợp ngoại lệ được đặt ra trong

Hiệp định TRIPS.

Nguyên tắc đối xử công bằng này được đặt ra từ Công ước Paris, được

cụ thé hoá trong TRIPS và ngày nay gần như trong hau hết các FTA đều dan

chiếu đến quy định này của TRIPS

Trang 36

- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc quy định bất kỳ thuận lợi nào (ưu đãi,đặc quyền, miễn trừ) mà một Bên dành cho công dân của bat kỳ nước nào khác

cũng phải được dành cho công dân của Bên kia, ngay lập tức và vô điều kiện,

trừ một số ngoại lệ được đặt ra trong TRIPS”

Nguyên tắc không phan biệt đối xử nay là quy định hoàn toàn mới, chưa

xuất hiện trong các điều ước quốc tế về SHTT trước đó Nguyên tắc MEN,

băng việc áp dụng "ngay lập tức và vô điều kiện", đang trở thành nguyên tắc

chủ chốt trong các FTA, bởi lẽ với bất kỳ một điều khoản TRIPS+ nào mà mộtquốc gia đồng ý cho một quốc gia khác, quốc gia đó cũng phải áp dụng một

cách tự động cho tất cả các thành viên WTO khác Nguyên tắc này đang trở

thành một “1á bài chiến thuật” để các nước phát triển chuyển dan các tiêu chuẩn

bảo hộ SHTT cao đã đạt được trong các FTA song phương thành các mức bảo

hộ tiêu chuẩn ra phạm vi toàn thế ĐIỚI

(ii) Các quy định về đối tượng và phạm vi quyền SHCN

Về cơ bản, các đối tượng và phạm vi bảo hộ quyền SHCN trong các FTA

có thê tóm lược như sau:

Sáng chế dé được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí mới, có trình độ sáng

tạo (hoặc không hién nhiên) và có khả năng áp dung công nghiệp (hoặc có khả

năng su dụng trong thương mai) Thời hạn bảo hộ thường được giới hạn trong

20 năm, sau đó sáng chế sẽ thuộc về công chúng Hệ thống băng sáng chế là

một trong những hình thức bảo vệ quyền SHTT lâu đời nhất và truyền thốngnhất

Một số quốc gia còn đưa ra mô hình bảo hộ đối với mau hữu ích (giải

pháp hữu ích hoặc sáng chế nhỏ) như là một phần của hệ thống bằng sáng chế

'S Các ngoại lệ theo TRIPS (Điều 4) bao gồm: (i) dựa trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tong quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ SHTT; (ii) phù hợp với

các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác; (iii) đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tô chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định; va (iv) trên cơ sở

các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ SHTT đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực (và phải đáp ứng những điều kiện nhất định).

Trang 37

Tiêu chí về sáng tạo cho mẫu hữu ích thường ít nghiêm ngặt hơn hoặc thậm chíkhông được đặt ra và thường được cấp cho những cải tiến nhỏ Thời hạn bảo hộcũng vì thế ngắn hơn so với sáng chế (thường từ năm đến mười năm).

KDCN bảo hộ các thiết kế hình dáng bên ngoài đối với các sản pham

hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng như chai lọ, bàn ghế, giày đép hoặc thậm chí

ôtô Để đủ điều kiện bảo hộ, thiết kế phải là nguyên gốc hoặc mới Thời hạnbảo hộ là từ 5 đến 15 năm, thậm chí đến 25 năm ở các nước phát triỀn

Nhãn hiệu là những từ, ký hiệu, hình vẽ, màu sắc hợp thành dấu hiệunhăm phân biệt hàng hoá, dich vụ của doanh nghiệp nay với doanh nghiệp

khác Nhãn hiệu còn được dùng dé khang định danh tiếng về chất lượng của

một công ty hoặc của sản phẩm nhất định, theo đó khách hàng có căn cứ dé lựa

chọn đúng nhà sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà họ lựa chọn Hiệulực của nhãn hiệu có thể vô thời hạn chừng nào nó vẫn còn được sử dụng

Chi dan địa lý là dẫu hiệu xác định địa danh (khu vực, thành phố, quốcgia ) của một sản phẩm nhất định (ví dụ rượu vang hoặc nước mắm) mà sản

phẩm này có danh tiếng hoặc đặc tính liên quan đến địa danh đó

Thiết kế bố trí mạch tích hop bảo hộ thiết kế không gian của mach bándẫn, nhưng phạm vi bảo hộ về cơ bản chỉ giới hạn trong bản thân thiết kế đó, và

do đó không hạn chế kỹ thuật phân tích ngược thiết kế này Thời hạn bảo hộ

thường là 10 năm.

Bi mat thương mại, dù không có một hình thức bảo hộ cu thể như các đốitượng SHTT khác, nhưng đang trở thành một phan rất quan trọng của hệ thongSHTT của nhiều quốc gia

Tóm tắt về các đối tượng quyền SHCN và hình thức bảo hộ cơ bản

được dé cap trong các điêu ước quôc tê

Hình thức bảo hộ Đối tượng Điêu kiện DUQT liên quan

Sáng chê, mâu Sản phẩmMới, trình độ sáng Công ước Paris, Hiệp ước

Trang 38

Hình thức bảo hội Đối tượng Điều kiện DUQT liên quanhữu ich hoac quytạo, kha năng áp|Hợp tac sáng chê, Hiệp

trình dụng công nghiệp định Strasbourg, TRIPS

KDCN Hình dáng|Mới, nguyên gốc Thoa ước La Hay, Thoa

sản pham ước Locarno, TRIPS

Nhãn hiệu Dâu hiệu |Có khả năng phânThoả ước Madrid, Nghị

biéu tượng, từ

ngữ, hình ảnh, màu sắc

Chỉ dẫn địa lý Tên, chỉ dân

liên quan đên

Bên cạnh các quy định liên quan đến đối tượng và phạm vi bảo hộ quyền

SHCN tương tự như các quy định tại Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, các

FTA gần đây đã thé hiện mong muốn nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHCN

thông qua các điều khoản TRIPS+, cụ thé gồm:

- Gia nhập các điêu ước quôc tê

Một trong các điêu khoản liên quan đên việc nâng cao các tiêu chuân bảo

hộ là việc tham gia các điều ước quốc tế về SHTT Không giống như TRIPS là

Trang 39

một Hiệp định mang tính bắt buộc đối với các thành viên WTO, rất nhiều điềuước quốc tế với các tiêu chuẩn bảo hộ SHTT ngày càng cao và các đối tượngngày càng mở rộng đang xuất hiện Việc tham gia các điều ước này chủ yếumang tính chất tự nguyện trên cơ sở mỗi quốc gia tự cân đối về điều kiện và

trình độ phát triển của mình dé đàm phán gia nhập

Tuy nhiên, trong các FTA, ngoài lời văn về việc các bên nỗ lực tham gia,

có nhiều FTA đã đặt ra quy định các bên ký kết phải tham gia một số điều ước

quốc tế nhất định ngay khi FTA có hiệu lực hoặc sau một thời gian xác định

Và với các mức độ bảo hộ cao hơn Hiệp định TRIPS, việc chấp nhận tham giacác điều ước này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận các tiêu chuẩn TRIPS+

Các điều ước quốc tế liên quan đến SHCN gồm”:

+ Các điều ước liên quan đến việc thiết lập các chế độ bảo hộ quốc tế:

Công ước Paris, Hiệp ước Washington về SHTT đối với mạch tích hợp

+ Các điều ước liên quan đến việc hỗ trợ đăng ký quốc tế: Hiệp ước Hợptác sáng chế (PCT) quy định việc nộp đơn đăng ký sáng chế, Thoả ước và Nghị

định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước Budapest về

công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiễn hành các thủtục về đăng ký sáng chế, Thoả ước La Hay về đăng ký quốc tế KDCN

+ Các điều ước hướng tới hài hòa hóa thủ tục xác lập quyền SHTT trêntoàn thế giới: Thỏa ước Strasbourg về Phân loại sáng chế quốc tế (IPC), Thoảước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký

nhãn hiệu hàng hoá, Thỏa ước Locarno về phân loại KDCN, Hiệp ước Luật

Sáng chế (PLT), Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT), Hiệp ước Singapore về Luật

Nhãn hiệu (STLT).

- Thực thi quyền SHTT

Trước khi có Hiệp định TRIPS, nghĩa vụ thực thi quyền SHTT không

được dé cập và chủ yêu dé cho các quốc gia tự quyết định Hiệp định TRIPS ra

đời được coi là thành công của các nước phát triên khi các điêu khoản liên quan '* Có thể truy cập tại trang http://www.wipo.int/treaties/en/

Trang 40

đến thực thi quyền SHTT được đề cập khá chi tiết và cụ thé liên quan đến các

biện pháp dân sự và hành chính, hình sự hay thực thi tại biên giới Tuy nhiên

không dừng lại ở đó, các FTA sau TRIPS đã mở rộng dần ra các biện phápTRIPS+ trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nên nhiều nghĩa vụ mới có thé khiến cácnước nhập khẩu SHTT, vốn chủ yêu là các nước dang phát triển, sẽ phải tốn

kém thêm chi phí vận hành khi mà bản thân hệ thống thực thi của các nước này

còn chưa đủ hiệu qua dé giải quyết các van đề SHTT phức tạp của Hiệp định

TRIPS.

1.3.2 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu công nghiệp để đáp ứng các

yêu cầu của thực tiễn

Luật SHTT Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm thực thi, bên cạnh những

kết quả đạt được, chúng ta cũng thấy các quy định hiện hành cũng tồn tạinhững hạn ché, bat cập trong thực tiễn áp dụng Nguyên nhân một phan do Luật

SHTT xây dựng tại thời điểm cách đây 10 năm không còn phù hợp với sự phát

triển nhanh chóng của khoa hoc công nghệ và những van đề mới nảy sinh trong

hoạt động thương mại quốc tế

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w