TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH NGÂN HÀNG
1 NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Không một ai biết chắc được công việc kinh doanh ngân hàng đã bắt đầu từ lúc nào Nguồn gốc của nền công nghiệp này bắt nguồn từ một loại tài khoản của các tiệm vàng thời trung cổ Các thương nhân thời đó chấp nhận ký gửi tiền vàng và tài sản có giá khác; trong nhiều trường hợp các khoản ký gửi này được trả lại Khi khách hàng gửi vàng vào thì họ nhận được một biên nhận của thợ vàng Ít lâu sau đó, những người ký gửi vàng này đã nhận ra rằng sử dụng biên nhận của thợ vàng để trả tiền hàng hóa và dịch vụ thì thuận tiện hơn rất nhiều Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì các biên nhận của thợ vàng đã bắt đầu được lưu thông như tiền tệ, đó là tiền thân của Séc ngày nay
Câu chuyện đến đây vẫn chưa chịu chấm dứt Người thợ vàng sớm phát hiện ra rằng những gì khách hàng ký gửi cho họ tương đối ổn định – trong khi một số khách hàng rút quỹ ra khỏi kho của người thợ vàng thì có một số khác lại gửi vào Từ đó một người thợ vàng có đầu óc kinh doanh đã nghĩ ra rằng với những khoản ký gửi ổn định ông ta có thể cho vay bằng cách phát hành ra nhiều biên nhận hơn số vàng dự trữ trong kho Từ thời điểm này người thợ vàng đã trở thành “nhà ngân hàng”, bởi vì ông ta theo nghĩa bóng đang tạo ra tiền Khái niệm hoạt động ngân hàng theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được khai sinh
Câu chuyện những người thợ vàng kể trên đã chỉ cho chúng ta biết nguồn gốc hoạt động ngân hàng, thế nhưng thực tế lịch sử của hoạt động ngân hàng đã khởi nguồn sớm hơn rất nhiều, từ khi mà các thương nhân tiền tệ thường xuyên lui tới các chợ ở Châu Á, Châu Âu và Trung đông thời cổ Thương nhân tiền tệ đã cung cấp một loại dịch vụ rất cần thiết – đổi một loại tiền này lấy một loại tiền khác – trong thời đại đồng tiền phần lớn là tiền kim loại và mỗi quốc gia tự phát hành đồng tiền của mình
Và khi một người muốn mua hàng hóa ở quốc gia đó thì bắt buộc phải dùng bản tệ
4 Ở một số chợ trung tâm thì việc đổi tiền đã trở thành một công việc chuyên nghiệp và một số thương nhân đã chuyên doanh dịch vụ tài chính – họ chẳng những đổi tiền kim loại mà những biên nhận do những thương nhân khác nắm giữ còn được chấp nhận ký gửi và chiết khấu
Khi nghĩ đến ngân hàng, hình ảnh nào hiện lên trong đầu bạn? Bạn có thấy một tòa nhà gần đó nơi mọi người gửi tiền lương của họ không? Có thể bạn hình dung ra máy rút tiền tự động (ATM) nơi mọi người sử dụng thẻ để nhận tiền mặt nhanh chóng hoặc bạn nhớ lại bảng sao kê ngân hàng mà nhiều người vẫn nhận được qua thư Có lẽ bạn nhìn thấy một tòa tháp cao có logo hoặc một cái tên mà bạn nhận ra
Nếu bạn am hiểu về công nghệ, bạn có thể tưởng tượng ai đó đang xem xét tài chính cá nhân khi sử dụng Internet Có thể bạn nghĩ đến việc quản lý tất cả tài khoản của mình một cách thuận tiện trên máy tính hoặc máy tính xách tay ở nhà Thực hiện các chức năng quản lý tài khoản từ điện thoại di động của bạn là một lựa chọn khác
Cho dù bạn nghĩ về ngân hàng như thế nào, và chúng bao gồm tất cả những ý tưởng này và hơn thế nữa, đừng bỏ lỡ một ý tưởng cơ bản nào Ngân hàng là một doanh nghiệp Các ngân hàng bán dịch vụ của mình để kiếm tiền, đồng thời họ tiếp thị và quản lý các dịch vụ đó trong một lĩnh vực cạnh tranh Về nhiều mặt, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác, phải kiếm được lợi nhuận để tồn tại Hiểu được ý tưởng cơ bản này sẽ giúp giải thích cách thức hoạt động của các ngân hàng và giúp bạn hiểu được nhiều xu hướng hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Tên ngân hàng thương mại lần đầu tiên được sử dụng để chỉ ra rằng các khoản vay được gia hạn là các khoản vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp, mặc dù các khoản vay sau đó cũng được mở rộng cho người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức phi kinh doanh khác Nhìn chung, tài sản của các ngân hàng thương mại có tính thanh khoản cao hơn và ít rủi ro hơn tài sản do các trung gian tài chính khác nắm giữ Hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp nhiều loại dịch vụ cho khách hàng, bao gồm tiền gửi tiết kiệm, hộp ký gửi an toàn và dịch vụ ủy thác
Thuật ngữ “ngân hàng thương mại” dùng để chỉ một tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ tài khoản séc, thực hiện các khoản vay khác nhau và cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi (CD) và tài khoản tiết kiệm cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ Ngân hàng thương mại là nơi hầu hết mọi người thực hiện hoạt động ngân hàng của mình
Các ngân hàng thương mại kiếm tiền bằng cách cung cấp và thu lãi từ các khoản vay như thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh và cho vay cá nhân Tiền gửi của khách hàng cung cấp cho ngân hàng vốn để thực hiện các khoản vay này
“Ngân hàng thương mại là những Xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” (Theo Ðạo luật ngân hàng của Pháp 1941)
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” (Theo khoản 2, 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)
Hay nói một cách ngắn gọn ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian vô cùng quan trọng, quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động nhờ hệ thống định chế này, để có thể phát triển kinh tế từ việc tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn
Từ những điều trên có thể nói những điểm thể hiện bản chất của ngân hàng thương mại là:
– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế
– Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Vì sao ngân hàng trở thành đối tượng quản lý của chính phủ?
Giúp các khoản tiết kiệm của công chúng được đảm bảo an toàn
Giúp kiểm soát mức cung ứng tiền tệ và tín dụng, phục vụ mục tiêu chung kinh tế quốc gia (tỷ lệ lạm phát, việc làm,…)
Để việc tiếp cận tới các khoản tín dụng và các dịch vụ tài chính hữu ích khác của dân chúng được bình đẳng và công khai
Giúp tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung đầu tư cho sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả
Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức
Cung cấp cho chính phủ các khoản tín dụng, thuế và dịch vụ tài chính khác
Trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt (như hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp)
Dựa vào hình thức sở hữu
Tùy theo nền kinh tế, các quốc gia khác nhau có các loại hình sở hữu ngân hàng khác nhau
Ngân hàng Chính phủ: Ngân hàng do Chính phủ thành lập, chỉ đạo, quản lý và kiểm soát được gọi là ngân hàng quốc doanh Khi ngân hàng được quản lý, kiểm soát, tổ chức từ đầu đến tổ chức thì gọi là ngân hàng đại chúng hay ngân hàng chính phủ Nói chung, các ngân hàng này hoạt động vì mục đích phục vụ chứ không phải để kiếm lợi nhuận Đôi khi một ngân hàng phi chính phủ được chuyển đổi thành ngân hàng chính phủ bằng cách quốc hữu hóa Mục tiêu chính của các lĩnh vực này là phúc lợi xã hội
TIỀN GỬI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
Tiền gửi (còn gọi là vốn huy động) là nguồn vốn có xuất xứ từ bên ngoài: từ các chủ thể kinh tế, các tầng lớp khác nhau ngoài xã hội… gửi vào ngân hàng dưới nhiều mục đích và hình thức khác nhau, hình thành nên bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
Khoản 13, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định: “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức/cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”
Khi nhận tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng
- Giữ bí mật thông tin về tài khoản của khách hàng
- Tham gia đóng bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 Lưu ý điều này sẽ liên quan đến thủ tục mở tài khoản tiền gửi trong hệ thống của Ngân hàng Nam Á
- Đảm bảo tính hiệu quả trong huy động vốn Để đạt được nguyên tắc này, nhân viên ngân hàng cần tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng Ví dụ: về kỳ hạn gửi tiền, mục đích gửi tiền, cách thức trả lãi và gốc, hình thức nhận lãi và gốc…
Có nhiều cách phân loại tiền gửi dựa vào những tiêu chí khác nhau Theo Bùi Diệu Anh, Hoạt động kinh doanh ngân hàng (2013), căn cứ vào tính chất giao dịch để phân loại tiền gửi thành 2 loại: tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch
3.1 Tiền gửi giao dịch/tiền gửi thanh toán
Là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục tiêu thụ hưởng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán
Khi nhận tiền gửi giao dịch, các ngân hàng cũng đồng thời cung cấp các phương tiện thanh toán/chuyển ngân để khách hàng sử dụng tiền của họ Chẳng hạn như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng…
Tài khoản theo dõi: tài khoản thanh toán (checking account)
3.2 Tiền gửi phi giao dịch Đây là những khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi/dự phòng/ an toàn là chính Đặc trưng của loại tiền này là không sử dụng các phương tiện thanh toán và luôn có lãi
Tiền gửi phi giao dịch có thể là tiền gửi không kỳ hạn (với mục đích dự phòng và an toàn); tiền gửi có kỳ hạn (với mục đích có hưởng lãi là chủ yếu), tiền gửi tiết kiệm hoặc các loại tiền gửi bị phong tỏa vì mục đích riêng biệt như tiền gửi ký quỹ, tiền gửi bảo chi séc…
Tài khoản theo dõi: tài khoản thanh toán (checking account)
Mặc dù về nguyên tắc các ngân hàng thường phân biệt tiền gửi theo tính chất giao dịch để tiện cho việc quản lý và sử dụng nguồn tiền gửi sao cho hiệu quả nhất Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng, trên thực tế ranh giới giữa hai loại tiền này nhiều khi bị xóa nhòa Chẳng hạn một số ngân hàng thỏa thuận với khách hàng khi số dư tiền gửi giao dịch trên tài khoản đạt tới một mức nhất định thì chuyển sang tiền gửi phi giao dịch để hưởng lãi cao hơn hoặc khách hàng vào internet banking để chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn
Lưu ý: doanh nghiệp không được sở hữu tiền gửi tiết kiệm
4 QUY TRÌNH GIAO DỊCH TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
4.1 Quy trình mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
Giao dịch viên tại NH tiếp nhận yêu cầu đăng ký mở TK của KH và tiến hành kiểm tra KH đã có TK tiền gửi tại NH hay chưa
- Trường hợp KH chưa có TK tại NH:
+ GDV giải thớch và hướng dẫn KH khai đầy đủ thụng tin vào ủơn mở tài khoản; yêu cầu KH ký đầy đủ vào ô chữ ký mẫu của KH đồng thời ký và ghi rõ họ tên
+ Kiểm tra chứng minh thư/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của KH để đảm bảo định danh đúng người đề nghị mở TK đồng thời đảm bảo người mở tài khoản có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của NH
+ GDV tiến hành phụ tụ chứng minh thư/hộ chiếu của KH ủể thực hiện lưu hồ sơ KH theo quy định của NH
- Trường hợp KH đã có TK tại NH:
+ Trường hợp KH đó cú tối đa số lượng TK mở tại NH theo quy ủịnh hiện hành của NH, GDV giải thích với KH và từ chối mở TK cho KH
+ Trường hợp KH đã có TK mở tại NH nhưng vẫn có thể mở thêm TK theo quy định hiện hành của NH, GDV giải thích và hướng dẫn KH điền đầy đủ thông tin
16 vào đơn mở tài khoản; yêu cầu KH ký đầy đủ vào ô chữ ký mẫu của KH đồng thời ký và ghi rõ họ tên
+ Yêu cầu KH xuất trình chứng minh thư/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực để kiểm tra đối chiếu với khách hàng
+ Sau khi kiểm tra thông tin của KH, đối chiếu thấy khớp giữa thông tin lưu trữ tại NH và thông tin KH khai, GDV ký vào phần dành cho ngân hàng và chuyển hồ sơ mở TK của KH cho KSV/người ủược ủy quyền xem xột phờ duyệt
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Trong nền kinh tế có những chủ thể kinh tế thiếu vốn hay còn gọi là thâm hụt tiết kiệm, có những chủ thể thừa vốn hay gọi là thặng dư tiết kiệm Những chủ thể thừa vốn có nhu cầu cho vay, trong khi những chủ thể thiếu vốn có nhu cầu đi vay Những chủ thể này không gặp trực tiếp nhau được, do đó không đáp ứng nhu cầu cho vay và đi vay của nhau Vì thế tất yếu xuất hiện những trung gian, làm kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, luồng vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, mà đại diện chúng ta đề cập là ngân hàng
Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều những nhu cầu thanh toán như xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá trả chậm giữa các doanh nghiệp, …cần có một “cầu nối” để việc giao thương diễn ra suôn sẻ hơn
Việc cho vay tiền có thể bắt nguồn từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên ở Lưỡng Hà cổ đại Nằm ở Trung Đông ngày nay, Lưỡng Hà cổ đại là nơi sinh sống của nhiều nhóm người khác nhau, bao gồm người Sumer, người Babylon, người Assyria và người Ba Tư Trước khi tiền pháp định được sử dụng rộng rãi, những dân tộc cổ đại này đã sử dụng thực phẩm như một cách để trả nợ Với lời hứa thu hoạch vào mùa xuân, nông dân sẽ mượn hạt giống và sau đó chia sẻ sản phẩm của mình để trả nợ Những ví dụ về vay và cho vay nông nghiệp này đã xuất hiện trong Bộ luật
Hammurabi Cụ thể hơn, sự quan tâm xuất hiện trong các quy tắc cổ xưa này đối với cả ngũ cốc và bạc Bộ luật tuyên bố rằng mức lãi suất tối đa mà người cho vay có thể tính là 33% mỗi năm Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số điều luật của người Babylon trong Bộ luật Hammurabi:” Nếu có ai mắc nợ, và bão làm mất mùa, mùa màng thất bát, hoặc lúa không mọc lên vì thiếu nước; trong năm đó, anh ta không cần đưa cho chủ nợ bất kỳ thóc lúa nào, anh ta rửa tấm bảng nợ trong nước và không phải trả tiền thuê nhà trong năm nay”
Theo góc độ chúng ta quan tâm là tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu: tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Trước những năm 1960 thì chỉ coi tài sản giao dịch trong tín dụng chỉ coi là tiền Nhưng từ 1970 trở lại đây thì tài sản trong giao dịch tín dụng là tiền hoặc hàng hóa Nếu tài sản trong giao dịch là tiền thì gọi là cho vay, còn nếu tài sản trong giao dịch là hàng hóa gọi là cho thuê Như vậy, xét theo góc độ kinh tế cho tới thời điểm này thì tài sản trong giao dịch tín dụng là tiền hoặc hàng hóa
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sử hữu sang cho người sử dụng
Sự chuyển nhượng này có thời hạn
Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí
Trong phạm vi tài liệu này chúng ta chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng NH, trong đó tín dụng được nhìn nhận là một hoạt động cơ bản của hệ thống NHTM
Khái niệm tín dụng NH như sau: “Tín dụng NH là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (NH/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản
19 cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Các khoản tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm quan trọng:
Bản chất của phân phối
Tính định kỳ của các khoản tín dụng ngân hàng
Hoàn trả khoản tín dụng o Các bên tham gia
Có hai bên tham gia vào các giao dịch cho vay Một người là ngân hàng, một người là người xin vay Người nộp đơn sẽ nộp đơn xin vay từ ngân hàng và ngân hàng sẽ chấp nhận đơn Ngân hàng có thể từ chối đơn đăng ký nếu thấy tài chính không khả thi o Số tiền vay
Số tiền cho vay có thể nhỏ, trung bình hoặc lớn Có thể có sự khác biệt giữa số tiền áp dụng và số tiền xử phạt căn cứ vào chất lượng, năng lực của người vay và mục đích áp dụng o Quyết định cuối cùng
Quyết định của ngân hàng là quyết định cuối cùng trong trường hợp đăng ký vay Nghĩa là, ngân hàng có thể xử phạt hoàn toàn, xử phạt một phần hoặc có thể từ chối toàn bộ đơn xin vay sau khi xem xét thiện chí của khách hàng, nguồn vốn của ngân hàng và các vấn đề khác liên quan đến uy tín tín dụng o Phương thức cấp
Nói chung, các khoản vay được trả bằng tiền mặt Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, những thứ tương tự có thể được cung cấp dưới dạng hiện vật, chẳng hạn như nguyên liệu thô, máy móc, các đầu vào khác, v.v o Bản chất của phân phối
Thông thường, các ngân hàng cho vay theo hình thức trả góp Nhưng khi ngân hàng bị thuyết phục thì có thể giải ngân toàn bộ số tiền bị xử phạt một lần o Quy trình giải ngân
Các ngân hàng thường giải ngân khoản vay của họ dựa trên tài khoản hiện tại của khách hàng Nếu khách hàng là người mới, ngân hàng sẽ yêu cầu người đó mở tài khoản vãng lai Ngân hàng cung cấp khoản vay được chấp thuận thông qua tài khoản đó o Bảo đảm
NGHIỆP VỤ NGOẠI BẢNG BẢO LÃNH
Ngân hàng cam kết với bên thứ ba để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết không đúng, khách hàng có trách nhiệm nhận nợ và trả nợ cho Ngân hàng như đã thỏa thuận trước Điều kiện áp dụng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
Bản lãnh hoàn tiền ứng trước;
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;
Khách hàng doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp tư nhân mà:
Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh;
Có quan hệ tín dụng và thanh toán đáng tin cậy với Ngân hàng;
Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bảo lãnh liên quan đến hoạt động này;
Tùy thuộc vào Ngân hàng quyết định có hay không phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng trên cơ sở việc xem xét các điều kiện quy định của Bên yêu cầu bảo lãnh
Loại tiền: Là Việt Nam Đồng hoặc ngoại tệ phù hợp với quy định của ngân hàng theo từng thời kỳ
Thời hạn bảo lãnh: Trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành thư bảo lãnh dựa trên Hạn mức tín dụng được Ngân hàng cấp: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh/
Thư bảo lãnh thông thường không vượt quá 6 tháng kể từ ngày hết hạn thời hạn duy trì hạn mức tín dụng Trường hợp gia hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngày đến hạn của bảo lãnh không vượt quá thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng đã cấp
Phí bảo lãnh: bao gồm:
Phí phát hành bảo lãnh, phí tu chỉnh bảo lãnh, phí gia hạn bảo lãnh;
Phí thời hạn bảo lãnh;
Phí bảo lãnh liên quan đến khoản vay nước ngoài;
Hạn mức: Trên cơ sở điều khoản của hợp đồng liên quan
Hình thức trả nợ: Bảo lãnh thanh toán có thể được hủy bỏ hoặc cắt giảm nếu người yêu cầu bảo lãnh đã hoàn thành toàn bộ hay một phần (nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán) cho bên được bảo lãnh Bản gốc bảo lãnh thanh toán (với sự đồng ý của bên thụ hưởng) Điều khoản và điều kiện:
Trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên thụ hưởng Ngân hàng phải thực hiện cam kết trong thư bảo lãnh thanh toán bằng cách trả thay Bên yêu cầu bảo lãnh phải hoàn trả ngay lập tức khoản trả thay này Trong trường hợp trả chậm, bên yêu cầu bảo lãnh phải trả lãi suất phạt trong khoảng thời gian chậm trả của bên yêu cầu bảo lãnh
Nghĩa vụ trả thay bao gồm các khoản nhận nợ bắt buộc để thanh toán L/C dưới hạn mức Phát hành tư tín dụng trả ngay nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình vào ngày đến hạn
Quy trình chung về phát hành bảo lãnh
Bước 1: Thu thập chứng từ
Hồ sơ pháp lý khách hàng;
Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh;
Hợp đồng / đơn đặt hàng thỏa thuận liên quan đến nghĩa vụ cần bảo lãnh trong đó có thỏa thuận hoặc quy định phải có bảo lãnh ngân hàng và/ hoặc
Hợp đồng mời thầu, thông báo mời thầu;
Hợp đồng kinh tế, các phê duyệt trúng thầu (nếu có) (bảo lãnh thực hiện hợp đồng); hoặc
Tờ khai hải quan, thông báo thuế, hóa đơn thương mại (đối với bảo lãnh thuế) hoặc
Biên bản nghiệm thu/ biên bản bàn giao/ biên bản hoàn thành hoặc các văn bản tương đường (bảo lãnh bảo hành)
Chứng từ/ tài liệu có liên quan khác làm cơ sở phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh Hợp đồng cấp bảo lãnh/ hợp đồng tín dụng có chữ ký của các bên tham gia; Hợp đồng cầm cố/ thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm;
Bước 2: Kiểm tra chứng từ và Phê duyệt cấp bảo lãnh
Kiểm tra việc hoàn tất các điều kiện được đề cập trong tờ trình phê duyệt tín dụng trước khi mở bảo lãnh (điều kiện về tài chính, tài sản bảo đảm hoặc các điều kiện khác);
Kiểm tra nội dung hồ sơ bảo lãnh, bảo đảm;
Kiểm tra mẫu dấu, chữ ký và thẩm quyền của người ký trên các hồ sơ đề nghị do khách hàng xuất trình, đảm bảo hồ sơ đã đăng ký tại ngân hàng;
Bước 3: Đăng ký phát hành bảo lãnh
Tạo điện/ thư bảo lãnh
Bước 4: Xác thực thư bảo lãnh
Thông thường có 2 cách xác thực thư bảo lãnh:
Hướng dẫn khách hàng thực hiện xác thực thư bảo lãnh trực tuyến trên trang web của ngân hàng Khách hàng cần nhập các thông tin: ngày phát hành, mã loại chứng thư, số chứng thư bảo lãnh, số tiền bảo lãnh,
Xác thực bằng cách khách hàng gửi yêu cầu bằng văn bản cho ngân hàng – nơi phát hành bảo lãnh Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu xác thực Thư bảo lãnh từ bên thụ hưởng bảo lãnh bao gồm chứng từ: công văn đề nghị xác thực thư bảo lãnh + bản sao thư bảo lãnh/ sửa đổi bảo lãnh
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (xử lý yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh)
Nhận chứng từ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
Kiểm tra chứng từ và trình duyệt thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
Từ chối/ Chấp nhận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
Trường hợp: Tài khoản thanh toán tại ngân hàng đủ số dư: chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
Trường hợp: Tài khoản thanh toán tại ngân hàng không có/ không đủ số dư: Cầm cố tiền gửi → Chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
Thư bảo lãnh/ Thư tín dụng dự phòng → xử lý Thư bảo lãnh/ Thư tín dụng dự phòng → chuyển tiền thanh toán nghĩa vụ;
Tài sản bảo đảm khác → Yêu cầu nhận nợ bắt buộc → Thông báo hoàn tất nghĩa vụ bảo lãnh
Khách hàng có nhu cầu đóng/ tất toán bảo lãnh trước hạn trong các trường hợp: khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh và được bên nhận bảo lãnh xác nhận đồng ý cho giải tỏa bảo lãnh trước hạn; khách hàng không trúng thầu trên cơ sở thông báo, xác nhận của bên nhận bảo lãnh; Đóng bảo lãnh đến hạn: Ngân hàng cần thu thập chứng từ, kiểm tra các trường hợp được đóng bảo lãnh, thực hiện đóng bảo lãnh khi vào ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh không nhận được bất kì chứng từ, yêu cầu bồi hoàn từ phía người thụ hưởng theo như thỏa thuận tại Thư bảo lãnh
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG LÕI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
Hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng chuyển đổi sang các hệ thống hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong thời đại công nghệ 4.0
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2023, đã có 92% ngân hàng thương mại triển khai hệ thống core banking Trong đó, có 42% ngân hàng sử dụng hệ thống core banking do các nhà cung cấp nước ngoài phát triển, 50% ngân hàng sử dụng hệ thống core banking do các nhà cung cấp trong nước phát triển
Các hệ thống core banking đang được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm:
Hệ thống core banking do các nhà cung cấp nước ngoài phát triển: T24, Temenos, Oracle, SAP, Fiserv,
Hệ thống core banking do các nhà cung cấp trong nước phát triển: SmartBanking, SavvyBank, Fintech,
Các hệ thống core banking hiện đại được triển khai tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích như:
Tăng cường tính tự động hóa, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nâng cao khả năng quản trị rủi ro, bảo mật thông tin
Tạo nền tảng cho việc chuyển đổi số ngân hàng
Bảng Hệ thống core banking tại một số NHTM Việt Nam hiện nay
Ngân hàng Hệ thống core banking Công ty phát triển
Công ty Temenos (Thụy Sĩ)
Công ty Temenos (Thụy Sĩ)
Công ty Temenos (Thụy Sĩ)
Standard Chartered InnoVista Công ty Misys (Anh)
Hong Leong FLEXi Công ty FIS (Mỹ)
Công ty CMC TS (Việt Nam)
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống core banking cũng gặp một số thách thức như:
Chi phí triển khai và vận hành cao
Yêu cầu nguồn lực triển khai và vận hành chuyên nghiệp
Khó khăn trong việc kết nối với các hệ thống khác Để giải quyết các thách thức này, các ngân hàng thương mại cần có kế hoạch triển khai và vận hành hệ thống core banking một cách bài bản, đồng thời đầu tư nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng lực của nhân viên
Dưới đây là một số xu hướng phát triển hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới:
Hướng tới các hệ thống core banking mở, linh hoạt, có khả năng tích hợp với các hệ thống khác
Tăng cường khả năng tự động hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) để nâng cao hiệu quả hoạt động
Bảo mật thông tin, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng
Việc triển khai các hệ thống core banking hiện đại là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng thương mại Việt Nam Các ngân hàng cần chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ 4.0
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN CORE BANKING
Thao tác này chỉ áp dụng đối với KHÁCH HÀNG MỚI ĐẾN GIAO DỊCH LẦN ĐẦU TẠI NGÂN HÀNG
Sinh viên mở bằng FIREFOX để thao tác
Bước 1: Mở Branch Teller Training
Bước 2: Đăng nhập dùng user và password của Maker, sau đó trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau:
Các giao dịch viên sẽ thao tác tất cả các nghiệp vụ liên quan trên các thẻ phân hệ thể hiện trên màn hình: quản lý tài khoản, quản lý thông tin khách hàng, quản lý tiền mặt,…
Bước 3: Để tạo CIF khách hàng giao dịch viên sẽ thao tác trên phân hệ “Quản lý thông tin khách hàng”, nhấn chuột vào mục “Tạo mới khách hàng”
Truy vấn KH đã/ chưa được đăng ký thông tin tại NAB theo hướng dẫn tại màn hình vấn tin tài khoản:
- Nếu KH chưa được đăng ký thông tin tại NAB => Chuyển bước 2
- Nếu KH đã đăng ký thông tin tại NAB nhưng thông tin thay đổi so với đăng ký lúc đầu => thực hiện thay đổi thông tin KH theo hướng dẫn
Tra cứu thông tin PCRT trên chương trình SSO: Đường dẫn: SSO/Chương trình hỗ trợ Flexcure/Chương trình phòng chống rửa tiền
36 Đăng ký thông tin KH Đường dẫn: BTT/Quản lý thông tin KH/ Tạo mới KH
(2) Chọn loại KH cá nhân/ tổ chức
(3) Bắt buộc nhập tại các trường có dấu (*)
(4) Các mục Phường/ xã Quận/ huyện chỉ là tiêu đề để hướng dẫn nhập liệu, đơn vị phải nhập đầy đủ thông tin Ví dụ: Phường 4 Quận 3 phải nhập đầy đủ
(5) Upload chữ ký của KH theo dạng JPG, tên file là CIF của KH
Lưu ý: Nếu nhà nước cấp trùng số giấy tờ tùy thân (GTTT) với 01 KH đã được đăng ký thông tin trước đó: sau số GTTT chấm thêm một dấu (.) hoặc khoảng trắng để chương trình cho phép thông qua và không cảnh báo trùng CIF
Nếu số GTTT của KH đã tồn tại trên hệ thống, chương trình sẽ phát cảnh báo:
Trường hợp khác loại GTTT nhưng số GTTT bị trùng do Nhà nước cấp trùng, chương trình vẫn cho lưu, tuy nhiên phát cảnh báo để GDV kiểm tra lại
Các ký tực đặc biệt được phép sử dụng khi nhập liệu trên chương trình:
Tab thông tin cá nhân bổ sung:
(1) Nhập bổ sung thông tin của KH trong trường hợp KH có cung cấp VD: địa chỉ tạm trú, điện thoại nhà, điện thoại cơ quan
(2, 3) Chỉ nhập thông tin các trường này đối với KH được cấp tín dụng
Sau khi “Lưu” => chương trình tự cấp Mã KH cho KH vừa đăng ký
(Thao tác nhập liệu tương tự trường hợp tạo mới KH cá nhân)
Lưu ý: phải nhập liệu tại tab thông tin tổ chức các thông tin về vốn điều lệ, tổng tài sản, loại tiền và nhóm KH có liên quan
Bước 4: Đăng tải đồng thời chữ ký và GTTT của KH lên chương trình
41 Đường dẫn: FCC/ Sign, Verification/ Upload
2=> CIF ID: Nhập CIF và số thứ tự upload
3=> Signature ID: Nhập CIF và số thứ tự upload
+ Upload chữ ký lần đầu: Số CIF + 01 (016135301)
+ Upload chữ ký lần thứ hai: Số CIF + 02 (016135302)
4=> Signature Name: Nhập họ tên khách hàng chữ in hoa không dấu
5=> Signature Title: Nhập họ tên KH chữ in hoa không dấu
6=> Signature: Click chọn để đăng tải chữ ký máy lên chương trình
9=> Chuyển phê duyệt giao dịch
+ Kiểm soát viên (KSV) phải Click xem chữ ký trước khi duyệt => chương trình cho phép lưu
+ Nếu phát hiện sai sót KSV và giao dịch viên (GDV) không thể Xóa/ Từ chối, KSV phải duyệt giao dịch và thông báo GDV upload lại chữ ký đúng
2 TẠO TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG VÀ PHÊ DUYỆT GIAO DỊCH
Thao tác này chỉ áp dụng đối với Khách hàng đã có mã CIF
Sinh viên mở bằng FIREFOX để thao tác
Sinh viên sử dụng tài khoản đăng nhập của Giao dịch viên khi tạo tài khoản cho khách hàng; và sử dụng tài khoản đăng nhập của Kiểm soát viên khi phê duyệt mở tài khoản
2.1 Tạo tài khoản khách hàng
Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có một danh mục khác nhau về sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng Theo đó, trên hệ thống core banking, mỗi loại sản phẩm sẽ được mã hóa riêng tương ứng với một loại tài khoản tiền gửi Giao dịch viên khi trao đổi với khách hàng sẽ xác định loại tài khoản mà khách hàng muốn mở để chọn mã sản phẩm thực hiện phù hợp Trong hệ thống của Nam Á, sẽ có những loại tài khoản với những nhóm ký hiệu khác nhau như sau:
STT Sản phẩm tiền gửi Nhóm mã tài khoản
1 Tiền gửi không kỳ hạn CV
2 Tiền gửi có kỳ hạn BM
3 Tiền gửi tiết kiệm tích lũy lãi cuối kỳ
5 Chứng chỉ tiều gửi CG
6 Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng nhà nước
7 Tiền gửi đặc biệt khác CP,GV
Bài tập thực hành này sẽ hướng dẫn thao tác mở Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân trong nước không lãi:
Quy trình mở tài khoản:
Bước 1: Truy vấn thông tin khách hàng đã hay chưa đăng ký thông tin tại Ngân hàng Nam Á
- Tại trang chủ giao diện, chọn Quản lý tài khoản/Vấn tin tài khoản
- Xuất hiện màn hình Vấn tin tài khoản, nhập thông tin khách hàng như Tên khách hàng, hoặc Số Giấy tờ thùy thân….và chọn Tìm
- Nếu không tìm thấy thông tin khách hàng, thực hiện đăng ký mới thông tin khách hàng theo bài tập trước
- Nếu hiển thị Bảng thông tin khách hàng có nghĩa là khách hàng đã đăng ký mã CIF thành công tại Ngân hàng Lưu lại Mã khách hàng để sử dụng cho bước tiếp theo
Bước 2: Nhập liệu mở tài khoản
- Quay lại trang chủ giao diện, chọn Quản lý tài khoản/Mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản
- Xuất hiện màn hình Mở tài khoản, chọn Tạo mới để bắt đầu giao dịch và lần lượt nhập vào các trường thông tin sau:
Mã khách hàng: Nhập mã của khách hàng đang giao dịch, đã được lưu lại từ bước 1 Sau khi nhập đúng mã, các trường thông tin về Địa chỉ, Giấy tờ tùy thân… sẽ được hệ thống hiển thị tự động
Mã sản phẩm: Nhập mã CV0D02 (Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân trong nước không lãi) Đối với trường hợp muốn mở loại tài khoản khác, thì chọn để tìm kiếm thêm mã sản phẩm khác được ban hành theo quy định sản phẩm của ngân hàng Nam Á
Tài khoản tham chiếu: Nhập tài khoản tham chiếu (Nếu có) Có thể để trống
Loại tiền: chọn để tìm loại tiền khách hàng muốn sử dụng cho tài khoản
Hình thức gửi tiền: lựa chọn hình thức phù hợp trong bối cảnh thực tế, cụ thể gồm: (i) Bằng tiền mặt; (ii) Bằng chuyển khoản từ một tài khoản khác sẵn có của khách hàng tại Ngân hàng Nam Á; (iii) Từ tài khoản GL – Sổ cái tổng hợp (General Ledger) là sổ sách kế toán nội bộ ngân hàng có chứa các khoản phải thu phải trả đang chờ xử lý cho khách hàng; và (iv) Không nộp tiền khi và chỉ khi mở những loại tài khoản không cần nộp tiền mặt vào thời điểm mở theo quy định trong chính sách sản phẩm của ngân hàng Giả sử trường hợp gửi bằng tiền mặt, sẽ nhập số tiền
45 bằng số và bằng chữ bằng cách chọn BKMG (Bảng kê mệnh giá)/Nhập Số tờ của mỗi mệnh giá tương ứng/Chọn Lưu/Chọn vào ô Bảng kê giấy
- Kết thúc giao dịch bằng cách chọn Lưu
- Trên thực tế, sau khi lưu giao dịch, sẽ chọn “Chứng từ giao dịch” để in ra chuyển cho Kiểm soát viên duyệt sau đó mới chuyển cho khách hàng giữ
2.2 Phê duyệt giao dịch mở tài khoản
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của kiểm soát viên để vào trang chủ giao diện, chọn Tổng hợp danh sách giao dịch
Bước 2: Tìm số giao dịch cần phê duyệt trong cửa sổ Loại hình giao dịch, chọn Giao dịch khách hàng/ nhập số giao dịch hoặc user của người tạo để tìm kiếm giao dịch cần phê duyệt/chọn đúng số giao dịch trong danh sách/ chọn Xem để kiểm tra/chọn Phê Duyệt
Lưu ý: Nếu Kiểm soát viên từ chối, giao dịch sẽ xóa khỏi hệ thống, Giao dịch viên phải khởi tạo lại giao dịch
3 NỘP TIỀN VÀO TÀI KHOẢN TIỀN GỬI
Hỗ trợ nhập liệu các hình thức giao dịch với các mã giao dịch tương ứng:
Nộp tiền mặt vào TKTG:
NT01 – Nộp tiền mặt vào TK trong hệ thống, cùng tỉnh TP
NT02 – Nộp tiền mặt vào TK trong hệ thống, khác tỉnh TP
NT05 – Nộp tiền mặt vào tiết kiệm gửi góp
NT06 – Nộp tiền mặt chuyển vào TKTT trong hệ thống người nộp chịu phí
- Được hiểu là mã định danh được cấp cho KH, mỗi KH chỉ được cấp một số CIF trong hệ thống Các mã CIF > 0002000 được hiểu là mã KH
- Số CIF nhập trện Mã KH được chương trình mặc nhiên hiểu sẽ xuất hóa đơn điện tử cho KH đó (nếu giao dịch phát sinh thu phí)
- KH đã đăng ký thông tin tại NAB, mã KH nhập mã CIF định danh của KH
- KH vãng lai chưa đăng ký thông tin tại NAB, mã KH nhập mã CIF vãng lai của ĐVKD tiếp nhận, đồng thời ghi nhận các thông tin
3.2.2 Mã CIF của KH vãng lai:
- Mỗi ĐVKD tại NAB được cấp 1 mã CIF vãng lai để định danh CIF vãng lai của đơn vị đó
- Mã vãng lai được lấy theo cấu trúc 0001 + mã đơn vị VD: TTKD là
3.3 Nộp tiền mặt vào TKTG
Quy trình nộp tiền vào tài khoản tiền gửi:
Bước 1: Truy vấn KH đã/ chưa được đăng ký thông tin tại NAB theo hướng dẫn tại màn hình Vấn tin tài khoản:
- Nếu khách hàng có thông tin tại NAB nhưng không thay đổi so với đăng ký lúc đầu => chuyển bước 3
- Nếu KH đã đăng ký thông tin tại NAB nhưng thông tin thay đổi so với đăng ký lúc đầu => thực hiện thay đổi thông tin KH
- Nếu KH chưa đăng ký thông tin tại NAB => chuyển bước 2
Bước 2: Tra cứu thông tin Phòng chống rử tiền (PCRT) trên chương trình SSO:
Bước 3: Nộp tiền vào TKTG Đường dẫn: BTT/ Quản lý tài khoản/ Màn hình nộp rút tiền mặt
Tại tab màn hình Thông tin chung: nhập các thông tin theo thứ tự sau:
1=> Tạo mới: tạo mới giao dịch
2=> Hình thức giao dịch: Chọn hình thức giao dịch nộp tiền thích hợp
3=> Mã giao dịch: CHọn sản phẩm thích hợp tương ứng với hình thức giao dịch đã chọn
4=> Mã khách hàng: Nhập mã KH giao dịch hoặc click vào để tìm kiếm mã KH giao dịch
+ Số CIF nhập trên Mã KH được chương trình mặc nhiên hiểu sẽ xuất hóa đơn điện tử cho KH đó (nếu giao dịch phát sinh thu phí)
+ Nếu đã nhập Mã KH (CIF định danh của KH) và không thu thập thông tin tại Tab “Thông tin người giao dịch” => chương trình ghi nhận KH đứng tên tre6nc hứng từ là KH được nhập liệu tại trường Mã KH