1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động Bancassurance tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV Chi nhánh Sở giao dịch 3

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng hoạt động Bancassurance tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 3
Tác giả Nguyễn Thủy Tỳ
Người hướng dẫn TS. Phan Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 18,66 MB

Nội dung

Một trongnhững thay đổi nồi bật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm — ngân hàng tại ViệtNam trong những năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kếtgiữa Doanh nghiệp bảo

LÝ LUẬN CHUNG VE BANCASSURANCE

1.1 Giới thiệu về Bancassurance 1.1.1 Lich sử hình thành và phát triển

Sau một thời gian hoạt động lâu dài và phát triển hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bancassurance bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên và được sử dụng chính thức vào những năm 70 của thế kỉ 20 tại Pháp Bancassurance được hiểu một cách đơn giản là sản phẩm và dich vụ bảo hiểm do chính ngân hàng cung cấp, hoặc được cung cấp qua ngân hàng.

Châu Âu là được cho là “cái nôi” của Bancassurance và những hình thức sơ khai đầu tiên giữa ngân hàng và bảo hiểm ra đời tại Pháp và Tây Ban Nha do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Tại Pháp, vào đầu thập niên 70 của thé ki 20, Crédit Lyonnais (một ngân hàng của Pháp) hợp tác với Tập đoàn

Médicales de France thành lập Assurances du Crédit Mutuel (ACM) Vie et IARD

— Công ty bảo hiểm hỗn hop (kinh doanh bảo hiểm nhân tho va bảo hiểm phi nhân thọ) Công ty Bảo hiểm này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tín dụng thi sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo dé bảo hiểm cho các khách hàng đó mà không phải trung gian qua một đơn vị bảo hiểm nào khác Đây chính là tiền thân của hoạt động mà 15 năm sau được gọi là “Bancassurance” Sau sự thành công của công ty này, Bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Đến cuối thé ki 20 và đầu thé ki 21 Bancassurance trở nên phô biến và phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) như

Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Điền, Ao và Bồ Dao Nha và một vài nước châu Âu khác.

Còn ở các nước châu Á loại hình này phát triển chậm hơn, đầu tiên là Hàn Quốc,

Thái Lan vào các năm 2003-2004 sau đó loại hình này tiếp tục phổ biến rộng rãi hơn tại các nước châu Á khác Trong những năm gần đây cũng bắt đầu có những tín hiệu lạc quan, điển hình là ở Hàn Quốc, Trung Quốc với tỉ lệ doanh thu từ kênh này là trên 40%, tỷ lệ này ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia là 15-20%.

Hiện nay, Bancassurance đã dần được coi là một “giải pháp tài chính toàn diện” Việc các sản phẩm Bancassurance ra đời cũng đem lại nhiều cơ hội đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm hon so với việc ngân hang chi bán các sản phâm truyền thống.

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm

Bancassurance là từ có gốc tiếng Pháp được kết hợp từ hai chữ “Bank” — ngân hàng và “Assurance” - bảo hiêm, nghĩa là một sản phâm dịch vụ tài chính kêt hợp trọn gói dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm được cung cấp cho cùng một đối tượng khách hàng Bancassurance dang dần được đánh giá là có thé trở thành một kênh phân phối hiệu quả hơn đối với các sản phẩm bảo hiểm Nó dang dan thay thế được cho các kênh đại lý và môi giới - những kênh bán hàng truyền thống.

Bancassurance mang lại những hữu ích có thê trông thấy nên trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này như các nghiên cứu của Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re, Swiss Re, Tổ chức nghiên cứu marketing và bảo hiểm quốc tế (LIMRA), Các nội dung nghiên cứu này đã đưa ra được những lý thuyết cơ bản của hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng và cũng đã đưa ra được những lý thuyết cơ bản của hoạt động liên kết này và đồng thời cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các nước đã triển khai Bancassurance Trên thế giới cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Bancassurance.

Theo Clarence Wong (2002), chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và dịch vụ tài chính của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss Re) - một trong những công ty Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới: Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”.

Cũng vẫn là nghiên cứu của Swiss Re nhưng được xem xét trên góc độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm: Bancassurance là việc “ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau đề phát triển và phân phối một cách có hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng” Tuy nhiên việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bởi các ngân hàng không phải là đặc biệt duy nhất của Bancassurance, mặc dù nó đã, đang và sẽ là đặc điểm chính của Bancassurance.

Trong khuôn khô nghiên cứu của Munich Re - một trong 5 công ty Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới, Yiannis (2001) định nghĩa: Bancassurance là việc “cung cấp các sản phâm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng”.

Tuy nhiên thì trên thực tế Bancassurance có thé hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc các ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình các sản phẩm bảo hiểm Sự tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức Bancassurance Tuy nhiên Bancassurance không chỉ là “sự phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng” nó còn bao hàm và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như: luật pháp, tài chính, văn hóa tiêu dùng và cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính.

6 Động lực phát triển Bancassurance cũng khác nhau đối với từng đối tượng.

Về phía ngân hàng, Bancassurance là phương cách tốt nhất để đa dạng hóa sản phẩm và xác lập một nguồn doanh thu bổ sung từ hoa hồng của bảo hiểm Còn về phía công ty bảo hiểm xem đây là một loại hình giao dịch mà mọi bên tham gia:

Ngân hàng — Công ty bảo hiểm — Khách hàng đều là những người được hưởng lợi.

1.1.3 Các mô hình của Bancassurance

Hiện nay trên thé giới, hoạt động Bancassurance được phân chia thành 3 loại : mô hình thỏa thuận phân phối : bao gồm hai hình thức là đại lý phân phối và liên minh chiến lược ; mô hình liên doanh (còn gọi là mô hình chi phối) và mô hình tập đoàn tài chính (còn gọi là mô hình độc quyền).

1.1.3.1 Mô hình thỏa thuận phân phối

Mô hình thỏa thuận phân phối là việc ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, trong đó ngân hàng đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc người môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bán riêng rẽ hoặc bán cùng với các sản phẩm ngân hang) dé nhận hoa hồng Không hoặc ít chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hang Dé việc liên kết được thực hiện hai bên chỉ cần đầu tư ít một Một ngân hàng có thể liên kết phân phối bán bảo hiểm cho nhiều DNBH.

Bảo hiểm 1 Ưu điểm của mô hình này đó là việc liên kết này giúp cho các ngân hàng có chi phí cơ hội thấp khi thành lập một số công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng.

DOANH NGHIỆP BẢO HIÊM

Hình 1.2 Mô hình chiến lược liên kết Lợi thế khi sử dụng mô hình này là các ngân hàng và công ty bảo hiểm đều được lợi do sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực của nhau về việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng Hỗ trợ cho nhau trong việc tìm kiếm khách hàng và tận dụng khách hàng tiềm năng sẵn có Ngân hàng sẽ huy động được lượng vốn từ phía khách hàng bảo hiểm, có thêm hoa hồng, nhận được cô tức, còn công ty bảo hiểm sẽ tránh được rủi ro và các loại chỉ phí đại lý, từ đó đem lại lợi ích và thu nhập cao hơn cho cả hai bên Với hệ thong chi nhánh lớn mạnh của ngân hàng thì việc bán bảo hiểm sẽ thuận lợi hơn, đem lại doanh thu cho cả hai bên.

Song vì hoạt động theo mô hình liên kết nên nếu phía ngân hàng có vấn đề về thương hiệu, uy tín, quản lý, sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ, sản phẩm của công ty bảo hiểm Ngược lại, nếu công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối cũng sẽ ảnh hưởng ngược lại tới thương hiệu của ngân hàng Ngân hàng cần phải có một nguồn von đủ lớn dé mua một phần hoặc mua lại toàn bộ công ty bảo hiểm Ngoài ra, trình độ quản lý phải cao, danh mục đầu tư cần hợp lý, rõ ràng khi sử dụng nguồn vốn huy động qua kênh bảo hiểm.

NGÂN HÀNG —

- Cùng sở hữu về sản phâm và khách hang

- Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hang.

- Đồi hỏi sự cam kêt mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía.

HIEM

Khi triển khai mô hình này thì ngân hang sẽ cung cấp cho công ty liên doanh một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm lại là người nắm vững nghiệp vụ thị trường bảo hiểm giúp cho công ty liên doanh có thể tiết kiệm được chỉ phí trong kinh doanh.

Tuy nhiên quá trình triển khai và vận hành mô hình vẫn xuất hiện một số nhược điểm như:

- Thứ nhất hai bên sẽ gặp phải những xung đột trong việc ra quyết định nếu hai ý tưởng của hai bên không đồng nhất gây khó khăn trong việc ra quyết định Nếu công ty bảo hiểm gốc và công ty bảo hiểm liên doanh cạnh tranh với nhau lại càng gây khó khăn trong việc kinh doanh đặc biệt là khâu chia sẻ thông tin về khách hàng.

- Thứ hai là trong bối cảnh ngày càng có nhiều thương vụ M&A ngân hàng, việc hợp tác phát triển Bancassurance cũng đang nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới Chăng hạn, nếu công ty bảo hiểm ký kết độc quyền với ngân hàng A trong 10 năm, mà ngân hàng này lại phải M&A với ngân hàng thì mối quan hệ này phải giải quyết thế nào? Đặc biệt, trong trường hợp ngân hàng B trước đó lại đã ký độc quyền với một công ty bảo hiểm khác, hoặc đang bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm khác, hoặc bán bảo hiểm cho chính công ty bảo hiểm liên doanh của mình thì việc giải quyết sẽ càng thêm phức tạp.

Một vài hoạt động liên doanh tại Việt Nam:

Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank — Cardif (VCLI) Tới năm 2009, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) đã bắt tay vào một cuộc chơi mới bằng cách liên doanh với công ty bảo hiểm nước ngoài Cardif- thuộc công ty bảo hiểm BNP Paribas Assurance và Ngân hàng thương mại Đông Nam Á (Seabank) thành lập công ty liên doanh bảo hiểm VCLI với mức vốn điều lệ 600 tỷ đồng theo tỷ lệ góp vốn tương ứng là Vietcombank (45%) Cardif(43%) và Seabank(12%) Đến đầu 2020, tập đoàn FWD thông báo đã được chấp thuận mua lại VCLI với giá lên 400 triệu USD, thu gọn thị trường BHNT còn 17 doanh nghiệp

Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife. Đây là liên doanh bảo hiểm nhân thọ giữa Tập đoàn MetLife với Ngân hàng thương mại cô phần Dau tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng công ty cổ phan bảo hiểm Ngân hàng BIDV (BIC).

BIDV MetLife thành lập năm 2014, có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng

(tương đương 48 triệu USD), trong đó MetLife sở hữu 60%, BIDV sở hữu

35%, BIC sở hữu 5% Lĩnh vực hoạt động chính là bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm Trong thời gian đầu, liên doanh sẽ tập trung phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và kết hợp cả hai hình thức trên.

1.1.3.4 Mô hình tập đoàn tài chính

Ngoài việc kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm còn có thêm các thành viên khác hình thành tập đoàn cung cấp tất cả các sản phẩm tài chính đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Cac hoạt động và hệ thống kết hợp hoàn toàn.

- (C6 khả năng cao trong việc sử dụng dữ liệu khách hàng hiện có và việc cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng.

- Dịch vụ tài chính một cửa.

- Tao khả năng cho việc kết hợp day đủ các sản phẩm.

BAO HIEM = KHOANTÀI CHÍNHCAC GIAI PHAP PHAT TRIEN VE HOAT DONG BANCASSURANCE TẠI BIDV — CHI NHANH SO GIAO DỊCH 3

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hướng phát triển các dịch vụ mới, BIDV đã và đang đầu tư chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm bảo hiểm — ngân hàng nhằm đem tới cho khách hàng nhiều lợi ích trong việc sử dụng dịch vụ tài chính Trong tình hình hiện tại, mặc dù việc phát triển các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm cả Bancassurance là không dé dàng, nhưng BIDV sé đầu tư đúng mức và quyết liệt để đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hùng mạnh của mình.

Nguồn thu nhập dịch vụ tăng cảu BIDV tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng như bảo hiểm, thẻ tín dụng,

Với tầm nhìn chiến lược trở thành ngân hàng đứng đầu trong các ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong hoạt động của mình BIDV luôn chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tuyên dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, vân hành hệ thống.

Là một ngân hàng bán lẻ, BIDV xác định chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của mình Vì vậy BIDV luôn tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn đến các dịch vụ cá nhân khác như chuyền tiền trong nước, quốc tế, đôi tiền,

Trong chiến lược phát triển, BIDV tập trung khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng bán buôn và tín dụng tiêu dùng, với các nhóm sản phẩm chính, như tín dụng huy động, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại, bảo lãnh

Mặt khác, BIDV luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại BIDV.

Hoạt động Bancassurance tại BIDV thuộc hoạt động ngân hàng bán lẻ với thế mạnh về các sản phẩm tích hợp với sản phẩm tín dụng thì với mục tiêu, chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển dài hạn cụ thể như trên chắc chắn sẽ là sự hỗ trợ vô cùng lớn cho sự phát triển của hoạt động Bancassurance tại BIDV.

3.1.2 Dinh hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV - Chi nhánh

Sở giao dịch 3 Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3 không nằm ngoài chiến lược của BIDV

- Đến năm 2025, BIDV - Chi nhánh Sở giao dich 3 phan đầu phát triển hoạt động Bancassurance đa dạng, trở thành nguồn thu quan trọng trong cơ cấu thu nhập cau chi nhánh, tỉ lệ đóng góp thu nhập từ Bancassurance trên tổng thu nhập từ phí dich vụ tăng trưởng ôn định qua các năm.

- Năm 2023, BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3 phan đầu đứng TOP 1 Chi nhánh có doanh thu từ Bancassurance cao nhất hệ thống ngân hàng BIDV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quan hệ chặt chẽ, lâu dài, hợp tác hiệu quả với các DNBH liên kết

- Đa đạng hóa các loại hình sản phẩm Bancassurance và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường công tác tiếp thị các sản phẩm bảo hiểm Bancassurance đến các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp mục tiêu Tận dụng các mối quan hệ trong quá trình phục vụ doanh nghiệp dé quảng bá, cung cấp các sản pham bảo hiểm và các sản phẩm khác cho khách hàng.

- Các quy trình nghiệp vụ , hướng dẫn sử dụng phải được rà soát thường xuyên Các hoạt động marketing, tiếp thị sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng, các hoạt động phát triển thương hiệu phải có những bước đột phá hơn.

- Nâng cao chát lượng sản phâm Bancassurance gan liền với phát triển công nghệ ngân hàng và công nghệ thông tin Đầu tư cho việc phát triển công nghệ ngân hàng và công nghệ thông tin tại Chi nhánh phụ thuộc vào kết hoạch triển khai các dự án về khoa học công nghệ của BIDV.

- Xây dựng các hệ thong nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ vận hành

3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3

3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển về số lượng

- Giải pháp tăng doanh thu phí bảo hiểm kênh Bancassurance

Doanh thu Bancassurance tại BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3 hiện nay tỷ trọng phần lớn là doanh thu qua các sản phẩm bảo hiểm kết hợp với sản phẩm tín dụng, vì vậy để góp phần tăng doanh thu cho Chi nhánh thông qua hoạt động Bancassurance, BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3 cần phối hợp thật tốt các nhóm sản pham kết hợp, triển khai thêm các sản phẩm riêng lẻ không những mang tính

55 tiện ích cao cho khách hàng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng Bên cạnh đó với thé mạnh là sản phẩm bảo hiểm kết hợp, Chi nhánh cần vận dụng tối đa các khoản vay vốn của ngân hàng kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm điều này sẽ giúp tăng doanh thu, hoa hồng bảo hiểm nhận được đi cùng với tăng trưởng tín dụng.

- Thực hiện linh hoạt chính sách hoa hồng phí Bancassurance Thực hiện nghiêm cơ chế chi trả hoa hồng cụ thé hơn Phí hoa hồng chi tra được hai bên thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng hợp tác, mọi thay đôi về tỷ lệ phí hoa hồng đều phải được hai bên thông qua và thông báo bằng văn bản cụ thê.

KET LUẬN

Hoạt động Bancassurance xuất hiện từ khá sớm nên đã khá quen thuộc với thị trường thế giới, nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ này mới được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực bảo hiểm những năm gần đây và sản pham này đã tạo ra được sự đa dạng và phát triển cho thị trường bảo hiểm Bancassurance đã dem lại lợi íchh cho cả 4 bên : Bảo hiểm — Ngân Hàng — Khách Hàng — Xã hội, không chỉ dừng lại ở đó Bancassurance còn tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động dau tư, góp phan tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo Swiss Re - một trong những doanh nghiệp tái Bảo hiểm lớn nhất trên thế giới - đã nói về Bancassurance như sau: “Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính” Điều này chỉ rõ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dich vụ tài chính khác nhau cũng như việc phân phối các sản phẩm này trong cùng một thị trường dịch vụ tài chính Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thị trường tài chính Việt Nam cũng như thế giới đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động bảo hiểm độc lập cũng như hoạt động ngân hàng truyền thống có không ít các rào cản thì sự hợp tác tích cực giữa ngân hàng va các DNBH dé thúc đây hơn nữa hoạt động Bancassurance là hướng lựa chọn thích hợp và hiệu quả.

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã đạt được những kết quả đáng kê như sau:

Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết về Bancassurance, xây dựng lý thuyết về phát triển hoạt động Bancassurance, các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance, tìm hiều các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hoạt động Bancassurance dé rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV — Chi nhánh Sở giao dich 3.

Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công việc phát triển hoạt động

Bancassurance tại BIDV — Chi nhánh Sở giao dịch 3.

Cuối cùng từ đó khóa luận đã đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại chi nhánh trong thời gian tới Nhứng giải pháp nêu trên cần phải được triển khai đồng bộ và theo những lộ trình, bước đi phù hợp dé tăng tính khả thi của các giải pháp.

Do còn những hạn chế và kiến thức, về thời gian nghiên cứu cũng như về kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cũng như từ phía Ngân hàng dé khóa luận của mình được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Ngày đăng: 01/09/2024, 03:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN